Nghiên cứu ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu STB qua mô hình ba nhân tố FAMA - FRENCH

Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu thuộc chuỗi chỉ số giá thị trường (VN-index) và giá thị trường của cổ

phiếu STB và các cổ phiếu trong danh mục nghiên cứu trong giai đoạn từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2018

kết hợp các thông tin có liên quan khác đến các cổ phiếu như giá trị sổ sách, số lượng cổ phiếu đang lưu

hành trên thị trường. Từ đó thông qua mô hình ba nhân tố FAMA – FRENCH, để nghiên cứu ước lượng lợi

suất kỳ vọng của cổ phiếu STB. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi suất của cổ phiếu này có tương quan thuận

với lợi suất thị trường, tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BE/ME) và tương quan nghịch với qui

mô công ty. Như vậy, mô hình ba nhân tố FAMA – FRENCH có khả năng giải thích sự thay đổi lợi suất của

cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Nghiên cứu ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu STB qua mô hình ba nhân tố FAMA - FRENCH trang 1

Trang 1

Nghiên cứu ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu STB qua mô hình ba nhân tố FAMA - FRENCH trang 2

Trang 2

Nghiên cứu ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu STB qua mô hình ba nhân tố FAMA - FRENCH trang 3

Trang 3

Nghiên cứu ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu STB qua mô hình ba nhân tố FAMA - FRENCH trang 4

Trang 4

Nghiên cứu ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu STB qua mô hình ba nhân tố FAMA - FRENCH trang 5

Trang 5

Nghiên cứu ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu STB qua mô hình ba nhân tố FAMA - FRENCH trang 6

Trang 6

Nghiên cứu ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu STB qua mô hình ba nhân tố FAMA - FRENCH trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 11960
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu STB qua mô hình ba nhân tố FAMA - FRENCH", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu STB qua mô hình ba nhân tố FAMA - FRENCH

Nghiên cứu ước lượng lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu STB qua mô hình ba nhân tố FAMA - FRENCH
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology108 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018
NGHIÊN CỨU ƯỚC LƯỢNG LỢI SUẤT KỲ VỌNG CỦA CỔ PHIẾU STB
QUA MÔ HÌNH BA NHÂN TỐ FAMA - FRENCH
Vũ Thị Phương Thảo, Trịnh Thị Huyền Trang
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 12/06/2018
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 02/08/2018
Ngày bài báo được duyệt đăng: 03/09/2018
Tóm tắt:
Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu thuộc chuỗi chỉ số giá thị trường (VN-index) và giá thị trường của cổ 
phiếu STB và các cổ phiếu trong danh mục nghiên cứu trong giai đoạn từ tháng 8/2015 đến tháng 11/2018 
kết hợp các thông tin có liên quan khác đến các cổ phiếu như giá trị sổ sách, số lượng cổ phiếu đang lưu 
hành trên thị trường. Từ đó thông qua mô hình ba nhân tố FAMA – FRENCH, để nghiên cứu ước lượng lợi 
suất kỳ vọng của cổ phiếu STB. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi suất của cổ phiếu này có tương quan thuận 
với lợi suất thị trường, tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BE/ME) và tương quan nghịch với qui 
mô công ty. Như vậy, mô hình ba nhân tố FAMA – FRENCH có khả năng giải thích sự thay đổi lợi suất của 
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Từ khóa: mô hình 3 nhân tố Fama – French, lợi suất cổ phiếu.
1. Đặt vấn đề
Để đo lường lợi suất kỳ vọng của cổ phiếu có 
một số mô hình thường được sử dụng như mô hình 
CAPM, mô hình APT, mô hình ba nhân tố FAMA 
– FRENCH. Tuy nhiên, mô hình ba nhân tố của hai 
tác giả Fama-French được giới thiệu vào năm 1993 
nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên 
cứu trên thế giới và Việt Nam. Mô hình này lượng 
hóa mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất của tài sản, 
đã được kiểm định là có hiệu quả tại các thị trường 
chứng khoán phát triển cũng như mới nổi.
Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, việc 
ước lượng lợi suất cổ phiếu có ý nghĩa rất quan 
trọng với các nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành. 
Lợi suất cổ phiếu giúp các nhà đầu tư đọc hiểu các 
thông tin định giá công bố trên thị trường cũng như 
là căn cứ so sánh giữa các cổ phiếu trong việc ra 
các chiến lược đầu tư trong hiện tại và tương lai. 
Ngược lại, với các doanh nghiệp phát hành, lợi suất 
này giúp đánh giá được lợi suất mong muốn của các 
nhà đầu tư đến giá trị cổ phiếu phát hành của doanh 
nghiệp từ đó đưa ra được mức tỷ suất chi phí huy 
động vốn phù hợp, đem lại hiệu quả huy động vốn 
tốt nhất cho doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp phát 
hành và đặc biệt là các nhà đầu tư chưa thực sự 
hiểu rõ hoặc chưa quan tâm đúng mức đến việc ước 
lượng lợi suất này. Mặc khác trong giới nghiên cứu 
hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu được 
công bố như: Một nghiên cứu thực nghiệm đối với 
thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008; Mô 
hình ba nhân tố Fama – French hoạt động như thế 
nào trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 
2010; Mô hình ba nhân tố Fama – French: Các bằng 
chứng thực nghiệm tại Sở giao dịch chứng khoán 
thành phố Hồ Chí Minh năm 2014; Mô hình định 
giá tài sản hợp lý tại Việt Nam năm 2014; Áp dụng 
mô hình định giá tài sản để xác định lợi suất kỳ 
vọng của cổ phiếu: trường hợp các doanh nghiệp 
sản xuất thép niêm yết trên thị trường chứng khoán 
Việt Nam năm 2015... Tuy nhiên chưa có công trình 
nào nghiên cứu về việc ước lượng lợi suất của cổ 
phiếu ngành ngân hàng, do đó, nghiên cứu này lựa 
chọn một cổ phiếu đại diện cho nhóm ngân hàng 
ngoài quốc doanh – cổ phiếu STB của ngân hàng 
Sacombank – có tính thanh khoản tốt nhất trên thị 
trường hiện nay để ước lượng lợi suất từ đó dự báo 
mô hình ước lượng lợi suất cổ phiếu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Ứng dụng mô hình 3 nhân tố FAMA – 
FRENCH vào ước lượng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng 
của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán 
nói chung và cổ phiếu STB nói riêng. Từ đó, nghiên 
cứu chỉ ra mô hình dự báo lợi suất của cổ phiếu STB 
trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, Kiểm chứng khả năng giải thích 
của ba nhân tố trong mô hình Fama – French cho sự 
thay đổi lợi suất của cổ phiếu ngân hàng Sacombank.
Thứ hai xây dựng mô hình dự báo lợi suất 
kỳ vọng cho cổ phiếu này trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng mô hình 3 nhân tố Fama – French 
của vào việc ước lượng lợi suất kỳ vọng cổ phiếu 
của ngân hàng Sacombank.
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Journal of Science and Technology 109
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên mẫu dữ liệu theo thời 
gian của ngân hàng Sacombank như giá trị ghi sổ, 
giá trị thị trường,... và các số liệu trên của thị trường 
như chỉ số VN – Index, lãi suất phi rủi ro.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
* Thu thập và tính toán dữ liệu nghiên cứu
Tác giả tiến hành thu thập các thông tin của 
36 công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán 
Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) như giá thị trường 
hàng ngày, giá trị sổ sách, giá trị vốn hóa thị trường, 
số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Việc lựa chọn các 
công ty trong danh sách dựa trên tiêu chí là chọn 
đại diện các công ty theo từng nhóm ngành dựa trên 
qui mô vốn thị trường trên sàn HoSE (lấy gần 10% 
số lượng công ty niêm yết trên sàn hiện tại), sau đó 
xét đến tỷ số BE/ME để lọc nhóm. Trong đó, dữ 
liệu được sử dụng nằm trong khoảng thời gian từ 
03/8/2015 đến 30/11/2018.
* Phương pháp xử lý dữ liệu
Bên cạnh các phương pháp truyền thống như 
diễn giải, phân tích, tổng hợp,..., đề tài đã ứng dụng 
mô hình tài chính hiện đại, kết hợp với các kiến thức 
về xác suất, thống kê toán, kinh tế lượng và công cụ 
mô tả thống kê, phân tích tương quan, phân tích hồi 
quy dựa trên phần mềm Excel và phần mềm Eview, 
Stata 8.0.
Phân chia danh mục:
Danh mục cổ phiếu được xây dựng dựa trên 
hai yếu tố là quy mô công ty và tỷ số BE/ME. Ở 
đây, ta sử dụng giá trị vốn hóa thị trường để đo quy 
mô công ty, cụ thể nếu giá trị vốn hóa thị trường của 
một công ty nhỏ hơn hoặc bằng 50% mức vốn hóa 
trung bình  ... để từ đó xác định giá trị thị trường 
(ME), giá trị sổ sách (BE). Giá trị BE và ME được 
thu thập và tính toán vào cùng một thời điểm đó là 
cuối năm tài chính. Năm tài chính của các công ty 
tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 
ngày 31/12 hàng năm.
Tính toán hai nhân tố SMB và HML:
+ Chênh lệch suất sinh lợi ngày của các 
nhóm công ty có quy mô nhỏ so với nhóm công ty 
có quy mô lớn.
SMB = (S/L+S/H)/2 – (B/L+B/H)/2
+ Chênh lệch suất sinh lợi ngày của nhóm 
công ty có tỷ số BE/ME cao so với nhóm công ty có 
tỷ số BE/ME thấp.
HML = (S/H+B/H)/2 – (S/L+B/L)/2
Cuối cùng, sau khi xử lý ta thu được bốn 
chuỗi giá trị lợi suất của bốn biến độc lập và phụ 
thuộc trong mô hình với 39 quan sát để đưa vào mô 
hình hồi qui phân tích.
4.2. Kết quả phân tích hồi qui 
4.2.1. Sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi suất cổ phiếu STB:
Bảng 1. Bảng chuỗi lợi suất của các biến trong mô hình FAMA-FRENCH của STB
STT R
m
-R
f
SMB HML STT R
m
-R
f
SMB HML
1 -0.06097 0.010578 0.00441 21 -0.00368 0.04175 0.024118
2 -0.04534 0.006794 -0.00285 22 0.021498 0.016943 0.044243
3 0.003624 0.002623 0.017643 23 0.015311 -0.03956 0.028304
4 0.037851 -0.00845 -0.00049 24 -0.02946 0.008031 -0.01557
5 -0.0934 0.028583 -0.00071 25 -0.02733 0.030251 -0.01713
6 -0.02973 0.006413 -0.00111 26 0.005958 0.006774 -0.02377
7 -0.13525 0.059611 -0.01111 27 0.008081 0.029589 -0.03871
8 -0.01255 -0.01347 -0.01925 28 -0.02017 -0.00686 -0.00775
9 0.052065 -0.07669 -0.00027 29 0.035092 -0.00474 -0.06975
10 -0.00176 -0.07741 0.01017 30 0.008065 0.043914 -0.02503
11 0.091465 -0.0063 0.125063 31 0.04179 -0.02452 0.015015
12 0.048556 -0.0186 0.01171 32 -0.00505 0.003397 -0.04865
13 0.069988 -0.06323 -0.03667 33 0.022939 0.011586 -0.04194
14 0.008323 -0.02529 -0.01694 34 -0.00831 -0.02751 -0.07018
15 0.017746 -0.02372 -0.02214 35 -0.05265 -0.0334 -0.00775
16 -0.0095 -0.0166 -0.00649 36 -0.07017 0.028382 -0.02513
17 0.002585 -0.00917 -0.00589 37 0.007188 0.025554 -0.05407
18 0.024128 -0.00649 -0.00251 38 0.02735 -0.00384 -0.00843
19 0.002478 0.022698 0.004173 39 -0.04051 -0.01294 -0.01863
20 -0.01047 -0.00103 0.005174 
(Nguồn: tác giả tính toán và thu thập 39 quan sát của nghiên cứu)
Từ đó, ta xử lý qua phần mềm Eview thu được bảng kết quả như sau:
Bảng 2. Kết quả hồi quy các biến theo mô hình FAMA - FRENCH
Dependent Variable: RI
Method: Least Squares
Date: 12/18/18 Time: 08:19
Sample: 1 39
Included observations: 39
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 
RM_RF 0.835944 0.235293 3.552782 0.0011
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Journal of Science and Technology 111
SMB -0.282727 0.327272 -0.863890 0.3937
HLM 1.264333 0.266997 4.735376 0.0000
C 0.007698 0.008862 0.868705 0.3911
R-squared 0.618928 Mean dependent var -0.002592
Adjusted R-squared 0.585304 S.D. dependent var 0.082123
S.E. of regression 0.052885 Akaike info criterion -2.942105
Sum squared resid 0.095091 Schwarz criterion -2.769727
Log likelihood 59.89999 F-statistic 18.40733
Durbin-Watson stat 1.713110 Prob(F-statistic) 0.000000
(Nguồn: tính toán và hồi qui của tác giả dựa trên 39 quan sát của nghiên cứu)
Ta quan sát thêm đồ thị mối quan hệ giữa các 
biến sau để thấy rõ điều đó.
ó.
Đồ thị 1. Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các 
biến độc lập trong mô hình
(Nguồn: Xử lý thống kê của tác giả)
Kết quả hồi qui qua phần mềm Eview ở 
bảng 2 cho thấy, các biến lợi suất thị trường (Rmt-
Rf), biến qui mô công ty (SMB), biến tỷ số BE/
ME (HML) giải thích được 61,89% sự biến động 
của mức lợi suất cho cổ phiếu STB (Rt). Cụ thể 
hệ số tương quan β = 0.835944 thể hiện mối quan 
hệ tỷ lệ thuận giữa biến lợi suất (Rt) theo biến rủi 
ro thị trường (Rmt-Rf), có nghĩa là nếu lợi suất thị 
trường tăng 1% thì lợi suất STB tăng 0.835944%. 
Giải thích tương tự, trong điều kiện các yếu tố khác 
không đổi, hệ số Si= -0.282727 cho thấy với chênh 
lệch lợi suất của nhóm công ty qui mô nhỏ so công 
ty có qui mô lớn (SMB) tăng 1% thì lợi suất cổ phiếu 
STB giảm 0.282727% tức quan hệ tỷ lệ nghịch. Tuy 
nhiên, biến tỷ lệ BE/ME (HML) lại chỉ ra mối quan 
hệ tỷ lệ thuận với lợi suất của cổ phiếu STB qua hệ 
số tương quan là Hi = 1.264333 nói cách khác nếu 
chênh lệch lợi suất giữa nhóm cổ phiếu của công ty 
có giá trị cao so với công ty có giá trị thấp tăng 1% 
thì lợi suất của STB tăng 1.264333%.
Đồng thời, căn cứ vào kết quả kiểm định sự 
phù hợp của mô hình trên, ta thấy giá trị P-value 
của thống kê F bằng 0,0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa α 
= 0,05 nên mô hình hồi quy phù hợp. Hay các biến 
độc lập có giải thích cho sự thay đổi của biến phụ 
thuộc.
4.2.2. Kiểm tra các khuyết tật từ mô hình
Để kiểm tra xem mô hình trên có thực sự 
hiệu quả để ước lượng lợi suất của cổ phiếu STB ta 
cần kiểm tra các khuyết tật hay gặp trong thống kê 
như khuyết tật đa cộng tuyến, khuyết tật phương sai 
sai số thay đổi, khuyết tật tự tương quan các bậc. 
Cụ thể là:
(1) Khuyết tật đa cộng tuyến
Ta sử dụng phương pháp kiểm định sự phù 
hợp của mô hình hồi quy phụ, kết quả ước lượng 
thu được theo bảng 3 cho thấy, mô hình hồi quy phụ 
phù hợp (P-value của thống kê F bằng 0.003599 
nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 0,05), hay có mối quan 
hệ tuyến tính giữa các biến độc lập trong mô hình, 
nói cách khác mô hình trên có khuyết tật đa cộng 
tuyến. Điều này khá đúng với thị trường Việt Nam 
thời điểm hiện nay. 
Bảng 3. Bảng kết quả kiểm định khuyết tật đa cộng tuyến
Dependent Variable: RM_RF
Method: Least Squares
Date: 01/16/19 Time: 08:38
Sample: 1 38
Included observations: 38
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 
SMB -0.682236 0.204883 -3.329888 0.0021
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology112 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018
HML 0.238724 0.187514 1.273099 0.2114
C -0.001709 0.006359 -0.268769 0.7897
R-squared 0.274976 Mean dependent var -0.001676
Adjusted R-squared 0.233547 S.D. dependent var 0.043395
S.E. of regression 0.037992 Akaike info criterion -3.627248
Sum squared resid 0.050518 Schwarz criterion -3.497965
Log likelihood 71.91772 F-statistic 6.637148
Durbin-Watson stat 1.513601 Prob(F-statistic) 0.003599
(Nguồn: Xử lý thống kê của tác giả)
(2) Khuyết tật phương sai sai số thay đổi
Kiểm định khuyết tật phương sai sai số thay 
đổi dựa trên kiểm định White, kêt quả thu được như 
Bảng 4, ta thấy giá trị P-value của thống kê F bằng 
0,967811 lớn hơn mức ý nghĩa α = 0,05 nên mô 
hình hồi quy trên không phù hợp, hay mô hình đang 
xet không có khuyêt tật phương sai sai số thay đổi.
Bảng 4. Kết quả kiểm định White
White Heteroskedasticity Test:
F-statistic 0.218907 Probability 0.967811
Obs*R-squared 1.544585 Probability 0.956478
Test Equation:
Dependent Variable: RESID^2
Method: Least Squares
Date: 01/16/19 Time: 08:40
Sample: 1 38
Included observations: 38
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 
C 0.002666 0.000766 3.480117 0.0015
RM_RF -0.007501 0.020513 -0.365668 0.7171
RM_RF^2 -0.051119 0.239730 -0.213235 0.8325
SMB 0.005619 0.024919 0.225500 0.8231
SMB^2 0.033392 0.487590 0.068484 0.9458
HML 0.018653 0.018589 1.003432 0.3234
HML^2 0.039219 0.279079 0.140531 0.8891
R-squared 0.040647 Mean dependent var 0.002502
Adjusted R-squared -0.145034 S.D. dependent var 0.003154
S.E. of regression 0.003375 Akaike info criterion -8.379857
Sum squared resid 0.000353 Schwarz criterion -8.078197
Log likelihood 166.2173 F-statistic 0.218907
Durbin-Watson stat 2.360024 Prob(F-statistic) 0.967811
(Nguồn: Xử lý thống kê của tác giả)
(3) Kiểm định khuyết tật tự tương quan
Giá trị P- value của thống kê F (0.965591) 
lớn hơn mức ý nghĩa 5%, nên mô hình hồi quy phụ 
không phù hợp hay mô hình đầu không có khuyết 
tật tự tương quan bậc 1.
Bảng 5. Kết quả kiểm định khuyết tật tự tương quan bậc 1
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic 0.565359 Probability 0.457283
Obs*R-squared 0.637893 Probability 0.424475
ISSN 2354-0575
Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018 Journal of Science and Technology 113
Test Equation:
Dependent Variable: RESID
Method: Least Squares
Date: 01/16/19 Time: 09:28
Presample missing value lagged residuals set to zero.
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 
RM_RF -0.001988 0.229948 -0.008644 0.9932
SMB -0.063589 0.333173 -0.190859 0.8498
HML -0.032141 0.268925 -0.119516 0.9056
C -0.000526 0.008771 -0.060014 0.9525
RESID(-1) 0.135001 0.179546 0.751904 0.4573
R-squared 0.016356 Mean dependent var -1.69E-18
Adjusted R-squared -0.099367 S.D. dependent var 0.050162
S.E. of regression 0.052595 Akaike info criterion -2.933166
Sum squared resid 0.094054 Schwarz criterion -2.719889
Log likelihood 62.19673 F-statistic 0.141340
Durbin-Watson stat 2.027705 Prob(F-statistic) 0.965591
(Nguồn: Xử lý thống kê của tác giả)
Bảng 6. Kết quả Kiểm định khuyết tật tự tương quan bậc 2
Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:
F-statistic 1.078158 Probability 0.352260
Obs*R-squared 2.398971 Probability 0.301349
Test Equation:
Dependent Variable: RESID
Method: Least Squares
Date: 01/16/19 Time: 09:28
Presample missing value lagged residuals set to zero.
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. 
RM_RF 0.017860 0.235903 0.075711 0.9401
SMB -0.088469 0.339399 -0.260663 0.7960
HML -0.022901 0.270115 -0.084782 0.9330
C -0.000524 0.008854 -0.059159 0.9532
RESID(-1) 0.118390 0.183801 0.644119 0.5241
RESID(-2) 0.219360 0.181224 1.210435 0.2350
R-squared 0.063131 Mean dependent var -7.30E-19
Adjusted R-squared -0.083255 S.D. dependent var 0.050695
S.E. of regression 0.052764 Akaike info criterion -2.902053
Sum squared resid 0.089088 Schwarz criterion -2.643487
Log likelihood 61.13902 F-statistic 0.431263
Durbin-Watson stat 1.865773 Prob(F-statistic) 0.823381
(Nguồn: Xử lý thống kê của tác giả)
Tương tự, từ bảng kết quả trên, ta thấy mô 
hình hồi quy phụ trên không phù hợp, hay mô hình 
ban đầu không có khuyết tật tự tương quan bậc 2. 
Kiểm định khuyết tật tự tương quan bậc cao hơn, ta 
thấy mô hình đang xét không có khuyết tật tự tương 
quan bậc cao hơn. Như vậy, mô hình đang xét khá 
tốt, nên các kết quả ước lượng từ mô hình sẽ có độ 
tin cậy cao.
ISSN 2354-0575
Journal of Science and Technology114 Khoa học & Công nghệ - Số 19/Tháng 9 - 2018
4.2.3. Xây dựng mô hình dự báo lợi suất cổ phiếu 
STB
Căn cứ vào kết quả phân tích thống kê ở trên, 
nghiên cứu đề xuất mô hình dự báo như sau:
R
t
 = 0.835944*(R
mt
 - R
f 
) - 0.282727*SMB
t
 + 
1.264333*HLM
t
 + 0.007698
Từ mô hình này, khi biết các biến độc lập 
như RM – RF, SMB, HML trong kỳ nghiên cứu 
tương lai, các chủ thể trên thị trường chứng khoán 
hoàn toàn có thể dự đoán được mức lãi suất kỳ vọng 
của cổ phiếu STB. Chẳng hạn, thống kê các biến 
độc lập trong tháng 12 của mô hình ta ước lượng 
được lợi suất STB như bảng sau:
Bảng 7. Dự báo lợi suất cổ phiếu STB tháng 12/2018
Chỉ tiêu R
m
R
f
R
m
-R
f
SMB HML R(STB)
Giá trị 0.03414 0.014427 0.019712 -0.02902 -0.0485 -0.02894
Đánh giá chung
Kết quả nghiên cứu lợi suất kỳ vọng của cổ 
phiếu STB qua mô hình FAMA – FRENCH cho 
thấy lợi suất của cổ phiếu có mối tượng quan tỷ lệ 
thuận với rủi ro thị trường và tỷ số BE/ME, đồng 
thời có tương quan tỷ lệ nghịch với qui mô công ty. 
Từ đó, nghiên cứu khẳng định mô hình ba nhân tố 
FAMA – FRENCH là phù hợp trong việc giải thích 
sự thay đổi lợi suất của cổ phiếu ngành ngân hàng 
trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Số 
liệu nghiên cứu được lấy từ dữ liệu giá giao dịch 
hàng ngày, các báo cáo tài chính của các công ty đã 
được kiểm toán và công khai trên website của Sở 
giao dịch chứng khoán là đáng tin cậy.
Tuy nhiên, kết quả bị giới hạn bởi danh mục 
được lựa chọn và đặc thù của thị trường chứng 
khoán Việt Nam hiện nay là khoảng 5,5% (22 cổ 
phiếu) số cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán 
Thành phố Hồ Chí Minh lại chiếm 60% vốn hóa 
toàn thị trường dẫn đến việc ảnh hưởng lớn của 
nhóm này tới lợi suất cổ phiếu STB.
Kết luận
Nghiên cứu đã hệ thống lý thuyết của mô 
hình FAMA – FRENCH ba nhân tố, đánh giá được 
sự ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro thị trường, qui 
mô công ty và tỷ số BE/ME của công ty ảnh hưởng 
đến lợi suất của cổ phiếu STB từ đó dự báo lợi suất 
kỳ vọng của cổ phiếu STB trong tương lai.
Lời cảm ơn
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trung tâm 
Nghiên cứu Ứng dụng Khoa học và Công nghệ, 
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên thông 
qua đề tài mã số UTEHY.T004.P1718.03.
Tài liệu tham khảo
[1]. Eugene F. Fama, Kenneth R. French, Common risk factors in the returns on stocks and bonds. 
Journal of Financial Economics, 1993, 33, pp. 3-56.
[2]. Vương Đức Hoàng Quân, Hồ Thị Huệ, Mô hình Fama-French: Một nghiên cứu thực nghiệm đối 
với thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, 2008, Số 22, tr. 38 – 45.
[3]. Trương Đông Lộc, Dương Thị Hoàng Trang, Mô hình ba nhân tố Fama – French: Các bằng 
chứng thực nghiệm tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Trường 
Đại học Cần Thơ, 2014, Số 32, tr. 61-68.
THE RESEARCH INTO THE ESTIMATION OF THE EXPECTED RETURN ON STB STOCKS 
USING FAMA - FRENCH THREE-FACTOR MODEL 
Abstract:
On the basis of using the data of the market price index (VN-index) and the market price of STB shares 
and the stocks in the research portfolio in the period from August 2015 to November 2018 combine other 
relevant information to stocks such as book value, number of outstanding share in the market. Then, using 
the model of FAMA - FRENCH, to study and estimate the expected yield of STB shares, has been researched. 
The research results show that the yield of this stock is positively correlated with market yields and book 
value ratio on market value (BE/ME) and inversely correlated with scale. company. Thus, the three-factor 
model FAMA - FRENCH is able to explain the change in the yield of stocks on Vietnam stock market.
Keywords: Fama - French 3 factor model, stock return.

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_uoc_luong_loi_suat_ky_vong_cua_co_phieu_stb_qua_m.pdf