Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không

Hiện nay, Quân chủng Phòng không Không quân và Hải quân đang sử dụng

các loại máy bay để bảo vệ vùng trời, biển đảo và thêm lục địa của đất nước. Một số

loại máy bay do Liên bang Nga và các nước khác sản xuất sử dụng thùng dầu mềm

dùng để chứa nhiên liệu TC-1 hoặc JET-A1. Các thùng dầu mềm này thường được

chế tạo từ cao su chịu dầu loại 203B. Trong quá trình khai thác sử dụng do tác động

của môi trường và nhiều nguyên nhân khác nhau các thùng dầu mềm có thể bị nứt,

rách, bong tróc nên cần phải được sửa chữa, hàn hoặc vá bằng cao su và keo dán

chịu dầu. Các loại keo dán thường được sử dụng là keo dán một thành phần hoặc keo

dán hai thành phần trên cơ sở cao su butadien nitril, hoặc cao su neopren

Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không trang 1

Trang 1

Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không trang 2

Trang 2

Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không trang 3

Trang 3

Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không trang 4

Trang 4

Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không trang 5

Trang 5

Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không trang 6

Trang 6

Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không trang 7

Trang 7

Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không trang 8

Trang 8

Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không trang 9

Trang 9

Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 5320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không

Nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên cơ sở cao su neopren sử dụng trong kỹ thuật hàng không
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 68
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO KEO DÁN THÙNG DẦU MỀM TRÊN CƠ 
SỞ CAO SU NEOPREN SỬ DỤNG TRONG KỸ THUẬT HÀNG KHÔNG 
BÙI THỊ HỒNG PHƯƠNG (1), VƯƠNG VĂN TRƯỜNG (1), HÀ NGỌC THIỆN (1), 
VŨ TRẦN DƯƠNG (1), NGUYỄN ĐỨC ANH (1) 
1. MỞ ĐẦU 
Hiện nay, Quân chủng Phòng không Không quân và Hải quân đang sử dụng 
các loại máy bay để bảo vệ vùng trời, biển đảo và thêm lục địa của đất nước. Một số 
loại máy bay do Liên bang Nga và các nước khác sản xuất sử dụng thùng dầu mềm 
dùng để chứa nhiên liệu TC-1 hoặc JET-A1. Các thùng dầu mềm này thường được 
chế tạo từ cao su chịu dầu loại 203B. Trong quá trình khai thác sử dụng do tác động 
của môi trường và nhiều nguyên nhân khác nhau các thùng dầu mềm có thể bị nứt, 
rách, bong tróc nên cần phải được sửa chữa, hàn hoặc vá bằng cao su và keo dán 
chịu dầu. Các loại keo dán thường được sử dụng là keo dán một thành phần hoặc keo 
dán hai thành phần trên cơ sở cao su butadien nitril, hoặc cao su neopren [1-4]. 
Keo dán trên cơ sở cao su neopren được sử dụng phổ biến trong công nghiệp 
giày da, otô và đặc biệt trong ngành kỹ thuật hàng không. Để chế tạo keo dán có thể 
sử dụng bất kỳ loại cao su neopren nào. Tuy nhiên keo dán làm từ cao su neopren có 
mác khác nhau thì tính chất của keo cũng khác nhau, chẳng hạn: Keo dán trên cơ sở 
cao su neopren mác KNR có độ kết dính thấp; keo dán trên cơ sở cao su neopren 
mác GNA, kết tinh chậm có độ dính kéo dài và độ bền kết dính không cao có thể 
đóng rắn ở nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ cao; keo dán trên cơ sở cao su neopren mác 
GRT đóng rắn chậm, thời gian duy trì độ dính lâu và độ bền dính thấp; keo dán trên 
cơ sở cao su neopren mác W đóng rắn nhanh hơn và có độ bền kết dính cao; keo dán 
trên cơ sở cao su neopren mác WRT đóng rắn nhanh nhưng độ bền của màng thấp; 
keo dán trên cơ sở cao su Найрит НE kết tinh chậm (chậm hơn so với khi sử dụng 
Найрит A và Найрит Б), màng khô có thể đóng rắn một cách dễ dàng ở nhiệt độ 
phòng và nhiệt độ cao [4-7]. 
Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu chế tạo keo dán thùng dầu mềm trên 
cơ sở cao su neopren sử dụng trong lĩnh vực hàng không, có so sánh đối chứng với 
mẫu keo dán cao su 4NBUV của Liên bang Nga. 
2. THỰC NGHIỆM 
2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất 
Cao su neopren mác 1212 và mác 1142 (Lanxess), Cao su neopren mác 210 của 
Baypren, etylaxetat (TQ), xăng (VN), MgO, ZnO (TQ), silicagel (TQ) và TMTD (TQ). 
2.2. Quy trình chế tạo keo 
- Chuẩn bị hỗn hợp cao su: Cao su khối được cắt thành các cục nhỏ và cán dát 
thành tấm có chiều dày khoảng 2-3 mm trên máy cán trục hở. Các tấm cao su này 
được cắt thành các miếng có kích thước khoảng 5 x 5 cm để sử dụng cho cán luyện 
trên máy cán thí nghiệm. Cân cao su và các thành phần theo đơn nghiên cứu (MgO, 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 69
ZnO và TMTD) trên cân kỹ thuật. Cho vào máy cán thí nghiệm cán mềm cao su 
trong khoảng 5-7 phút (nhiệt độ buồng trộn khoảng 55-60oC). Kết thúc quá trình, lấy 
hỗn hợp cao su ra và cán dát thành tấm mỏng (d ≤ 5 mm) trên máy cán trục hở. 
- Quy trình chế tạo keo: Mẫu cao su thử nghiệm ở trên được cắt ra thành 
những phần nhỏ khoảng 3 x 3 cm rồi ngâm vào hỗn hợp dung môi khoảng 24 giờ 
đến khi cao su trương nở. Cho toàn bộ hỗn hợp cao su vào cối nghiền bi, nghiền hỗn 
hợp cho đồng nhất, thời gian nghiền trộn khoảng 5 giờ, cuối cùng cho toàn bộ lượng 
hydrosol của oxit silic vào và nghiền thêm 10 phút nữa. Điều chỉnh độ nhớt bằng 
hỗn hợp dung môi để đạt độ nhớt 25-30 giây theo nhớt kế VZ-1. 
2.3. Các phương pháp đánh giá chất lượng keo dán 
2.3.1. Màu sắc, dạng ngoài và tính đồng nhất: Màu sắc, dạng ngoài và tính 
đồng nhất được quan sát bằng mắt thường trong ống nghiệm thủy tinh chiều cao 
200 mm, đường kính trong (21±0,5) mm ở điều kiện nhiệt độ môi trường, dưới ánh 
sáng ban ngày. 
2.3.2. Độ nhớt: Đo độ nhớt theo VZ-1 được thực hiện ở nhiệt độ (20±1)oC. 
Đặt nhớt kế trên giá sao cho nhớt kế cố định ở vị trí nằm ngang. Đóng lỗ (vòi phun) 
bằng tay, phía dưới lỗ phun đặt ống đong chia độ. Sau khi dung dịch keo ổn định bỏ 
ngón tay ra khỏi lỗ, vừa thấy keo xuất hiện qua miệng lỗ phun thì bấm đồng hồ bấm 
giây. Khi lượng keo đạt được mức chính xác 50 ml thì ngừng đồng hồ bấm giây và 
đọc thời gian chảy với sai số không lớn hơn 2 giây. Làm 3 lần lấy kết quả trung 
bình. Tiến hành đo ít nhất 3 lần, những lần sau không cần rửa nhớt kế. 
Độ nhớt của mẫu keo thử được tính theo công thức: 
X = t.K (1) 
Trong đó: t - giá trị trung bình thời gian chảy của ít nhất 3 lần đo. 
 K - hệ số điều chỉnh của nhớt kế, K = 1,0 
2.3.3. Xác định hàm lượng chất không bay hơi: Cân chính xác 10 gam keo 
bằng cân phân tích có độ chính xác 10-2 g cho vào cốc sứ sạch và khô, rồi đặt vào tủ 
sấy và sấy ở nhiệt độ từ 90oC đến 100oC trong 3 giờ, lấy cốc ra rồi để nguội trong 
bình hút ẩm. Sau đó cân trên cân phân tích, lặp lại quá trình trên đến khi khối lượng 
mẫu không đổi. Làm 3 lần lấy kết quả trung bình. 
- Xử lý kết quả 
Hàm lượng chất không bay hơi được tính theo công thức sau: 
 X = ௠ଶ
௠ଵ
𝑥100 (2) 
Trong đó: X: Phần trăm hàm lượng chất không bay hơi; 
m1: Khối lượng keo ban đầu; 
m2: Khối lượng cặn keo sau sấy. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 70
2.3.4. Độ bền tách lớp mối dán keo khi dán cao su với cao su (mác P-29/TY 
38105121-75) sau 20 phút 
Chuẩn bị mẫu cao su: Mẫu cao su P-29 được cắt theo kích thước (20 x 5) cm, 
mẫu được rửa sạch bằng nước xà phòng ấm (khoảng 60-70oC) sau đó được rửa lại 
bằng nước ấm (khoảng 60-70oC) và để khô ở nhiệt độ phòng. Trước khi dán keo, 
mẫu cao su được làm sạch lại bằng xăng và để khô khoảng 15 phút. 
- Chuẩn bị mẫu keo dán: Khuấy kỹ lọ đựng keo cho đồng nhất, điều chỉnh lại 
độ nhớt bằng hỗn hợp dung môi etylaxetat và xăng đến khi độ nhớt đạt từ 25 đến 30 
giây rồi tiến hành quét keo lên mẫu. 
- Keo được  ... t theo kích thước 
(10x10) cm. Trước khi dán keo, mẫu vải cao su được rửa sạch bằng xăng và để khô 
ở nhiệt độ phòng khoảng 15 phút. 
- Chuẩn bị keo dán: Được thực hiện như trong mục 2.3.4. 
- Keo được quét trên bề mặt vải cao su làm 3 lớp, lớp thứ nhất cách lớp thứ 2 là 
20 phút, lớp thứ hai cách lớp thứ ba 25 phút trước khi dán gập tấm vải cao su với nhau. 
- Mẫu được để không tải trọng 8 giờ, sau đó đánh giá xem mẫu có bị phân tách 
không. 
2.3.7. Phương pháp thử nhiệm thực tế 
Keo dán 4NBUV được thử nghiệm thực tế tại nhà máy A42 theo quy trình sửa 
chữa thùng dầu mềm cho máy bay trực thăng Mi-8 và Mi-17. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 71
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Nghiên cứu chế tạo keo dán cao su trên cơ sở cao su neopren 
3.1.1. Xây dựng thành phần đơn 
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu [8-11] và thử nghiệm thăm dò chúng tôi định 
hướng sử dụng cao su neopren làm keo dán cho thùng dầu mềm vì cao su neopren 
mà chúng tôi lựa chọn khảo sát có những tính chất phù hợp cho keo dán như: 
- Tương tác tốt với các phụ gia và dung môi cho hỗn hợp keo dán đồng nhất, 
không vón cục. 
- Dán được trên cao su chịu dầu, cho độ bền mối dán tốt. 
- Chế tạo cùng với một số phụ gia như silicagel tạo ra keo dán có khả năng 
kháng dầu, mỡ cao. 
Từ đó chúng tôi xây dựng đơn chế tạo keo sơ khai bao gồm các thành phần 
như trong bảng 1. 
Bảng 1. Thành phần đơn chế tạo keo dán 
TT Tên thành phần Phần khối lượng theo cao su 
1 Cao su neopren 100 
2 MgO 2÷10 
3 ZnO 1÷10 
6 TMTD 1,5 
7 Silicagel 5÷15 
8 Hỗn hợp etylaxetat:xăng=1:1 Đạt độ nhớt theo yêu cầu 
- TMTD được sử dụng như những chất xúc tiến lưu hóa trong keo dán, không 
ảnh hưởng nhiều đến tính chất của keo dán nên chúng tôi sử dụng cố định hàm 
lượng của TMTD là 1,5 phần khối lượng. 
3.1.2. Kết quả khảo sát lựa chọn mác cao su neopren phù hợp cho sản xuất 
keo dán 
Cao su neopren là thành phần chính có trong keo dán thùng dầu mềm, giữ vai 
trò quyết định đến độ mềm dẻo và tính năng đàn hồi của mối dán keo. Tổng quan tài 
liệu cho thấy keo dán trên cơ sở neopren sử dụng trong sửa chữa thùng dầu mềm 
thường sử dụng cao su neopren (nairit) mác HE (keo dán 4NBUV của Liên Bang 
Nga). Cao su nairit mác HE thuộc loại kết tinh chậm. Màng khô có thể đóng rắn dễ 
dàng ở nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ cao. Cao su Nairit chứa tác nhân chống lão hóa 
nhuộm màu và không mất màu khi tiếp xúc ánh sáng. 
Chúng tôi đã chọn ba loại cao su CR 210 của hãng Baypren thuộc nhóm W, 
cao su CR 1212 và CR 1142 do Lanxess sản xuất thuộc nhóm GNA để nghiên cứu 
chế tạo keo dán dựa trên sự tương đồng về tính chất so với cao su nairit mác HE. Chỉ 
tiêu nghiên cứu được lựa chọn là độ bền mối dán keo trên cao su P-29. Kết quả khảo 
sát được thống kê dưới bảng 2 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 72
Bảng 2. Ảnh hưởng của cao su neopren lên tính năng của keo dán 
 Mác cao 
 su 
Phần KL 
Cao su CR 
210 
Cao su 
CR 
1212 
Cao su CR 
1142 
Tỷ lệ hỗn hợp 
cao su 
CR1212:CR11
42 = 1:1 
Tỷ lệ hỗn hợp 
cao su 
CR210:CR1142 
= 1:1 
Cao su 100 100 100 100 100 
MgO 4 4 4 4 4 
ZnO 5 5 5 5 5 
Silicagel 10 10 10 10 10 
Độ bền mối 
dán*, (kgf) 1,398 1,967 1,835 1,679 1,625 
Đặc trưng 
mối dán 
Keo không 
đóng rắn 
triệt để 
Keo 
đóng 
rắn tốt 
Keo đóng 
rắn tương đối 
tốt 
Keo đóng rắn 
chưa tốt 
Keo đóng rắn 
chưa tốt 
*Độ bền bóc tách mối dán keo trên cao su P-29 sau 20 phút. 
Từ kết quả trên cho thấy rằng cao su neopren mác 1212 là tốt nhất. Điều này 
hoàn toàn phù hợp vì cao su CR mác 1212 có những tính chất tương đồng với cao su 
Nairit mác HE như hai loại cao su đều thuộc nhóm biến tính lưu huỳnh, kết tinh 
chậm và chứa tác nhân chống lão hóa, không mất màu khi tiếp xúc ánh sáng. 
3.1.3. Nghiên cứu hàm lượng MgO và ZnO có trong keo dán 
MgO và ZnO là hai oxit kim loại giữ vai trò là các tác nhân đóng rắn (lưu hóa) 
cho cao su neopren, ngoài ra nó còn là chất độn trong keo dán. Tuy nhiên tùy theo 
mỗi loại keo với mục đích sử dụng khác nhau mà hàm lượng hai kim loại được dùng 
khác nhau. Lượng MgO và ZnO trong keo dán neopren ảnh hưởng tới khả năng 
đóng rắn màng keo. Vì vậy chúng tôi nghiên cứu tỷ lệ MgO và ZnO trên 100 phần 
cao su neopren mác CR 1212 được sử dụng để chế tạo keo dán. Kết quả nghiên cứu 
được thống kê trong bảng 3. 
Bảng 3. Ảnh hưởng của hàm lượng MgO và ZnO lên mối dán keo 
Thành phần đơn M1 M2 M3 M4 M5 
Cao su CR1212 100 100 100 100 100 
MgO 2 4 6 8 10 
ZnO 5 5 5 5 5 
Silicagel 10 10 10 10 10 
TMTD 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 
Độ bền mối dán*, (kgf) 2,005 2,346 1,948 1,768 1,450 
Đặc điểm mối dán keo 
Màng 
keo 
mềm 
Màng 
keo đóng 
rắn tốt 
Màng keo 
tương đối 
khô 
Màng keo 
đóng rắn 
chưa tốt 
Màng keo 
đóng rắn 
chưa tốt 
*Độ bền bóc tách mối dán keo trên cao su P-29 sau 20 phút. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 73
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi thấy rằng tỷ lệ MgO/ZnO = 4/5 cho chất 
lượng mối dán tốt nhất. Tỷ lệ này được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. 
3.1.4. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thành phần silicagel lên độ bền mối 
dán keo 
Silicagel có dạng hình cầu. Bề mặt các hạt nhân của hạt keo gồm silicon dioxit 
(SiO2) được bao phủ bởi các nhóm silanol (SiOH). Sự phân ly dẫn đến sự xuất hiện 
các lớp điện kép và điện tích âm của các hạt zola. Thêm hydrosol của oxit silic trong 
thành phần keo cho phép thu được một lượng lớn các trung tâm kết dính. Hydrosol 
của silic oxit tương tác với thành phần hữu cơ của cao su cloroprene làm cho độ bền 
liên kết được cải thiện giữa các lớp của vật liệu dán và làm tăng độ bền của mối dán 
keo trong môi trường xâm thực. Ngoài ra keo dán có thành phần silicagel có khả 
năng kháng dầu và xăng cao [12], đây là một tính chất cần thiết cho keo dán 
4NBUV.VN 
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát sự có mặt của silicagel và hàm lượng của nó 
trên 100 phần khối lượng cao su CR 1212 trong keo dán để đạt được độ bền mối dán 
tốt nhất. Kết quả khảo sát được thống kê trong bảng 4. 
Bảng 4. Ảnh hưởng của hàm lượng silicagel lên mối dán keo 
Thành phần đơn M6 M7 M8 M9 M10 M11 
Cao su 100 100 100 100 100 100 
MgO 4 4 4 4 4 4 
ZnO 5 5 5 5 5 5 
Silicagel 0 5 7,5 10 12,5 15 
TMTD 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 
Độ bền mối dán* , (kgf) 1,675 1,865 1,950 2,104 2,001 1,987 
*Độ bền bóc tách mối dán keo trên cao su P-29 sau 20 phút. 
Từ kết quả trên đây cho thấy rằng hàm lượng silicagel ảnh hưởng lớn đến tính 
năng cơ lý của mối dán keo. Mẫu keo không có silicagel có độ bền bóc tách thấp, độ 
bền bóc tách tăng lên theo chiều tăng của hàm lượng silicagel và đạt giá trị cực đại 
tại vùng lân cận 10 phần. Khi lượng silicagel tăng đến 15 phần thì độ bền bóc tách 
mối dán lại có xu hướng giảm đi. Kết quả thí nghiệm có thể khẳng định được tỷ lệ 
cao su/silicagel = 100/10 thì độ bền mối dán keo đạt chất lượng tốt nhất. 
Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đã xác định được đơn chế tạo keo 
hoàn chỉnh như trong bảng 5. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 74
Bảng 5. Đơn chế tạo keo dán 
TT Thành phần Phần khối lượng 
1 Cao su neopren mác 1212 100 
2 MgO 4 
3 ZnO 5 
4 TMTD 1,5 
5 Silicagel 10 
6 Hỗn hợp etylaxetat và xăng tỷ lệ 1:1 Đạt độ nhớt theo yêu cầu (300-400) 
3.2. Kết quả đánh giá chất lượng keo 
3.2.1. Kết quả đánh giá trong phòng thí nghiệm. 
Sau khi đã lựa chọn được đơn chế tạo keo dán, chúng tôi tiến hành chế thử keo 
dán theo quy trình như mục 2.2 và đánh giá các tính chất của keo dán như: Độ bền 
tách lớp mối dán keo trên bọt cao su P-29 sau khi dán 20 phút, độ bền tách lớp mối 
dán keo trên vải cao su capron và độ bền tách của hai lớp vải cao su capron được 
dán ở dạng quyển sách. Kết quả cho thấy hai lớp vải cao su capron được dán ở dạng 
quyển sách sau 8 giờ không bị phân tách. Độ bền tách lớp mối dán keo trên mẫu bọt 
cao su P-29 sau khi dán 20 phút và độ bền tách lớp mối dán keo trên vải cao su 
capron có độ chụm cao, trung bình đạt lần lượt là 0,44 kgf/cm và 1,38 kgf/cm. Kết 
quả cụ thể được cho trong bảng 6, hình 1 và hình 2. 
Bảng 6. Kết quả đo độ bền bóc tách mối dán keo 
TT 
Độ bền mối dán trên bọt cao su P-29 Độ bền mối dán trên vải cao su capron 
Tải trọng phá hủy 
mẫu, kgf 
Độ bền bóc tách, 
kgf/cm 
Tải trọng phá hủy 
mẫu, kgf 
Độ bền bóc tách, 
kgf/cm 
1 2,408 0,48 6,648 1,33 
2 1,848 0,37 7,062 1,41 
3 2,004 0,40 6,902 1,39 
4 2,538 0,51 ˗ ˗ 
5 2,346 0,47 ˗ ˗ 
TB 2,225 0,44 6,877 1,38 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 75
Hình 1. Đồ thị kết quả đo độ bền bóc tách mối dán keo trên cao su P-29 
Hình 2. Đồ thị kết quả đo độ bền bóc tách mối dán keo trên vải cao su capron 
Chất lượng sản phẩm được đánh giá song song với sản phẩm keo 4NBUV của 
Nga theo tiêu chuẩn TY38105236-85. Kết quả được cho trong bảng 8. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 76
Bảng 8. Kết quả kiểm tra chất lượng keo 4NBUV theo tiêu chuẩn 
TT Tên chỉ tiêu TY38105236-85 
Keo 
4NBUV-Nga 
Keo 
4NBUV-VN 
1 Dạng ngoài và tính đồng nhất 
Dung dịch 
đồng nhất 
không vón cục 
Dung dịch 
đồng nhất 
không vón cục 
Dung dịch 
đồng nhất 
không vón cục 
2 Màu sắc 
Màu vàng 
sáng đến xanh 
lục 
Màu vàng 
sáng Màu sáng 
3 Hàm lượng chất không bay hơi, % 23-27 27 26,5 
4 
Độ bền tách lớp khi dán cao 
su với cao su (mác P-29/TY 
38105121-75) sau 20 phút, 
không nhỏ hơn. kgf/cm. 
0,28 0,410 0,44 
5 
Độ bền tách lớp khi dán vải 
cao su capron (TY 
380056079-75) với nhau sau 
20 phút, không nhỏ hơn, 
kgf/cm 
1,00 1,35 1,38 
6 
Sự tách của hai lớp vải cao su 
capron (TY 380056079-75) 
được dán ở dạng quyển sách 
Sau 8 giờ 
không bị phân 
tách 
Sau 8 giờ 
không bị phân 
tách 
Sau 8 giờ 
không bị phân 
tách 
Từ kết quả trên cho thấy rằng sản phẩm keo 4NBUV đạt chất lượng theo yêu 
cầu tiêu chuẩn, tương đương với sản phẩm của Nga. 
3.2.2. Kết quả thử nghiệm keo 4NBUV trong dầu TC-1 trên Nhà máy A42 
- Để khẳng định khả năng chịu dầu TC-1của keo 4NBUV chúng tôi gửi mẫu 
keo đến Nhà máy A42/Cục KTQC PK-KQ (Biên Hòa - Đồng Nai). Nội dung thử 
nghiệm được thực hiện như sau: 
+ Chuẩn bị mẫu thử nghiệm: Bộ phận thử nghiệm đã chuẩn bị các mẫu thử 
bằng cao su của loại thùng dầu mềm hiện đang sử dụng theo hướng dẫn sửa chữa 
trực thăng Mi-8 và Mi-17; 
+ Chuẩn bị keo dán 4NBUV: Được thực hiện như trong mục 2.3.4; 
+ Các bước tiến hành dán thử nghiệm: Theo hướng dẫn sửa chữa thùng dầu 
mềm hiện hành, trong đó mẫu dán thử keo 4NBUV sử dụng phương pháp dán lạnh ở 
nhiệt độ môi trường 28 ÷ 30oC; 
+ Tiến hành ngâm các mẫu thử trong môi trường chất công tác (dầu TC-1) 
trong 72h để kiểm tra chất lượng mối dán. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 77
- Kết quả thử nghiệm: Các mẫu dán thử keo 4NBUV có độ bám dính tốt, mối 
dán keo không bị phá hủy trong môi trường dầu TC-1. 
Qua các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm có thể kết luận keo 4NBUV đủ điều 
kiện để sử dụng trong sửa chữa thùng dầu mềm máy bay. 
4. KẾT LUẬN 
- Đã xác lập được đơn pha chế keo 4NBUV trên cơ sở cao su neopren (theo 
đơn ở bảng 5) và xây dựng được quy trình chế tạo keo. 
- Sản phẩm đã được đánh giá chất lượng theo tiêu chuẩn TY38105236-85 về 
keo dán thùng dầu mềm có so sánh đối chứng với keo 4NBUV của Liên bang Nga. 
- Kết quả thử nghiệm thực tế tại nhà máy theo QTCN sửa chữa TDM máy bay 
Mi-8 và Mi-17 cho thấy mối dán keo 4NBUV bền trong môi trường dầu TC-1 và đạt 
yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Д.А. Кардашов, Синтетические клеи. Издание треье, переработанное и 
дополненное, Издательство Химия, 1976. 
2. Литвин О.Б., Основы технологии синтеза каучуков, Издание треье, 
переработанное и дополненное, Издательство Химия, 1972. 
3. Kinloch A.J., Adhesion and adhesive science and technology, London, 1987 
4. Robert C. Klingender, Handbook of specialty elastomers, 2007. 
5. D.C. Blackley B. Sc., Ph.D F.P.R.I. (auth.), Synthetic rubbers-their chemistry 
and technology, Springer Netherlands, 1983. 
6. Захарченко П.И., Яшунская Ф.И., Евстратов В., Справочник резинщика, 
1971. 
7. Constantin V. Uglea, Marcel Dekker Ins, Oligomer technology and 
applications, 1998. 
8. Тризно М.С., Москалев Е.В. Клеи и cклеивание, Издательство: Химия. 
Ленинград, 1980. 
9. TY 38 1051078-83, Клеи резиновые, Технические условия, 1983. 
10. Nguyễn Văn Khôi, Keo dán hóa học và công nghệ, NXB khoa học và công 
nghệ, 2006. 
11. TY 38 105236-85, Клей резиновые 4Нбув, Технические условия, 1985. 
12. Fatkhudinov Ravil Khilalovich (RU), Uvaev Vildan Valer evich (RU), 
Karaseva Irina Pavlovna (RU), Pukhacheva Ehleonora Nikolaevna (RU), 
Zaripova Valerrija Maratovna, Rusian patent 2463327, Adhensive composition, 
2012. 
13. Louis Pilato, Phenolic Resins: A Century of Progress, Springer, 2010. 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 22, 05-2021 78
SUMMARY 
PREPARATION AND EVALUATION OF ADHESIVE USED FOR 
SOFT OIL TANK IN AVIATION TECHNOLOGY 
Adhensive used for soft oil tank in aviation technology is usually a one-
component or two-component adhesive based on neoprene or nitrile butadiene 
rubber. To manufacture adhesive based on neoprene rubber can use different rubber 
grades such as: KNR, GNA, GRT, W, WRT and Nairit HE. In this paper we present 
the results of preparation and evaluation one kind of adhesives based on neoprene 
rubber in control comparison with the 4NBUV rubber adhesive (a russian product). 
Keywords: 4NBUV adhesive, soft oil tank glue, keo 4NBUV, keo thùng dầu 
mềm. 
Nhận bài ngày 15 tháng 12 năm 2020 
Phản biện xong ngày 07 tháng 01 năm 2021 
Hoàn thiện ngày 22 tháng 01 năm 2021 
(1) Viện Độ bền Nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_che_tao_keo_dan_thung_dau_mem_tren_co_so_cao_su_n.pdf