Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu tiến hành khảo sát khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học

đường trên 231 học sinh trung học tại TPHCM (trong đó có 111 học sinh THPT và 120

học sinh THCS) thông qua việc hoàn thành bảng hỏi tự thuật về các lĩnh vực: (1) Lĩnh vực

học tập; (2) Sự phát triển tâm lí và sinh lí của bản thân; (3) Giao tiếp, ứng xử với bạn bè;

(4) Giao tiếp, ứng xử với cha mẹ và người thân; (5) Giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo. 111

học sinh THPT hoàn thành thêm một lĩnh vực khảo sát về hướng nghiệp. Kết quả nghiên cứu

đã cho thấy học sinh THCS gặp khó khăn nhiều nhất ở lĩnh vực học tập, học sinh THPT gặp

khó khăn nhiều nhất ở lĩnh vực học tập, hướng nghiệp và sự phát triển tâm sinh lí; có sự khác

biệt về mức độ khó khăn tâm lí ở học sinh xét theo các biến số khối lớp, giới tính, học lực,

hoàn cảnh kinh tế của gia đình, và trình độ của mẹ. Nghiên cứu cũng chỉ ra học sinh THCSTHPT thường chọn cách giải quyết KKTL qua chia sẻ với bạn, tâm sự với cha mẹ, người thân

và tham gia các hoạt động tập thể. Khoảng hơn một nửa học sinh hài lòng với sự trợ giúp khó

khăn tâm lí của nhà trường dành cho các em. Đa số giáo viên cho rằng học sinh nên được

chuyên gia tâm lí trợ giúp chứ không phải giáo viên và cán bộ trong nhà trường.

Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 14280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
69 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0094 
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 9, pp. 69-80 
This paper is available online at  
KHÓ KHĂN TÂM LÍ VÀ THỰC TRẠNG HỖ TRỢ TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG 
 CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Trần Thị Lệ Thu*1, Nguyễn Thị Nhân Ái1, Phạm Thị Diệu Thuý1 và Nguyễn Thị Vân2 
1Khoa tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
2Khoa Tâm lí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, 
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 
Tóm tắt. Nghiên cứu tiến hành khảo sát khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học 
đường trên 231 học sinh trung học tại TPHCM (trong đó có 111 học sinh THPT và 120 
học sinh THCS) thông qua việc hoàn thành bảng hỏi tự thuật về các lĩnh vực: (1) Lĩnh vực 
học tập; (2) Sự phát triển tâm lí và sinh lí của bản thân; (3) Giao tiếp, ứng xử với bạn bè; 
(4) Giao tiếp, ứng xử với cha mẹ và người thân; (5) Giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo. 111 
học sinh THPT hoàn thành thêm một lĩnh vực khảo sát về hướng nghiệp. Kết quả nghiên cứu 
đã cho thấy học sinh THCS gặp khó khăn nhiều nhất ở lĩnh vực học tập, học sinh THPT gặp 
khó khăn nhiều nhất ở lĩnh vực học tập, hướng nghiệp và sự phát triển tâm sinh lí; có sự khác 
biệt về mức độ khó khăn tâm lí ở học sinh xét theo các biến số khối lớp, giới tính, học lực, 
hoàn cảnh kinh tế của gia đình, và trình độ của mẹ. Nghiên cứu cũng chỉ ra học sinh THCS- 
THPT thường chọn cách giải quyết KKTL qua chia sẻ với bạn, tâm sự với cha mẹ, người thân 
và tham gia các hoạt động tập thể. Khoảng hơn một nửa học sinh hài lòng với sự trợ giúp khó 
khăn tâm lí của nhà trường dành cho các em. Đa số giáo viên cho rằng học sinh nên được 
chuyên gia tâm lí trợ giúp chứ không phải giáo viên và cán bộ trong nhà trường. 
Từ khóa: Khó khăn tâm lí, học sinh, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Hỗ trợ tâm lí 
học đường. 
1. Mở đầu 
Khó khăn tâm lí của học sinh được hiểu là sự thiếu hụt về nhận thức, cảm xúc, hành vi gây 
cản trở cho việc thực hiện hoạt động của học sinh và làm cho hoạt động đó kém hiệu quả ở các 
lĩnh vực: Học tập; Phát triển tâm sinh lí của bản thân; Giao tiếp, ứng xử và Hướng nghiệp, v.v. 
Hỗ trợ tâm lí học đường bao gồm các hoạt động nhận diện phát hiện sớm, phòng ngừa và can 
thiệp cho học sinh ở các lĩnh vực nhận thức, học tập, hành vi, cảm xúc hoặc xã hội ở môi trường 
học đường, gia đình và cộng đồng nhằm đảm bảo mỗi em có được sự khỏe mạnh và ổn định về 
sức khỏe thể chất và tinh thần, tạo điều kiện tốt nhất để các em tham gia học tập, rèn luyện và 
phát triển nhân cách. 
Học sinh trung học cơ sở (THCS) và học sinh trung học phổ thông (THPT) là giai đoạn tâm lí rất 
phức tạp với những khó khăn tâm lí đặc trưng gây cản trở nhất định trong tiến trình phát triển của 
các em trên nhiều lĩnh vực nhận thức, cảm xúc, hành vi và quan hệ xã hội (Cao Vũ Hùng & CS, 
2007; Ngô Thanh Hồi & CS, 2007; Nguyễn Hồi Loan, 2009; Đặng Hoàng Minh & CS, 2013). 
Ngày nhận bài: 11/8/2020. Ngày sửa bài: 27/8/2020. Ngày nhận đăng: 1/9/2020. 
Tác giả liên hệ: Trần Thị Lệ Thu. Địa chỉ e-mail: thuttl@hnue.edu.vn 
Trần Thị Lệ Thu*, Nguyễn Thị Nhân Ái, Phạm Thị Diệu Thuý và Nguyễn Thị Vân 
70 
Vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm lí cho học sinh trong trường học từ lâu đã thu hút sự quan 
tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước, đặc biệt công tác hỗ trợ tâm lí học đường. Ở 
Nhật Bản, 15% trẻ em trong độ tuổi 12-15 tuổi cho thấy có vấn đề sức khỏe tâm lí. Ở Mĩ tỉ lệ này 
là 21% trẻ em độ tuổi từ 9 - 17 tuổi, ở Đức là 20,7% (Đặng Hoàng Minh & CS, 2013). Ở Việt 
Nam, nghiên cứu của nhóm tác giả Ngô Thanh Hồi & cộng sự (2007) chỉ ra 19,46% học sinh có 
vấn đề sức khỏe tâm lí; nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Hoàng Minh&Hoàng Cẩm Tú (2009) 
cho thấy 25,76% học sinhTHCS có vấn đề sức khỏe tâm lí, trong đó ở mức ranh giới là 18,42%. 
Nhằm góp phần cập nhật tình hình các vấn đề sức khỏe tâm lí của học sinh và công tác hỗ 
trợ tâm lí học đường trong các nhà trường phổ thông tại Việt Nam; trong bài viết này chúng tôi 
đề cập tới khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh THCS và THPT 
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Mẫu nghiên cứu, công cụ và phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện trên tổng mẫu là 231 học sinh, trong đó có 120 học sinh THCS 
và 111 học sinh THPT trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mẫu khách thể lấy theo phương 
pháp thuận tiện và ẩn danh (dựa trên sự đồng thuậncủa Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ 
Chí Minh; sự hợ tác và sẵn sàng của các trường học trên địa bàn thành phố). Phương pháp 
chính của nghiên cứu này là phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi với 02 mẫu phiếu- kí hiệu là 
mẫu phiếu M2 (dành cho học sinh THCS) và M3 (dành cho học sinh THPT). Bên cạnh đó 
nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp xử 
lí kết quả bằng phầm mềm thống kê SPSS phiên bản 20.0. 
Mẫu phiếu M2 và M3 có cấu trúc chung gồm 4 thành phần: 
A/ Thông tin chung:(1) Giới tính; (2) Lớp; (3) Trường; (4) Học lực; (5) Kinh tế gia đình; 
(6) Trình độ của bố mẹ; (7) Nghề nghiệp của bố mẹ. 
B/ Khó khăn tâm lí chung: (1) Đánh giá chung về những khó khăn tâm lí mà học sinh gặp 
phải; (2) Đánh giá khó khăn của học sinh trong từng lĩnh vực cụ thể. 
Đối với mẫu phiếu M2, việc đánh giá khó khăn của học sinh THCS được tiến hành theo 5 
lĩnh vực: (1) Lĩnh vực học tập; (2) Sự phát triển tâm lí và sinh lí của bản thân; (3) Giao tiếp, ứng 
xử với bạn bè (bạn cùng giới, khác giới, tình yêu); (4) Giao tiếp, ứng xử với cha mẹ và người 
thân; (5) Giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo. 
Đối với mẫu phiếu M3, việc đánh giá khó khăn của học sinh THPT được tiến hành theo 6 
lĩnh vực: (1) Lĩnh vực học tập; (2) Sự phát triển tâm lí và sinh lí của bản thân; (3) Giao tiếp, ứng 
xử với bạn bè (bạn cùng giới, khác giới, tình yêu); (4) Giao tiếp, ứng xử với cha mẹ và người 
thân; (5) Giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo; (6) Hướ ... n 
phòng tâm lí học đường của trường (nếu có) 
5 4.5 11 2 1.8 10 
8 Tham gia các hoạt động tập thể 35 31.5 4 25 22.5 3 
9 Bỏ mặc vấn đề vì không biết giải quyết như 
thế nào 
21 18.9 7 4 3.6 9 
10 Tìm dịch vụ tư vấn qua điện thoại, thư điện tử, 
cơ sở tư nhân 
4 3.6 10 0 0.0 12 
11 Bỏ đi chơi với bạn bè, chơi game hoặc xem 
phim hay đọc truyện, quá nhiều 
25 22.5 5 16 14.4 4 
12 Sử dụng chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá...) 2 1.8 12 1 0.9 11 
Khi có khó khăn tâm lí, học sinh THPT lựa chọn các hình thức trợ giúp co bản sau đây: 
 Hình thức trợ giúp tích cực được học sinh lựa chọn nhiều nhất là: 60,4% “Chia sẻ trực tiếp 
Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở... 
77 
với bạn bè trong môi trường gần nhất (bạn cùng lớp, hàng xóm, v.v.)”; 34,2% “Tâm sự và hỏi ý 
kiến của bố mẹ, người thân”; 31,5% “Tham gia các hoạt động tập thể”; 20,7% “Chia sẻ với bạn 
bè bốn phương qua internet (Mạng xã hội: Facebook, Zalo; Twitter, v.v.)”; 17,1% “Nhờ thầy cô 
giúp đỡ, tư vấn”; 14,4% “Viết nhật kí”; 
 Hình thức trợ giúp tiêu cực được học sinh lựa chọn là: 44,1% “Âm thầm chịu đựng, không 
chia sẻ với ai”; 22,5% “Bỏ đi chơi với bạn bè, chơi game hoặc xem phim hay đọc truyện, quá 
nhiều”; 18,9% “Bỏ mặc vấn đề vì không biết giải quyết như thế nào”; 1,8% “Sử dụng chất kích 
thích (bia, rượu, thuốc lá...)” 
 Đối với hình thức trợ giúp mang tính chuyên nghiệp, học sinh THPT lựa chọn rất thấp: 
4,5% “Tìm gặp cán bộ tâm lí để nhận trợ giúp/ Đến phòng tâm lí học đường của trường (nếu 
có)”; 3,6% “Tìm dịch vụ tư vấn qua điện thoại, thư điện tử, cơ sở tư nhân”. 
Theo cảm nhận của học sinh, mức độ hiệu quả của các hình thức trợ giúp là chưa cao: 
 Các hình thức trợ giúp tích cực được học sinh THPT đánh giá: “Chia sẻ trực tiếp với bạn 
bè trong môi trường gần nhất (bạn cùng lớp, hàng xóm, v.v.)” được 43,2% học sinh cho rằng có 
hiệu quả; “Tâm sự và hỏi ý kiến của bố mẹ, người thân” được 25,2% học sinh cho rằng có hiệu 
quả; “Tham gia các hoạt động tập thể” được 22,5% học sinh cho rằng có hiệu quả. Hai hình thức 
“Nhờ thầy cô giúp đỡ, tư vấn” và “Chia sẻ với bạn bè bốn phương qua internet (Mạng xã hội: 
Facebook, Zalo; Twitter, v.v.)” được học sinh đánh giá mức độ hiệu quả thấp nhất với tỉ lệ 12,6%. 
 Hình thức trợ giúp tiêu cực như“Âm thầm chịu đựng” và “Bỏ đi chơi với bạn bè, chơi 
game hoặc xem phim hay đọc truyện, quá nhiều” được 14,4% học sinh đánh giá hiệu quả. 
 Các hình thức còn lại được học sinh đánh giá về mức độ hiệu quả rất thấp dao động trong 
khoảng 0% đến 6,3%. Điểm đáng lưu ý là cả hai hình thức hỗ trợ chuyên nghiệp“Tìm gặp cán 
bộ tâm lí để nhận trợ giúp/ Đến phòng tâm lí học đường của trường (nếu có)” và “Tìm dịch vụ 
tư vấn qua điện thoại, thư điện tử, cơ sở tư nhân”được đánh giá rất thấp với tỉ lệ 1,8% và 0%. 
Kết quả cho thấy có sự tương đồng trong việc lựa chọn cách trợ giúp và đánh giá về mức 
độ hiệu quả của các hình thức trợ giúp giữa học sinh THCS và học sinh THPT ở thành phố Hồ 
Chí Minh. Hình thức trợ giúp được học sinh lựa chọn nhiều nhất và đánh giá hiệu quả cao nhất 
là hình thức trợ giúp như: “Chia sẻ trực tiếp với bạn bè trong môi trường gần nhất (bạn cùng 
lớp, hàng xóm, v.v.)”; “Tâm sự và hỏi ý kiến của bố mẹ, người thân”; “Tham gia các hoạt động 
tập thể”; “Chia sẻ với bạn bè bốn phương qua internet (Mạng xã hội: Facebook, Zalo; Twitter, 
v.v.)”; “Nhờ thầy cô giúp đỡ, tư vấn”; “Viết nhật kí”. Bên cạnh đó không ít hình thức trợ giúp 
tiêu cực cũng được học sinh lựa chọn và cho rằng có hiệu quả nhất định như: “Âm thầm chịu 
đựng, không chia sẻ với ai”; “Bỏ đi chơi với bạn bè, chơi game hoặc xem phim hay đọc 
truyện, quá nhiều”; “Bỏ mặc vấn đề vì không biết giải quyết như thế nào”; “Sử dụng chất 
kích thích (bia, rượu, thuốc lá...)”. Đặc biệt hai hình thức trợ giúp chuyên nghiệp còn mới mẻ và 
chưa thực sự thu hút cũng như đem lại hiệu quả trợ giúp cho các em. 
Kết quả chỉ ra sự tương đồng cũng như sự khác biệt trong việc lựa chọn các hình thức trợ 
giúp và cảm nhận về hiệu quả của các hình thức trợ giúp giữa học sinh THCS -THPT thành phố 
Hồ Chí Minh và học sinh THCS - THPT Đà Nẵng (Trần Thị Lệ Thu& CS, 2019): Về sự tương 
đồng: Hình thức trợ giúp tích cực được học sinh lựa chọn nhiều nhất và cũng được đánh giá 
hiệu quả cao nhất như: “Chia sẻ trực tiếp với bạn bè trong môi trường gần nhất (bạn cùng lớp, 
hàng xóm, v.v.)”; “Tâm sự và hỏi ý kiến của bố mẹ, người thân”; “Tham gia các hoạt động tập 
thể”; Ba hình thức trợ giúp tiêu cực cũng được học sinh lựa chọn và đánh giá hiệu quả khá 
nhiều, đó là: “Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với ai”; “Bỏ mặc vấn đề vì không biết giải 
quyết như thế nào”; “Bỏ mặc vấn đề vì không biết giải quyết như thế nào”; Hai hình thức trợ 
giúp mang tính chuyên nghiệp“Tìm gặp cán bộ tâm lí để nhận trợ giúp/ Đến phòng tâm lí học 
đường của trường và “Tìm dịch vụ tư vấn qua điện thoại, thư điện tử, cơ sở tư nhân” chưa thực 
sự thu hút được sự tham gia của học sinh.(2) Về sự khác biệt: Tỉ lệ học sinh THCS - THPT Đà 
Trần Thị Lệ Thu*, Nguyễn Thị Nhân Ái, Phạm Thị Diệu Thuý và Nguyễn Thị Vân 
78 
Nẵng lựa chọn và đánh giá mức độ hiệu quả về các hình thức lựa chọn cao hơn học sinh THCS - 
THPT thành phố Hồ Chí Minh đối với mọi hình thức trợ giúp. 
2.3.2. Mức độ hài lòng của học sinh về dịch vụ tâm lí học đường 
Bảng 10a và 10b bên dưới tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng trợ giúp khó khăn tâm lí 
của nhà trường dành cho học sinh THCS & THPT khi các em gặp khó khăn tâm lí. 
Bảng 10a. Thực trạng trợ giúp của nhà trường đối với học sinh THCS 
Stt Các cách trợ giúp 
Có trợ giúp Có hiệu quả 
SL % TB SL % TB 
1 Đưa ra lời khuyên, giải pháp cho em 79 65.8 1 64 53.3 1 
2 Lắng nghe em chia sẻ, giúp các em phân tích 
vấn đề để em tự lựa chọn cách giải quyết 
65 54.2 2 57 47.5 2 
3 Thay em giải quyết vấn đề 16 13.3 3 16 13.3 3 
4 Giới thiệu nhà tâm lí (người trợ giúp) phù hợp 
cho em 
16 13.3 3 14 11.7 4 
5 Bảo em làm theo ý muốn, yêu cầu mà thầy cô, 
cán bộ nhà trường, bạn bè cho là đúng 
15 12.5 5 11 9.2 5 
Khi học sinh có khó khăn tâm lí, các em thường nhận được sự trợ giúp của Thầy Cô và nhà 
trường theo ba cách thức cơ bản: (1) “Lắng nghe em chia sẻ, giúp các em phân tích vấn đề để em 
tự lựa chọn cách giải quyết” với 54,2% học sinh THCS và 57,7% học sinh THPT; (2) “Đưa ra 
lời khuyên, giải pháp cho em” với 65,8% học sinh THCS và 51,4% THPT; (3) Đối với cách 
thức “Giới thiệu nhà tâm lí (người trợ giúp) phù hợp cho em” được học sinh THCS đề cập nhiều 
hơn học sinh THPT (13,3% > 7,2%). 
Bảng 10b. Thực trạng trợ giúp của nhà trường đối với học sinh THPT 
Stt Các cách trợ giúp 
Có trợ giúp Có hiệu quả 
SL % TB SL % TB 
1 Đưa ra lời khuyên, giải pháp cho em 57 51.4 2 44 39.6 1 
2 Lắng nghe em chia sẻ, giúp các em phân tích 
vấn đề để em tự lựa chọn cách giải quyết 
64 57.7 1 44 39.6 1 
3 Thay em giải quyết vấn đề 5 4.5 5 1 0.9 5 
4 Giới thiệu nhà tâm lí (người trợ giúp) phù hợp 
cho em 
8 7.2 3 8 7.2 3 
5 Bảo em làm theo ý muốn, yêu cầu mà thầy cô, 
cán bộ nhà trường, bạn bè cho là đúng 
7 6.3 4 2 1.8 4 
Theo cảm nhận của học sinh, các cách thức trợ giúp trên của Thầy Cô và nhà trường đạt 
được những hiệu quả nhất định: (1) “Lắng nghe em chia sẻ, giúp các em phân tích vấn đề để em 
tự lựa chọn cách giải quyết” được 47,5% học sinh THCS và 39,6% học sinh THPT đánh giá có 
hiệu quả; (2) “Đưa ra lời khuyên, giải pháp cho em” được 53,3% học sinh THCS và 39,6% học 
sinh THPT đánh giá có hiệu quả; (3) “Giới thiệu nhà tâm lí (người trợ giúp) phù hợp cho em” 
được 11,7% học sinh THCS và 7,2% học sinh THPT đánh giá có hiệu quả. 
Khó khăn tâm lí và thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh trung học cơ sở... 
79 
Bảng 11. Mức độ hài lòng của học sinh về dịch vụ tâm lí học đường 
Stt Mức độ hài lòng 
THCS THPT Chung 
SL % SL % SL % 
1 Rất hài lòng 22 18.3 8 7.2 30 13,0 
2 Hài lòng 50 41.7 55 49.5 105 45,5 
3 Phần nào hài lòng 29 24.2 36 32.4 65 28,1 
4 Không hài lòng 7 5.8 8 7.2 15 6,5 
5 Ý kiến khác 12 10.0 4 3.6 16 6,9 
Số liệu Bảng 11 cho thấy, 58,5% học sinh hài lòng và rất hài lòng với dịch vụ tâm lí học 
đường trong nhà trường. Trong đó tỉ lệ hài lòng và rất hài lòng của học sinh THCS là 60% và 
học sinh THPT là 56,7%. Bên cạnh đó cũng còn không ít những học sinh chưa thực sự hài lòng 
với dịch vụ tư vấn tâm lí trong nhà trường (30% học sinh THCS và 39,6% học sinh THPT). Như 
vậy, việc đáp ứng nhu cầu tư vấn học đường thực sự là thách thức đối với các nhà trường phổ 
thông trong giai đoạn hiện nay. 
3. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu trên 231 học sinh (120 học sinh THCS và 111 học sinh THPT) tại các 
trường THCS và THPT thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Học sinh THCS và học sinh THPT có 
những khó khăn tâm lí ở các lĩnh vực khác nhau. Học sinh THCS gặp khó khăn nhiều nhất ở 
lĩnh vực học tập, học sinh THPT khó khăn nhiều nhất ở lĩnh vực học tập, hướng nghiệp và sự 
phát triển tâm sinh lí. Có sự khác biệt về mức độ khó khăn tâm lí ở học sinh xét theo các biến số 
khối lớp, giới tính, học lực và hoàn cảnh kinh tế của gia đình, trình độ của Mẹ. Tồn tại cả những 
điểm khác biệt và tương đồng trong nghiên cứu về khó khăn tâm lí của học sinh THCS và THPT 
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với Hà Nội, Nghệ An & Đà Nẵng. Khi có khó khăn tâm lí, 
học sinh sử dụng các hình thức trợ giúp khác nhau (tích cực, tiêu cực và hình thức trợ giúp chuyên 
nghiệp), điều đáng lưu ý là hình thức trợ giúp chuyên nghiệp chưa được học sinh chú trọng. Hơn 
nửa học sinh đánh giá hài lòng và rất hài lòng đối với hoạt động trợ giúp của nhà trường. 
Lời cảm ơn: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo trong đề tài mã số 
B2015- 17- 73, do PGS.TS. Trần Thị Lệ Thu làm chủ nhiệm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Vũ Dũng, 2008. Từ điển Tâm lí học. Nxb Từ điển Bách Khoa. 
[2] Cao Vũ Hùng, Quách Thúy Minh và cộng sự, 2007. Sức khỏe tâm thần của lứa tuổi học 
sinh trung học cơ sở. Kỉ yếu hội thảo “Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh 
thần trẻ em Việt Nam”. Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[3] Ngô Thanh Hồi và cộng sự, 2007. Nghiên cứu khảo sát dịch tễ phát hiện các vấn đề sức 
khoẻ tâm thần của học sinh tiểu học& THCS thành phố Hà Nội. Kỉ yếu hội thảo “Can thiệp 
và phòng ngừa trên cơ sở khoa học các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em ở Việt Nam”. 
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[4] Nguyễn Hồi Loan, 2009. Rối nhiễu tâm lí của trẻ em vị thành niên các trường trung học phổ 
thông trên địa bàn Hà Nội. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế về Tâm lí học đường lần I - 
Nhu cầu, định hướng và đào tạo Tâm lí học đường tại Việt Nam. Viện Tâm lí học, tr. 95 - 99. 
Trần Thị Lệ Thu*, Nguyễn Thị Nhân Ái, Phạm Thị Diệu Thuý và Nguyễn Thị Vân 
80 
[5] Đặng Hoàng Minh, Bahr Weirss, Nguyễn Cao Minh, 2013. Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt 
Nam: Thực trạng và các yếu tố nguy cơ. Đề tài nghiên cứu thuộc dự án R21 TW008435 
của Viện Sức khoẻ Hoa Kỳ, do đại học Vanderbilt, Hoa kỳ và trung tâm CRISP, trường 
Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện. 
[6] Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú, 2009. Thực trạng sức khỏe tâm thần ở học sinh THCS 
ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn sức khỏe tâm thần học đường. Tạp chí Khoa học Xã hội và 
Nhân văn, Tập 25, Số 1. Tr. 106 - 112. 
[7] Trần Thị Lệ Thu, Nguyễn Thị Nhân Ái, 2019. Sức khoẻ tâm lí của học sinh trung học cơ 
sở và trung học phổ thông tại Hà Nội. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 
Volume 64, Issue1, 2019. 91- 98. 
[8] Trần Thị Lệ Thu, Nguyễn Thị Nhân Ái, Nguyễn Thị Trâm Anh, 2019), Khó khăn tâm lí và 
thực trạng hỗ trợ tâm lí học đường cho học sinh THCS và học sinh THPT tại Đà Nẵng, Tạp 
chí Tâm lí học xã hội, số 9 – 2019, tr.3-16. 
[9] Thu Thi Le Tran, Ai Thi Nhan Nguyen, Ly Hang Tran, Loc Phuc Nguyen., 2019. 
Psychological difficulties of Junior high school & High school students in Nghe An. 
Mental Health Literacy in Schools and the Community: Proceeding from the 5th 
International Conference on Child Mental Health in Vietnam. Hanoi National University 
publishing House, pp.297- 303. 
ABSTRACT 
Psychological difficulties & school psychology support 
for Junior high school & High school students in Ho Chi Minh City 
Tran Thi Le Thu*1, Nguyen Thi Nhan Ai1, Pham Thi Dieu Thuy1 và Nguyen Thi Van2 
1Faculty of Psychology, Hanoi National University of Education 
2Faculty of Psychology, University of Social Sciences and Humanities, 
The Hochiminh city National University 
This study aims to survey the state of psychological health, specifically the psychological 
difficulties of 231 junior high school and high school students in Ho Chi Minh City (111 high 
school pupils & 120 junior high school pupils) through a self-report survey on those areas: (1) 
Study; (2) Psychophysiological development; (3) Communication with friends; (4) 
Communication with parents; (5) Communication with teachers. 111 high schoolersalso 
completed one more area, which is vocational orientation. Research results showed that junior 
high schoolersface the most difficulties in the field of study, high school students have the most 
difficulties in the field of study, vocational orientation and psychological development. The 
level of psychological difficulty in pupils are different in terms of grade level, gender, 
education, family's economic situation, and mother's educational level. The study also showed 
that junior and high school students often choose to solve their psychological difficulties by 
sharing with friends, confiding with their parents, relatives and participating in collective 
activities. About half of the students were satisfied with the schoolpsychological support 
givento them. Most teachers believed that students should be assisted by psychologists, not 
teachers and school facilities regarding this problem. 
Keywords: Psychological difficulties, Pupils, Junior high school, High school, School 
psychology support. 

File đính kèm:

  • pdfkho_khan_tam_li_va_thuc_trang_ho_tro_tam_li_hoc_duong_cho_ho.pdf