Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

Dựa trên những nguyên tắc cơ bản, những tiêu chí đã được xây dựng áp dụng cho

khu đô thị sinh thái ở các thành phố lớn trên thế giới, cũng như các thành phố ở Việt

Nam, cùng với việc khảo sát điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên và năng lượng tái chế

ở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Tác giả bước đầu đã đưa ra được một số tiêu

chuẩn chung cho “nhà ở sinh thái” tại khu vực này, bằng việc tích hợp các nguyên tắc,

tiêu chí đã áp dụng xây dựng khu đô thị sinh thái trên thế giới, các khu vực có điều kiện

tự nhiên tương tự ở Việt Nam, và những đặc trưng riêng của thành phố Thủ Dầu Một,

để đưa ra một số tiêu chuẩn phù hợp nhất cho thành phố này

Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương trang 1

Trang 1

Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương trang 2

Trang 2

Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương trang 3

Trang 3

Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương trang 4

Trang 4

Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương trang 5

Trang 5

Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương trang 6

Trang 6

Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương trang 7

Trang 7

Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 6040
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

Nghiên cứu khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.06.092 
 28 
NGHIÊN CỨU KHUNG TIÊU CHUẨN NHÀ Ở SINH THÁI 
TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, BÌNH DƢƠNG 
Nguyễn Thị Xuân Hạnh(1), Bùi Phạm Phƣơng Thanh(2) 
(1) Trường Đại học Thủ Dầu Một 
Ngày nhận bài 20/06/2020; Ngày gửi phản biện 22/07/2020; Chấp nhận đăng 20/10/2020 
Liên hệ email: nguyenthixuanhanh@gmail.com 
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.06.092 
Tóm tắt 
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản, những tiêu chí đã được xây dựng áp dụng cho 
khu đô thị sinh thái ở các thành phố lớn trên thế giới, cũng như các thành phố ở Việt 
Nam, cùng với việc khảo sát điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên và năng lượng tái chế 
ở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Tác giả bước đầu đã đưa ra được một số tiêu 
chuẩn chung cho “nhà ở sinh thái” tại khu vực này, bằng việc tích hợp các nguyên tắc, 
tiêu chí đã áp dụng xây dựng khu đô thị sinh thái trên thế giới, các khu vực có điều kiện 
tự nhiên tương tự ở Việt Nam, và những đặc trưng riêng của thành phố Thủ Dầu Một, 
để đưa ra một số tiêu chuẩn phù hợp nhất cho thành phố này. 
Từ khóa: khu đô thị sinh thái, nhà ở sinh thái, tiêu chí, khung tiêu chuẩn 
Abstract 
STUDY ON STANDARD FRAMEWORK FOR ECOLOGICAL HOUSING IN 
THU DAU MOT CITY, BINH DUONG 
Based on basic principles, criteria have been developed for urban ecology in 
major cities around the world, as well as cities in Viet Nam, along with the survey of 
natural conditions, resources and energy in Thu Dau Mot city, Binh Duong. The 
research team has developed a common framework for "ecological housing" in this 
area by integrating the principles and criteria that have been applied to the 
construction of ecological urban areas in the world. It has similar natural conditions in 
Viet Nam, and features in Thu Dau Mot city, that makes to provide the most suitable 
standard for the city. 
1. Giới thiệu 
Với vị thế là đô thị trung tâm của Bình Dương và là một trong những đô thị lớn 
của khu vực Đông Nam Bộ, Thành phố Thủ Dầu Một trong những năm gần đây có tốc 
độ phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị rất nhanh. Cùng với sự phát triển đó thì 
người dân nơi đây bắt đầu quan tâm tới chất lượng cuộc sống và chú trọng đến các vấn 
đề môi trường nhiều hơn. Hiện nay, nhu cầu “sống xanh”, sống hòa hợp, thân thiện với 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 6(49)-2020 
 29 
môi trường càng được trở nên ưa chuộng “Nhà ở sinh thái” là một trong những phương 
thức tiết kiệm năng lượng, mang lại hiệu quả về sức khỏe và kinh tế. Đặc biệt, những 
năng lượng tự nhiên, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo càng lúc càng được con người 
ưu tiên sử dụng. Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và đô thị như hiện nay thì vấn đề ô 
nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi, việc xây dựng nhà ở sinh thái là một xu 
hướng thông minh. 
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về khung tiêu chuẩn cho nhà ở sinh 
thái trên Thế giới và ở Việt Nam, nhưng tại Thành phố Thủ Dầu Một thì chưa được đề 
cập đến. Mỗi nơi sẽ có vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, điều kiện tự nhiên cũng như nhu 
cầu về không gian sống khác nhau. Để đáp ứng cho thị hiếu của người dân nơi đây, 
nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu trong và ngoài nước đề 
xuất khung tiêu chuẩn riêng cho nhà ở sinh thái tại Thành phố Thủ Dầu, tỉnh Bình 
Dương, qua đó người đọc sẽ hiểu rõ hơn về xu hướng nhà ở sinh thái hiện nay. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
 Các tiêu chuẩn về nhà ở sinh thái như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, độ phủ 
xanh, nguyên vật liệu trong xây dựng thiết kế nhà, quản lý chất thải 
 Thu thập số liệu thứ cấp: 
Nguyên tắc, tiêu chuẩn chung khi quy hoạch xây dựng đô thị sinh thái: Để xây 
dựng một đô thị sinh thái đúng nghĩa, các quốc gia trên thế giới đã thống nhất xem tiếp 
cận sinh thái là chiến lược quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm thúc đẩy bảo tồn và phát 
triển bền vững, có nghĩa là sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên môi trường sao cho 
các quá trình sinh thái học mà sự sống phụ thuộc vào đó được duy trì và chất lượng 
cuộc sống hiện tại cũng như tương lai sẽ được tăng đảm bảo. Các nguồn tài nguyên 
quan trọng mang tính sống còn trong việc hình thành nên một ngôi nhà sinh thái đúng 
chuẩn chính là Nước, Ánh sáng và Năng lượng được thể hiện qua nhiệt độ không khí. 
Đường lối và giải pháp quy hoạch kiến trúc không gian, xây dựng cơ sở hạ tầng và quá 
trình vận hành phải được tính toán chi tiết trên cơ sở hiểu biết đầy đủ vai trò, cả tích cực 
và tiêu cực, của các dạng tài nguyên này. Tổ chức y tế thế giới (WHO) từ 1988, đã đề ra 
nguyên tắc chính để xây dựng đô thị sinh thái như sau: 
Bảng 1. Nguyên tắc chính xây dựng đô thị sinh thái (Lý Khánh Tâm Thảo, 2006) 
STT NGUYÊN TẮC 
1 Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên 
2 Đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người 
3 Trong điều kiện có thể, cố gắng giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng 
4 Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một 
cách tối ưu 
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.06.092 
 30 
Tiêu chuẩn quốc tế về đô thị sinh thái (International Ecocity Standard – IES): Tập 
hợp từ nhóm các nhà xây dựng đô thị sinh thái (Ecocity Builders), tập hợp các thành 
viên của các tổ chức từ khắp nơi trên thế giới. IES đánh giá hiện trạng và quá trình phát 
triển mới của các đô thị trong việc hướng tới để trở thành đô thị sinh thái. IES đánh giá 
mức độ đạt được trên các quy mô khác nhau từ các khu vực nhỏ đến toàn bộ vùng, dựa 
trên nguyên tắc của các hệ thống và các thiết kế sức khỏe sinh thái. Các tiêu chuẩn xem 
xét đánh giá theo IES, bao gồm các nhóm: 
Bảng 2. Các nhóm tiêu chí xem xét đánh giá theo IES (Lưu Đức Hải, 2005) 
STT Nhóm tiêu chuẩn 
1 Cơ cấu: 
- Cơ cấu đô thị: về sử dụng đất và kiến trúc đô thị 
- Giao thông đô thị với thứ tự ưu tiên: giao thông đi bộ, xe đạp, thang vận (elevators, 
escalators), giao thông công cộng bằng xe điện hoặc tàu điệ ...  ra vào làm từ “gỗ lớp” và “ các chất tổng hợp” của gỗ sú, khung cửa sổ 
và cửa ra vào làm từ thép và nhôm tái sinh, tất cả các trang thiết bị của nhà sinh thái đều được 
làm từ kim loại tái sinh và chất tổng hợp. 
So sánh, phân tích và tổng hợp: So sánh để lựa chọn ra các vấn đề có liên quan 
gần, đầy đủ nội dung và hàm ý. Phân tích là phương pháp chia tổng thể hay chia một số 
vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết. Tổng hợp là 
phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được phân tích, khái 
quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể. 
3. Kết quả và thảo luận 
Nắm bắt xu thế từ việc thành phố Thủ Dầu Một phát triển thành thành phố thông 
minh và sự tương đồng giữa thành phố thông minh và đô thị sinh thái ở tiêu chí: “môi 
trường thông minh”, nhóm tác giả mạnh dạn đề xuất tiêu chí xây dựng nhà ở sinh thái 
tại thành phố Thủ Dầu Một, và khi thành phố Thủ Dầu Một phát triển thành thành phố 
thông minh thì nhà ở sinh thái vẫn phù hợp tồn tại và phát triển song hành. 
“Thành phố thông minh là nơi mà công nghệ trở nên sống động”- theo quan điểm 
của Peter Sany, Giám đốc điều hành TM Forum (Hiệp hội thành viên toàn cầu về kinh 
doanh kỹ thuật số) đó là một khái niệm đơn giản nhất để hiểu thuật ngữ Thành phố 
thông minh. Thành phố thông minh được hiểu là sự hội tụ của 3 yếu tố gồm: hạ tầng 
hiệu quả, phát triển bền vững và môi trường sống thân thiện. Với các tiêu chuẩn: 
 Thành phố có nền kinh tế thông minh, gồm các yếu tố sáng tạo, hợp tác đầu 
tư, thương hiệu, hiệu quả sản xuất và thị trường lao động linh hoạt gồm cả 
trong và ngoài nước...; 
 Đi lại thông minh: cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại; 
 Cư dân thông minh: cư dân thông minh không chỉ là trình độ học vấn và chất 
lượng đào tạo mà còn bao gồm các tương tác hướng đến một xã hội mở, nâng 
cao sự giao tiếp và tương tác của người dân với các cơ quan nhà nước; 
 Môi trường thông minh: sử dụng các giải pháp thông minh để giảm chi phí xã 
hội và tài nguyên tiêu thụ, đồng thời, quản lý hiệu quả năng lượng, giảm ô 
nhiễm; 
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.06.092 
 32 
Quản lý đô thị thông minh và cuộc sống thông minh gồm các khía cạnh của quản 
lý, đảm bảo chất lượng cuộc sống và dịch vụ cho cư dân, sử dụng các công nghệ và thiết 
bị tiên tiến để nâng cao chất lượng cuộc sống và các tiện ích của người dân; (4)Chọn 
thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương là địa phương để phát triển theo hướng thành phố 
thông minh, bà Mary Ann Schreurs, Phó Thị trưởng thành phố Eindhoven (Hà Lan) cho 
biết, cách đây 20 năm, Eindhoven của Hà Lan có xuất phát điểm tương đồng với thành 
phố Thủ Dầu Một. Khi đó, Eindhoven chỉ là vùng đất phát triển công nghiệp nhỏ lẻ và 
truyền thống, không có sân bay, cảng biển...“Có quá nhiều thách thức buộc chúng ta 
phải thay đổi cách vận hành. Nhưng mọi thay đổi suy cho cùng cũng chỉ là phục vụ 
người dân được tốt hơn”, bà Mary Ann Schreurs nói. Chính từ suy nghĩ đó, bà cùng các 
chuyên gia đến Việt Nam lần này là muốn giúp thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương 
phát triển theo hướng thành phố thông minh dựa trên nguồn cảm hứng từ thành phố 
Eindhoven. Eindhoven được cộng đồng quốc tế công nhận là một trong những thành 
phố thông minh nhất thế giới. 
Theo quyết định định số 3206/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Đề án thành phố 
thông minh – Bình Dương ban hành ngày 21/11/2016 thì việc xây dựng thành phố Thủ 
Dầu Một trở thành thành phố thông minh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của 
công dân, giảm chi phí xã hội và tiêu thụ tài nguyên, đồng thời cải thiện sự giao tiếp và 
tương tác giữa người dân và chính quyền là mục tiêu mà thành phố Thủ Dầu Một, Bình 
Dương đang hướng tới. 
Thành phố thông minh là thành phố kết nối với những công nghệ hiện đại giúp 
kiểm soát tốt, phát triển bền vững môi trường, kinh tế, xã hội. Trên con đường đi tới xây 
dựng thành phố thông minh thì xu thế phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và 
sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn năng lượng là vấn đề được quan tâm hàng đầu vì nó 
gắn liền với việc đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. 
Do đó, việc phát triển “nhà ở sinh thái” cũng là một trong những mô hình góp phần không 
nhỏ trong việc đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân trong tương lai. 
Từ việc tổng hợp một số tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu 
đã đúc kết được một “nhà ở sinh thái” là một ngôi nhà có sự quản lí tốt trong việc sử dụng 
tài nguyên (trong xây dựng và chu kỳ sống) bằng công nghệ hiện đại và kiểm soát tốt nguồn 
thải bằng việc phân loại, thu hồi, tuần hoàn chúng. Đồng thời “nhà ở sinh thái” cũng là nơi 
cung cấp môi trường thoải mái để sinh sống, gắn kết các thành viên trong gia đình. Hoàn 
toàn thích hợp với các tiêu chí phát triển thành phố thông minh. Tuy nhiên, để đạt được sự 
tuyệt đối về các chỉ tiêu sinh thái, các tiêu chuẩn đo lường chất lượng ngôi nhà sinh thái 
(chẳng hạn như Mã cho ngôi nhà bền vững AECB building knowledge tiêu chuẩn sử dụng 
năng lượng hiệu quả trong ngôi nhà và BREEAM Eco Homes phương pháp đánh giá môi 
trường, giải quyết nhiều vấn đề về môi trường và bền vững khác nhau cho phép các nhà 
phát triển, nhà thiết kế chứng minh được các tiêu chuẩn môi trường của các ngôi nhà đã đạt 
tiêu chuẩn) là một điều hết sức khó khăn. Vì thế, cần dựa vào nét đặc trưng của thành phố 
Thủ Dầu Một về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội, mà thiết lập nên khung 
tiêu chuẩn phù hợp được trình bày trong bảng 4. 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 6(49)-2020 
 33 
Bảng 4. Khung tiêu chuẩn nhà ở sinh thái tại thành phố Thủ Dầu Một 
Điều kiện địa phƣơng Khung tiêu chuẩn 
Tự 
nhiên 
Địa hình 
Thành phố Thủ Dầu Một với địa 
hình mang tính phân bậc theo 
hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, 
tương đối bằng phẳng. 
– Có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội 
đồng bộ, đáp ứng yêu cầu hiện tại và phát triển 
trong tương lai. 
– Việc xây dựng nhà cách xa các hệ thống giao 
thông chính của thành phố hoàn toàn có thể, mà 
vẫn đảm bảo cho việc di chuyển dễ dàng. 
– Cao độ sàn lối vào nhà phải cao hơn cao độ 
lề đường ở lối vào tối thiểu 0,15 m. (theo Tiêu 
chuẩn quốc gia TCVN 4451:2012 về Nhà ở – 
Nguyên tắc cơ bản để thiết kế). 
Khí hậu 
Mang nét đặc trưng của vùng Đông 
Nam bộ với khí hậu nhiệt đới gió 
mùa ổn định, phân chia thành hai 
mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa, 
nắng nóng, bức xạ mặt trời cao từ 
phía tây trung bình khoảng 140 
Kcal/cm
2
/năm. 
Số giờ nắng trung bình/tháng 160-
270 giờ. Nhiệt độ không khí trung 
bình 26,5
0C. Nhiệt độ cao tuyệt đối 
40
0C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. 
– Như vậy nếu xây dựng nhà ở thì mặt trước 
phải tránh hướng tây, vì hướng tây sẽ làm cho 
nhà nóng trong khí hậu nhiệt đới 
– Có thể sử dụng những tấm pin mặt trời lắp đặt 
hướng về phía tây để lấy năng lượng, tích trữ, 
cung cấp điện cho ngôi nhà, có thể tốn kém để 
lắp đặt, nhưng tiết kiệm lâu dài. Điện từ năng 
lượng mặt trời được sử dụng cho hệ thống nước 
nóng lạnh các thiết bị điện trong nhà với công 
suất phù hợp. 
Lượng 
mưa 
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến 
11, mùa khô từ khoảng tháng 12 
năm trước đến tháng 4 năm sau, 
lượng mưa nhiều trung bình hàng 
năm 1.800 mm đến 2.000 mm (8) 
– Thiết kế hệ thống thoát nước mưa trên mái để 
đảm bảo thoát nước mưa với mọi thời tiết trong 
năm. 
– Các ống đứng thoát nước mưa không được 
phép rò rỉ, bố trí không ảnh hưởng đến mỹ quan 
kiến trúc và được đưa vào bể tích trữ nước của 
ngôi nhà. Sử dụng cho mục đích tưới tiêu, sinh 
hoạt của ngôi nhà. 
Kinh 
tế – xã 
hội 
Nguồn 
nước cấp 
Thành phố còn có lưu vực sông lớn 
sông Sài Gòn, nơi tích trữ nước cho 
Công ty cổ phần nước – Môi trường 
Biwase Bình Dương. 
Cùng với lượng nước thải sinh hoạt 
được nhà máy xử lý theo chu trình xử 
lý – ASBR (Công nghệ xử lý gồm: 
Nước thải từ hộ thoát nước → Bể 
tiếp nhận/song chắn rác → Bể lắng 
cát thổi khí → ASBR → Khử trùng 
bằng tia cực tím → Hồ ổn định → 
sông Sài Gòn) với công suất là 
17.650 m
3/ng.đ. Với hiệu quả xử lý 
cao, đạt theo chuẩn đầu ra theo 
QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) 
Do đó, công ty hoàn toàn có thể đáp ứng nhu 
cầu sử dụng nước 180 – 200 lít/ngày/người cho 
thành phố Thủ Dầu Một. 
Độ phủ 
xanh 
Với nguồn tài nguyên đất đa dạng, 
phong phú, chiếm phần lớn là đất 
xám phù sa cổ và đất phèn, ngoài ra 
trên thị trường ngày nay có rất 
nhiều loại đất sạch, có thể dùng 
trồng rau sạch cung cấp lương thực 
đảm bảo an toàn. 
– Có thể tận dụng trồng cây, trồng rau, phủ 
xanh, tăng lượng oxi, độ thông thoáng cho ngôi 
nhà. 
– Diện tích phủ xanh 12 – 15 m2/ người sao cho 
phù hợp số người ở, diện tích nhà. 
https://doi.org/10.37550/tdmu.VJS/2020.06.092 
 34 
Nguyên 
vật liệu 
cần thiết 
trong xây 
dựng, 
thiết kế 
nhà 
Hiện nay, trên thị trường thành phố 
Thủ Dầu Một đã phát triển khá 
mạnh về nguyên vật tư xây dựng, 
cũng như nội thất bên trong ngôi 
nhà. Đa dạng về loại hình, mẫu mã, 
bao bì, giá cả, chất lượng,... 
Nguyên vật liệu nên quan tâm các yêu tố: 
– Tính bền vững của nguyên vật liệu được sử 
dụng. 
– Tuổi thọ của vật liệu. 
– Đặc tính hoạt động của nó. 
– Khả năng tái sử dụng hoặc tái chế khi kết thúc 
cuộc đời. 
Quản lý 
chất thải 
Chất thải rắn: 
– Bố trí thêm thùng rác, phân loại 
rác theo màu (rác vô cơ màu cam, 
rác hữu cơ màu đỏ, rác nguy hại 
màu vàng) 
– Thu hồi phân thải bằng hệ thống 
tích trữ dưới hố xí. 
Nước thải: 
– Nước sau rửa rau, rửa thực phẩm 
Chất thải rắn: 
– Từ việc phân loại có thể thu hồi rác, tái chế 
giấy, chai nhựa, dùng trang trí cho ngôi nhà. 
– Tái sử dụng lại thực phẩm thừa (bã cà phế, trà, 
cuống rau muốn,) cho vào thùng ủ cùng với bột 
xương, bột vỏ trứng cắt nhỏ, xay nhuyễn chúng và 
hòa với nước tưới vào đất cho cây sử dụng. Dẫn 
đến giảm lượng rác thải đi vào bãi chôn lấp. 
– Việc giữ lại phân thải sử dụng vi sinh để ủ, 
sau một thời gian dùng bón phân cho cây. 
Nước thải: 
– Tận dụng lại để làm nước tưới tiêu cây xanh, 
rau sạch trong vườn nhà 
Thiết bị 
tiết kiệm 
điện, thu 
hồi năng 
lượng 
Với trình độ phát triển của khoa 
học, kĩ thuật hiện nay, nhiều vật 
dụng ra đời giúp tiết kiệm nguồn tài 
nguyên, thu hồi nguồn thải từ hoạt 
động sinh hoạt trong nhà 
– Chọn cửa sổ bằng gỗ chứ không phải là UPVC 
hoặc kim loại, để dễ dàng sửa chữa, cách điện, 
kéo dài tuổi thọ và ít gây ô nhiễm hơn so với 
UPVC rẻ hơn. 
– Khói thải từ việc nấu ăn được hấp thụ bởi hệ 
thống thu khí dành riêng cho nhà bếp. 
– Thay thế bếp gas thành bếp điện từ, hạn chế sử 
dụng nguồn khí tự nhiên và rút ngắn thời gian 
nấu nướng. 
– Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, vòi sen tiết 
kiệm nước, 
– Hạn chế sử dụng các thiết bị phát sinh nhiệt thừa, 
khí thải, cũng như tiêu thụ nhiều năng lượng điện, 
nước như là máy lạnh, tủ lạnh, bàn ủi,... 
Ngoài những dữ liệu tổng hợp từ các nghiên cứu về “nhà ở sinh thái” và hướng 
phát triển của thành phố Thủ Dầu Một trong tương lai thì khung tiêu chuẩn đã nói lên 
thành phố này hoàn toàn thích hợp để xây dựng nên những ngôi nhà sinh thái, với đầy 
đủ các điều kiện về vật liệu sinh thái, lượng bức xạ mặt trời tạo năng lượng điện hay 
những phương thức tuần hoàn lại chất thải trong ngôi nhà, thành phố Thủ Dầu Một đều 
có khả nắng đáp ứng. Tuy không thể đáp ứng tối ưu về các chỉ tiêu sinh thái của các tổ 
chức đánh giá “nhà ở sinh thái” như đã nêu trên, nhưng phần nào cũng góp phần thay 
đổi tư duy, tạo hiệu ứng mới mẻ giúp cộng đồng dân cư nhận thấy tầm quan trọng trong 
việc bảo vệ môi trường, “nhà ở sinh thái” không chỉ làm giảm thiểu ô nhiễm mà còn tiết 
kiệm năng lượng cho thế hệ mai sau. 
4. Kết luận 
 Ý tưởng sống trong một ngôi nhà hiệu quả về mặt môi trường, tạo ra sức mạnh 
của chính mình, giảm lãng phí và chi phí hoạt động, an toàn và có thể làm gì đó có ích 
để giúp đỡ môi trường là điều vô cùng có ý nghĩa. Đó có thể gọi là một bước tiến tới 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 6(49)-2020 
 35 
cuộc sống tốt đẹp. Do đó, nghiên cứu bước đầu đề xuất khung tiêu chuẩn riêng cho “nhà 
ở sinh thái” tại thành phố Thủ Dầu Một là một trong những đề xuất thú vị trong xây 
dựng và thiết kế nhà tương lai thông minh tại thành phố này. Giúp tăng sự lựa chọn về 
không gian sống, ý thức về môi trường, giảm chi phí về năng lượng trong tương lai. Một 
sự lựa chọn đầy thông minh và cần thiết. Tuy nhiên, việc đề xuất một số tiêu chuẩn này 
bên cạnh các yếu tố khách quan, có cơ sở khoa học chặt chẽ, có thông tư nghị định 
được tác giả tham khảo còn có các yếu tố chủ quan từ phía tác giả. Nghiên cứu này nếu 
còn thời gian tác giả sẽ đề xuất phương pháp chuyên gia và cho trọng số các tiêu chuẩn 
để lựa chọn, khi đó chắc chắn rằng một số tiêu chuẩn của khung đề xuất bước đầu này 
sẽ thuyết phục hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] United Nations, Economic Commission for Europe (2009). Green Homes: Towards Energy-
Efficient Housing in the United Nations Economic Commission for Europe Region. 
UNECE. 
[2] Arc Eziyi O.Ibem, Egidario B.Aduwo (2015). A framework for understanding sustainable 
housing for policy development and practical actions. Conference: Architects Colloquium. 
At: Abuja. Nigeria. 
[3] Lý Khánh Tâm Thảo (chủ nhiệm, 2009). Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng khu dân cư 
sinh thái tại thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài khoa học công nghệ. Sở Khoa học Công nghệ 
thành phố Hồ Chí Minh – Trường Đại học Văn Lang. 
[4] Nguyễn Thị Dương Thủy (2010), Nghiên cứu thiết kế mô hình nhà ở sinh thái dựa trên 
nguyên tắc tiết kiệm năng lượng và tận dụng các nguồn tài nguyên tái tạo. Đồ án tốt nghiệp. 
Trường đại học Kỹ Thuật Công nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh. 
[5] Đoàn Cảnh (2010). Góp phần hình thành hệ thống tiêu chí xây dựng đô thị sinh thái thành 
phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại và bền vững. Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
[6] Lưu Đức Hải (2011). Đô thị sinh thái trong phát triển đô thị ở Việt Nam. Tạp chí Quy hoạch 
Đô thị, số 05. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_khung_tieu_chuan_nha_o_sinh_thai_tai_thanh_pho_th.pdf