Nghiên cứu xử lí ion kim loại nặng Cu²⁺, Ni²⁺ và Pb²⁺ trong nước thải công nghiệp. Ứng dụng thu hồi ion Cu²⁺ trong nước thải phòng thí nghiệm hóa học và tinh chế CuSO₄ làm hóa chất

Hiện nay ở Việt Nam, việc xử lí nước thải chứa ion kim loại nặng từ các nhà máy vẫn

chưa được quan tâm đúng mức. Nồng độ nước thải chứa các ion kim loại nặng như Cu2+, Ni2+ và

Pb2+ của các nhà máy thải ra môi trường nước đều vượt quá mức cho phép. Đề tài đã phân tích

tình hình thực trạng cũng như nguyên nhân gây ô nhiễm nước thải ở các khu công nghiệp gần thành

phố Hồ Chí Minh và các phương pháp xử lý ion kim loại nặng . Ứng dụng phương pháp kết tủa để thu

hồi Cu2+ trong nước thải phòng thí nghiệm Đại học GTVT Phân hiệu tại TP. HCM và tinh chế lại

CuSO4 làm hóa chất sử dụng, tránh thải ra ngoài môi trường.

Nghiên cứu xử lí ion kim loại nặng Cu²⁺, Ni²⁺ và Pb²⁺ trong nước thải công nghiệp. Ứng dụng thu hồi ion Cu²⁺ trong nước thải phòng thí nghiệm hóa học và tinh chế CuSO₄ làm hóa chất trang 1

Trang 1

Nghiên cứu xử lí ion kim loại nặng Cu²⁺, Ni²⁺ và Pb²⁺ trong nước thải công nghiệp. Ứng dụng thu hồi ion Cu²⁺ trong nước thải phòng thí nghiệm hóa học và tinh chế CuSO₄ làm hóa chất trang 2

Trang 2

Nghiên cứu xử lí ion kim loại nặng Cu²⁺, Ni²⁺ và Pb²⁺ trong nước thải công nghiệp. Ứng dụng thu hồi ion Cu²⁺ trong nước thải phòng thí nghiệm hóa học và tinh chế CuSO₄ làm hóa chất trang 3

Trang 3

Nghiên cứu xử lí ion kim loại nặng Cu²⁺, Ni²⁺ và Pb²⁺ trong nước thải công nghiệp. Ứng dụng thu hồi ion Cu²⁺ trong nước thải phòng thí nghiệm hóa học và tinh chế CuSO₄ làm hóa chất trang 4

Trang 4

Nghiên cứu xử lí ion kim loại nặng Cu²⁺, Ni²⁺ và Pb²⁺ trong nước thải công nghiệp. Ứng dụng thu hồi ion Cu²⁺ trong nước thải phòng thí nghiệm hóa học và tinh chế CuSO₄ làm hóa chất trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 5740
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu xử lí ion kim loại nặng Cu²⁺, Ni²⁺ và Pb²⁺ trong nước thải công nghiệp. Ứng dụng thu hồi ion Cu²⁺ trong nước thải phòng thí nghiệm hóa học và tinh chế CuSO₄ làm hóa chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu xử lí ion kim loại nặng Cu²⁺, Ni²⁺ và Pb²⁺ trong nước thải công nghiệp. Ứng dụng thu hồi ion Cu²⁺ trong nước thải phòng thí nghiệm hóa học và tinh chế CuSO₄ làm hóa chất

Nghiên cứu xử lí ion kim loại nặng Cu²⁺, Ni²⁺ và Pb²⁺ trong nước thải công nghiệp. Ứng dụng thu hồi ion Cu²⁺ trong nước thải phòng thí nghiệm hóa học và tinh chế CuSO₄ làm hóa chất
KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 
P a g e 32 | 82 
NGHIÊN CỨU XỬ LÍ ION KIM LOẠI NẶNG Cu2+, Ni2+ VÀ Pb2+ TRONG NƯỚC 
THẢI CÔNG NGHIỆP. ỨNG DỤNG THU HỒI ION Cu2+ TRONG NƯỚC THẢI 
PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VÀ TINH CHẾ CuSO4 LÀM HÓA CHẤT 
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thị Thi Hạ 
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thủy Tiên Lớp: CQ.58.KTMT 
 Lê Thị Lan Trinh Lớp: CQ.58.KTMT 
 Nguyễn Thị Nguyên Lớp: CQ.58.KTMT 
 Huỳnh Thạnh Khoa Lớp: CQ.58.KTMT 
Tóm tắt: Hiện nay ở Việt Nam, việc xử lí nước thải chứa ion kim loại nặng từ các nhà máy vẫn 
chưa được quan tâm đúng mức. Nồng độ nước thải chứa các ion kim loại nặng như Cu2+, Ni2+ và 
Pb2+ của các nhà máy thải ra môi trường nước đều vượt quá mức cho phép. Đề tài đã phân tích 
tình hình thực trạng cũng như nguyên nhân gây ô nhiễm nước thải ở các khu công nghiệp gần thành 
phố Hồ Chí Minh và các phương pháp xử lý ion kim loại nặng . Ứng dụng phương pháp kết tủa để thu 
hồi Cu2+ trong nước thải phòng thí nghiệm Đại học GTVT Phân hiệu tại TP. HCM và tinh chế lại 
CuSO4 làm hóa chất sử dụng, tránh thải ra ngoài môi trường. 
Từ khóa: Phương pháp xử lí ion Cu2+, xử lí ion kim loại nặng, tinh chế CuSO4. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hiện nay ở Việt Nam, việc xử lí nước thải chứa ion kim loại nặng từ các nhà máy vẫn 
chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết các nhà máy chưa có hệ thống xử lí hay hệ thống còn 
quá sơ sài. Vì vậy, nồng độ nước thải chứa các ion kim loại nặng của các nhà máy thải ra môi 
trường là các hệ thống sông hồ đều vượt quá mức cho phép. 
Theo số liệu và khảo sát sơ bộ của chúng tôi nhận thấy các nghiên cứu về xử lí ion kim 
loại nặng hiện nay chủ yếu là bằng các vật liệu hấp phụ rẻ tiền, có nguồn gốc tự nhiên ứng 
dụng trong xử lý môi trường. 
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đã phân tích tình hình thực trạng cũng như nguyên 
nhân gây ô nhiễm nước thải ở các khu công nghiệp gần thành phố Hồ Chí Minh và các 
phương pháp xử lí ion kim loại nặng Cu2+, Ni2+ và Pb2+. Ứng dụng phương pháp kết tủa để 
thu hồi Cu2+ trong nước thải phòng thí nghiệm và tinh chế lại CuSO4 làm hóa chất sử dụng, 
tránh thải ra ngoài môi trường. 
2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH 
2.1. Tình hình thực trạng của nước thải chứa ion kim loại nặng ở các khu công nghiệp 
gần thành phố Hồ Chí Minh. 
Đối với các khu vực phía Nam, nồng độ các kim loại nặng độc hại trong nước ô nhiễm 
của các kênh rạch vượt quá giá trị cho phép so với nước sông rạch không ô nhiễm tăng từ 16 
đến 700 lần. Ví dụ nước ở các kênh rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Cầu Bông, so với giá trị tiêu 
chuẩn có hàm lượng Cd gấp 16 lần, Cr gấp 60 lần, Zn gấp 90 lần, Pb gấp 700 lần. Hàm lượng 
KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 
P a g e 33 | 82 
các kim loại nặng trong trầm tích của kênh Nhiêu Lộc tại địa điểm cầu Ông Tá: Pb (7460 
ppm), Cu (1090 ppm), Zn (2200 ppm) Tại huyện Tân Trạch, Long An, hàm lượng Cd 
trong nước từ 2-8 mg/l, gấp 40-60 lần TCCP; Pb từ 0,7-2,7 mg/l, gấp 7-27 lần TCCP; tại 
huyện Tân Trụ, hàm lượng kim loại nặng trong nước đã ở mức gây độc đối với vật nuôi. 
2.2. Phương pháp xử lý các ion kim loại nặng trong công nghiệp. 
2.2.1. Phương pháp kết tủa hóa học 
Phương pháp này dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào nước thải với kim loại 
cần tách, ở độ pH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa và được tách ra khỏi nước thải bằng 
phương pháp lắng. 
Phương trình tạo kết tủa: Mn+ + Am- = MmAn ↓ 
2.2.2. Phương pháp trao đổi ion 
Dựa trên nguyên tắc của phương pháp trao đổi ion dùng ion là nhựa hữu cơ tổng hợp, các 
chất cao phân tử có gốc hydrocacbon và các nhóm chức trao đổi ion. Quá trình trao đổi ion 
được tiến hành trong cột Cation và Anion. Các vật liệu nhựa này có thể thay thế được mà 
không làm thay đổi tính chất vật lý của các chất trong dung dịch và cũng không làm biến mất 
hoặc hòa tan. Các ion dương hay âm cố định trên các gốc này đẩy ion cùng dấu có trong dung 
dịch thay đổi số lượng tải toàn bộ có trong chất lỏng trước khi trao đổi. 
2.2.3. Phương pháp điện hóa 
Dựa trên cơ sở của quá trình oxy hóa khử để tách kim loại trên các điện cực nhúng trong 
nước thải chứa kim loại nặng khi cho dòng điện một chiều chạy qua. Ứng dụng sự chênh lệch 
điện thế giữa hai điện cực kéo dài vào bình điện phân để tạo ra một điện trường định hướng, 
các ion chuyển động trong điện trường này. Các cation chuyển dịch về catốt, các anion về anốt. 
Khi điện áp đủ lớn, phản ứng sẽ xảy ra ở mặt phân cách chất dung dịch điện cực: 
+ Ở anốt : Chất khử nhường electron : A- → A + e- 
+ Ở catốt : Chất oxi hóa nhận electron: C+ + e- → C 
2.2.4. Phương pháp hấp phụ 
Cơ chế của quá trình hấp phụ trong hấp phụ thường diễn ra 2 kiểu hấp phụ là hấp phụ vật 
lý và hấp phụ hóa học: 
+ Hấp phụ vật lý: Là sự tương tác yếu và thuận nghịch nhờ lực hút tĩnh điện giữa các ion 
kim loại và các tâm hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ. Các mối liên kết này yếu do vậy thuận 
lợi cho quá trình nhả hấp phụ và thu hồi kim loại quý. 
+ Hấp phụ hóa học: Là quá trình xảy ra các phản ứng tạo liên kết hóa học giữa ion kim loại 
nặng và các nhóm chức của tâm hấp phụ, thường là các ion kim loại nặng phản ứng tạo phức đối 
với các nhóm chức trong chất hấp phụ. Mối liên kết này thường rất bền và khó bị phá vỡ. 
2.2.5. Phương pháp sinh học 
KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 
P a g e 34 | 82 
Phương pháp sinh học là phương pháp sử dụng những vi sinh vật đặc trưng chỉ xuất hiện 
trong môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng và có khả năng tích lũy kim loại nặng trong cơ 
thể. Các vi sinh vật thường sử dụng như tảo, nấm, vi khuẩn... Ngoài ra còn có một số loài 
thực vật sống trong môi trường ô nhiễm kim loại nặng có khả năng hấp thụ và tách các kim 
loại nặng độc hại như: Cỏ Vertiver, cải xoong, cây dương xỉ, cây thơm ổi... Thực vật có nhiều 
phản ứng khác nhau đối với sự có mặt của các ion kim loại trong môi trường. 
2.3. Thực nghiệm kết tủa ion Cu2+ chứa trong chất thải phòng thí nghiệm và tinh chế 
CuSO4 
2.3.1. Hóa chất 
Hóa chất được sử dụng: NaOH độ tinh khiết (>96,0%), Ethanol 96%, nước cất 2 lần, 
giấy pH, dung dịch axit H2SO4. 
2.3.2. Thí nghiệm kết tủa ion Cu2+ chứa trong chất thải phòng thí nghiệm 
Hình 1. Quy trình điều chế Cu(OH)2 theo phương pháp đồng nhỏ giọt 
2.3.4. Tinh chế CuSO4 
Cân lượng Cu(OH)2 để xác định khối lượng. Nghiền mịn Cu(OH)2 bằng cối sứ cho mịn, 
sau đó cho dung dịch H2SO4 vào tiến hành trộn cơ học để hòa tan hết lượng kết tủa. Hỗn hợp 
dung dịch sau phản ứng sẽ được tiến hành già hóa qua, sau đó đem ly tâm, lọc lấy CuSO4, sấy 
khô được tinh thể CuSO4. 
Cu(OH)2+ H2SO4 → CuSO4 + 2H2O 
KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 
P a g e 35 | 82 
 (a) (b) 
Hình 2. a) Dung dịch được tiến hành già hóa qua đêm; b) Nghiền mịn Cu(OH)2 bằng cối sứ 
Hình 3. a) Cho dung dịch H2SO4 để hòa tan hết lượng kết tủa Cu(OH)2 ; b) Dung dịch 
CuSO4 sau khi tinh chế 
3. KẾT LUẬN 
Nghiên cứu xử lí ion kim loại nặng Cu2+, Ni2+ và Pb2+ trong nước thải công nghiệp. Ứng 
dụng thu hồi ion Cu2+ trong nước thải phòng thí nghiệm hóa học và tinh chế CuSO4 làm hóa 
chất đã thu được các kết quả như sau: 
Bảng tổng kết về phương pháp xử lí ion kim loai nặng Cu2+, Ni2+, Pb2+ trong nước thải 
công nghiệp. 
KỶ YẾU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NĂM HỌC 2018-2019 
P a g e 36 | 82 
Quy trình thực nghiệm thu hồi Cu2+ bằng phương pháp kết tủa hóa học và tinh chế 
CuSO4 làm hóa chất sử dụng cho phòng thí nghiệm hóa học Đại học GTVT Phân hiệu tại TP. 
HCM tránh thải ra ngoài môi trường. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Trần Văn Đức, Nghiên cứu hấp phụ ion kim loại nặng Cu2+ và Zn2+ trong nước bằng vật 
liệu SiO2 tách từ vỏ trấu, luận văn thạc sĩ khoa học, bộ giáo dục và đào tạo đại học Đà 
Nẵng. 
[2]. PGS.TS. Bùi Cách Tuyến, Xây dựng Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi 
trường nghiêm trọng đến năm 2020, Tạp chí Môi trường, số 9/2012. 
[3]. Lê Hoàng Việt, Phương pháp kết tủa, Trung tâm kĩ thuật môi trường và năng lượng mới. 
[4]. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, Giáo trình xử lý nước thải, Nhà xuất bản KHKT, 2002. 
[5]. PGS. TS Đào Quang Liêm, Hóa học đại cương, NXB GTVT, 2008. 
[6]. Nguyễn Đình Triệu, Các phương pháp phân tích Vật lý và Hóa lý, NXBKHTN, 2001. 
[7]. xulymoitruong.com, Công ty môi trường Ngọc Lân, Xử lý nước thải ở các làng nghề. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_xu_li_ion_kim_loai_nang_cu_ni_va_pb_trong_nuoc_th.pdf