Mô hình phát triển khu vực ven đo các thành phố lớn tại Việt Nam

Hiện nay ở các thành phố lớn của Việt Nam và các nước đang phát triển, đang diễn ra sự mất cân đối ngày càng giữa thành thị và nông thôn ven đô trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Sự mất cân đối này thể hie trong thu nhập của người dân ở thành thị và ở nông thôn ven đô. Người nông dân không muốn làm việc trong ngà n rõ nhất tăng nh

nông nghiệp. Mất cân đối giữa đô thị và nông thôn còn thể hiện ở sự phân cách trong phát triển kinh tế và xã hội. Người ta thiếu

một chiến lược phát triển mô hình để chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa.

Trên thực tế, tại Việt Nam, các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, các đô

thị loại I trong giai đoạn 2010-2020 có xu hướng mở rộng không gian từ trung tâm lõi đô thị ra ngoại vi. Khu vực ven các thành

phố lớn thường là đầu mối gắn kết hoạt động sản xuất, thương mại giữa hai thị trường đô thị - nông thôn, cung cấp nguyên liệu,

lao động cho đô thị, là nơi bố trí các đầu mối HTKT của đô thị cũng như các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, là cầu nối

liên kết đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh khác trong vùng đô thị lớn. Hiện nay, khu vực ngoại thành các đô thị lớn Việt Nam

đang thiếu các định hướng và công cụ quản lý cho giai đoạn quá độ chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị.

 

Mô hình phát triển khu vực ven đo các thành phố lớn tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Mô hình phát triển khu vực ven đo các thành phố lớn tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Mô hình phát triển khu vực ven đo các thành phố lớn tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Mô hình phát triển khu vực ven đo các thành phố lớn tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Mô hình phát triển khu vực ven đo các thành phố lớn tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Mô hình phát triển khu vực ven đo các thành phố lớn tại Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 11740
Bạn đang xem tài liệu "Mô hình phát triển khu vực ven đo các thành phố lớn tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Mô hình phát triển khu vực ven đo các thành phố lớn tại Việt Nam

Mô hình phát triển khu vực ven đo các thành phố lớn tại Việt Nam
SË 103+104 . 202056
MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KHU VỰC VEN ĐÔ
CÁC THÀNH PHỐ LỚN TẠI VIỆT NAM
Some development models of suburban areas of major cities in Vietnam
Currently, in the major cities of Vietnam and developing countries, an imbalance is increasing between urban and suburban 
rural areas in the process of industrialization and urbanization. This imbalance is most evident in the incomes of people in 
urban and suburban rural areas. Farmers do not want to work in agriculture. The imbalance between urban and rural areas is 
also manifested in separation between economic and social development. There is a lack of a model development strategy to 
transform the economic structure in rural areas associated with urbanization. In fact, in Vietnam, cities directly under the Central 
Government such as Hanoi, Ho Chi Minh City, Da Nang, Hai Phong, Can Tho, the first class cities in the period of 2010-2020 
tend to expand their space from the urban core to the periphery. The suburbs of major cities are often the focal point for linking 
production and trade activities between urban and rural markets, providing raw materials and labor for the urban areas, which 
are the focal points for the technical cooperation of urban areas as well as regional socio-economic infrastructures, serve as a 
bridge to connect central urban with other satellite urban in big urban areas. Currently, suburban areas of Vietnam’s major urban 
centers are lacking in management orientations and tools for the transition from rural to urban areas. This article analyzes the 
models that have been developed in suburban rural areas in big cities in our country with the desire to help cities find the most 
optimal development model, solving problems. integration of urban and rural planning together. Urban development entails rural 
development around it, where there is great endogenous potential.
Hiện nay ở các thành phố lớn của Việt Nam và các nước đang phát triển, đang diễn ra sự mất cân đối ngày càng tăng giữa thành thị và nông thôn ven đô trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Sự mất cân đối này thể hiện rõ nhất trong thu nhập của người dân ở thành thị và ở nông thôn ven đô. Người nông dân không muốn làm việc trong ngành 
nông nghiệp. Mất cân đối giữa đô thị và nông thôn còn thể hiện ở sự phân cách trong phát triển kinh tế và xã hội. Người ta thiếu 
một chiến lược phát triển mô hình để chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa. 
Trên thực tế, tại Việt Nam, các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, các đô 
thị loại I trong giai đoạn 2010-2020 có xu hướng mở rộng không gian từ trung tâm lõi đô thị ra ngoại vi. Khu vực ven các thành 
phố lớn thường là đầu mối gắn kết hoạt động sản xuất, thương mại giữa hai thị trường đô thị - nông thôn, cung cấp nguyên liệu, 
lao động cho đô thị, là nơi bố trí các đầu mối HTKT của đô thị cũng như các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, là cầu nối 
liên kết đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh khác trong vùng đô thị lớn. Hiện nay, khu vực ngoại thành các đô thị lớn Việt Nam 
đang thiếu các định hướng và công cụ quản lý cho giai đoạn quá độ chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị. 
Bài viết này phân tích các mô hình đã và đang phát triển tại khu vực nông thôn ven đô tại các thành phố lớn ở nước ta với mong 
muốn, có thể giúp các đô thị tìm ra mô hình phát triển tối ưu nhất, giải quyết vấn đề lồng ghép giữa quy hoạch đô thị và nông 
thôn với nhau. Sự phát triển của đô thị kéo theo sự phát triển của nông thôn xung quanh nó, nơi có tiềm năng nội sinh lớn.
DIỄN ĐÀN 
KTS. PHẠM THị NHÂM* 
ThS.KTS. NgUyỄN THị HOàNg DIEäP - VIUP
57SË 103+104 . 2020
Các mô hình
1. Mô hình khu công nghiệp (KCN) và làng nghề
a) Mô hình KCN và nhà ở công nhân
KCN: Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam mang ý nghĩa 
quan trọng chuyển biến từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp, 
hội nhập với xu thế toàn cầu, góp phần hình thành các khu đô thị 
mới và ra đời các KCN, khu chế xuất ở các khu vực ven đô, nhanh 
chóng thay đổi bộ mặt của các thành phố. Tuy nhiên, việc phát 
triển các KCN với số lượng lớn đang gây ra nhiều thách thức, nhất 
là thách thức về môi trường.
Vận hành các KCN làm thay đổi cấu trúc làng xóm xung quanh. 
Người dân nhập cư mới cần hoà nhập với cộng động cư dân cũ 
trong khu vực quanh KCN. Sự phát triển nhanh chóng của các 
KCN gây ra những tác động xấu tới môi trường. Khoảng 20% nước 
thải từ các KCN được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận mà không có bất 
kì một biện pháp xử lý nào, gây nên ô nhiễm nặng nề nước bề mặt 
cũng như hệ sinh thái tầng sâu và tạo ra những tác động tiêu cực 
tới nông nghiệp, thủy sản và nguồn nước sinh hoạt. Lượng chất thải 
rắn (CTR) đang ngày càng tăng tại các KCN, trong đó CTR nguy 
hại chiếm tới 20%. Việc thu gom, vận chuyển, tái chế và tái sử dụng 
CTR từ KCN còn nhiều hạn chế. Ô nhiễm không khí chủ yếu là do 
các doanh nghiệp sử dụng những công nghệ lạc hậu và không có 
hệ thống xử lý khí thải. Tổn thất kinh tế hàng năm của người dân 
sống trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi các KCN thường cao hơn 
3,5 lần khu vực không chịu ảnh hưởng.
Nhà trọ - mô hình làng xã nông nghiệp sang làng xã dịch vụ
Xu thế vài năm gần đây, vùng ven đô Hà Nội và TP.HCM chuyển từ 
sản xuất công nghiệp thâm dụng lao động sang công nghiệp có giá 
trị gia tăng cao, sẽ tác động đến cấu trúc không gian va ... ện ở Sa-Pa (Lào Cai), Khánh Hòa, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ. 
Có thể kể một số điển hình như Khu du lịch “Một thoáng làng nghề” 
tại Củ Chi - TP.HCM
Một mô hình thành công khác có thể kể đến là mô hình Trang trại 
Đồng Quê, Ba Vì, Hà Nội. Trang trại Đồng Quê là một trong những 
mô hình khai thác trang trại nông nghiệp đưa vào du lịch thành 
công với 70% là nông nghiệp. Nơi đây hiện nay còn lưu giữ được 
nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp hoang sơ, địa hình đa dạng với 
núi đồi, sông suối, hệ động, thực vật phong phú. 
Vùng nông thôn với những làng quê cổ kính, những cánh đồng bát 
ngát, phì nhiêu, những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đặc biệt 
là văn hóa nông nghiệp, vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi 
lưu giữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn hóa tập tục của 
người xưa... là những điều kiện hết sức thuận lợi khi phát triển loại 
hình du lịch nông thôn. 
59SË 103+104 . 2020
Một kinh nghiệm khác đối với du lịch nông nghiệp, đó là du lịch 
miền Tây với 5 chợ nổi lớn, cả 5 đều có đặc trưng lấy ghe là nhà, 
họp chợ trên sông từ sáng sớm. Từ ghe bước lên vườn, men theo 
vài con đê nhỏ là vào các vườn cây ăn trái, ngồi nghỉ bên bàn nước 
nhỏ, nhâm nhi chén trà pha mật ong, thưởng thức các loại trái cây 
như đu đủ, chôm chôm, thanh long đãi khách. Người dân thì lo 
lắng không muốn đầu tư thêm vì không biết ngày mai đất của họ có 
bị quy hoạch, cấp cho một dự án nào đó hay không. Đi tham quan 
thì cũng chỉ có vài căn nhà cổ, các trại rắn, cá sấu, đà điểu, hay 
xem làm bánh tráng, kẹo dừa Nhiều doanh nghiệp du lịch đã chủ 
động thay đổi cách làm, tạo ra sản phẩm mới cho loại hình du lịch 
này với tiêu chí xác định du lịch nông nghiệp không chỉ là đi xem 
các thửa ruộng xanh mướt, nhìn ngắm những con gà, con vịt hay 
những vườn rau, thăm cây ăn trái mà còn là sống với những sinh 
hoạt rất đỗi quen thuộc, gần gũi như người dân bản địa. 
c) Trang trại hoa màu
Nhiều làng nghề vùng ven đô trong quá trình đô thị hoá đã trở 
thành đầu mối cung cấp sản phẩm làng nghề trong và ngoài nước. 
Trường hợp huyện Văn Giang, Hưng Yên, khi đất nông nghiệp 
chuyển thành đô thị Ecopark, nông dân vẫn gắn bó với nghề nông, 
nhưng thay vì trồng lúa, ngô, khoai, lạc, nhiều hộ dân xã Xuân 
Quan đã chuyển sang trồng hoa. Hướng đi này phát huy hiệu quả 
thực sự khi nghề trồng hoa, cây cảnh đã đem lại hiệu quả cao từ 10 
đến 20 lần, thậm chí cá biệt với một số hộ lên tới 50 lần so với trồng 
lúa và hoa màu. Xuân Quan đã vươn mình trở thành một vựa hoa 
trẻ có tên tuổi sánh ngang với những vựa hoa truyền thống tại miền 
Bắc như Mê Linh, Tây Tựu.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, xã Xuân Quan, Văn Giang, 
là làng hoa lớn nhất Hưng Yên, cũng là một trong những vựa hoa 
lớn nhất miền Bắc.
Hình 2 : Du lịch nông nghiệp học đường tại trang trại Đồng Quê (Ba Vì)
Hình 3 : Người nông dân ven đô thực hiện chức năng làm “nông nghiệp đô thị” hay “vành đai xanh” cho các trung tâm đô thị hiện đại
Hình 4: Làng nghề trồng hoa cây cảnh Văn Giang
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ 
SË 103+104 . 202060
3. Mô hình khu du lịch nghỉ dưỡng
Mô hình du lịch kết hợp với nghỉ dưỡng - thành phố Cần thơ
Khu du lịch nông trại kết hợp với nghỉ dưỡng Cồn Sơn - Cần Thơ
Cồn Sơn rộng trên 67ha (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy) 
là dải đất được phù sa bồi đắp, nổi lên giữa dòng sông Hậu. Cồn 
Sơn khai thác du lịch nông trại kết hợp với nghỉ dưỡng, mô hình này 
giúp gia tăng thu nhập một cách bền vững. Với khách du lịch, đây là 
cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn 
hóa, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng. 
4. Mô hình khác
a) Tổ hợp thương mại, dịch vụ lớn 
Quá trình đô thị hoá vùng ven đã xuất hiện nhiều tổ hợp thương 
mại, dịch vụ của các tập đoàn kinh tế lớn, như hệ thống các siêu thị 
điện máy, siêu thị nội thất, salon ô tô, cửa hàng vật liệu xây dựng. 
Nhiều trường hợp, trung tâm thương mại, dịch vụ vùng ven được 
tích hợp nhà ở, thu hút dịch cư từ nội đô ra vùng ven đô.
Thương mại hiện đại Việt Nam đang ở vào giai đoạn tăng tốc sau 
giai đoạn mười năm (2004 - 2013), đa dạng hoá các loại hình bán 
lẻ. Các mô hình thương mại hiện đại như trung tâm mua sắm phức 
hợp/đại siêu thị sẽ nở rộ ở vùng ven, trở thành nơi mua sắm thứ cấp 
kết nối đến người tiêu dùng khu vực ngoại ô. Những trung tâm mới 
cũng làm giảm áp lực lên khu “đất vàng” của thành phố, tiệm cận 
được lớp tiêu dùng mới nổi ở ngoại ô, và tạo ra thế cạnh tranh mạnh 
hơn cho toàn thị trường. 
Ở TP.HCM, các trung tâm mở ra “đón lõng” các tuyến dân cư 
hướng về Bình Chánh, Bình Dương, Đồng Nai, vành đai Bình Lợi 
– Tân Sơn Nhất. Chuyên gia kinh tế dự báo khoảng 1,5 triệu m2 
bán lẻ mới sẽ gia nhập thị trường vài năm tới. Hiện nguồn cung từ 
các quận 1, 2 và 7 chiếm 60%, nhưng việc tăng tốc ở các khu vực 
lân cận sẽ thay đổi cơ cấu phân bổ trong mười năm tới. Xu hướng 
phát triển từ trung tâm ra phụ cận, Tân Bình là quận còn nhiều tiềm 
năng nên các nhà bán lẻ nhắm tới. Xu hướng này sẽ xuất hiện ở 
vùng ven các thành phố lớn Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. 
b) Trung tâm đào tạo và y tế chất lượng cao
Vùng ven đô xuất hiện các dự án xây dựng trung tâm đào tạo chất 
lượng cao. Tập đoàn Vingroup xây dựng trường Đại học VinUni thuộc 
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Đại học Anh Quốc Việt Nam 
(BUV), Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam đặt tại đô thị Ecopark (Văn 
Giang, Hưng Yên), Đại học FPT tại khu công nghệ cao Hoà Lạc 
Vườn trái cây 9 Hồng, ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong 
Điền, thành phố Cần Thơ, khu vực này du khách có thể tham quan 
vườn trái cây và có thể tự tay hái, thưởng thức các loại trái cây đa 
dạng như: dâu, xoài, măng cụt, chôm chôm Thái, vú sữa... Tuy nhiên 
tuỳ vào mỗi thời điểm của năm sẽ có những loại trái cây khác nhau. 
Vườn du lịch sinh thái Lê Lộc có diện tích khoảng 20.000m2 thuộc 
phường Ba Láng, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, nằm cách 
trung tâm thành phố 8km. Vườn du lịch sinh thái Lê Lộc là nơi phù 
hợp để quý khách tổ chức sự kiện, liên hoan, sinh nhật, họp mặt bạn 
bè hoặc tổ chức các buổi picnic, đốt lửa trại ngoài trời
Đến Cồn Sơn để khám phá những công đoạn làm kẹo dừa nổi tiếng 
của người dân nơi đây
Du khách cảm giác được thư giãn bởi không khí thoáng mát, trong 
lành đầy màu sắc của cỏ cây, hoa trái
61SË 103+104 . 2020
TP.HCM xây dựng đại học Quốc tế Việt 
Nam (VIUT) ở huyện Hóc Môn, ĐHQG 
TP.HCM tại quận Thủ Đức. Các dự án phát 
triển trung tâm đào tạo đẳng cấp quốc tế 
được xây dựng ở vùng ven đô làm giảm áp 
lực đến khu vực nội đô và cung cấp nguồn 
nhân lực chất lượng cao. Làng đại học Đà 
Nẵng (Đà Nẵng - Điện Bàn) và ĐHQG Hà 
Nội (Hoà Lạc) đã được quy hoạch dành đất 
xây dựng nhưng không thực hiện được. 
c) Đô thị mới, động lực kinh tế
Hà Nội dự kiến xây dựng trục Nhật Tân - 
Nội Bài, mô hình đô thị thông minh, có sự 
tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn của 
Nhật Bản. Thành phố sẽ tập trung mọi tinh 
hoa công nghệ hiện đang được áp dụng 
tại những khu đô thị hiện đại nhất tại Nhật 
Bản hiện nay như xe buýt tự hành cung cấp 
bởi Mitsubishi Heavy, các thiết bị và ứng 
dụng thông minh nhằm bảo tồn và tiết kiệm 
năng lượng phát triển bởi Panasonic, ngoài 
ra Daikin Industries lên kế hoạch phát 
triển một hệ thống điều hòa không khí là 
giải pháp cho khí hậu ẩm ướt của Hà Nội. 
TP.HCM dự kiến xây dựng Thủ Thiêm có 
vai trò đối với TP.HCM như Manhattan của 
New York hoặc Phố Đông, Thượng Hải. 
Hiện nay, TP.HCM xây dựng khu vực Đông 
Bắc theo mô hình đô thị thông minh.
Các dự án đầu tư quy mô lớn ở vùng ven 
đô thị nhằm mục đích tạo nên động lực mới 
phát triển thành phố. Trên thực tế, vùng ven 
hai thành phố lớn đô thị Hà Nội và TP.HCM 
đón nhận nhiều dự án lớn. Còn Đà Nẵng 
chủ yếu thu hút dự án đầu tư du lịch và Cần 
Thơ thu hút dự án công nghiệp chế biến và 
nông nghiệp công nghệ cao.
Các mô hình nhà ở vùng ven đô khá đa 
dạng. Vùng ven Hà Nội xuất hiện nhiều đô 
thị mang tính phân tầng xã hội, như trường 
hợp đô thị Vinhomes Riverside phục vụ 
tầng lớp giàu có, có tường và cổng riêng; 
hay đô thị nhà ở xã hội Cầu Giấy, Pháp Vân 
- Hoàng Mai, Đại Kim...
Kết luận
Mô hình phát triển kinh tế khu vực ven đô đa 
dạng, tạo nên động lực kinh tế, việc làm và 
thu hút lao động nhập cư. Các mô hình kinh 
tế đã làm chuyển đổi đất nông nghiệp và thay 
đổi không gian cư trú làng xã truyền thống.
Vùng ven của Hà Nội có đa dạng các loại 
hình đầu tư KCN, đô thị, dịch vụ, giáo dục, 
y tế... Vùng ven của Đà Nẵng chủ yếu thu 
hút các dự án đầu tư du lịch. Vùng ven của 
Cần Thơ thu hút công nghiệp chế biến và 
nông nghiệp công nghệ cao.
Vùng ven của Hà Nội lan toả rộng hơn vượt 
ra ngoài ranh giới hành chính, như trường 
hợp của đô thị Ecopark. Vùng ven của Đà 
Nẵng lan tỏa về phía Nam đến Hội An. 
Vùng ven của Cần Thơ lan tỏa trong khu 
vực nội thành. 
Các làng xóm trong vùng ven đô của Hà 
Nội thích nghi được với xu thế đô thị hoá, 
nhiều làng đã nhanh chóng chuyển đổi mô 
hình từ làng nông sang làng dịch vụ. 
Vùng ven có nhiều mô hình nhà ở. Nhà ở 
xã hội chủ yếu dành cho dân nhập cư và 
giới trẻ mới đi làm. Nhà ở chất lượng cao 
dạng biệt thự có gắn với không gian mặt 
nước và có tường cổng riêng dành nhóm 
thu nhập cao từ nội đô chuyển đến hoặc 
doanh nhân ngoại quốc. Nhà ở hỗn hợp 
các chức năng dịch vụ quy mô lớn đang 
xuất hiện nhiều ở vùng ven Hà Nội và 
TP.HCM. Các đô thị này không những tạo 
nên bước ngoặt về không gian sống mà 
còn chuyển đổi mô hình dịch vụ y tế, giáo 
dục, nghiên cứu có ý nghĩa cạnh tranh 
toàn cầu. 
* Phó Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị và 
nông thôn quốc gia (VIUP)
Ngày NhậN bàI: 25/3/2020
Ngày gửI PhảN bIệN: 26/3/2020
Ngày dUyệt đăNg: 15/4/2020
Tài liệu Tham khảo
1. trương hoàng thái an (2017). định hướng phát 
triển không gian vùng ven. 
2. Võ hữu hòa (2011). Phát triển nông nghiệp đô thị: 
hướng đi bền vững cho các đô thị trong tiến trình 
đô thị hoá. 
3. Phạm Sỹ Liêm. (2009). Nông nghiệp đô thị trong 
quy hoạch thành phố hà Nội. bài trình bày tại hội 
thảo “hà Nội: thành phố thân thiện và sống tốt cho 
cộng đồng”. 1 -2/7/2009.
4. Phạm hùng Cường (2001). Chuyển đổi cấu trúc 
làng xã vùng ven đô thị lớn đồng bằng sông hồng 
thành đơn vị ở trong quá trình đô thị hóa.
5. trần du Lịch, đặng Văn Phan (2004), định hướng 
chuyển dịch cơ cấu nội bộ
các ngành kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 
đề tài KhCN, UbNd
tP.hCM, Viện Kinh tế.
6. Sở Công nghiệp tP.hCM (2006), báo cáo tổng kết 
năm 2015 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2016 ngành công nghiệp 
tP.hCM.
7. Lê Văn trưởng. Phát triển các loại hình nông 
nghiệp đô thị ở Việt Nam. tC Kinh tế phát triển. 
trường đhKtQd hà Nội. Số 136. tháng 10/2008.
8. Phạm đình hổ, đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế 
nông nghiệp, NXb Nông nghiệp, hà Nội.
9. Các vấn đề môi trường và phát triển bền vững vùng 
đồng bằng sông Cửu Long – đại học Cần thơ, Việt 
Nam, 02/5/2008.
10. Chương trình Phát triển tổng thể đô thị thủ đô hà 
Nội (haIdeP).
11. bùi Văn tuấn (2013), đô thị hóa tác động đến 
sinh kế của cộng đồng dân cư vùng ven đô hà Nội 
– Mã số: Qg.14.63. đề tài cấp đại học Quốc gia 
hà Nội.
12. Nguyễn Văn huân (2012): Liên kết vùng từ lý luận 
đến thực tiễn. 
13. trần trọng hanh (2015): Quy hoạch vùng – Nhà 
xuất bản Xây dựng. 
14. trường đại học Kinh tế tP.hCM: Các phương 
pháp phân tích vùng và liên vùng – tài liệu dịch, 
2008. 
15. Nguyễn hoàng Linh (2018): Nghiên cứu lý luận 
về vùng ven đô đề cập đến kết cấu vùng và cơ chế 
hình thành, diễn biến phát triển của vùng ven đô.
16. bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014, 
báo cáo tổng kết ngành Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn các năm 2013 và 2014.
17. Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc 
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, bộ 
NN&PtNt, 2014, hướng dẫn theo dõi và đánh giá 
kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây 
dựng nông thôn mới 2010-2020.
Hình 5: Trung tâm đô thị mới Thủ thiêm – Bán đảo xanh rộng 657ha, tổng diện tích sàn 
xây dựng 43%, đạt 7,7 triệu mét vuông để tạo chỗ ở cho 160.000 người và nơi làm việc của 
450.000 người.
≥ ki’n Chuy™n gia & Nhµ qu∂n l˝ 

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_phat_trien_khu_vuc_ven_do_cac_thanh_pho_lon_tai_viet.pdf