Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay

Nhu cầu đào tạo là cơ sở khoa học cho việc định hướng xây dựng chiến lược, kế

hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, kết nối cung - cầu nguồn lực lao động.

Thông qua hoạt động thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề cập đến vai trò và các

yếu tố liên quan đến dự báo nhu cầu đào tạo ngành Mỹ thuật Công nghiệp để kết quả dự báo

nhu cầu đào tạo có độ tin cậy cao hơn, làm cơ sở xác định mục tiêu đào tạo, kịp thời điều chỉnh

cơ cấu ngành, chương trình đào tạo ngành Mỹ thuật Công nghiệp, nâng cao hiệu quả thực tiễn

hiện nay

Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay trang 1

Trang 1

Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay trang 2

Trang 2

Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay trang 3

Trang 3

Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay trang 4

Trang 4

Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay trang 5

Trang 5

Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay trang 6

Trang 6

Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay trang 7

Trang 7

Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay trang 8

Trang 8

Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 12580
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay

Một số vấn đề về dự báo nhu cầu đào tạo ngành mỹ thuật công nghiệp gắn với thực tiễn xã hội ở các trường đại học hiện nay
 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 57 (07/2019) 05-13 5 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DỰ BÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO 
NGÀNH MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP GẮN VỚI 
THỰC TIỄN XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HIỆN NAY 
SOME ISSUES ON TRAINING NEEDS FORECAST 
FOR INDUSTRIAL FINE ARTS SECTOR 
ASSOCIATED WITH SOCIAL PRACTICES IN UNIVERSITIES TODAY 
Nguyễn Thị Việt Hà *1 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 2/01/2019 
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/7/2019 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/7/2019 
Tóm tắt: Nhu cầu đào tạo là cơ sở khoa học cho việc định hướng xây dựng chiến lược, kế 
hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, kết nối cung - cầu nguồn lực lao động. 
Thông qua hoạt động thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh, bài viết đề cập đến vai trò và các 
yếu tố liên quan đến dự báo nhu cầu đào tạo ngành Mỹ thuật Công nghiệp để kết quả dự báo 
nhu cầu đào tạo có độ tin cậy cao hơn, làm cơ sở xác định mục tiêu đào tạo, kịp thời điều chỉnh 
cơ cấu ngành, chương trình đào tạo ngành Mỹ thuật Công nghiệp, nâng cao hiệu quả thực tiễn 
hiện nay. 
Từ khóa: Dự báo, Đào tạo, Nhu cầu đào tạo, Mỹ thuật công nghiệp, Thực tiễn xã hội 
Abstract: Training needs are the scientific basis for the orientation of developing strategies 
and plans for training human resources according to social needs, connecting supply and 
demand of labor resources. Through practical activities in Ho Chi Minh City, the article 
mentions the role and factors related to forecasting the training demand of Industrial Fine Arts, 
so that the forecast results of training needs are more reliable, serving as a basis for 
determining the target of training, adjusting the training structure and training program of 
Industrial Fine Arts to improve the effectiveness of practical training today. 
Keywords: Forecast, training, training needs, industrial Fine Arts, social practice 
1 * Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh (UAH) 
 6 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Đặt vấn đề: 
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ 
đang làm thay đổi diện mạo của ngành Mỹ 
thuật Công nghiệp, cùng xu thế toàn cầu hoá 
thương mại thế giới (WTO) đã tạo nên thị 
trường thiết kế sôi động tại thành phố Hồ Chí 
Minh. Để đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực 
về số lượng, cơ cấu và chất lượng, phù hợp 
với xu hướng phát triển của công nghệ - kinh 
tế - xã hội thì đào tạo phải là tiên quyết. “Gắn 
kết chặt chẽ đổi mới giáo dục đại học với 
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhu 
cầu nhân lực trình độ cao của đất nước và xu 
thế của khoa học và công nghệ”, Nghị quyết 
số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của 
Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện 
giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam giai 
đoạn 2006-2020 [1]. 
Mỹ thuật Công nghiệp bao gồm các 
ngành thiết kế sáng tạo luôn dẫn đầu xu 
hướng thẩm mỹ như: Thiết kế Đồ họa, Thiết 
kế Thời trang, Thiết kế Công nghiệp (Tạo 
dáng) và Thiết kế Nội thất,... vừa được thừa 
hưởng kết quả, vừa là là điều kiện, tiền đề 
cho phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực sáng 
tạo mỹ thuật ứng dụng nâng cao hình ảnh 
thương hiệu, sản phẩm trong nền kinh tế thị 
trường, đóng góp chủ yếu vào việc tăng 
trưởng kinh tế, khẳng định giá trị thương 
hiệu và giá trị cuộc sống, định hướng thị hiếu 
thẩm mỹ xã hội. Trong các năm gần đây, số 
người trẻ có nhu cầu học Mỹ thuật Công 
nghiệp không ngừng gia tăng, đối tượng 
người học cũng ngày càng đa dạng, mạng 
lưới các cơ sở đại học đào tạo tại TP. Hồ Chí 
Minh cũng phát triển nhanh. Thế nhưng, vẫn 
còn nhiều nhận định từ thực tế doanh nghiệp 
thì chất lượng chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. 
Dựa trên kết quả của những nghiên cứu 
về khái niệm dự báo nhu cầu đào tạo, bài viết 
phân tích, chọn lọc, liên hệ vận dụng, đề xuất 
các điều kiện thực hiện dự báo nhu cầu đào 
tạo Mỹ thuật Công nghiệp trình độ đại học 
hiện nay tại TP. Hồ Chí Minh. Cụ thể, bài 
viết đề cập khái niệm, các yếu tố kinh tế - xã 
hội - công nghệ kỹ thuật tác động đến nhu 
cầu nhân lực, như điều kiện cần, để đảm bảo 
kết quả dự báo có độ tin cậy cho việc xác 
định mục tiêu, cơ cấu đào tạo hiệu quả trong 
xu thế hội nhập. 
 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 
1. Khái niệm và vai trò nhu cầu đào 
tạo ngành Mỹ thuật Công nghiệp 
1.1. Khái niệm 
Dựa trên nghiên cứu [1], một số khái 
niệm giải nghĩa mang tính công cụ cho bài 
viết bao gồm: 
Dự báo: là thuật ngữ có gốc Hi Lạp 
“πρόγνωσις” (Prognosis) có nghĩa là dự 
đoán, nói trước. Đó là sự tiên đoán về tương 
lai bằng các phương pháp khoa học hoặc 
bằng chính các kết quả dự đoán. Dự báo là 
mô hình khoa học về các sự kiện, hiện tượng 
tương lai. Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ 
khoa học, mang tính xác suất về sự phát triển 
của sự vật và hiện tượng sẽ diễn ra trong 
tương lai, dự báo không chỉ mang tính chất 
định tính mà còn mang tính định lượng biểu 
hiện qua con số cụ thể. Các hiện tượng cần 
dự báo luôn phụ thuộc vào sự tác động trực 
tiếp hoặc gián tiếp của những yếu tố cả bên 
trong và bên ngoài hệ thống [1]. 
Việc dự báo trước hết cần dựa trên cơ sở 
phân tích các yếu tố cơ bản như kinh tế - xã 
hội - công nghệ tác động đến nhu cầu đào tạo 
Mỹ thuật Công nghiệp. Từ đó, có thể hiểu, 
“dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học, 
mang tính chất xác suất về mức độ, nội dung, 
các mối quan hệ, trạng thái, xu hướng phát 
triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách 
thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất 
định đã đề ra trong tương lai”. 
Dự báo nhu cầu đào tạo: được hiểu là 
việc chỉ ra các thông tin về đào tạo theo số 
 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 7 
lượng, cơ cấu loại hình, trình độ, chất lượng 
và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. 
Do đó, có thể hiểu, dự báo nhu cầu đào 
tạo nguồn nhân lực ở các trường đại học là 
toàn bộ các hoạt động (thu thập, thống kê, 
phân tích...) yếu tố tác động đến ngành, nghề 
nhằm chỉ ra các thông tin về đào tạo theo số 
lượng, cơ cấu loại hình, trình độ, chất lượng 
và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo 
để xây dựng ... ơng tiện, kỹ thuật, kênh 
quảng cáo, Đào tạo, dù cho bất kế như thế 
nào thì nền tảng vẫn là quan tâm đến văn 
hóa, đạo đức nghề nghiệp trong toàn bộ quá 
trình giáo dục nhận thức con người. Chú ý về 
 10 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
tính tự giác, tự thân trong học tập, tạo động 
lực thúc đẩy, quyết tâm cho sinh viên. 
Tính luân chuyển, nhanh chóng, kịp thời: 
xu thế luân chuyển giữa các mảng ngành 
diễn ra nhanh chóng, công nghệ thay đổi vị 
trí, nhiệm vụ của một số mảng ngành thiết kế 
và một số mảng ngành phát sinh, chuyển 
biến hình thức hoạt động. Ví dụ, thiết kế đồ 
họa in ấn hiện nay đang bão hòa, thay vào đó 
là mảng multimedia với xu hướng thiết kế đồ 
họa kỹ thuật số đang chiếm ưu thế; hoặc, 
TVC - quảng cáo truyền hình đang dần 
chuyển dịch thành media social với các video 
clip tinh giản và đa dạng trên ứng dụng công 
nghệ số, Do đó, trong hoạt động thiết kế 
luôn đòi hỏi và đặt ra yêu cầu designer ngày 
càng cao về kiến thức chuyên môn vững 
vàng, đáp ứng hiệu quả công việc, vị trí khác 
nhau (trực tiếp hay gián tiếp) trong ngành 
thiết kế. Thành thạo kỹ năng phần mềm và 
am hiểu các mảng thiết kế liên quan. 
Việt Nam hiện nay đang hình thành hai 
loại hình nhân lực ngành Mỹ thuật Công 
nghiệp: nhân lực phổ thông và nhân lực chất 
lượng cao. Nhưng chưa được quy hoạch, 
khai thác đúng mức dẫn đến tình trạng mâu 
thuẫn giữa lượng và chất. 
2.2. Yếu tố tác động đến dự báo cầu đào 
tạo ngành Mỹ thuật Công nghiệp 
Trên cơ sở xác định những yếu tố tác 
động đến “cung” đào tạo Mỹ thuật công 
nghiệp, định hình được các phương pháp, 
quy trình dự báo và đề xuất các giải pháp 
tăng cường các điều kiện để thực hiện dự báo 
thì kết quả dự báo nhu cầu nhân lực có độ tin 
cậy cao cho hoạch định chính sách đào tạo 
đại học. Về cơ bản có 3 yếu tố chính, đó là: 
nền kinh tế thị trường, xã hội hiện đại và 
công nghệ kỹ thuật tiến bộ. Phân tích nhu cầu 
đào tạo là một quá trình mang tính hệ thống 
nhằm xác định và xếp thứ tự các mục tiêu, 
định lượng các nhu cầu và quyết định các 
mức độ ưu tiên cho các quyết định trong lĩnh 
vực đào tạo. Tuy nhiên, giới hạn bài viết chỉ 
nêu sự tác động trực diện của các yếu tố 
trong quá trình xác định nhu cầu đào tạo 
ngành Mỹ thuật công nghiệp. 
Nền kinh tế thị trường tác động đến 
nhu cầu đào tạo nhân lực Mỹ thuật 
Công nghiệp 
Công tác đào tạo nhân lực phải giúp ích 
cho việc thực hiện mục tiêu của doanh 
nghiệp hiện tại và tương lai, hay nói một 
cách khác là giảm khoảng cách sự khác biệt 
giữa mục tiêu của doanh nghiệp với mục tiêu 
của việc đào tạo nhân lực Mỹ thuật Công 
nghiệp. Chính vì vậy nhu cầu đào tạo sinh 
viên được xem xét bắt đầu từ nhu cầu của 
chính thị trường công việc (phân khúc mục 
tiêu). Muốn vậy cơ sở đào tạo phải đánh giá 
thị trường nào, họ đang cần gì: 
Năng lực đào tạo Mỹ thuật Công 
nghiệp có khả năng đáp ứng phân khúc nào 
của thị trường? 
Nhóm ngành Mỹ thuật Công nghiệp về 
cơ bản có sự tương đồng, nhưng nhu cầu đào 
tạo của mỗi ngành thiết kế có những điểm 
khác biệt do tiềm năng và hoài bão phát triển 
kinh tế của chúng không giống nhau. Ví dụ, 
ngành Thiết kế Công nghiệp, sinh viên ra 
trường tập trung làm trong mảng thiết kế sản 
phẩm nội thất hoặc quà tặng, ngành sản 
phẩm công nghiệp Việt Nam hiện đang dừng 
lại mức lắp ráp nên chưa thể tập trung thiết 
kế phương tiện máy bay hay ô tô, máy bay 
được. Do vậy, các hoạt động đào tạo phải 
hướng tới việc thiết kế chương trình sao cho 
đáp ứng được yêu cầu của thị trường mục 
tiêu. Không có bất kỳ chương trình hay 
phương thức nào phù hợp với mọi nhu cầu. 
Các chương trình đào tạo được chọn lựa trên 
cơ sở dung hoà mong muốn các bên liên 
 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 11 
quan (của cơ sở đào tạo với mục tiêu của thị 
trường kinh tế). Trong đó, hiệu quả kinh tế 
được đưa ra làm tiêu chí ảnh hưởng có tính 
quyết định “đầu ra sản phẩm” đào tạo. 
Thách thức của môi trường kinh doanh 
đặt ra cho đào tạo Mỹ thuật Công nghiệp 
(trong ngắn hạn và dài hạn) là gì? Và 
ngược lại? 
Cơ sở đào tạo ngoài nhiệm vụ đáp ứng 
nhu cầu thực tiễn còn xây dựng tầm nhìn và 
sự mệnh định hướng xã hội. Đây là chức 
năng thể hiện rõ vai trò đào tạo. Do vậy, cần 
phân tích “khách hàng tiềm năng” để có định 
hướng đào tạo phù hợp, lâu dài, ổn định và 
phát triển. Phân tích mục tiêu, kế hoạch, 
chiến lược, chỉ số hiệu quả về mặt tổ chức 
cho biết định hướng phát triển của doanh 
nghiệp. Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá 
trình xác định các nhu cầu về nhân lực của 
ngành nghề của các cơ sở đào tạo một cách 
có hệ thống để phục vụ các mục tiêu của 
thành phố, quốc gia, Tránh kiểu “bỏ gốc” 
“lấy ngọn” để thay đổi chương trình theo 
mục đích ngắn hạn của thị trường, mất đi tính 
vững bền và khác biệt trong đào tạo ngành. 
Xu thế hội nhập tác động đến nhu cầu 
đào tạo nhân lực Mỹ thuật Công nghiệp 
Hiện nay, có rất nhiều đề án, hội thảo về 
vấn đề hội nhập và thậm chí kế hoạch hành 
động nhưng chưa thực sự đi vào thực tế. Hay 
nói đúng hơn, cái tác dụng, tác động hay áp 
lực hội nhập - kinh tế - thị trường chưa cảm 
nhận được từ sinh viên, ngay cả giảng viên 
nên còn khó khăn trong cải tiến chương trình. 
Có lẽ, khi nào những vấn đề đó tác động trực 
tiếp đến lợi chính thì họ mới cảm nhận và 
quan tâm, đầu tư nhiều và chịu hành động 
một cách tự giác. 
Nhu cầu xã hội, cần tuân thủ theo những 
quy luật cơ bản của kinh tế thị trường như 
quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật 
cạnh tranh... Để có thể đáp ứng được nhu cầu 
xã hội với chất lượng trong cạnh tranh đào 
tạo nguồn nhân lực; góp phần làm giảm sự 
chênh lệch giữa cung và cầu nhân lực, đặc 
biệt là về nhân lực chất lượng cao. Theo ông, 
Hoàng Việt Hà - COO FPT, sự phát triển với 
tốc độ nhanh chóng của các doanh nghiệp đã 
và đang đặt ra vấn đề thu hút và tuyển dụng 
nhân sự. Trong đó, nguồn nhân sự có chất 
lượng tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh 
đạo là quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu 
cạnh tranh và phát triển thương hiệu. Sự cạnh 
tranh gay gắt về nguồn nhân lực sẽ xảy ra 
trong một số lĩnh vực công nghệ đang bắt 
đầu được ứng dụng rộng rãi vào thực tiễn. 
Bên cạnh đó, “văn hóa làm việc” cũng 
đang thay đổi dần trong thế hệ designer trẻ 
hiện nay 
Giới designer thường không gắn kết với 
nghề lâu tại một vị trí / công việc / doanh 
nghiệp. Hiện nay, tỷ lệ nghỉ việc, nhảy việc 
hằng năm đang là mối lo ngại lớn cho các 
công ty lớn. Nguyên nhân rất đa dạng. Ví dụ, 
xu hướng làm “chủ” chứ không phải làm 
“thợ”. Phần lớn, designer họ thường muốn 
làm tự do, riêng lẻ kiểu “freelancer”, thậm 
chí, các designer có kinh nghiệm và vị trí 
cũng không còn muốn làm “sếp” suốt đời 
trong các công ty lớn, mà muốn làm “chủ” ở 
những công ty nhỏ và năng động, sở hữu 
công nghệ và phương thức kinh doanh mới. 
Tạo ra mạng lưới, môi trường “startup” sôi 
động bên cạnh các tập đoàn lớn, các công ty 
quảng cáo. Các công ty không chuyển đổi 
kịp theo xu hướng này thường sẽ mất nhân 
sự chất lượng cao và chỉ còn lại bộ máy trì 
trệ và không chịu thay đổi. Hay sự cạnh 
tranh về mức thu nhập, môi trường làm việc, 
ví dụ từ “offline” sang “online”, có thể làm 
“any where” (bất cứ chỗ nào) hoặc “any 
 12 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
time” (bất cứ lúc nào) hoặc làm việc cho 
nhiều công ty một lúc và điều này các doanh 
nghiệp lớn, truyền thống không muốn chấp 
nhận [3]. 
Các tập đoàn quảng cáo, thương hiệu lớn 
hiện nay cũng đang tìm đối tác thời vụ 
“supplier” (nhà cung cấp). Trong một dự án, 
khâu thiết kế, cần đến nhân lực thì họ 
“chuyển” ra cho các mạng lưới freelancer, 
các công ty thiết kế nhỏ với mức chi phí 
cạnh tranh. 
Nhu cầu đào tạo nhân lực Mỹ thuật 
Công nghiệp trong thời đại cách mạng công 
nghiệp 4.0 
Đào tạo nguồn nhân lực trước sức mạnh 
của công nghệ thông tin, không thể có gì đào 
tạo nấy mà cần có mục tiêu, xây dựng lộ 
trình chuẩn bị cho nhân lực đáp ứng được 
nhu cầu hội nhập hiện nay và thời gian tới, 
không chỉ thị trưởng trong nước mà còn thị 
trường quốc tế. 
Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 
22/7/2011của Thủ tướng Chính phủ phê 
duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt 
Nam giai đoạn 2011-2020 trong đó chỉ rõ 
mục tiêu tổng quát: “Chỉ ra được nhu cầu về 
số lượng, cơ cấu và trình độ nhân lực, đảm 
bảo yêu cầu nhân lực thực hiện thành công 
đường lối CNH, HĐH đất nước,...; đồng 
thời nêu ra các giải pháp phát triển nhân 
lực, hình thành nhân lực chất lượng cao 
theo chuẩn khu vực và từng bước tiến tới 
chuẩn quốc tế” [4]. 
“Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 dù 
đang ở giai đoạn đầu đã thực sự lan tỏa và 
bùng nổ trên khắp các quốc gia và nền kinh 
tế. Ở thế kỷ 21, nền sản xuất của con người 
đạt đỉnh cao của sự thông minh, với các ứng 
dụng kỹ thuật sáng tạo không ngừng, với nền 
tảng công nghệ số, với mạng lưới Internet 
của vạn vật và trí tuệ nhân tạo... Nguồn nhân 
lực cho kỷ nguyên số trở thành một yêu cầu 
cấp thiết của mọi quốc gia, dù là nước phát 
triển hay đang phát triển đều đang đối mặt 
những thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu 
nhân lực của nền kinh tế kỹ thuật số với cuộc 
cách mạng công nghiệp 4.0. Theo ông Tạ 
Ngọc Cầu, lợi thế rất lớn của các trường Đại 
học Việt Nam ít nhiều là vì đi sau, có thể tiếp 
thu các trường hàng đầu trên thế giới. “Tôi 
cho rằng, nhà trường, các trường đại học có 
thể có những bước tiến rất nhanh để đáp ứng 
yêu cầu của các doanh nghiệp trong cách 
mạng công nghiệp 4.0 - đó là cuộc cách 
mạng về chương trình, nâng cao chất lượng 
đội ngũ giảng viên. Các trường cần sử dụng 
đội ngũ giảng viên trẻ, có nền tảng công nghệ 
tốt, được đào tạo ở nước ngoài, tiếng Anh tốt. 
Thêm vào đó, cần gắn kết doanh nghiệp, đào 
tạo không chỉ là những sinh viên có kiến thức 
tốt mà là những con người đa năng có các kỹ 
năng xã hội tốt [5]. 
2.3. Cân đối giữa cung và cầu đào tạo. 
Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra 
đều dẫn tới thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu 
nguồn nhân lực. Quá trình “phá hủy và sáng 
tạo này” thực tế đã diễn ra liên tục trong suốt 
các cuộc cách mạng công nghệ, Hoàng Việt 
Hà - COO FPT. Một trong những thách thức 
đáng chú ý là khó dự đoán xu hướng để có 
thể đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho 
tương lai. Như đã đề cập, tới năm 2025, có 
tới 80% công việc sẽ là những công việc mới 
mà chưa từng có ở thời điểm hiện nay [3]. 
“Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã 
hội 2011-2020: chuyển đổi mô hình tăng 
trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang phát 
triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; 
tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu 
trúc nền kinh tế; tăng nhanh hàm lượng nội 
địa hóa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của 
sản phẩm, doanh nghiệp và của nền kinh tế; 
tăng năng suất lao động, tiết kiệm trong sử 
dụng mọi nguồn lực [6]. 
 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 13 
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 
04/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI 
về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT có 
quan điểm chỉ đạo: “Phát triển giáo dục và 
đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển KT-
XH ...; với tiến bộ khoa học và công nghệ; 
phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát 
triển GD-ĐT từ chủ yếu theo số lượng sang 
chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời 
đáp ứng yêu cầu số lượng” [7]. 
3. Kết luận 
Trong cuộc chuyển đổi hội nhập quốc tế, 
đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu 
thời đại thì sẽ mang lại lợi ích cho cả cá 
nhân, nghề nghiệp và xã hội. Nên công tác 
dự báo nhu cầu đào tạo ở các trường đại học 
là khâu tiên quyết, để định hướng hiệu quả, 
nhanh chóng xây dựng chiến lược kế hoạch 
đào tạo; là điểm khởi đầu để xác định mục 
tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, 
hình thức tổ chức đào tạo, kiểm tra đánh giá 
kết quả... Do vậy, các trường cần chủ động 
tìm hiểu, xây dựng mô hình, quy trình dự báo 
nhu cầu đào tạo phù hợp với điều kiện thực 
tế của từng trường. Có như vậy, kết quả dự 
báo mới mang lại độ tin cậy cao và đạt được 
nhiều giá trị thiết thực trong đào tạo ngành 
Mỹ thuật Công nghiệp tràn đầy năng lượng. 
Tài liệu tham khảo: 
1. Đỗ Thị Thanh Toàn (2018), Một số vấn đề về 
dự báo nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ở các 
trường đại học địa phương. 
2. Nguyễn Thế Hiệp, "Chính sách đào tạo và phát 
triển nguồn nhân lực Việt Nam trong giai đoạn 
hiện nay". 
3. Nguồn nhân lực 4.0: Cơ hội và thách thức, 
Hoàng Việt Hà - COO FPT 
nhan-luc-40-co-hoi-va-thach-thuc-69031.html] 
4. Chính phủ (2011), Quy hoạch phát triển nhân 
lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, ban hành 
kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 
22/7/2011. 
5. Vai trò của trường đại học trong đào tạo nguồn 
nhân lực kỷ nguyên số 
 https://chungta.vn/ho-viet/vai-tro-cua-truong-
dai-hoc-trong-dao-tao-nguon-nhan-luc-ky-
nguyen-so 1113694.html] 
6. Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 
2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, 
Đặng Xuân Hoan TS. Tổng Thư ký Hội đồng 
quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực 
Traodoi/2015/32972/Phat-trien-nguon-nhan-luc-
Viet-Nam-giai-doan-20152020-dap-ung.aspx] 
7. Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị 
quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới 
căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng 
yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều 
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ 
nghĩa và hội nhập quốc tế. 
8. Trần Thị Phương Nam (2015), Cơ sở khoa học 
của dự báo nhu cầu nhân lực trình độ cao đẳng, 
đại học ở Việt Nam. 
9. Luật giáo dục đại học, 2012. 
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012) “Chiến lược 
phát triển giáo dục 2010 2020”. 
11. Nguyễn Thị Mỹ Lộc – Nguyễn Hữu Châu 
(chủ biên) (2012), “Giáo dục đại học Việt Nam - 
Những vấn đề về chất lượng và quản lý” (Báo 
cáo thường niên giáo dục Việt Nam), NXB ĐH 
Quốc gia Hà Nội. 
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Kiến trúc Thành phố 
Hồ Chí Minh (UAH) 
Email: ha.nguyenthiviet@uah.com.vn 

File đính kèm:

  • pdfmot_so_van_de_ve_du_bao_nhu_cau_dao_tao_nganh_my_thuat_cong.pdf