Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng sông ba

Bài báo giới thiệu kết quả phân tích phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa 10 mẫu thực địa từ trầm tích rift lục địa hệ

tầng Sông Ba tại khu vực cầu Cà Lúi (tuổi cuối Miocene sớm) và cầu Lệ Bắc (tuổi cuối Oligocene muộn đến đầu Miocene

sớm). Phức hệ hóa thạch bào tử phấn và tướng hữu cơ trong đá cho phép xác định môi trường trầm tích là hồ nước

ngọt có hiện tượng lợ hóa và độ muối có xu hướng giảm theo tuổi địa chất từ già tới trẻ. Kết quả phân tích cho thấy

tuổi của trầm tích cổ hơn các nghiên cứu trước đây, cần nghiên cứu chi tiết cổ sinh địa tầng giếng khoan ENRECA-1 để

làm sáng tỏ tuổi và môi trường lắng đọng trầm tích

Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng sông ba trang 1

Trang 1

Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng sông ba trang 2

Trang 2

Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng sông ba trang 3

Trang 3

Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng sông ba trang 4

Trang 4

Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng sông ba trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 12940
Bạn đang xem tài liệu "Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng sông ba", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng sông ba

Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng sông ba
PETROVIETNAM
27DẦU KHÍ - SỐ 3/2015 
 1. Giới thiệu
Trầm tích rift lục địa hệ tầng Sông Ba là cấu trúc dài 
trên 300km, được thành tạo do hệ thống đứt gãy theo 
hướng Tây Bắc - Đông Nam kéo dài từ Pô Kô - Sông Ba 
- Nha Trang (Hình 1), nằm trên đất liền phía Tây bể trầm 
tích Phú Khánh. Hệ tầng trầm tích rift Sông Ba được lấp 
đầy các trầm tích Đệ Tam trên diện tích 2.700km2, phát 
triển trong 2 graben (Ayun Pa và Krông Pa) và ngăn cách 
bởi móng nội sinh nổi cao (Hình 2). Trầm tích rift Sông 
Ba phân lớp mỏng có xu hướng là các đơn nghiêng có 
hướng dốc theo hướng Đông Nam. Trầm tích rift Sông Ba 
đã được nghiên cứu bởi nhiều giếng khoan nông và đặc 
biệt có giếng khoan ENRECA-1 sâu 480m đã khoan thủng 
các trầm tích phủ Đệ Tam tại trung tâm graben Krông Pa.
 Hệ tầng Sông Ba có diện phân bố trong các vùng 
Cheo Reo và Phú Túc thuộc thung lũng Sông Ba đoạn từ 
cầu Bắc Lệ đến thị trấn Phú Túc đã được nhiều nhà địa 
chất nghiên cứu và xác lập tên gọi là điệp Sông Ba hoặc 
hệ tầng Sông Ba và xác định tuổi địa chất tương đối cũng 
khác nhau. Điệp Sông Ba: các tác giả Trịnh Dánh, Vũ Khúc 
và nnk (1984) [9]; Trịnh Dánh (1985 và 1993) xác định tuổi 
địa chất Miocene muộn [10]. Hệ tầng Sông Ba: các tác 
giả Trần Tính và nnk (1998) [13]; Trịnh Dánh, Vũ Khúc và 
nnk (2000) xác định tuổi địa chất Miocene muộn [14]. Hệ 
tầng Sông Ba: các tác giả Trịnh Dánh, Phan Cự Tiến và nnk 
(1989) [11]; Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ và nnk (1990) xác định 
tuổi địa chất Miocene muộn [12].
Theo nghiên cứu “Các phân vị địa tầng Việt Nam” năm 
2005 của Tống Duy Thanh và Vũ Khúc xác định hệ tầng 
Sông Ba nằm không chỉnh hợp trên loạt Bản Đôn tuổi Jura 
sớm - giữa, trên rhyolite hệ tầng Mang Yang tuổi Trias giữa 
hoặc granite tuổi Jura - Creta và xác định hệ tầng Sông Ba 
là Oligocene theo hóa thạch thực vật gần gũi với hệ thực 
vật Nà Dương [1]. Trong nghiên cứu của Trần Ngọc Khai 
và nnk [2], hệ tầng Sông Ba được xếp vào tuổi Miocene 
từ kết quả đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản 
tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Krông Pa. Trong nghiên cứu “Địa 
tầng Kainozoi tại các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ”, 
Nguyễn Địch Dỹ và nnk cho rằng hệ tầng Sông Ba có tuổi 
Miocene giữa - muộn [8]. Như vậy, còn nhiều quan điểm 
PHỨC HỆ HÓA THẠCH BÀO TỬ PHẤN HOA TRONG TRẦM TÍCH RIFT 
LỤC ĐỊA HỆ TẦNG SÔNG BA
ThS. Chu Đức Quang 
Viện Dầu khí Việt Nam
Email: quangcd@vpi.pvn.vn
Tóm tắt
Bài báo giới thiệu kết quả phân tích phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa 10 mẫu thực địa từ trầm tích rift lục địa hệ 
tầng Sông Ba tại khu vực cầu Cà Lúi (tuổi cuối Miocene sớm) và cầu Lệ Bắc (tuổi cuối Oligocene muộn đến đầu Miocene 
sớm). Phức hệ hóa thạch bào tử phấn và tướng hữu cơ trong đá cho phép xác định môi trường trầm tích là hồ nước 
ngọt có hiện tượng lợ hóa và độ muối có xu hướng giảm theo tuổi địa chất từ già tới trẻ. Kết quả phân tích cho thấy 
tuổi của trầm tích cổ hơn các nghiên cứu trước đây, cần nghiên cứu chi tiết cổ sinh địa tầng giếng khoan ENRECA-1 để 
làm sáng tỏ tuổi và môi trường lắng đọng trầm tích.
Từ khóa: Phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa, hệ tầng Sông Ba, tướng bào tử phấn, rift Sông Ba, Enreca-1, trầm tích hồ.
Hình 1. Vị trí trũng Sông Ba trên bản đồ Việt Nam
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
28 DẦU KHÍ - SỐ 3/2015 
chưa thống nhất về tuổi địa chất của trầm 
tích hệ tầng Sông Ba, thay đổi từ Oligocene 
đến Miocene muộn.
2. Phân tích phức hệ hóa thạch bào tử 
phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ 
tầng Sông Ba
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích 10 mẫu thực địa tại 2 điểm 
dọc Sông Ba tại khu vực cầu Cà Lúi và Lệ 
Bắc (Hình 3). Các chỉ tiêu phân tích cổ sinh 
địa tầng gồm vi cổ sinh, tảo carbonate và 
bào tử phấn hoa toàn diện (palynology 
plus palynofacies). Kết quả phân tích vi 
cổ sinh và tảo carbonate không tìm thấy 
hóa thạch. Nhưng kết quả phân tích bào 
tử phấn hoa cho tất cả các mẫu phân tích 
chứa rất phong phú hóa thạch kể cả vật 
chất hữu cơ.
Quy trình gia công mẫu bào tử phấn 
theo tiêu chuẩn lấy 10g mẫu giã dập nhỏ 
kích thước 0,5 - 1,0mm, phá các thành 
phần vô cơ carbonate và silicate bằng các 
acid HCl (10%) và HF (40%). Sau đó, tách 
mẫu bằng dung dịch nặng tỷ trọng 2,2g/
cm3. Mẫu được dán cố định 1 tiêu bản phủ 
lamen 22 x 22mm dùng cho phân tích bào 
tử phấn và tướng hữu cơ. Phần hữu cơ còn 
lại được oxy hóa bằng acid HNO3 (65%) để 
làm giàu hóa thạch và dán 2 tiêu bản cố 
định phủ lamen 22 x 40mm cho phân tích 
bào tử phấn hoa. Phân tích và nhận dạng 
hóa thạch trên hệ thống kính hiển vi sinh 
vật AXIO Imager A2 của hãng Zeiss với vật 
kính x 20 hoặc x 100 và thị kính x 10. Tổng 
hóa thạch bào tử phấn được phân tích từ 
tất cả các tiêu bản cố định của mỗi mẫu 
(3 tiêu bản). Tướng hữu cơ trong trầm tích 
được phân tích thành phần các mảnh vụn 
hữu cơ trong đá nhằm xác định môi trường 
trầm tích cụ thể hơn (Hình 4).
2.2. Kết quả phân tích
Tất cả 10 mẫu được phân tích các 
chỉ tiêu cổ sinh địa tầng gồm: vi cổ sinh 
(foraminifera), tảo vôi (nannofossil) và 
bào tử phấn hoa toàn diện (palynology và 
palynofacies). Các phân tích vi cổ sinh và 
Số hiệu Mô tả thạch học 
 01 Bùn kết Xám sẫm 
 02 Bùn kết Light grey, Mầu xám nhạt 
 03 Bột kết Light grey, coal fragments 
 Xám nhạt chứa than
 04 Bôt kết Xám nhat chứa than phân lớp 
mỏng gợn sóng 
 05 Bùn kết Xám sẫm chứa than 
 06 Bột kết Xám nhạt chứa mảnh thực vật 
 07 Cát-bột 
kết 
Xám sẫm chứa than và mảnh 
thực vật phân lớp mỏng 
 08 Bột kết Xám sẫm chứa than và mảnh 
thực vật phân lớp mỏng 
 09 Bột kết Xám sẫm chứa than và mảnh 
thực vật phân lớp mỏng
 10 Bột kết Xám sẫm chứa than và
(Các mẩu bị phong hóa) 
Các mẫu 03-10: điểm lộ bên trái của cầu Lệ Bắc 
về
thượng lưu (13o 18’ 32.00 “N, 108o 35’ 59.20”E) 
mảnh thực vật 
Các mẫu 01-02: Dọc bờ phải sông Ba
Cách cầu Cà Lúi khoảng 1km về hạ lưu
(13o 8’ 2.47 “N, 108o 45’ 41.39”E)
Hình 2. Mặt cắt dọc theo trục trầm tích rift Sông Ba theo phương Tây Bắc - Đông Nam [4]
Hình 3. Vị trí lấy mẫu tại cầu Cà Lú ... gạn, hạ lưu Sông Ba
PETROVIETNAM
29DẦU KHÍ - SỐ 3/2015 
tảo vôi không phát hiện được các di tích 
sinh vật biển tồn tại trong mẫu, bước đầu 
có thể kết luận các trầm tích của hệ tầng 
Sông Ba được lắng đọng trong môi trường 
lục địa.
Kết quả phân tích bào tử phấn hoa 
toàn diện đã phát hiện được các phức hệ 
hóa thạch trong tất cả 10 mẫu rất giàu hóa 
thạch và vật chất hữu cơ.
2.2.1. Nhóm mẫu lấy tại khu vực cầu Cà Lúi 
(gồm mẫu 1 và 2)
Phức hệ hóa thạch phát hiện trong 
mẫu tại khu vực cầu Cà Lúi chứa từ 2.946 
- 2.999 hạt bào tử phấn với 65 - 72 giống 
loài (Hình 5). Các hóa thạch chủ yếu 
trong phức hệ bào tử phấn tìm thấy gồm 
Acrostichum aureum, Crassoretitriletes 
nanhaiensis, Crassoretitriletes 
vanraadshooveni, Gleichennidites spp., 
Lygodiumsporites spp., Pinuspollenites 
spp., Piceapollenites spp., Avicennia 
spp., Brownlowia spp., Calophyllum spp., 
Caryapollenites spp., Combretocarpus 
rotundatus, Cupuliferoipollenites spp., 
Euphorbiaceae undiff ., Eugeissona minor, 
Florschuetzia levipoli, Florschuetzia 
trilobata, Florschuetzia trilobata (type 
A), Florschuetzia trilobata (type B), 
Lagerstroemia spp., Retitricolporites 
spp., Retitricolpites spp., Shorea spp., 
Sporotrapoidites spp., Tricolporopollentes, 
Tricolpollenites spp., Verrutricolporites 
spp., Botryococcus braunii, Botryococcus 
spp., Bosedinia infragranulata, Tasmanites 
spp... 
Tuổi địa chất của mẫu 1 và 2 là 
Miocene sớm được chứng minh bằng 
tập hợp hóa thạch đặc trưng tìm thấy 
như: Sporotrapoidites spp., Bosedinia 
infragranulata, Florschuetzia levipoli, 
Avicennia spp., Calophyllum spp., 
Eugeissona minor và Combretocarpus 
rotundatus. Sự phát triển mạnh của 
Crassoretitriletes nanhaiensis và 
Crassoretitriletes vanraadshooveni 
trong cả 2 mẫu này theo nghiên cứu 
của J.H.Germeraad, C.A.Hopping và 
J.Muller [5] có thể xếp vào đới thực vật vùng nhiệt đới Crassoretitriletes 
vanraadshooveni thuộc tuổi cuối Miocene sớm.
Môi trường trầm tích là hồ nước ngọt bị lợ hóa nhẹ nước sâu được 
nhận biết bằng phức hệ hóa thạch Botryococcus spp., Botryococcus 
braunii, Bosedinia infragranulata, Acrostichum aureum, Brownlowia spp. 
và thành phần sapropel (80 - 90%) trong tổng hàm lượng vật chất hữu cơ. 
2.2.2. Nhóm mẫu tại khu vực cầu Lệ Bắc (gồm 8 mẫu, số hiệu từ 3 đến 10)
Phức hệ hóa thạch phát hiện trong mẫu tại khu vực cầu Lệ Bắc chứa 
từ 675 - 4.778 hạt bào tử phấn với 57 - 89 giống loài (Hình 6). Phức hệ hóa 
thạch bào tử phấn đặc trưng gồm: Acrostichum aureum, Polypodiisporites 
perverrucatus, Stenochlaena palustris, Pinuspollenites spp., 
Piceapollenites spp., Alangiopollis spp., Alnipollenites verus, Avicennia 
spp., Barringtonia spp., Brownlowia spp., Calophyllum spp., Caryapollenites 
spp., Combretocarpus rotundatus, Cupuliferoipollenites spp., Durio spp., 
Euphorbiaceae undiff ., Florschuetzia trilobata, Florschuetzia trilobata 
(type A), Florschuetzia trilobata (type B), Florschuetzia trilobata (type C), 
Florschuetzia trilobata (robust), Gothanipollis basensis, Jarandersonia 
spp., Lagerstroemia spp., Loranthaceae undiff ., Pterospermum spp., 
Sporotrapoidites spp., Retitricolpites spp., Retitricolporites spp., 
Tricolporopollentes spp., Tricolpollenites spp., Verrutricolporites 
pachydermus, Botryococcus spp., Bosedinia infragranulata, Tasmanites 
spp...
03
04
05
06
07
08
09
10
O
ut
 C
ro
p 
Sa
m
pl
e
Ch
ro
no
st
ra
tig
ra
ph
y
*1
*1
*1
*1
*1
*1
*1
*1
Pe
rio
d/
Ep
oc
h
Palaeoenvironment
Song Ba
Fr
es
hw
at
er
 Fl
uv
ial
Re
ve
rin
e-
pe
at
 sw
am
p
Fr
es
hw
at
er
 la
cu
st
rin
e
La
cu
st
rin
e 
w
ith
 sl
ig
h 
br
ac
ki
sh
M
an
gr
ov
e
M
ar
in
e
To
ta
l c
ou
nt
: P
al
yn
ol
og
y
5000
In
-S
it
u 
oc
cu
rr
en
ce
s
3825
3274
675
2417
2074
4778
1986
3194
Paly.
Di
ve
rs
ity
: P
al
yn
ol
og
y
100
In
-S
it
u 
oc
cu
rr
en
ce
s
74
78
57
83
80
62
89
83
Paly.
Strati gra phic Ra nge
Av
ice
nn
ia 
sp
p.
Cr
as
so
re
tit
ril
et
es
 n
an
ha
ie
ns
is
Cr
as
so
re
tit
ril
et
es
 v
an
ra
ad
sh
oo
ve
ni
Eu
ge
iss
on
a m
in
or
Flo
rsc
hu
et
zia
 tr
ilo
ba
ta
Flo
rsc
hu
et
zia
 tr
ilo
ba
ta
 (t
yp
e 
A)
Flo
rsc
hu
et
zia
 tr
ilo
ba
ta
 (t
yp
e 
B)
Sp
or
ot
ra
po
id
ite
s 
sp
p.
Flo
rsc
hu
et
zia
 tr
ilo
ba
ta
 (t
yp
e 
C)
Go
th
an
ip
ol
lis
 b
as
en
sis
Bo
se
di
ni
a k
ua
nt
an
en
sis
Flo
rsc
hu
et
zia
 tr
ilo
ba
ta
 (r
ob
us
t)
M
ag
na
str
iat
ite
s h
ow
ar
di
Ve
rru
tri
co
lp
or
ite
s p
ac
hy
de
rm
us
P:Marker (Oli-E.Miocene)
*2
Ac
ro
sti
ch
um
 au
re
um
7
13
19
8
12
17
15
*4
*5
Cr
as
so
re
tit
ril
et
es
 n
an
ha
ie
ns
is
Cr
as
so
re
tit
ril
et
es
 v
an
ra
ad
sh
oo
ve
ni
8
7
1
1 1
1 2
2
*6
*7
Br
ow
nl
ow
ia 
sp
p.
350
270
73
260
290
260
185
320
P: Brownlowia
100
In
-S
it
u 
oc
cu
rr
en
ce
s
8: AOM
100
100
100
100
100
100
100
100
7: SOM / AOM
6: PM 4(blade)
5: PM 4
4: PM 3
3: PM 2
60
55
60
60
70
30
65
60
2: PM 1
40
30
30
25
30
10
25
20
1: SOM
30
20
5
5
10
5
5
P: Palynomaceral types
Đ
ồn
g 
bằ
ng
 s
ôn
g 
Đ
ầm
 lầ
y 
ve
n 
sô
ng
Bi
ển
Rừ
ng
 n
gậ
p 
m
ặn
H
ồ 
nư
ớc
 n
gọ
t, 
lợ
 h
óa
 n
hẹ
H
ồ 
nư
ớc
 n
gọ
t 
Tổ
ng
 s
ố 
hó
a 
th
ạc
h 
tr
on
g 
m
ẫu 
Tổ
ng
 s
ố 
gi
ốn
g 
lo
ài
 tr
on
g 
m
ẫu
Môi trường lắng 
đọng Đặc điểm bào tử phấn hoa chính, toàn diện 
M
ẫu
 p
hâ
n 
tíc
h 
Tu
ổi
 đ
ịa
 c
hấ
t 
Đầu 
Miocene 
sớm đến 
Cuối 
Oligocene 
muộn 
Sapropel 
Mảnh hữu cơ loại 1 
Mảnh hữu cơ loại 2 
Mảnh hữu cơ loại 3 
Mảnh hữu cơ loại 4 
Mảnh hữu cơ loại 4 
(hình nêm) 
Hình 6. Đặc điểm bào tử phấn hoa các mẫu tại cầu Lệ Bắc phía tả ngạn, thượng lưu Sông Ba
Hình 7. Mô hình trầm tích hồ áp dụng cho trầm tích rift lục địa Sông Ba [4]
Hồ nước ngọt
THĂM DÒ - KHAI THÁC DẦU KHÍ
30 DẦU KHÍ - SỐ 3/2015 
(1. Crassoretitriletes vanraadshooveni; 2. Acrostichum aureum; 3. Stenochlaena palustris; 4. Poly-
podiaceaesporites undiff.; 5. Magnastriatites howardi; 6. Piceapollenites spp., 7. Pinuspollenites 
spp.; 8. Podocarpidites spp.; 9. Caryapollenites spp.; 10. Racemonocolpites hians; 11. Casuarina 
cainozoicus; 12. Euphorbiaceae undiff.; 13. Ericipites spp.; 14. Barringtonia spp; 15. Combretocar-
pus rotundatus; 16. Florschuetzia trilobata; 17. Florschuetzia trilobata (type A); 18. Florschuetzia 
trilobata (type B); 19. Florschuetzia trilobata (type C); 20. Sporotrapoidites spp.; 21. Avicennia 
spp.; 22. Lagerstroemia spp.; 23. Calophyllum spp.; 24. Pterospermum spp.; 25. Rhus spp.; 26. 
Cephanomappa spp.; 27. Retitricolporites spp.; 28. Verrutricolporites pachydermus; 29. Brown-
lowia spp.; 30. Jarandersonia spp.; 31. Loranthaceae undiff.; 32-33. Zonocostites ramonae; 34-35. 
Gothanipollis basensis; 36. Botryococcus spp.; 37. Tasmanites spp).
Hình 8. Một số hóa thạch bào tử phấn hoa trong trầm tích rift lục địa hệ tầng Sông Ba
Tuổi địa chất từ cuối Oligocene muộn đến đầu Miocene 
sớm được luận giải trên cơ sở tìm thấy tập hợp hóa thạch 
đặc trưng Gothanipollis basensis, Sporotrapoidites spp., 
Combretocarpus rotundatus, Calophyllum spp., Avicennia spp. 
và Eugeissona minor.
Môi trường lắng đọng trầm tích của cả 8 mẫu là hồ 
nước ngọt bị lợ hóa được nhận biết bằng phức hệ hóa thạch 
Botryococcus spp., Bosedinia infragranulata, Magnastriatites 
howardi, Barringtonia spp., Brownlowia spp. với thành phần 
sapropel (5 - 30%) và mảnh hữu cơ loại 3 (30 - 40%, thậm chí 
70%). Như vậy, môi trường lắng đọng trầm tích hồ xác định cho 
các mẫu phân tích này là phù hợp với mô hình thành tạo các 
trầm tích rift Sông Ba (Hình 7).
So sánh kết quả phân tích bào tử phấn từ 2 khu 
vực cầu Lệ Bắc và cầu Cà Lúi cho thấy nhóm mẫu khu 
vực cầu Cà Lúi là cuối Miocene sớm, trẻ hơn tuổi địa 
chất của nhóm mẫu khu vực cầu Lệ Bắc là phù hợp 
với cấu trúc địa chất trầm tích rift Sông Ba (Hình 2). Sự 
phát triển thực vật ngập mặn Brownlowia spp. trong 
các mẫu khu vực cầu Lệ Bắc được chuyển lên thực 
vật ngập mặn Acrostichum aureum có độ muối nhạt 
hơn trong nhóm mẫu khu vực cầu Cà Lúi. Ranh giới 
địa chất Miocene sớm và Oligocen muộn có thể tìm 
thấy trong các giếng khoan khi nghiên cứu cổ sinh 
địa tầng và đặc biệt là giếng khoan ENRECA-1 tại Phú 
Cần (tọa độ VN2000: 145, 87, 99 - 24, 81, 53) thuộc 
graben Krông Pa. Do vậy, cần phải nghiên cứu chi 
tiết cổ sinh địa tầng mặt cắt trầm tích giếng khoan 
ENRECA-1.
Kết quả phân tích tướng hữu cơ (palynofacies) 
cho thấy tổng vật chất hữu cơ trong đá cao với thành 
phần sapropel và spore-pollen-cutinite (hóa thạch 
bào tử phấn và mảnh hữu cơ loại 3) khá cao, phù hợp 
với các kết quả phân tích địa hóa TOC trong giếng 
khoan ENRECA-1 [3].
3. Kết luận và kiến nghị
Kết quả phân tích cổ sinh địa tầng 10 mẫu thực địa 
từ 2 khu vực trong trầm tích rift lục địa hệ tầng Sông 
Ba được lắng đọng trong môi trường hồ nước ngọt bị 
lợ hóa, chứa phức hệ hóa thạch bào tử phấn hoa rất 
phong phú có tuổi địa chất tương đối là cuối Miocene 
sớm (tại khu vực cầu Cà Lúi) và cuối Oligocene muộn 
đến đầu Miocene sớm (tại khu vực cầu Lệ Bắc). Tuổi địa 
chất của các trầm tích rift lục địa khác nhau ở khu vực 
cầu Cà Lúi và cầu Lệ Bắc phù hợp mô hình địa chất rift 
lục địa hệ tầng Sông Ba.
Kết quả nghiên cứu khác với các công trình 
nghiên cứu địa chất về hệ tầng Sông Ba đã được công 
bố trước đây. Ranh giới địa chất Oligocene và Miocene 
trong hệ tầng Sông Ba có thể được làm rõ khi nghiên 
cứu chi tiết cổ sinh địa tầng mặt cắt trầm tích giếng 
khoan ENRECA-1 sâu 480m đã xuyên thủng trầm tích 
Đệ Tam rift lục địa Sông Ba. Trên cơ sở đó, cần có các 
nghiên cứu địa chất địa vật lý chi tiết để làm sáng tỏ 
cấu trúc địa chất và tiềm năng dầu khí các trầm tích 
rift lục địa hệ tầng Sông Ba.
Tài liệu tham khảo
1. Tống Duy Thanh, Vũ Khúc, Đặng Trần Huyên, 
Đoàn Nhật Trưởng, Đỗ Bạt, Nguyễn Địch Dỹ, Nguyễn 
PETROVIETNAM
31DẦU KHÍ - SỐ 3/2015 
Hữu Hùng, Phạm Huy Thông, Phạm Kim Ngân, Tạ Hòa 
Phương, Trần Hữu Dần, Trần Tất Thắng, Trần Văn Trị, Trịnh 
Văn Long. Các phân vị địa tầng Việt Nam. Nhà xuất bản Đại 
học Quốc gia Hà Nội. 2005: trang 381 - 383.
2. Trần Ngọc Khai, Nguyễn Hùng Cường, Nguyễn Huy 
Dũng. Một số thông tin mới về hệ tầng Sông Ba qua kết quả 
đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 
nhóm tờ Krông Pa. Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam. 
2009.
3. Lê Văn Hiền, H.I.Petersen, L.H.Nielsen. Kết quả 
nghiên cứu địa hóa giếng khoan Enreca-1 ở trũng Sông Ba: 
Một bằng chứng của đá mẹ sinh dầu tuổi Miocen và ý nghĩa 
của nó đối với các bể trầm tích ở Việt Nam. Tuyển tập Báo 
cáo Hội nghị Khoa học - Công nghệ 30 năm Dầu khí Việt 
Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 2005; 1: trang 
380 - 386.
4. L.H.Nielsen, H.I.Petersen, N.D.Thai, N.A.Duc, 
M.B.W.Fyhn, L.O.Boldreel, H.A.Tuan, S.Lindstrom, L.V.Hien. 
A Middle-upper Miocene fl uvial-lacustrine rift sequence in 
the Song Ba rift, Vietnam: An analogue to oil-prone, small-
scale continental rift basins. Petroleum Geoscience. 2007; 
13(2): p. 145 - 168. 
5. J.H.Germeraad, C.A.Hopping, J.Muller. Palynology 
of tertiary sediments from tropical areas. Review of 
Palaeobotany and Palynology. 1968; 6(3-4): p. 189 - 348.
6. R.J.Morley. Tertiary stratigraphic palynology in 
Southeast Asia: Current status and new direction. Bulletin of 
the Geological Society of Malaysia. 1991; 28: p. 1 - 36.
7. J.M.Cole. Freshwater dinofl agellate cysts and 
acritarchs from Neogene and Oligocene sediments of 
the South China sea and adjacent areas. Neogene and 
Quaternary Dinofl agellate Cysts and Acritarchs. 1992: p. 
181 - 196.
8. Nguyễn Địch Dỹ, Đinh Văn Thuận, Nguyễn Trọng 
Tấn, Vũ Văn Hà, Lê Đức Lương, Phan Đông Pha. Địa tầng 
Kainozoi tại các đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ. Tạp chí 
các Khoa học Trái đất. 2010; 32(1) trang 1 - 7.
9. Vũ Khúc (chủ biên). Hóa thạch đặc trưng ở miền 
Nam Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 1984.
10. Trịnh Dánh. Những nét cơ bản về trầm tích Đệ tam 
ở Việt Nam. Tạp chí Địa chất và Khoáng sản. 1985; 2: trang: 
43 - 59.
11. Phan Cự Tiến (chủ biên). Địa chất Campuchia, Lào, 
Việt Nam: Thuyết minh bản đồ địa chất Campuchia, Lào, Việt 
Nam tỷ lệ 1: 1.000.000. Tổng cục Mỏ - Địa chất. 1989.
12. Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ. Địa chất Việt Nam. Tập I. Địa 
tầng. Tổng cục Mỏ Địa chất. Hà Nội. 1990.
13. Trần Tính (chủ biên). Địa chất và khoáng sản tờ 
Kon Tum - Buôn Ma Thuột: tờ Măng Đen - Bồng Sơn, tờ Kon 
Tum, tờ Quy Nhơn, tờ An Khê, tờ Pleiku, tờ Tuy Hòa, tờ Buôn 
Ma Thuột, tờ bản đồ tỷ lệ 1.200.000. Cục Địa chất và Khoáng 
sản Việt Nam. 1997.
14. Vũ Khúc. Sách tra cứu các phân vị địa chất Việt 
Nam. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. 2000.
Summary
The article presents the results of analysis of palynomorph assemblages from ten outcrop samples of Song Ba 
continental rift sediments of Ca Lui and Le Bac bridges areas, of Earliest Miocene and Latest Oligocene respectively. 
The palynomorph assemblage and palynofacies made it possible to determine that the depositional environments of 
all analytic outcop samples are freshwater lacustrine with slight brackish water conditions and salt decreasing trends 
from old to young geological age. These analytical results indicated that the age of Sông Ba continent rift sediments 
is older than concluded in previous studies. Thus, the biostratigraphy in ENRECA-1 well needs to be studied in detail 
to clarify the age and the depositional environment. 
Key words: Palynomorphs, Song Ba formation, palynofacies, Song Ba rift, Enreca-1, lacustrine sediments.
Palynomorph assemblages in the Song Ba 
continental rift sediments
Chu Duc Quang
Vietnam Petroleum Institute

File đính kèm:

  • pdfphuc_he_hoa_thach_bao_tu_phan_hoa_trong_tram_tich_rift_luc_d.pdf