Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần

 Nghệ thuật tạo hình trên đồ gốm thời Trần chiếm một vị trí quan trọng trong nền mĩ thuật

cổ nước ta. Nó đã đặt nền móng cho sự kế thừa và phát triển trong trang trí đồ gốm Việt Nam sau này.

Đồ gốm thời Trần được thừa hưởng những tinh hoa nghệ thuật của thời Lý, song kết hợp với tinh thần

hào khí Đông A quật cường đã tạo nên một nền nghệ thuật đặc sắc với nhiều thành tựu độc đáo. Bài viết

phân tích những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật gốm thời Trần thông qua đề tài trang trí, hình thức thể,

kĩ thuật tạo hình, phong cách và ngôn ngữ tạo hình của đồ gốm thời Trần.

Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần trang 1

Trang 1

Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần trang 2

Trang 2

Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần trang 3

Trang 3

Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần trang 4

Trang 4

Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần trang 5

Trang 5

Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần trang 6

Trang 6

Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần trang 7

Trang 7

Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần trang 8

Trang 8

Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 8000
Bạn đang xem tài liệu "Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần

Nghệ thuật tạo hình của đồ gốm thời trần
76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỦA ĐỒ GỐM THỜI TRẦN
Lê Hoài Đức
Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm Non 
Email: Duclh@dhhp.edu.vn
Ngày nhận bài: 18/3/2020
Ngày PB đánh giá: 27/4/2020
Ngày duyệt đăng: 08/5/2020
TÓM TẮT: Nghệ thuật tạo hình trên đồ gốm thời Trần chiếm một vị trí quan trọng trong nền mĩ thuật 
cổ nước ta. Nó đã đặt nền móng cho sự kế thừa và phát triển trong trang trí đồ gốm Việt Nam sau này. 
Đồ gốm thời Trần được thừa hưởng những tinh hoa nghệ thuật của thời Lý, song kết hợp với tinh thần 
hào khí Đông A quật cường đã tạo nên một nền nghệ thuật đặc sắc với nhiều thành tựu độc đáo. Bài viết 
phân tích những đặc trưng cơ bản của nghệ thuật gốm thời Trần thông qua đề tài trang trí, hình thức thể, 
kĩ thuật tạo hình, phong cách và ngôn ngữ tạo hình của đồ gốm thời Trần.
Từ khóa: Nghệ thuật, tạo hình, đồ gốm thời Trần, gốm, hoa văn, họa tiết, gốm hoa lam, gốm hoa nâu, 
gốm men ngọc
GRAPHIC ARTS IN POTTERY OF TRAN DYNASTY
ABTRACT: The art of forming on pottery of the Tran dynasty occupies an important position in 
our country’s ancient art. It laid the foundations for succession and development in later Vietnamese 
pottery decoration. Pottery in the Tran dynasty inherited the artistic quintessence of the Ly dynasty, but 
combined with the spirit of Dong A exhortation to create a unique art with many unique achievements. 
The paper analyzes the basic characteristics of Tran dynasty pottery art through the theme of decoration, 
form, shaping techniques, style and visual language of Tran dynasty pottery.
Keywords: art, Tran dynasty pottery, pottery, pattern, blue pottery, brown pottery, celadon pottery
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mĩ thuật thời Trần phát triển trên cơ 
sở nền móng đã có từ thời Lý. Tuy vậy do 
điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác nhau dẫn 
đến quan điểm thẩm mĩ khác nhau. Nếu mĩ 
thuật thời Lý đi theo hướng cách điệu cao, 
đường nét chau chuốt, tỉ mỉ thì mĩ thuật 
thời Trần lại chuyển sang khuynh hướng 
hiện thực, cách tạo hình và bố cục đơn 
giản, khái quát và khỏe khoắn như mang 
trong nó hào khí Đông A. Khi nói đến lịch 
sử mĩ thuật thời Trần các nhà nghiên cứu 
thường tập trung khai thác ở các mảng 
kiến trúc, điêu khắc mảng về nghệ thuật 
gốm chưa được quan tâm nhiều. Một số 
bài báo, công trình nghiên cứu về gốm sứ 
chủ yếu đi theo hướng khảo tả về kĩ thuật 
của lịch sử gốm sứ Việt Nam, chưa phân 
tích sâu về nghệ thuật tạo hình. Với mục 
đích chỉ ra được vẻ đẹp của gốm sứ Việt 
Nam đồng thời phân tích sự khác nhau về 
mĩ thuật của hai triều đại Lý - Trần cũng 
như các giai đoạn sau, thì bên cạnh việc 
nhìn vào các di vật của điêu khắc, kiến 
trúc ta còn có thể tìm hiểu thêm ở đồ 
gốm. Riêng với hội họa thời Trần vì không 
còn bức tranh nào để nghiên cứu nên 
chúng ta chỉ có thể dựa vào hình vẽ trên đồ 
77TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 41, tháng 7 năm 2020
gốm mà suy ra hội họa của giai đoạn này. 
Vì vậy khi nghiên cứu nghệ thuật tạo hình 
trên đồ gốm thời Trần cũng là một hướng 
đi để tìm hiểu về lịch sử tạo hình của cha 
ông ta thế kỷ XIII-XIV.
2. NỘI DUNG 
2.1. Đôi nét tìm hiểu về đồ gốm thời Trần
Gốm là những sản phẩm làm từ đất 
sét, có thể tráng thêm lớp men sau được 
nung qua lửa mà tạo thành những sản 
phẩm trang trí hoặc đồ gia dụng. Trong 
quá trình phát triển nghề gốm ở Việt nam 
từ thời Lý, nghệ thuật chế tạo đã đi được 
những bước tiến khá dài với trình độ cao 
về kỹ thuật cũng như nghệ thuật tạo hình 
và nghệ thuật trang trí. Thời Lý có hai loại 
gốm chính: gốm đất nung thường được 
trang trí trên các công trình kiến trúc với 
những nét đẽo gọt, hình khối tinh tế và 
gốm gia dụng được tráng men ngọc trau 
chuốt và thanh nhã. Đặc biệt, nghệ thuật 
trang trí trên gốm không sử dụng men màu 
mà theo lối khắc hoa văn trực tiếp tạo nên 
những đường nét khắc họa linh hoạt. Thời 
Trần phát triển trên cơ sở truyền thống 
từ thời Lý nhưng có những dấu ấn riêng 
biệt mang đậm phong cách hiện thực thể 
hiện tinh thần thượng võ, mộc mạc nhưng 
không kém phần duyên dáng.
Gốm đất nung trên các công trình 
kiến trúc tạo hình những đầu rồng, chim 
phượng, đầu đao được tìm thấy ở khu 
Thiên Trường/Nam Định hay ở khu lăng 
mộ đền thờ các vua Trần đều thể hiện một 
thủ pháp thoáng đạt, đơn giản, chắc khỏe 
chứ không mang tính trau chuốt, tỉa gọt 
đậm nét như thời Lý.
Đồ gốm gia dụng phủ men gồm có: Gốm 
men ngọc, Gốm hoa nâu, gốm men nâu, 
gốm hoa lam, gốm men trắng, trắng ngà.
Gốm men ngọc là loại gốm nổi tiếng 
từng được sản xuất ở một số nước Đông 
Á như Trung Quốc, Triều Tiên... Ở nước 
ta, gốm men ngọc xuất hiện từ thời Lý. 
Tiếp nối truyền thống, gốm men ngọc thời 
Trần được sản xuất với đặc điểm tạo dáng 
chắc khỏe, cốt dày dặn, cân đối, đế dày [7, 
tr.109]. Nó là những sản phẩm sành trắng 
được phủ một lớp men màu xanh nhạt, khi 
hoàn thành có thể đạt những sắc độ khác 
nhau như: xanh lá non, ngả màu da trời, 
màu lá cây úa, hoặc lá cây hơi ngả nâu. 
Lớp men ở bên ngoài thường được tráng 
dày và không đều, chỗ dày chỗ mỏng, có 
độ trong tạo cảm giác như ngọc thạch. Kết 
hợp với những nét hoa văn khắc chìm tinh 
tế, gốm men ngọc mang vẻ đẹp sâu thẳm, 
quý phái [2, tr.84-85].
Gốm hoa nâu là loại gốm độc đáo rất 
phổ biến trong thời đại nhà Trần. Kiểu 
dáng to khỏe, phóng khoáng, cốt gốm dày 
dặn, chất đất thô xốp hơn gốm men ngọc, 
phủ ngoài một lớp men màu trắng ngà hay 
vàng nhạt. Trang trí hoa văn trên gốm theo 
lối vẽ khắc thành đường viền rồi dùng màu 
nâu (được chiết xuất từ đá son tự nhiên) tô 
vẽ thành mảng trên nền thoáng màu vàng 
nhạt. Có khi là nền nâu khắc vẽ men trắng 
hoặc khắc chìm để mộc. Gốm hoa nâu có 
vẻ đẹp giản dị, chắc khỏe và rất phong phú 
về kiểu dáng, chủ yếu phục vụ cho những 
sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Gốm hoa lam xuất hiện mờ nhạt vào 
khoảng cuối thời Trần và phát triển rực 
rỡ ở thời Lê. Gốm hoa lam là loại gốm 
phủ men trắng đục, vẽ trang trí màu hoa 
lam. Màu lam, lấy từ ô xít cô ban cũng 
đã xuất hiện trên đồ s ... m kiếm với thế đứng chiến đấu.
+ Hai người đấu kiếm, luyện tập võ 
nghệ với các động tác rất thực thể hiện 
tinh thần thượng võ.
+ Con người với những hoạt động như 
săn bắn, gánh nước, rước lễ thành những 
nhóm dài nối nhau vòng quanh thân gốm.
Hoa văn mây, sóng, nước
Các họa tiết như mây, sóng, nước trên 
gốm chủ yếu dùng để bổ trợ cho những 
dạng họa tiết khác. Các họa tiết này mang 
tính cách điệu cao, có thể lặp đi lặp lại 
thành một đường diềm hoặc kết hợp nhiều 
nét đồng dạng với nhau với nhiều biến 
thiên lên xuống mềm mại tạo vẻ đẹp bay 
bổng, ổn định, cân bằng cho bố cục.
Nghệ thuật thời Trần mang yếu tố hiện 
thực nên có nhiều sản phẩm kết hợp nhiều 
loại hoa văn trên cùng một sản phẩm gốm. 
Chẳng hạn: Một số những mẫu vật như 
thạp gốm chia thành nhiều ô với các dạng 
họa tiết khác nhau. Ô thứ nhất vẽ hai chiến 
sĩ đấu võ, mình trần đóng khố, vũ trang 
khiên, giáo, chuẩn bị lao vào cuộc chiến 
đấu. Ô vẽ người đứng xoạc chân. Ô nữa 
vẽ voi xung trận với những người lính 
ngồi trên. Chúng ta có thể thấy tinh thần 
81TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 41, tháng 7 năm 2020
thượng võ của nhà Trần được phản ánh 
rất sinh động qua những hoa văn trang trí 
trên gốm. Hay ví như chiếc thạp có trang 
trí tả cảnh săn bắn trong đó có người cầm 
đao, người cầm cung tên đuổi bắn một con 
hươu. Trên thạp kết hợp cây cỏ biểu tượng 
cho rừng. Có thạp lại trang trí hình người 
gánh nước, người đi lại nối vòng quanh 
thạp. Phía trên là đàn chim với nhiều dáng 
vẻ khác nhau chạy vòng quanh. Các dạng 
họa tiết kết hợp với nhau theo từng chủ đề 
trang trí và đặt phù hợp với từng vị trí trên 
sản phẩm gốm.
2.3. Kỹ thuật tạo hình trên đồ gốm thời Trần
Gốm thời Trần mang nhiều nét đặc sắc 
không chỉ nằm ở chất gốm, mà còn phụ 
thuộc rất nhiều vào kĩ thuật tráng men và 
trang trí các hoa văn trên gốm. Như chúng 
ta đã biết thời Trần nổi trội với các thể loại 
gốm men ngọc, gốm men nâu, gốm hoa 
lam và đặc biệt là gốm hoa nâu. Mỗi một 
loại gốm đều có đặc điểm và kĩ thuật chế 
tác khác nhau, tạo nên những vẻ đẹp riêng. 
Song đúc kết lại, gốm Trần có các kỹ thuật 
trang trí chính, đó là: đắp nổi, khắc chìm 
và tráng men.
Trong quá trình đắp cốt gốm, người 
thợ đắp những hình hoa văn nổi lên trên 
mặt sản phẩm theo ý tưởng trang trí. Có 
thể là tạo trực tiếp trên sản phẩm, hoặc nặn 
tạo hình bên ngoài và đắp cho chúng bám 
chặt vào sản phẩm. Đó chính là kĩ thuật 
đắp nổi. Khắc chìm là hình thức đơn giản 
hơn và không tốn công như đắp nổi. Sau 
khi sản phẩm đã được nặn, chuốt và để se 
lại, người thợ dùng dao hoặc vật sắc nhọn 
vẽ lên thân sản phẩm các họa tiết trang trí.
Và bước cuối cùng là tráng men. Men 
là lớp áo ngoài của đồ gốm có vai trò bảo 
vệ, tăng độ bền, độ cứng và làm đẹp cho 
sản phẩm. Nhìn lớp men ngoài người ta 
có thể đánh giá được trình độ kĩ thuật của 
người thợ. Gốm men ngọc là loại gốm đẹp 
và sang quý nhờ lớp men trong nhìn như 
ngọc bao ở bên ngoài. Gốm men ngọc 
thường có chất xương đất mịn, dày dặn, 
thường là nặng và được nung ở nhiệt độ 
cao. Hoa văn trang trí được khắc chìm trên 
thân sản phẩm với nét khắc sâu nông khác 
nhau, thậm chí cùng một nét nhưng cạnh 
sâu nổi gờ lên, cạnh nông biến vào thân 
gốm rất linh hoạt. Gốm cũng phối hợp kỹ 
thuật khắc chìm với kĩ thuật đắp nổi tạo sự 
phong phú đa dạng cho gốm. Men ngọc 
được làm từ ô xít nguyên dạng tự nhiên lẫn 
trong đất đá, thành phần chủ yếu là do ô 
xít sắt tạo nên. Men ngọc trong và nhẹ nên 
yêu cầu phải tráng dày thì màu mới sâu và 
mượt. Khi kết hợp với các hoa văn trang 
trí được đắp nổi hoặc khắc chìm sẽ tại ra 
những chỗ mỏng dày các nhau. Nhiệt độ, 
thời gian và vị trí đặt trong lò nung cũng 
ảnh hưởng đến màu men khi hoàn thành. 
Do vậy chúng ta thấy gốm men ngọc có 
nhiều sắc độ: xanh lá cây, xanh da trời, 
xanh lá úa, xanh cây ngả nâuVì lẽ đó 
mà tạo hiệu ứng hoa văn ẩn hiện, lung linh 
và có chiều sâu.
Gốm hoa nâu có màu men trắng ngà 
tô họa tiết màu nâu, hoặc nền nâu, họa tiết 
màu trắng. Màu nâu được lấy từ đá son, đá 
thối, gỉ sắt, và phù sa mang hàm lượng sắt 
cao. Các họa tiết trang trí chủ yếu sử dụng 
kĩ thuật khắc chìm lên thân sản phẩm. 
Trong giai đoạn này, gốm Việt Nam xuất 
hiện kĩ thuật tô màu lên các họa tiết trang 
trí, mặc dù màu sắc còn hạn chế. Sau khi 
đã hoàn chỉnh xương đất và tráng một lớp 
men, người thợ dùng dao nhọn vẽ họa tiết 
bằng nét lên thân gốm, sau đó mới dùng 
màu nâu tô lên đó rồi đem nung. Cũng có 
thủ pháp thứ hai đó là tạo hoa văn bằng nét 
chìm rồi cạo lớp men phủ lên hình hoa văn, 
và sau đó dùng bút tô màu nâu lên. Ngoài 
82 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
ra, gốm hoa nâu còn có những kĩ thuật đắp 
nổi, chạm lộng lên những chi tiết ở phần 
phụ sản phẩm. Khi nguyên liệu màu nâu 
trở nên dư thừa hơn, gốm hoa nâu chuyển 
thêm sang giai đoạn mới là tráng men màu 
nâu lên toàn bộ sản phẩm chứ không phải 
tô nữa. Theo nghiên cứu của tác giả Trần 
Khánh Chương trong cuốn Gốm Việt Nam 
từ đất nung đến sứ, một số những cổ vật 
tìm được trong giai đoạn này là chiếc bát 
có hình hoa thị ở dưới đáy. Điều đáng chú 
ý ở đây chính là hình hoa đó được vẽ trực 
tiếp bằng bút lông. Như vậy, đây là bước 
đầu có một kĩ thuật mới đó là vẽ thay vì tô 
màu như trước đó. Nó đánh dấu một thời 
kì phát triển mới trong nghệ thuật trang 
trí gốm.
Vào giai đoạn cuối Trần cũng đã manh 
nha tìm được loại men màu lam làm từ ô 
xít côban. Không có dấu ấn rõ ràng về gốm 
hoa lam ở thời Trần, nhưng đó chính là một 
minh chứng về dấu gạch nối giữa gốm hoa 
nâu và gốm hoa lam thời kì sau này.
2.4. Phong cách tạo hình của gốm thời Trần
Mỗi một thời kì lịch sử đều có những 
biến động ảnh hưởng đến tư tưởng, văn 
hóa và nghệ thuật. Thời kì nhà Trần với 
những chiến thắng Nguyên Mông hiển 
hách, với sự du nhập nho giáo song hành 
cùng với đạo Phật đã tạo ra một nền nghệ 
thuật đặc sắc mang nét hào hùng, giản dị 
và đậm chất hiện thực. Nghệ thuật trang 
trí gốm cũng không nằm ngoài luồng tư 
tưởng ấy.
Gốm thời Trần tiếp nối tinh hoa từ 
gốm thời Lý. Vẫn là những họa tiết về tứ 
linh, về hoa lá, muông thú, con người, về 
thiên nhiên, song hoa văn thời Trần toát 
lên vẻ giản dị, mộc mạc nhưng rất duyên 
dáng. Chúng ta đã biết, nghệ thuật thời 
Lý được đánh giá là chau chuốt, trang 
nghiêm, quy phạm thì đến thời Trần chúng 
ta lại cảm thấy khoáng đạt, khỏe khoắn và 
đơn giản hơn. Về cơ bản, những hoa văn 
trang trí trên gốm thời kì này như hoa lá, 
động vật... đều được đơn giản hóa và cách 
điệu cao. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất 
đó là nó mang tính hiện thực. Những bông 
hoa sen, hoa cúc không chỉ có tạo hình 
nghiêng, đăng đối nữa, mà nó được thể 
hiện với nhiều bố cục, có khi là cả khóm 
hoa với đầy đủ lá, hoa, nụ. Hay như hình 
tượng của con người, của muông thú cũng 
hiện ra với những hoạt động như chiến 
đấu, luyện tập võ nghệ, gánh nước hổ voi 
đuổi nhau, cò bắt cá Tất cả những họa 
tiết được hiện ra theo cảm nhận của người 
vẽ về cuộc sống, về thiên nhiên một cách 
sống động [5, tr.529-530]. 
Dáng gốm thường dày dặn, to mập, 
chắc khỏe nhưng lại kết hợp với họa tiết 
trên thân gốm khá thoáng, mềm mại uốn 
lượn tạo nên vẻ đẹp giản dị nhưng không 
thô kệch.
Hoa văn thời Lý thường có tính quy 
phạm, song hoa văn thời Trần lại mang 
tính tự do thoát khỏi khuôn khổ đó. Loại 
liễn dáng cao thành, thân thẳng, miệng hơi 
thu nhỏ, vai bằng, chung quanh vai đắp nổi 
cách sen tròn mập, sát vai gắn bốn núm 
tai ngang. Trang trí thân liễn chia thành 
ba phần: hai phần nhỏ hẹp chạy quanh 
miệng và chân liễn khắc hoa cỏ cách điệu. 
Phần giữa rộng nhất vẽ một đàn công năm 
con đang lội nước nối đuôi nhau đi vòng 
quanh, mỗi con một dáng vẻ khác nhau rất 
sinh động.
Có thể nói, từ kĩ thuật trang trí gốm 
thời Lý, gốm thời Trần vận dụng và sáng 
tạo hoa văn dựa trên chính tinh thần chiến 
đấu chống ngoại xâm, tình cảm chân chất 
và ước mơ trong sáng của họ.
83TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 41, tháng 7 năm 2020
2.5. Ngôn ngữ tạo hình của đồ gốm thời Trần
Mỗi một loại hình nghệ thuật đều có 
những ngôn ngữ tạo hình riêng. Đối với 
nghệ thuật gốm, ngôn ngữ tạo hình được 
thể hiện qua: bố cục, mảng, nét, màu sắc. 
Các họa tiết trên gốm thời Trần thể hiện 
những chủ đề rất thân thuộc với người 
Việt. Đó chính là hình ảnh của thiên nhiên, 
con người và các hoạt động trong cuộc 
sống hàng ngày, nên khi vẽ lên mặt gốm 
họ không hề sao chép vụng về mà dựa vào 
trí nhớ, bắt lấy cái thần của sự vật bằng 
nét điển hình, chọn lọc. Đó chính là tính 
cách điệu. Các dạng họa tiết như hoa và 
động vật chủ yếu được nhìn dưới hai góc 
độ: nghiêng và chính diện từ trên xuống. 
Chính vì thế có thể chọn lọc ra đặc điểm 
bao quát, trình bày dưới dạng đơn giản 
nhất mà vẫn đảm bảo tính đặc thù và trang 
trí cao. Các họa tiết hoa lá chim muông 
được diễn tả một cách chân thật, giản dị và 
rõ ràng. Có thể dễ nhận thấy từ cách nhìn 
đó đã hình thành nên các quy tắc đăng đối 
qua trục, nhắc lại của nghệ thuật trang trí.
Bố cục thiên về gợi ý hơn là sao chép. 
Một khoảng không trên đầu các võ sĩ, 
người ta nhận ra đó là khoảng trời. Hay 
vài cành lá cho ta tưởng tượng ra con 
hươu đang đi trong rừng. Thậm chí bông 
hoa còn to ngang cả con ngựa. Đó chính là 
không gian ước lệ. Không câu nệ vào tỉ lệ 
thực, mà chỉ diễn đạt sao cho thuận mắt. 
Các họa tiết được sắp xếp trên thân gốm 
không theo luật xa gần, không có trước 
sau, chỉ sắp xếp theo ý đồ trang trí.
Bố cục được thể hiện nhiều kiểu khác 
nhau bố cục thoáng, nhằm nêu bật chủ đề. 
Họa tiết được quy định thành những mảng 
lớn sắp xếp theo đường lượn, có mảng 
chính mảng phụ, mảng to, mảng nhỏ rõ 
ràng. Mảng và đường nét cân đối, mô tip 
được ước lược đến cao độ, không chấp 
nhận chi tiết rườm rà, khó lòng mà thêm 
bớt gì được. Một số những dạng bố cục 
là: bố cục thành dải bao quanh sản phẩm, 
bố cục thành ô dọc trên thân gốm, có thể 
là hoa văn nhắc lại hoặc xen kẽ nhau, 
ngoài ra còn kết hợp với dạng bố cục phức 
tạp trong các họa tiết hoa lá liên kết dây 
nối dây, cành nối cành trông rất đẹp mắt. 
Ví dụ như thạp gốm trang trí hình đoàn 
người gánh nước, quan cưỡi ngựa, lính dắt 
ngựa theo một dải lớn vòng quanh thân 
gốm, phía trên còn kết hợp những dải nhỏ 
trang trí loài chim và hoa lá. Hay thống 
trang trí chia thành nhiều ô dọc trên thân 
gốm, mỗi một ô là một hình sen dây, kết 
hợp với hoa văn đắp nổi hình cánh sen 
thành vòng tròn trên miệng thống.
Gốm thời Trần còn trang trí kết hợp 
hình khối của điêu khắc với đường nét và 
màu sắc của hội họa. Nếu như gốm đất 
nung thời kì trước chỉ có nét khắc, không 
có men và màu trang trí, gốm hoa lam của 
thời kì sau chỉ có nét vẽ, thì gốm ở thời kì 
này kết hợp cả khắc nét và màu sắc của 
men. Mặc dù gốm khá ít màu, chủ yếu là 
nâu và trắng ngà của gốm hoa nâu và xanh 
ngọc của gốm men ngọc nhưng đã thể 
hiện được độ đậm nhạt thông qua sự kết 
hợp hai màu men như gốm hoa nâu. Hay 
sự thay đổi độ dày mỏng của men, chất 
lượng của men không đều nhau, qua nung 
ở nhiệt độ cao dẫn đến kết quả sản phẩm 
có sắc độ màu khác nhau của cả gốm hoa 
nâu lẫn gốm men ngọc. Hơn nữa, khi kết 
hợp với những nét khắc chìm trên thân 
gốm rất linh hoạt, lúc to, lúc nhỏ, cạnh 
thẳng, cạnh nghiêng, nét nông, nét sâu, tự 
do, phóng khoáng kết hợp với màu tô chỗ 
dày mỏng không đều nhau tạo vẻ đẹp linh 
hoạt, sống động cho sản phẩm.
Như vậy, với lối tạo hình đơn giản, 
cách điệu, kết hợp lối bố cục thoáng, 
84 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
không câu nệ thực, mảng lớn bé rõ ràng, 
lớp nét khắc to nhỏ, nông sâu thay đổi 
cùng lớp men đọng chỗ dày chỗ mỏng tạo 
nhiều sắc độ trên một nền màu chung, làm 
nên vẻ đẹp giản dị, nồng hậu, gần gũi cho 
cho gốm Trần và cũng là cái khác cơ bản 
so với gốm thời Lý.
3. KẾT LUẬN
Kế tiếp sau thời Lý, nghệ thuật tạo 
hình trên đồ gốm thời Trần chiếm một vị 
trí quan trọng trong nền mĩ thuật cổ nước 
ta, nó đã đặt nền móng tốt đẹp cho sự kế 
thừa và phát triển nghề gốm của ta sau 
này được thành công về mặt kĩ thuật sản 
xuất cũng như thành công về mặt nghệ 
thuật. Trang trí trên gốm thời Trần mang 
yếu tố hiện thực nên có nhiều sản phẩm 
kết hợp nhiều loại hoa văn trên cùng một 
sản phẩm gốm. Các họa tiết trên gốm thời 
Trần thể hiện những chủ đề rất thân thuộc 
với người Việt. Đó chính là hình ảnh của 
thiên nhiên, con người và các hoạt động 
trong cuộc sống hàng ngày, nên khi vẽ lên 
mặt gốm họ không hề sao chép vụng về 
mà dựa vào trí nhớ, bắt lấy cái thần của 
sự vật bằng nét điển hình, chọn lọc. Gốm 
thời Trần vận dụng và sáng tạo hoa văn 
dựa trên chính tinh thần chiến đấu chống 
ngoại xâm, tình cảm chân chất và ước mơ 
trong sáng của họ.
Sau cuộc kháng chiến chống quân 
Nguyên Mông, địa vị của nhà nước phong 
kiến thời Trần được nâng cao, quan hệ 
buôn bán và ngoại giao với các nước xung 
quanh được mở rộng, do đó ít nhiều có sự 
giao thoa về mặt văn hóa nghệ thuật với 
nước ngoài. Đối với nghệ thuật gốm cũng 
vậy, nhưng không vì thế mà nghệ thuật gốm 
nước ta mất đi bản sắc dân tộc, ngược lại, 
nó đã dân tộc hóa một cách sáng tạo những 
yếu tố tiếp thu từ bên ngoài vào, góp phần 
làm cho nghệ thuật chế tạo gốm của ta thêm 
phong phú. Đồng thời, còn biết điều hòa, 
phối hợp những yếu tố bên ngoài với nghệ 
thuật truyền thống lâu đời của nhân dân, tạo 
cho nghệ thuật gốm truyền thống thời Trần 
có một phong cách dân tộc đậm đà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí trong 
mỹ thuật truyền thống của người Việt, 
NXB Mỹ thuật.
2. Hoàng Xuân Chinh (2011), Tiến trình 
gốm sứ Việt Nam, NXB Hồng Đức.
3. Phạm Thị Chỉnh (2009), Dạy Lịch sử mĩ 
thuật Việt Nam, NXB Đại học sư phạm.
4. Chu Quang Trứ (2012), Mỹ thuật Lý Trần 
- mỹ thuật Phật giáo, NXB Mỹ thuật.
5. Chu Quang Trứ (2013), Văn hóa Việt 
Nam nhìn từ mĩ thuật, NXB Mỹ thuật.
6. Trịnh Quang Vũ (2009), Lược sử mĩ thuật 
Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa.
7. Henri Gourdon (2017), Nghệ thuật xứ 
An Nam, NXB Thế giới.

File đính kèm:

  • pdfnghe_thuat_tao_hinh_cua_do_gom_thoi_tran.pdf