Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An

Sa nhân tím (Amomum longiligulare) là loài cây thuốc quý, tinh dầu Sa

nhân cũng được dùng nhiều trong sản xuất hoá mỹ phẩm. Trong quy hoạch phát triển

dược liệu tỉnh Nghệ An, Sa nhân là một trong 3 nhóm loài được đề xuất trồng trên diện

tích 100 ha ở vùng miền núi. Tuy nhiên, ở Nghệ An, loài này phân bố rất ít trong tự

nhiên, khó phát triển thành vùng nguyên liệu. Vì vậy, nghiên cứu đã tiến hành đưa

giống Sa nhân tím nuôi cấy mô vào trồng thí điểm dưới tán rừng tự nhiên tái sinh nhằm

tìm hiểu điều kiện sinh thái tối ưu, từ đó có các khuyến cáo cho việc gây trồng, phát

triển cây Sa nhân tím ở miền núi Nghệ An. Kết quả cho thấy, Sa nhân tím phù hợp

trồng dưới tán rừng tự nhiên, nơi có độ che tán 30% - 50%, độ cao 100 - 800 m so với

mực nước biển, lượng mưa 2.000 - 3.000 mm/năm, độ ẩm đất trên 20%. Sau 2 năm cây

cho quả, có 2 vụ quả, thu được khoảng 120 kg quả khô/1 ha/vụ.

Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An trang 1

Trang 1

Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An trang 2

Trang 2

Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An trang 3

Trang 3

Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An trang 4

Trang 4

Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An trang 5

Trang 5

Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An trang 6

Trang 6

Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An trang 7

Trang 7

Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 5120
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An

Nghiên cứu gây trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L.Wu) dưới tán rừng tự nhiên ở vùng miền núi Nghệ An
Đ. T. M. Châu, N. T. Hải / Nghiên cứu gây trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L. Wu) 
 12 
NGHIÊN CỨU GÂY TRỒNG 
CÂY SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T. L.Wu) 
DƯỚI TÁN RỪNG TỰ NHIÊN Ở VÙNG MIỀN NÚI NGHỆ AN 
Đào Thị Minh Châu (1), Nguyễn Thượng Hải (2) 
1 Viện Công nghệ Hóa Sinh - Môi trường, Trường Đại học Vinh 
2 
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Cửa Lò, Nghệ An 
Ngày nhận bài 16/9/2020, ngày nhận đăng 11/12/2020 
Tóm tắt: Sa nhân tím (Amomum longiligulare) là loài cây thuốc quý, tinh dầu Sa 
nhân cũng được dùng nhiều trong sản xuất hoá mỹ phẩm. Trong quy hoạch phát triển 
dược liệu tỉnh Nghệ An, Sa nhân là một trong 3 nhóm loài được đề xuất trồng trên diện 
tích 100 ha ở vùng miền núi. Tuy nhiên, ở Nghệ An, loài này phân bố rất ít trong tự 
nhiên, khó phát triển thành vùng nguyên liệu. Vì vậy, nghiên cứu đã tiến hành đưa 
giống Sa nhân tím nuôi cấy mô vào trồng thí điểm dưới tán rừng tự nhiên tái sinh nhằm 
tìm hiểu điều kiện sinh thái tối ưu, từ đó có các khuyến cáo cho việc gây trồng, phát 
triển cây Sa nhân tím ở miền núi Nghệ An. Kết quả cho thấy, Sa nhân tím phù hợp 
trồng dưới tán rừng tự nhiên, nơi có độ che tán 30% - 50%, độ cao 100 - 800 m so với 
mực nước biển, lượng mưa 2.000 - 3.000 mm/năm, độ ẩm đất trên 20%. Sau 2 năm cây 
cho quả, có 2 vụ quả, thu được khoảng 120 kg quả khô/1 ha/vụ. 
Từ khoá: Sa nhân tím; điều kiện sinh thái; gây trồng dưới tán rừng. 
1. Đặt vấn đề 
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước với gần 1 triệu ha rừng, trong đó 
chủ yếu là rừng tự nhiên. Có gần 300.000 người dân sống phụ thuộc trực tiếp hoặc gián 
tiếp vào rừng, với sinh kế chủ yếu là khai thác tài nguyên rừng và đốt nương làm rẫy. 
Cho đến nay, các nguồn thu từ công tác quản lý, bảo vệ rừng rất ít. Vì thế, rất cần có 
các biện pháp canh tác rừng bền vững để người dân vừa sống tốt vừa bảo vệ, phát triển 
rừng [4]. Ở Nghệ An, Sa nhân đã được quy hoạch trồng ở các huyện Con Cuông, 
Tương Dương, Quỳ Hợp, Quỳ Châu và Anh Sơn trong quy hoạch phát triển dược liệu 
của tỉnh [4]. 
Sa nhân là 1 chi thực vật có nhiều loài cây thuốc quí, được sử dụng phổ biến 
trong đông y và làm hương liệu. Sa nhân tím (Amomum longiligulare) là loài khá dễ 
trồng, cho nhiều quả, khối hạt chắc, nhiều tinh dầu. Sau 2 - 3 năm trồng, có thể thu hoạch 
từ 150 - 250 kg quả khô/1ha, giá thu mua tại chỗ 200.000 đ/kg khô. Như vậy, bình quân 
mỗi ha trồng Sa nhân tím dưới tán rừng có thể thu lợi từ 30 - 50 triệu đồng/năm. Hàng 
năm, cả nước có thể khai thác được một nghìn tấn quả sa nhân khô, chủ yếu dành cho 
xuất khẩu. Hiện nay, nhu cầu trong nước đối với quả và hạt Sa nhân khô rất lớn, để phục 
vụ sản xuất dược phẩm và tinh dầu [2]. 
Vì thế, nghiên cứu trồng thử nghiệm 1 ha cây Sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên 
ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nhằm xác định được các điều kiện sinh thái phù hợp 
để hoàn chỉnh quy trình nhân giống và trồng Sa nhân tím (Amomum longiligulare) dưới 
tán rừng tự nhiên vùng miền núi Nghệ An là việc làm rất cần thiết cho việc đề xuất các 
biện pháp phát triển vùng dược liệu dưới tán rừng ở Nghệ An. 
Email: daochau27@gmail.com (Đ. T. M. Châu) 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4A/2020, tr. 12-19 
 13 
2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu: Sa nhân tím (Amomum longiligulare) là một loài thuộc chi 
Sa nhân (Amomum), họ Gừng (Zingiberaceae). Chi Sa nhân có khoảng 250 loài phân bố 
chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là khu vực nhiệt đới Đông Nam và Nam Á. Ở Việt 
Nam, đã thống kê được trên 30 loài thuộc chi Sa nhân, chúng phân bố tập trung ở các 
tỉnh Tây Nguyên (Đắc Lắc, Gia Lai) và Khu vực Trung du miền núi phía Bắc (Yên Bái, 
Phú Thọ, Hoà Bình) [1]. 
Sa nhân tím còn gọi là Sa nhân lưỡi dài, là loài thân thảo sống nhiều năm, cao 1,5 
- 2,5m, ưa ẩm, chịu bóng nên có thể trồng được dưới tán rừng, vừa giúp tăng độ che phủ 
đất rừng, giữ nước, chống xói mòn, vừa giúp tăng thu nhập cho người dân. Loài Sa nhân 
tím cũng có thể trồng ở những nơi tráng nắng (trên đất sau nương rẫy) tạo thành những 
quần thể lớn thuần loài. Loài Sa nhân tím là cây dễ trồng vì chúng thích nghi tốt với các 
loại đất, có khả năng tái sinh vô tính khỏe và tái sinh tự nhiên từ hạt lớn [2]. 
Giống cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) được đưa vào trồng 
trong mô hình thử nghiệm là giống cây nuôi cấy mô được lấy từ Trạm giống cây lâm sản 
ngoài gỗ Hoành Bồ thuộc Trung tâm Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. 
Thời gian nghiên cứu: Mô hình bắt đầu trồng từ tháng 2 năm 2018. Theo dõi sự 
sinh trưởng và phát triển của cây trong 2 năm. Tháng 7 năm 2020 thì nghiệm thu mô 
hình. 
Địa điểm: Mô hình trồng thử nghiệm dưới tán rừng tự nhiên tái sinh trong Phân 
khu dịch vụ hành chính của Vườn quốc gia Pù Mát, tại xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, 
tỉnh Nghệ An. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Kế thừa tài liệu về Quy trình nhân giống, gây trồng, thu hái Sa nhân tím của 
Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam và Trung tâm Cây giống cây nguyên 
liệu Tam Đảo [3]. 
Để xác định được điều kiện sống phù hợp và điều kiện sinh trưởng tối ưu của cây 
Sa nhân tím dưới tán rừng, các yếu tố sinh thái tự nhiên có ảnh hưởng chính đến sự sinh 
trưởng và phát triển của loài như độ che bóng, độ ẩm, độ dốc đã được bố trí trên mô hình 
và được đo đạc, theo dõi trong suốt quá trình. Độ che bóng, độ dốc được xác định bằng 
phần mềm HabitApp; độ ẩm được xác định bằng sự tổn thất khối lượng của mẫu đất sau 
khi sấy khô. 
Mô hình bố trí thành 20 khu vực nhỏ, mỗi khu vực khoảng 500 m2. Cụ thể như sau: 
- Khu vực 1: Địa hình bằng phẳng, được chia thành các khu nhỏ hơn có các điều 
kiện sinh thái khác nhau (ven suối, xa suối; che tán 10%, 25%, 40%, 55%, 70%). 
- Khu vực 2: Địa hình dốc khoảng 35o, chia thành các khu nhỏ hơn có các điều 
kiện sinh thái khác nhau (ven suối, xa suối, che tán 10%, 25%, 40%, 55%, 70%). 
Đ. T. M. Châu, N. T. Hải / Nghiên cứu gây trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L. Wu) 
 14 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Ảnh hưởng của độ che bóng đến cây Sa nhân tím 
3.1.1. Ảnh hưởng của độ che bóng đến tỷ lệ sống của cây con 
Tháng 8/2018, đưa 1.500 cây giống nuôi cấy mô (giống do Trung tâm Nghiên 
cứu Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam sản xuất) đặt vào vườn ươm, tưới nước đủ. Trên diện 
tích 1 ha dưới tán rừng, chuẩn bị 1500 hố, bón lót phân chuồng, ủ trong 1 tháng, chờ cây 
ổn định và đưa ra trồng. Ngay sau khi trồng, các cây được tưới nước 2 ngày. Sau đó để 
cây tự phát triển dựa vào độ ẩm của đất. 
Theo dõi mô hình từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2018 thấy nhiều cây con bị chết 
khi phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt ở những vị trí vừa nắng vừa khô hạn. 
Bảng 1 trình bày tỷ lệ sống sót của cây con sau 3 tháng trồng dưới các điều kiện che 
bóng khác nhau, tỷ lệ cây chết cao nhất ở nơi che bóng 10% và tỷ lệ sống sót cao nhất ở 
nơi che bóng 55%. 
Bảng 1: Ảnh hưởng của che bóng đến tỷ lệ sống sót của cây con sau 3 tháng trồng 
Độ che bóng 10% 25% 40% 55% 70% 
Tỷ lệ sống của cây con 15% 30% 60% 85% 80% 
 Che bóng: 10% 25% 55% 70% 
Hình 1: Các cây con sau khi trồng 2 tháng trong các điều kiện che bóng khác nhau. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4A/2020, tr. 12-19 
 15 
3.1.2. Ảnh hưởng của độ che bóng đến sự sinh trưởng của cây 
Tiếp tục theo dõi mô hình từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2020, một số cây ở những 
nơi tán che bóng 10% tiếp tục không chịu được nắng hạn nên héo, úa dần và chết. Những 
cây sống khỏe và tăng chiều cao nhanh hơn ở các khu vực che bóng 40% và 55%. Đặc 
biệt vào mùa hè, các cây ở khu vực che bóng thấp (10%, 25%) yếu, tăng trưởng chiều 
cao ít và có xu hướng còi cọc. Còn các cây ở khu vực che bóng 70% có lá xanh thẫm, cây 
nhỏ và có xu hướng vươn cao. 
Mùa mưa năm 2019 và mùa xuân năm 2020, các cây ở khu vực che bóng 40% và 
55% phát triển thân ngầm mạnh, đầu đẻ nhánh nhiều, tạo nên các cây con mới, mỗi gốc 
phát triển thành từng khóm có 5 - 6 cây. Ở các khu vực che bóng 10%, 25%, 70% các 
cây ít phát triển thân ngầm và đẻ nhánh. 
Bảng 2: Ảnh hưởng của độ che bóng đến sự sinh trưởng của cây 
Độ che bóng 10% 25% 40% 55% 70% 
Chiều cao của cây trung bình của cây 0,6 m 1 m 1,3 m 1,4 m 1,5 m 
Phát triển thân ngầm và nhánh con 20% 50% 80% 60% 40% 
3.1.3. Ảnh hưởng của độ che bóng đến sự ra hoa kết trái 
Cuối hè năm 2019, một số gốc Sa nhân tím sống khỏe ở khu vực có độ che bóng 
40%, 55% đã cho ra quả bói. Đến tháng 7/2020, hầu hết các cây ở khu vực che bóng 
40%, phần lớn các cây ở khu vực che bóng 55% và một số ít cây ở khu vực che bóng 
25% đã cho ra nhiều hoa và quả. Tuy nhiên các cây ở khu vực che bóng 10% vẫn còn 
thấp còi và ít đẻ nhánh. Còn các cây ở khu vực che bóng 70% lại mọc cao, thân mảnh và 
chưa có hoa, quả (Bảng 3). 
Bảng 3: Ảnh hưởng của độ che bóng lên tỷ lệ ra hoa, kết trái 
Độ che bóng 10% 25% 40% 55% 70% 
Tỷ lệ ra hoa, kết trái 0% 40% 85% 60% 5% 
3.2. Ảnh hưởng của độ ẩm và lượng mưa đến loài Sa nhân tím 
3.2.1. Ảnh hưởng của độ ẩm và lượng mưa đến tỷ lệ sống của cây con 
Sa nhân tím là cây ưa ẩm, phát triển mạnh ở những khu vực có lượng mưa cao 
(2.000 - 3.000 mm/năm). Vì thế, độ ẩm và lượng mưa ảnh hưởng rất lớn đến cây. 
Ở các khu vực che bóng thấp (10%), đất sau khi bị phát bỏ lớp thực bì thì bị 
phơi dưới nắng nóng nên khô và nóng. Hơn nữa, lớp tàn tích thực vật ở khu vực này 
cũng kém phát triển hơn nên không che phủ được mặt đất và gốc cây Sa nhân vào mùa 
hè. Vì thế, những cây con ở nơi tráng nắng bị chết nhiều sau khi trồng và tiếp tục héo 
úa vào mùa hè. 
Bảng 4 trình bày tỷ lệ sống của cây con trong các điều kiện khác nhau của độ ẩm 
đất. Theo dõi độ ẩm của đất 3 đợt trong 3 tháng sau khi trồng cho thấy: Khu vực đất thấp 
và bằng phẳng gần suối (Bvs) có độ ẩm cao nhất, trung bình 28% và tỷ lệ sống của cây 
con cao nhất (60%). Khu vực tiếp theo là khu vực đất dốc ở gần suối (Dvs), khu vực đất 
thấp và bằng xa suối (Bxs) và ít ẩm nhất là ở khu vực đất dốc xa suối (Dxs). 
Đ. T. M. Châu, N. T. Hải / Nghiên cứu gây trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L. Wu) 
 16 
Bảng 4: Ảnh hưởng của độ ẩm đất trồng đến tỷ lệ sống của cây con 
Độ ẩm đất 28% (Bvs) 24% (Dvs) 20% (Bxs) 17% (Dxs) 
Tỷ lệ sống của cây con 62% 54% 55% 38% 
Cây Sa nhân không chịu được khô, nắng nên cần trồng vào đầu mùa xuân hoặc 
mùa thu, khi lượng mưa lớn, độ ẩm cao và nắng nóng vừa phải. Sau khi cây con được 
trồng, cần phải tưới nước ngay nếu không có mưa. Nếu đất kém ẩm thì phải tưới trong 
vòng 15 - 20 ngày để duy trì độ ẩm của đất, đảm bảo tỷ lệ sống của cây con cao. 
3.2.2. Ảnh hưởng của độ ẩm và lượng mưa đến sự tăng trưởng chiều cao cây và 
đẻ nhánh 
Tại mô hình thí điểm cho thấy, ở những khu vực có độ ẩm cao và đặc biệt là 
nhiều tàn tích thực vật che phủ gốc thì các thân ngầm phát triển mạnh, đẻ nhánh khỏe 
hơn. Về chiều cao cây (đo vào tháng 12/2019), không có sự khác biệt nhiều giữa các khu 
vực (Bảng 5). 
Bảng 5: Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến sự tăng trưởng chiều cao cây và đẻ nhánh 
Độ ẩm đất 28% (Bvs) 24% (Dvs) 20% (Bxs) 17% (Dxs) 
Chiều cao trung bình của cây 1,35 m 1,35 m 1,3 m 1,2 m 
Phát triển nhánh con (số cây nhánh) 6,3 5,5 4 2 
Khu vực xây dựng mô hình là nơi có lượng mưa cao (2.300 mm/ năm), tầng đất 
dày, lớp thảm mục nhiều, giữ được độ ẩm của đất cao. Các cây ở khu vực thấp, gần suối 
tăng trưởng mạnh hơn các khu vực còn lại. Đặc biệt, ở những khu vực có lớp tàn tích 
thực vật lớn, tàn tích phủ dày trên mặt đất thì các thân ngầm phát triển mạnh, đẻ nhánh 
con nhiều. Cây Sa nhân thường phát triển thân ngầm và đẻ nhánh con vào các mùa mưa 
ẩm (xuân và thu). 
Vào cuối mùa xuân và mùa thu, Sa nhân tím cần được tưới nước và vun tấp gốc 
để giữ ẩm, đảm bảo sự phát triển của thân ngầm, cây con vào mùa hè và mùa đông. Vật 
liệu dùng để vun tấp vào gốc gồm các tàn tích thực vật rụng dưới tán rừng, rơm rạ và các 
phụ phẩm nông nghiệp (nếu có) trộn với đất. 
3.2.3. Ảnh hưởng của độ ẩm và lượng mưa đến sự ra hoa kết trái 
Sa nhân tím ra hoa kết trái 2 lần trong năm, từ tháng 6 - tháng 8 (vụ hè - vụ chính) 
hoặc từ tháng 10 - tháng 12 (vụ đông). Vào những mùa khô, cây thường ít phát triển thân 
ngầm và đẻ nhánh mà tập trung vào ra hoa và kết trái. Ghi chép và kiểm tra sự ra hoa, 
quả của cây Sa nhân vào tháng 6, tháng 7/2020 cho thấy độ ẩm không chênh lệch nhiều 
giữa các khu vực khác nhau. Tuy nhiên, những khóm cây, gốc cây được vun tấp dày, có 
độ che bóng trung bình thì số hoa nhiều hơn, đậu quả tốt hơn, từ 10 - 12 quả/gốc (Hình 
2a). Còn ở những gốc cây không được vun tấp, ít tàn tích thực vật che phủ gốc thì hoa 
thường bị lụi, ít đậu quả (Hình 2b). 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4A/2020, tr. 12-19 
 17 
3.3. Ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến loài Sa nhân tím 
Theo kết quả ghi chép được trong quá trình theo dõi thì độ dốc địa hình không phải 
là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tỷ lệ sống của cây con. Tuy nhiên, địa hình có ảnh hưởng 
đến độ ẩm của đất và lớp tàn tích thực vật, mùn bã hữu cơ được giữ lại trên mặt đất nên 
địa hình tác động gián tiếp để tỷ lệ sống của cây con, sự tăng trưởng về chiều cao thân, khả 
năng phát triển thân ngầm và đẻ nhánh, mức độ ra hoa kết trái của Sa nhân tím. 
Bảng 6 trình bày một số khác biệt về sự sự tăng trưởng chiều cao cây, phát triển 
thân ngầm, đẻ nhánh cây con ở 2 khu vực khác nhau: Khu vực có địa hình dốc từ 25 - 30 
độ và khu vực khá bằng phẳng. 
Bảng 6: Ảnh hưởng của độ dốc địa hình đến tỷ lệ sống của cây con, 
 sự tăng trưởng chiều cao cây, phát triển thân ngầm, đẻ nhánh cây con 
Độ ẩm đất 
Tỷ lệ sống 
của cây con 
Sự tăng trưởng 
chiều cao cây 
Phát triển 
thân ngầm 
Đẻ nhánh 
cây con 
Khu vực có địa hình dốc 55% 1,30 m Bán kính 0,9 m 5 nhánh 
Khu vực khá bằng phẳng 61% 1,35 m Bán kính 1,2 m 6 nhánh 
Hình 3: Một số hình ảnh của mô hình Sa nhân tím 
vào thời điểm tháng 3 và tháng 6 năm 2020 
Hình 2a: Cụm hoa và quả ẩn 
dưới lớp lá mục 
Hình 2b: Hoa lụi sớm và 
ít hình thành quả 
Các cây sa nhân phát triển 
nhiều nhánh (tháng 3) 
Các cây chồi nhánh 
và cụm hoa quả (tháng 6) 
Đ. T. M. Châu, N. T. Hải / Nghiên cứu gây trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L. Wu) 
 18 
4. Kết luận 
Cây Sa nhân tím rất phù hợp để trồng dưới tán rừng tự nhiên, nơi có độ che tán từ 
30% - 50%, lượng mưa từ 2.000 - 3.000 mm/năm, trên địa hình có độ dốc dưới 30o, độ 
cao 100 - 800 m so với mực nước biển, độ ẩm đất trên 18%. Sau 2 năm thu được khoảng 
120 kg quả khô/1 ha/vụ. 
- Độ che bóng phù hợp nhất trong giai đoạn cây con là từ 50 - 60%; giai đoạn cây 
trưởng thành là 40 - 50%; giai đoạn cây ra hoa, kết trái là 30 - 40%. Cây ra hoa, kết trái 
vào mùa hè và mùa đông, ở thời điểm này nên chặt tỉa bớt cành lá để giảm độ che bóng. 
- Độ ẩm đất phù hợp nhất đối với giai đoạn cây con là 20 - 30%; giai đoạn trưởng 
thành và ra hoa kết trái có thể giảm xuống khoảng từ 15 - 20%. Cây tăng trưởng chiều 
cao, thân ngầm và đẻ nhánh tốt vào mùa mưa, ẩm (tháng 2 - 4 và tháng 7 - 10 hàng năm). 
- Nên vun tấp gốc bằng đất trộn rơm, rạ hoặc các tàn tích thực vật, mùn bã hữu cơ 
để đất giữ được độ ẩm giúp cây đẻ nhánh, ra hoa, kết quả tốt hơn. 
- Hiện nay, trên mô hình thử nghiệm có 800 cây trồng ở những nơi có điều kiện 
sinh thái phù hợp đã phát triển thành 800 khóm (5 cây/ khóm), mỗi gốc bình quân cho 
0,1 kg quả khô, 30% số cây cho ra quả ở năm đầu. Như vậy, đã thu được 120 kg khô/1 
ha/vụ hè. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Quốc Bình, Nghiên cứu phân loại họ Gừng (Zingiberaceae Lindl.) ở Việt 
Nam, Hà Nội: Luận án Tiến sĩ Sinh học, 2011. 
[2] Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quyết định số 89/QĐ-BNN-TCLN ngày 
1/01/2018 công bố Quy trình sản xuất và cho phép phổ biến gây trồng cây Sa nhân 
tím tại những nơi có điều kiện sinh thái tương tự nơi khảo nghiệm, 2018. 
[3] Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam và Trung tâm Cây giống cây 
nguyên liệu Tam Đảo, Quy trình nhân giống, trồng và thu hái Sa nhân tím, 2017. 
[4] UBND tỉnh Nghệ An, Quyết định số 1187/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể 
phát triển dược liệu tỉnh Nghệ An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, 2017. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4A/2020, tr. 12-19 
 19 
SUMMARY 
STUDY ON PLANTING Amomum longigulare T.L.Wu 
UNDER CANOPY OF NATURAL FOREST 
IN THE MOUNTAINOUS REGION OF NGHE AN 
Dao Thi Minh Chau 
(1)
, Nguyen Thuong Hai 
(2)
1 
School of Biochemical Technology - Environment, Vinh University 
2 
Cua Lo Continuing Education Center, Nghe An Province 
Received on 16/9/2020, accepted for publication on 11/12/2020 
 Amomum longiligulare is a valuable medicinal plant. Essential oils of A. 
longiligulare also widely used in the production of cosmetics. In the plan of Nghe An 
pharmaceutical development, A. longiligulare is one of three species groups proposed to 
be planted on an area of 100 hectares in mountain areas. However, in Nghe An, this 
species is distributed very few in the wild, difficult to develop into a pharmaceutical 
materials area. This study was conducted on a 1-ha model of A. longiligulare cultivation 
under the regenerated natural forest canopy in order to find out some suitable ecological 
conditions to recommend for the cultivation and development of the area of A. 
longiligulare under a natural forest canopy. The results show that A. longiligulare are 
suitable for planting under the canopy of natural forests, where canopy cover is 30% -
50%, altitude 100 - 800m above sea level, rainfall 2,000 - 3,000mm/ year, humidity land 
over 17%. After 2 years the tree bears fruit, about 120kg of dried fruit/1 ha/crop. 
Keywords: Amomum longiligulare; ecological conditions; planting under forest 
canopy. 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_gay_trong_cay_sa_nhan_tim_amomum_longiligulare_t.pdf