Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh

Đô thị thông minh (ĐTTM) là một khái

niệm được ra đời từ khoảng 10 năm trở lại đây và

được coi là một hệ sinh thái, trong đó cung cấp các

dịch vụ và cơ hội phát triển cho người dân, doanh

nghiệp. Cho đến nay, có nhiều cách tiếp cận để xây

dựng hệ sinh thái ĐTTM. Công nghệ thông tin và

truyền thông (ICT) là chìa khóa để xây dựng và tăng

cường hiệu quả hoạt động của hệ sinh thái đó. Tuy

nhiên, việc xác định một nền tảng kết nối – chia sẻ

thông tin cho hệ sinh thái ĐTTM vẫn đang là một vấn

đề nghiên cứu và cần có giải pháp phù hợp với mỗi

quốc gia, nhằm đạt được hiệu quả hoạt động của đô

thị, tương tác có tính thông minh giữa các bên tham

gia, bảo đảm được chất lượng dịch vụ cung cấp cho

người dân và doanh nghiệp. Các bộ công cụ phục vụ

cho xây dựng và hỗ trợ các hoạt động của ĐTTM là

rất cần thiết. Bài báo này đề xuất một giải pháp cụ thể

cho một nền tảng kết nối – chia sẻ thông tin cho hệ

sinh thái ĐTTM. Giải pháp lấy con người làm trọng

tâm, giải quyết các yêu cầu về mặt kỹ thuật cho tương

tác giữa cư dân, doanh nghiệp với chính quyền đô thị

nhằm cải thiện sự “thông minh” trong các quyết định

của các bên trong một ĐTTM. Một hệ thống kết nối –

chia sẻ thông tin được xây dựng với các chức năng

cần thiết cho một hệ sinh thái ĐTTM chứng minh cho

tính khả thi của mô hình đã đề xuất

Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh trang 1

Trang 1

Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh trang 2

Trang 2

Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh trang 3

Trang 3

Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh trang 4

Trang 4

Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh trang 5

Trang 5

Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh trang 6

Trang 6

Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh trang 7

Trang 7

Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 5840
Bạn đang xem tài liệu "Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh

Nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin cho hệ sinh thái đô thị thông minh
Hoàng Mạnh Thắng, Nguyễn Trung Kiên, Hoàng Đăng Hải
NỀN TẢNG KẾT NỐI – CHIA SẺ
THÔNG TIN CHO HỆ SINH THÁI
ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Hoàng Mạnh Thắng1, Nguyễn Trung Kiên1, Hoàng Đăng Hải2
1Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông (CDIT)
2Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Tóm tắt:1Đô thị thông minh (ĐTTM) là một khái
niệm được ra đời từ khoảng 10 năm trở lại đây và
được coi là một hệ sinh thái, trong đó cung cấp các
dịch vụ và cơ hội phát triển cho người dân, doanh
nghiệp. Cho đến nay, có nhiều cách tiếp cận để xây
dựng hệ sinh thái ĐTTM. Công nghệ thông tin và
truyền thông (ICT) là chìa khóa để xây dựng và tăng
cường hiệu quả hoạt động của hệ sinh thái đó. Tuy
nhiên, việc xác định một nền tảng kết nối – chia sẻ
thông tin cho hệ sinh thái ĐTTM vẫn đang là một vấn
đề nghiên cứu và cần có giải pháp phù hợp với mỗi
quốc gia, nhằm đạt được hiệu quả hoạt động của đô
thị, tương tác có tính thông minh giữa các bên tham
gia, bảo đảm được chất lượng dịch vụ cung cấp cho
người dân và doanh nghiệp. Các bộ công cụ phục vụ
cho xây dựng và hỗ trợ các hoạt động của ĐTTM là
rất cần thiết. Bài báo này đề xuất một giải pháp cụ thể
cho một nền tảng kết nối – chia sẻ thông tin cho hệ
sinh thái ĐTTM. Giải pháp lấy con người làm trọng
tâm, giải quyết các yêu cầu về mặt kỹ thuật cho tương
tác giữa cư dân, doanh nghiệp với chính quyền đô thị
nhằm cải thiện sự “thông minh” trong các quyết định
của các bên trong một ĐTTM. Một hệ thống kết nối –
chia sẻ thông tin được xây dựng với các chức năng
cần thiết cho một hệ sinh thái ĐTTM chứng minh cho
tính khả thi của mô hình đã đề xuất.
Từ khóa: Hệ sinh thái, Đô thị thông minh, Mô
hình đô thị thông minh, Công cụ xây dựng đô thị
thông minh.
I. MỞĐẦU
Đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn được xem như
một hệ sinh thái lớn, trong đó cung cấp rất nhiều dịch
vụ và cơ hội phát triển cho doanh nghiệp và người dân
[1, 2]. Tốc độ đô thị hóa và gia tăng dân số đô thị có
một tác động lớn đến cơ sở hạ tầng đô thị và việc cung
cấp dịch vụ. Nhiều vấn đề nảy sinh trong phát triển đô
thị như chất lượng dịch vụ cung cấp bởi đô thị, vấn đề
giao thông, năng lượng, môi trường, cấp nước, an
ninh, y tế, an sinh xã hội, Điều đó đòi hỏi có cách
Tác giả liên hệ: Hoàng Mạnh Thắng,
email: thanghm@ptit.edu.vnm
Đến tòa soạn: 28/03/2019, chỉnh sửa: 04/05/2019, chấp nhận đăng:
21/5/2019.
nhìn mới về mô hình phát triển đô thị và các giải pháp
cung cấp dịch vụ một cách thông minh, hiệu quả hơn.
Các mục tiêu của đô thị thông minh đạt được thông
qua việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông (ICT – Information Communications
Technologies) [2]. Hệ sinh thái đô thị thông minh
được phát triển nhằm cách tiếp cận để đạt được các
mục tiêu đó.
Mặc dù khái niệm đô thị thông minh (ĐTTM) đã
ra đời từ khá sớm (năm 2006) [3], song cho tới nay,
một khái niệm về hệ sinh thái đô thị thông minh vẫn
chưa được thống nhất. Các khái niệm về ĐTTM được
đưa ra theo các cách tiếp cận khác nhau. Ví dụ, [3] giải
thích mô hình ĐTTM bởi sáu đặc trưng lớn: 1) Hạ
tầng mạng kết nối là yếu tố quan trọng nhất, 2) Vai trò
của công nghệ, 3) Vai trò của hoạt động dịch vụ, 4)
Vai trò của người dân, 5) Khả năng cung cấp dịch vụ
cho người dân, 6) Cơ hội phát triển. Zygiaris [4] đưa
ra mô hình ĐTTM theo cách nhấn mạnh sự ưu tiên
vào phát triển hệ sinh thái nhằm đạt mục tiêu phát
triển bền vững. Tác giả trong [2] chỉ ra, ĐTTM là một
hệ sinh thái sử dụng ICT (là chìa khóa) và các công
nghệ liên quan khác nhằm tăng cường hiệu quả hoạt
động của đô thị và chất lượng dịch vụ cung cấp cho
doanh nghiệp, người dân và xã hội; tăng cường sự
minh mạch, tính cạnh tranh lành mạnh; hiệu quả sử
dụng tài nguyên cho hiện tại và tương lai. Tài liệu [1]
coi ĐTTM là một hệ sinh thái tạo thành bởi mạng lưới
phức hợp có sự tương tác giữa các tác nhân trong nó
và môi trường.
Theo [5], mô hình một hệ sinh thái ĐTTM dựa trên
nền tảng kết hợp xuyên suốt từ hạ tầng vật lý cho đến
hạ tầng số, kết nối ICT với mọi thành phần, tổ chức và
người dân. Mô hình đó bao gồm các đặc tính cơ bản
sau đây [5].
- Triển khai các giải pháp ICT xuyên suốt các
lĩnh vực hoạt động của đô thị.
- Quản trị và đáp ứng một cách thông minh đối
với các loại nhu cầu đời sống đô thị hàng ngày
về các hoạt động kinh doanh, thương mại, công
nghiệp, bảo vệ môi trường, an ninh xã hội, các
dịch vụ đô thị.
NỀN TẢNG KẾT NỐI – CHIA SẺ THÔNG TIN CHO HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ THÔNG MINH
- Tích hợp và giám sát mọi thành phần thiết yếu
của cơ sở hạ tầng.
- Kết nối một cách thông minh giữa hạ tầng vật
lý, hạ tầng dịch vụ, hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Sử dụng các hệ thống thông tin phức hợp để hỗ
trợ hoạt động của hạ tầng đô thị và các dịch vụ
liên quan.
Với mục tiêu “lấy người dân làm trung tâm”, các
giải pháp cho hệ sinh thái ĐTTM thường xoay quanh
các vấn đề của người dân, nhu cầu, lợi ích của người
dân. Để đảm bảo các giải pháp hướng tới mục tiêu
này, một trong những giải pháp đầu tiên, hiệu quả hiện
nay là gia tăng tính tương tác giữa người dân và chính
quyền, hiện đã có những ứng dụng trên nền tảng
mobile ở nhiều nước [6-12].
Tại Việt Nam, ứng dụng các giải pháp ICT vào
tương tác giữa chính quyền và người dân đã được phát
triển mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, hầu hết
vẫn là các ứng dụng nhỏ lẻ với các bộ công cụ đơn
giản, chưa có sự kết nối chia sẻ thông tin thực sự hiệu
quả, do đó, chưa có khả năng cung cấp thông tin một
cách kịp thời, chính xác và đồng bộ trên diện rộng và
trong toàn quốc.
Một nền tảng kết nối - chia sẻ thông tin là một vấn
đề đặt ra. Một số nghiên cứu mới đây đã chỉ ra sự cần
thiết phải có một bộ khung phần mềm và kiến trúc
tham chiếu thống nhất, như đã nêu trong [9, 10, 11, 12,
13]. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều dự án tại các
quốc gia nghiên cứu về vấn đề này [13]. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều vấn đề thách thức liên quan đến mô
hình hệ thống, khả năng hỗ trợ thông minh với tương
tác tối thiểu, v.v. [2]. Ngoài ra, nền tảng cho kết nối và
chia sẻ thông tin bên tron ... ia sẻ
thông tin trong hệ sinh thái ĐTTM được thiết kế trong
hệ thống của chúng tôi bao gồm:
- Giao diện với người dân.
- Trợ giúp khẩn cấp.
Hoàng Mạnh Thắng, Nguyễn Trung Kiên, Hoàng Đăng Hải
- Thông báo nhanh.
- Chính quyền chia sẻ thông tin và khảo sát ý
kiến cư dân.
- Kênh thu thập thông tin phản ánh của cư dân.
- Cung cấp thông tin chính thống về các địa danh
và các sự kiện quan trọng.
- Bảng thông tin tổng hợp (Dashboard).
Trong phần sau đây, bài báo trình bày cụ thể hơn
các chức năng hệ thống.
A. Giao diện với người dân
Hình 5 biểu thị giao diện kết nối chính quyền đô
thị với người dân.
Hình 5. Giao diện kết nối chính quyền đô thị với
người dân
Ứng dụng cho phép người dân có thể liên lạc đến
cấp chính quyền trực tiếp (phường/xã) sở tại một cách
thuận tiện qua giao diện tương tác đơn giản, dễ sử
dụng, đáp ứng nhu cầu cần thiết.
B. Trợ giúp khẩn cấp
Một trong các chức năng của chính quyền là trợ
giúp người dân khi người dân cần đến trong các tình
huống cấp thiết gặp phải hàng ngày. Hiện nay, người
dân hay du khách cần phải nhớ các thông tin, số điện
thoại này, đây thường là các số điện thoại nóng hỗ trợ
chung toàn quốc nên việc phản ứng của chính quyền
địa phương có thể sẽ mất nhiều thời gian khi lực lượng
không có sẵn tại nơi xảy ra vấn đề.
Ứng dụng cho phép người dân có thể liên lạc đến
cấp chính quyền trực tiếp (phường/xã) sở tại một cách
nhanh chóng nhất mà không phải khó khăn khi nhớ
các số liên hệ. Người dân có thể sử dụng tính năng này
trên ứng dụng với chỉ một nút bấm.
C. Thông báo nhanh
Chức năng này dùng để thông tin nhanh đến người
dân đô thị. Chức năng này bổ trợ cho hình thức loa
phường hay thông báo qua tổ dân phố truyền thống.
Trong giải pháp này, các thông báo được xác lập
thời gian có hiệu lực trong khoảng From-To, các phản
hồi (nếu cho phép) chỉ được thực hiện trong thời gian
này. Từ góc độ quản lý, chính quyền đô thị có thể xem
thống kê phân bố việc đọc và phản hồi của cư dân trên
một biểu đồ theo thời gian.
Trong phát triển tiếp của giải pháp, hệ thống sẽ cho
phép người dân đánh giá hay bình luạn cho các thông
báo từ chính quyền theo chỉ mục như trong diễn đàn
và người dân thường trú có thể đăng kí nhận thông tin
cảnh báo qua SMS (khi đăng kí sử dụng SMS).
D. Chính quyền chia sẻ thông tin và khảo sát ý kiến
cư dân
Chính quyền đô thị xây dựng đô thị trên cơ sở triển
khai các chương trình, các kế hoạch, các dự án đô thị.
Người dân là người hưởng lợi nhưng cũng chịu ảnh
hưởng của các kế hoạch hay các dự án này.
Để người dân hiểu về lợi ích của dự án, sẵn sàng
tham gia thì đầu tiên Chính quyền đô thị phải sẵn sàng
chia sẻ thông tin (đầy đủ, đúng thời điểm, đúng đối
tượng). Kèm theo đó chính quyền có thể thăm dò ý
kiến người dân trong vùng ảnh hưởng.
Chức năng thăm dò ý kiến của hệ thống cho phép
chính quyền tạo ra mục chia sẻ thông tin dự án cũng
như các khảo sát nhắm đến các đối tượng trong phạm
vi địa bàn ảnh hưởng. Qua chức năng này chính quyền
có thể nắm được số lượng người tiếp cận thông tin, các
phản hồi ý kiến một cách kịp thời nhất.
Từ góc độ người dân: trên ứng dụng ezLife, người
dân có thể được cung cấp thông tin, cho phép số lượng
người tham gia góp ý (trong đó có tỷ lệ cư dân thường
trú, khách vãng lai) và tỷ lệ ý kiến phản hồi nếu chính
quyền mở tính năng này.
E. Kênh thu thập phản ánh của cư dân
Để bộ máy chính quyền đô thị có thể tự nắm bắt
được hết các vấn đề xảy ra trên toàn đô thị sẽ là bất
khả thi vì phải cần rất nhiều nhân lực cũng như các
phương tiện. Nếu chính quyền lôi kéo được sự hỗ trợ
của người dân đô thị như một kênh cung cấp thông tin
thì việc này có thể thực hiện được và sẽ rất hiệu quả.
Hệ thống này với chức năng nhận báo cáo từ người
dân cho phép cư dân đô thị phản ảnh các vấn đề đô thị
gặp phải cần có sự xử lý từ chính quyền đến chính
quyền sở tại. Để người dân sẵn sàng phản ánh, phản
ánh chính xác thông tin lâu dài, có trách nhiệm thì việc
chính quyền cần cầu thị ghi nhận và xử lý thông tin,
trả lời cho người dân là rất cần thiết.
Hệ thống cũng có chức năng hỗ trợ phía chính
quyền, cho phép các cấp khác nhau trong bộ máy đô
thị nhận được thông tin, điều phối nhân lực xử lý
thông tin, theo dõi việc xử lý.
Hệ thống tự kết xuất các báo cáo định kỳ, theo yêu
cầu của các cấp chính quyền hay việc cài đặt một tình
huống nào đó (chẳng hạn phường nào đó không xử lý
thông tin, điểm nào đó có lượng thông tin dồn dập,
NỀN TẢNG KẾT NỐI – CHIA SẺ THÔNG TIN CHO HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ THÔNG MINH
phường nào đó người dân không phản ánh). Hệ
thống sẽ tự động gửi báo cáo đến các bên liên quan
theo thiết lập trước.
F. Cung cấp thông tin chính thống về các địa danh
và sự kiện quan trọng
Nhu cầu hiểu biết về đô thị nơi mình sinh sống của
cư dân đô thị hay hiểu về nơi mình đến du lịch, làm
việc (cho khách vãng lai) là tất nhiên. Mỗi đô thị đều
có những địa danh, di tích, tượng đài, đường phố, sự
kiện định kỳ, món ăn cần giới thiệu đến người dân
và du khách. Hiện nay, cư dân/du khách tiếp cận các
thông tin này rất khó khăn, có nhiều hạn chế. Nhiều
khi, các thông tin được tiếp cận bị méo mó, phiến diện
hay thậm chí bị xuyên tạc nhưng chính quyền đô thị
không biết hoặc biết nhưng chưa có cách khắc phục
hiệu quả.
Giải pháp có các tính năng cung cấp thông tin
mang tính chính thống về các địa danh, sự kiện quan
trọng của đô thị, cho phép mọi người tiếp cận dễ dàng,
chính xác. Nội dung thông tin được cung cấp dưới
dạng đa phương tiện dùng hình ảnh, âm thanh AR/VR
giúp người dân và du khách hiểu kĩ và đầy đủ.
Ngoài việc tiếp cận các nguồn thông tin này qua
ứng dụng ezLife app hay qua QR panel, người dân/du
khách còn có thể đánh giá hay bình luận cho các địa
danh hay sự kiện này. Với tính năng này chính quyền
sẽ biết được sự quan tâm của cư dân đến các địa danh,
các vấn đề du khách gặp phải để cải tiến, hỗ trợ du
khách ngày càng tốt hơn.
Chính quyền cũng có thể chia sẻ chức năng này
cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông, du
lịch, thương mại.. để tiếp cận khách hàng làm phong
phú dịch vụ cho du khách cũng như tạo nguồn thu cho
doanh nghiệp.
G. Dashboard
Dashboard là bảng tổng hợp thông tin, phân tích và
chỉ thị cho các bên, trợ giúp quá trình ra quyết định
hay là một cách xem xét hiệu quả các hoạt động của hệ
thống.
Dashboard có thể phân làm 3 mức thông tin chia sẻ
cho: Người dân, Lãnh đạo CQĐT và Bộ máy điều
hành đô thị.
Với người dân, dashboard có thể tích hợp ngay vào
ezLife cho người dân biết. Chẳng hạn: Đã có bao
nhiêu người dân đô thị đăng ký là cư dân thường trú,
bao nhiêu phản ánh được ghi nhận, top người dân có
đóng góp, các counter đếm cho các thông báo, phiếu
khảo sát
H. Các tính năng tương lai khác
Với thiết kế hệ thống, việc bổ sung, nâng cấp các
tính năng khác vào giải pháp rất dễ dàng và không ảnh
hưởng đến các hoạt động thường xuyên.
Các tính năng tương lai có thể bổ sung như: Đăng
kí tạm trú; thông tin sử dụng các tiện ích như điện,
nước; thanh toán online,...
V. KẾT LUẬN
Nhu cầu phát triển các hệ sinh thái ĐTTM đòi hỏi
có cách nhìn mới về mô hình phát triển, phương pháp
xây dựng giải pháp và các bộ công cụ hỗ trợ với ứng
dụng ICT. Nhiều vấn đề nảy sinh trong tương tác giữa
các thành phần trong hệ thống và giữa các bên tham
gia, trong đó có tương tác giữa chính quyền đô thị,
người dân, doanh nghiệp với người dân là trọng tâm.
Bài báo đã phân tích và chỉ ra việc xây dựng một
hệ nền tảng kết nối – chia sẻ thông tin bên trong hệ
Hình 6. Giao diện kết nối với Bảng thông tin tổng hợp (Dashboard)
Hoàng Mạnh Thắng, Nguyễn Trung Kiên, Hoàng Đăng Hải
sinh thái ĐTTM là rất cần thiết. Giải pháp kết nối và
chia sẻ thông tin bên trong hệ sinh thái phục vụ cho
tương tác giữa cư dân, doanh nghiệp với chính quyền
đô thị nhằm cải thiện sự “thông minh” trong các quyết
định của các bên trong một ĐTTM.
Bài báo đã khảo sát các công trình nghiên cứu liên
quan về mô hình hệ sinh thái ĐTTM và các thành
phần đa chiều trong hệ thống. Tiếp đó, bài báo đã trình
bày về một giải pháp kết nối tương tác trong hệ sinh
thái ĐTTM với nguyên lý kết nối – chia sẻ thông tin
và các mối quan hệ tương tác giữa đối tượng bên trong
hệ sinh thái. Một mô hình nền tảng kết nối – chia sẻ
thông tin cho hệ sinh thái ĐTTM đã được xây dựng
với 7 nhóm chức năng cụ thể.
Giải pháp ezLife, một sản phẩm của [15], đã được
Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông (CDIT)
thiết kế, xây dựng theo mô hình trên và đã được triển
khai thử nghiệm tại UBND Thành phố Hội An [15].
Trong thời gian tới, hệ thống sẽ tiếp tục được triển
khai thử nghiệm tại một số thành phố khác trên cả
nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] L. G. Anthopoulos, M. Janssen, V. Weerakkody. AUnified Smart City Model (USCM) for Smart CityConceptualization and Benchmarking. Internl Journalof Electronic Government Research (2016), Vol. 12,Issue 2, April 2016,pp. 77-93.
[2] B.N. Silva, M. Khan, K. Han. Towards sustainablesmart cities: A review of trends, architectures,components, and open challenges in smart cities.Elsevier Journal Sustainable Cities and Society, Vol.38(2018), pp. 697-713.
[3] S. Peratalo, P. Ahokangas. Toward Smart CityBusiness Models, Journal of Business Models (2018),Vol. 6, No.2, pp. 65-70.
[4] S. Zygiaris. Smart City Reference Model: AssistingPlanners to Conceptualize the Building of Smart CityInnovation Ecosystems. Journal of the KnowledgeEconomy. ISN 1868-7865, Springer, Vol. 2, No.2,June 2012.
[5] P. Ghosh, T.R. Mahesh. Smart City: Concept andChallenges. International Journal on Advances inEngineering, Technology and Science, Vol.1, Issue 1,Oct.2015, pp. 25-27.
[6] V. Ferrandez-Anez, J.G. Fernandez-Guell, R.Giffinger. Smart City implementation and discourses:An integrated conceptual model. The case of Vienna,Elssevier Journal Cities (2018), pp. 6-18.
[7] Mobile application for citizens feedback and requests,Mongolia, Mongolia Action Plan 2016-2018, IRMReport: Mongolia Mid-Term Report 2016-2018 (Year1)
[8] G.C. Lazaroiu, M. Roscia. Definition methodology forthe smart cities model. Elservier Journal Energy 47(2012), pp. 326-332.
[9] H. Kumar, M.K. Singh, M.P. Gupta, J. Madaan.Moving towards smart cities: Solutions that lead to theSmart City Transformation Framework. ElservierJournal Technological Forecasting & Social Change,DOI: 10.1016/j.tech-fore. 2018.04.024
[10] M. Angelidou, A. Psaltonglou, N. Komninos.Enhancing sustainable urban development throughsmart city applications. Journal of Science and
Technology Policy Management (2017), https://doi.org/10.1108/jSTPm-05-2017-0016.
[11] C. Perera, A. Zaslavsky, P. Christen, D.Georgakopoulos. Sensing as a Service Model forSmart Cities Supported by Internet of Things. JohnWiley Transaction on Emerging TelecommunicationsTechnologies (2014), pp.1-12.
[12] E.F.Z. Santana, A.P. Chaves, M.A. Gerosa, F. Kon,D.S. Mikojicic. Software Platforms for Smart Cities:Concepts, Requirements, Challenges, and a UnifiedReference Architecture. Journal ACM ComputingSurveys (CSUR) Vol. 50, Issue 6, January 2018,Article No. 78.
[13] Quyết định số 950/QĐ-TTg, Phê duyệt đề án phát triểnđô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030, Ngày 1/8/2018.
[14] Đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống công nghệthông tin thử nghiệm thu thập dữ liệu và phân tích mộtsố chỉ số hiệu năng thực hiện (KPI) của đô thị thôngminh phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm phụcvụ cho hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước”, TS.Nguyễn Trung Kiên, Mã số KC.01.04/16-20.
[15] Nguyễn Trung Kiên, Hoàng Mạnh Thắng. Hệ thốngkết nối chính quyền và người dân trong đô thị thôngminh. Kỷ yếu KH&CN nhân kỷ niệm 20 năm thành lậpViện Công nghệ thông tin và Truyền thông (CDIT),tháng 2 năm 2019.
A PLATFORM FOR INFORMATION SHARING
AND CONNECTIVITY IN SMART CITY
ECOSYSTEM
Abstract: Smart city is concept born since about 10
years ago, and is considered as an eco-system, which
provides services and development opportunities to
people and business. So far, there are many
approaches for building smart city eco-systems.
Information and communication technology (ICT) is
the key for building and enhancing the efficiency of
such smart city eco-systems. However, identifying a
platform for information sharing and connectivity in a
such smart city eco-systems is still a research issue,
that needs a suitable solution for each country in order
to achieve the operation performance of the SME, the
smart interaction among stackholders and to ensure
the quality of services provided to people and
business. Toolkits for building and supporting smart
city eco-system operations are essential. This paper
proposes a specific solution for an information
sharing and connectivity platform for a smart city
eco-system. This is a human-centered solution,
addressing the technical requirements for interactions
between citizen and business with urban authorities to
improve the “smart” in the decisions of the parties
inside a smart city eco-system. A information sharing
and connectivity system is built with necessary
functions to prove the feasibility of the proposed
model.
Keywword: Eco-systems, Smart city eco-system,
Smart city, Smart city models, Toolkits for building
smart cities.
NỀN TẢNG KẾT NỐI – CHIA SẺ THÔNG TIN CHO HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ THÔNG MINH
Hoàng Mạnh Thắng, ThS
(2012). Hiện công tác tại Viện
Công nghệ thông tin và truyền
thông CDIT. Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông. Lĩnh vực
nghiên cứu chính: Mật mã hạng
nhẹ, An toàn bảo mật hệ thống,
Blockchain, AI.
Nguyễn Trung Kiên, ThS
(2003), TS (2013). Hiện công tác
tại Viện Công nghệ thông tin và
truyền thông CDIT. Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn
thông. Lĩnh vực nghiên cứu
chính: Mạng viễn thông, hệ
thống thông tin, hệ sinh thái đô
thị thông minh, giải pháp ICT cho
đô thị thông minh.
Hoàng Đăng Hải, TS (1999),
TSKH (2002), PGS (2010). Hiện
công tác tại Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông. Lĩnh vực
nghiên cứu chính: Mạng và hệ
thống truyền thông, IoT, An toàn
thông tin.

File đính kèm:

  • pdfnen_tang_ket_noi_chia_se_thong_tin_cho_he_sinh_thai_do_thi_t.pdf