Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945

Quá trình đô thị hóa và sự thiết lập, phát triển của đô thị Huế kể từ năm 1899

đến nay đã được đề cập khá nhiều trong những công trình nghiên cứu công bố trên

các tạp chí, sách báo, kỷ yếu hội nghị khoa học, mà tương đối đầy đủ nhất là trong

ấn phẩm Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Dân cư và Hành chính, do Ủy ban nhân

dân tỉnh Thừa Thiên Huế xuất bản năm 2013.

Tuy nhiên, các vấn đề về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế

giai đoạn 1899-1945 vẫn chưa được các công trình đã xuất bản thể hiện một cách

đầy đủ, thấu đáo, cụ thể, đôi chỗ còn nhầm lẫn, nên chưa thể làm thỏa mãn hoàn

toàn nhu cầu hiểu biết, nắm bắt của xã hội.

Hạn chế này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân các nhà nghiên cứu trước đây,

trong đó có bản thân tác giả bài viết này, chưa thể tiếp cận hết những tư liệu quan

trọng liên quan, chưa phát hiện đầy đủ và khai thác tối đa số tư liệu này. Chính vì

những lý do đó, bài viết này sẽ tập trung hướng đến những nội dung còn khiếm

khuyết nói trên để giải quyết, khắc phục

Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 trang 1

Trang 1

Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 trang 2

Trang 2

Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 trang 3

Trang 3

Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 trang 4

Trang 4

Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 trang 5

Trang 5

Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 trang 6

Trang 6

Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 trang 7

Trang 7

Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 trang 8

Trang 8

Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 trang 9

Trang 9

Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang viethung 9420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945

Khảo về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945
3Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
KHẢO VỀ ĐỊA PHẬN, TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH 
VÀ DÂN SỐ ĐÔ THỊ HUẾ GIAI ĐOẠN 1899-1945
Nguyễn Quang Trung Tiến*
Đặt vấn đề
Quá trình đô thị hóa và sự thiết lập, phát triển của đô thị Huế kể từ năm 1899 
đến nay đã được đề cập khá nhiều trong những công trình nghiên cứu công bố trên 
các tạp chí, sách báo, kỷ yếu hội nghị khoa học, mà tương đối đầy đủ nhất là trong 
ấn phẩm Địa chí Thừa Thiên Huế - Phần Dân cư và Hành chính, do Ủy ban nhân 
dân tỉnh Thừa Thiên Huế xuất bản năm 2013.
Tuy nhiên, các vấn đề về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị Huế 
giai đoạn 1899-1945 vẫn chưa được các công trình đã xuất bản thể hiện một cách 
đầy đủ, thấu đáo, cụ thể, đôi chỗ còn nhầm lẫn, nên chưa thể làm thỏa mãn hoàn 
toàn nhu cầu hiểu biết, nắm bắt của xã hội. 
Hạn chế này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân các nhà nghiên cứu trước đây, 
trong đó có bản thân tác giả bài viết này, chưa thể tiếp cận hết những tư liệu quan 
trọng liên quan, chưa phát hiện đầy đủ và khai thác tối đa số tư liệu này. Chính vì 
những lý do đó, bài viết này sẽ tập trung hướng đến những nội dung còn khiếm 
khuyết nói trên để giải quyết, khắc phục.
I. Địa phận đô thị Huế từ 1899 đến 1945
1. Địa phận thị xã Huế (1899-1929)
1.1. Địa phận thị xã Huế từ năm 1901
Ngày 6 tháng 9 năm Thành Thái thứ 10 (20/10/1898), dưới sự chỉ đạo và phê 
duyệt của Khâm sứ Trung Kỳ Boulloche, Cơ Mật Viện triều đình Huế làm tờ trình 
gửi vua Thành Thái đề nghị thiết lập một số đô thị ở Trung Kỳ.(1) Trên cơ sở này, 
ngày 5 tháng 6 năm Thành Thái thứ 11 (12/7/1899), vua Thành Thái xuống Dụ 
công bố thành lập thị xã Huế (cùng 5 thị xã khác ở miền Trung là Thanh Hóa, Vinh, 
Hội An, Quy Nhơn và Phan Thiết) với nguồn ngân sách riêng, nhưng địa phận cụ 
thể sẽ được xác lập bởi quyết định của Khâm sứ Trung Kỳ sau đó.(2) Dụ thành lập 
thị xã Huế (Centre urbain de Hué) của vua Thành Thái ngày 12/7/1899 được Khâm 
sứ Boulloche phê duyệt ngày 13/7/1899 và Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer 
ra quyết định chuẩn y ngày 30/8/1899.(3)
* Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
VĂN HÓA - LỊCH SỬ
4 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
Dù đã được thiết lập từ năm 1899, nhưng phải hơn 2 năm sau, ngày 31/12/1901, 
Toàn quyền Đông Dương mới ra Nghị định quy định ranh giới địa phận thị xã Huế 
trên cơ sở đề nghị của Khâm sứ Trung Kỳ. Giới hạn địa phận thị xã Huế theo Nghị 
định này được thể hiện ở Điều 1, cụ thể: 
“Điều 1: Thị xã Huế được thiết lập bởi các đạo dụ của Hoàng đế [An Nam] 
đã nói ở trên sẽ có địa phận nằm trong giới hạn theo các chỉ dẫn của bản đồ đính 
kèm như sau:
1. Bên tả ngạn Sông Hương: gồm khoảnh đất nằm giữa các hào bao quanh tòa 
thành [Kinh Thành] và các sông đào ở bên ngoài mà ở mặt nam là Sông Hương; 
khu vực ở cồn Gia Hội giới hạn bởi Sông Hương, sông đào Đông Ba và đường bến 
đò qua xã Nam Phổ [trục đường Nguyễn Gia Thiều - cầu Chợ Dinh hiện nay, gồm 
đất của các làng hoặc một phần làng là An Mỹ, Lạc Hồ, Thế Lại Thượng, Xuân 
Dương, Thọ Hàm, An Quán].
2. Bên hữu ngạn Sông Hương: giới hạn bởi Sông Hương đến chợ Phủ Cam 
[tức từ bờ sông đến chợ Bến Ngự theo trục đường Trần Thúc Nhẫn hiện nay]; từ 
chợ Phủ Cam đến chỗ giao nhau với tuyến đường 0 [chỗ đường Phan Bội Châu 
giáp đường Ngô Quyền hiện nay]; từ tuyến đường 0 đến lỵ sở phủ Thừa Thiên [trụ 
sở UBND tỉnh hiện nay]; tiếp đó là một đường gấp khúc bao quanh khoảnh đất 
8 mẫu ruộng của các xã Dương Xuân và Đông Lộc được đô thị thu hồi đến chỗ 
giao nhau ở tuyến đường C [ngã ba Ngô Quyền - Nguyễn Huy Tự hiện nay]; theo 
tuyến đường C đến góc phía đông khu đất của Bachelay [ngã ba Ngô Quyền - Hai 
Bà Trưng hiện nay]; từ góc này, một đường gấp khúc bao quanh các sở đất của 
Lachaise, Lacorre, Girard đến tuyến đường đi Đà Nẵng [từ ngã ba Ngô Quyền - 
Hai Bà Trưng đến đường Hà Nội và theo đường Hà Nội đến giáp đường Hùng 
Vương ở ngã bảy hiện nay]; rồi từ điểm đó đến chỗ giao nhau của tuyến đường H 
[chỗ đường Bến Nghé giáp đường Trần Cao Vân hiện nay]; từ tuyến đường H băng 
qua đằng sau các chuồng ngựa của Tòa Khâm sứ đến bến đò Thọ Lộc [tuyến đường 
Võ Thị Sáu qua Nguyễn Công Trứ ra Đập Đá bên bờ Sông Hương hiện nay]”.(4) Đất 
ở bờ nam Sông Hương chủ yếu thuộc các làng hoặc một phần làng là Phú Xuân Hạ, 
Dương Xuân Hạ, Đông Lộc, Thọ Lộc.
Căn cứ nghị định này, có thể thấy khu vực trong Kinh Thành, nơi đặt cơ quan 
đầu não của Nam triều không nằm trong địa phận hành chính thị xã Huế, mà vẫn 
do Nha Hộ Thành của triều đình Huế cai quản. Địa phận thị xã Huế chỉ bao gồm 
một vành đai hẹp bao quanh bốn phía ngoài Kinh Thành đến giáp các sông hộ 
thành là Sông Hương ở mặt nam, sông đào Kẻ Vạn ở mặt tây, sông đào An Hòa ở 
mặt bắc, sông đào Đông Ba ở mặt đông; một phần cồn Gia Hội từ phía chợ Đông 
Ba xuống đường ngang bến đò Chợ Dinh sang làng Nam Phổ; cộng với một dải 
đất mỏng ở bờ nam Sông Hương, dọc theo hai bên con đường sát bờ sông (về sau 
mang tên Jules Ferry, tức Lê Lợi ngày nay), kể từ bến đò Thọ Lộc (ở Đập Đá) lên 
quá Trường Quốc Học một đoạn, giáp với tuyến đường Trần Thúc Nhẫn kéo đến 
chợ Bến Ngự hiện nay. 
5Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
1.2. Địa phận thị xã Huế từ năm 1903
Địa phận hành chính quá nhỏ bé của thị xã Huế không thể đáp ứng nhu cầu 
khai thác của Pháp, khó phát triển mạng lưới giao thông, cũng không tương xứng 
với vai trò chính trị trung tâm của chính quyền thực dân ở Trung Kỳ. Bởi vậy, khi 
tuyến đường sắt Đà Nẵng - Huế - Đông Hà có kế hoạch thi công, cả Pháp và Nam 
triều lập tức triển khai điều chỉnh địa giới thị xã Huế. 
Ngày 27 tháng 5 năm Thành Thái thứ 15 (22/6/1903), Hội đồng Cơ Mật triều 
đình Huế đã làm tờ tấu dâng vua Thành Thái với nội dung sau:
“Chúng thần, các thành viên của Hội đồng Cơ Mật, cẩn mong sự lưu tâm của 
Hoàng thượng về việc quý Khâm sứ Auvergne đã thư cho chúng thần rằng, vì ga 
xe lửa sẽ được xây dựng nằm ngoài ranh giới thị xã Huế, do vậy ở đó phạm vi của 
thị xã nên được mở rộn ... giai đoạn 1934-1945 thực sự là cuộc “lột xác” của đô thị Huế 
bằng sự phân định rạch ròi giữa đô thị với nông thôn. Các đường phân thiết và giới 
hạn giữa các phường, làng và một phần làng trong thành phố bị cắt bỏ. Hai huyện 
Hương Trà và Hương Thủy chấm dứt việc kiêm quản hành chính ở thành phố Huế 
để nhường chỗ cho Bang tá. Toàn bộ thành phố được chia đặt thành 11 đơn vị hành 
chính cấp phường, phân bố theo 3 khu vực:
Khu vực bao quanh Kinh Thành, giới hạn bởi các sông đào Đông Ba, An 
Hòa, Kẻ Vạn và tim bờ Bắc Sông Hương, có 3 phường là:
1- Phường Phú Hòa: Chuyển từ phần đất của phường Đệ Nhất cũ (nay là 
phường Phú Hòa).
16 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
2- Phường Phú Bình: Chuyển từ phần đất của phường Đệ Nhị và phường Đệ 
Tam (nay là phường Phú Bình và một phần đất thuộc phường Phú Thuận).
3- Phường Phú Thịnh (còn gọi là Phú Thạnh): Chuyển từ phần đất của phường 
Đệ Tứ (nay là một phần phường Phú Thuận).
Khu vực cồn Gia Hội, giới hạn bao quanh bởi sông đào Đông Ba và Sông 
Hương có 4 phường:
4- Phường Phú Cát: Chuyển từ phần đất của phường Đệ Ngũ (nay là phường 
Phú Cát).
5- Phường Phú Mỹ: Chuyển từ phần đất của phường Đệ Lục, hợp thêm phần 
đất làng Xuân Dương (nay là một phần của phường Phú Hiệp).
6- Phường Phú Thọ: Chuyển từ phần đất của phường Đệ Thất (nay là một 
phần của phường Phú Hiệp).
7- Phường Phú Hậu: Chuyển từ phần đất của làng An Quán (thường gọi là 
Bãi Dâu, và một phần đất của làng Thế Lại Thượng (nay là phần phía bắc phường 
Phú Hiệp).
Khu vực hữu ngạn Sông Hương, giới hạn từ tim Sông Hương ở cầu đường 
sắt Dã Viên, tim sông Bình Lục, qua khu vực chợ An Cựu, qua cầu An Cựu, dọc 
theo đường xe lửa từ An Cựu lên cầu đường sắt Dã Viên bắc qua Sông Hương, có 
4 phường là:
8- Phường Phú Ninh: Chuyển từ một phần đất thuộc phường Đệ Bát và toàn 
bộ phường Đệ Cửu (từ tim Sông Hương theo đường Nguyễn Trường Tộ qua khỏi 
cầu Phủ Cam giáp đường xe lửa, rồi theo đường xe lửa từ Phủ Cam lên Bến Ngự, 
Nam Giao đến cầu đường sắt Dã Viên bắc qua Sông Hương. Nay là đất một phần 
của 4 phường: Vĩnh Ninh, Phước Vĩnh, Trường An, Phường Đúc).
9- Phường Phú Vĩnh: Chuyển từ một phần đất thuộc phường Đệ Bát (từ 
tim Sông Hương theo đường Nguyễn Trường Tộ qua khỏi cầu Phủ Cam giáp với 
đường sắt, dọc theo đường sắt về đường Trần Phú, qua cầu Kho Rèn vòng lại 
đường Lý Thường Kiệt, rồi qua Hoàng Hoa Thám đến giáp Sông Hương. Nay là 
một phần của hai phường Vĩnh Ninh và Phước Vĩnh).
10- Phường Phú Hội: Chuyển từ phần đất thuộc phường Đệ Bát (từ tim Sông 
Hương theo đường Hoàng Hoa Thám qua Lý Thường Kiệt, qua cầu Kho Rèn lên 
đường Trần Phú giáp đường xe lửa, từ đó theo đường xe lửa về An Cựu và khu 
vực chợ An Cựu, theo đường Hùng Vương về giáp Sông Hương. Nay là đất của 
phường Phú Hội và một phần đất của phường An Cựu).
11- Phường Phú Nhuận: Chuyển từ một phần đất thuộc phường Đệ Bát (từ 
tim Sông Hương theo đường Hùng Vương đến đường Bà Triệu, theo đường Bà 
Triệu đến tim sông Bình Lục, theo sông Bình Lục đến giáp Sông Hương ở Đập Đá. 
Nay là phần đất thuộc phường Phú Nhuận).
17Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
III. Dân số đô thị Huế từ 1899 đến 1945
Với đặc điểm đô thị Huế có sự chồng chéo, đan xen giữa đơn vị hành chính 
thị xã/thành phố với Kinh Thành lọt thỏm ở bên trong; dân cư sở tại luôn cùng 
chung không gian sinh hoạt với vua chúa, quan lại, binh lính triều đình và binh 
lính, viên chức thực dân cũng như lực lượng hoạt động canh nông, công kỹ nghệ và 
thương mại; không gian sinh hoạt và phân bố dân cư ở Huế lớn hơn địa phận hành 
chính đô thị... nên tài liệu thống kê dân số ở Huế của các cơ quan quản lý cả phía 
Pháp và triều đình Huế trong quá khứ vô cùng khó khăn, phức tạp, phải bỏ trống 
rất nhiều năm. Đó cũng là lý do khiến đến nay chưa có công trình nào đề cập sâu 
về dân số ở đô thị Huế trước năm 1945 bằng chuỗi con số cụ thể.
Trong chừng mực tư liệu thu thập được sau nhiều năm tìm kiếm, trên cơ sở 
các tài liệu thống kê đã tiếp cận, bài viết này cố gắng tổng hợp lại để người đọc có 
một cái nhìn cụ thể hơn về dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945, với các thành 
phần dân cư cơ bản gồm người Việt, người Âu (chủ yếu là người Pháp), người Hoa 
và người Ấn Độ.
Bảng tổng hợp số liệu dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945.(27)
Năm
Dân số đô thị Huế/người
GHI CHÚ
Việt Âu Hoa Ấn Tổng
1900 49.470 30 500 50.000
Số liệu được tính khi Pháp chưa ban hành nghị định về ranh 
giới địa phận thị xã Huế.
1901 40.000 141 350 5 40.496
Thị xã Huế do tổng Phú Xuân, huyện Hương Trà quản lý từ 
năm 1899 đến năm 1934. Từ năm 1921, có thêm một phần đất ở 
nam Sông Hương thuộc quyền quản lý của huyện Hương Thủy.
1905 40.200 400 400
41.000 Số đinh ở 8 phường trong thị xã Huế: 2453. 
Thiếu số liệu người Ấn.
1906 40.200 400 400
41.000 Số đinh ở 8 phường trong thị xã Huế: 2453. 
Thiếu số liệu người Ấn.
1907 41.310 240 440 10
42.000
Số đinh ở 9 phường trong thị xã Huế: 960.
Số đinh sút giảm vì có nhiều đối tượng thuộc diện miễn sai, 
miễn diêu hay miễn hoàn toàn.
1908 41.310 240 440 10 42.000 Số đinh ở 9 phường trong thị xã Huế: 960.
1909 39.321 199 480
40.000 Số đinh ở 9 phường trong thị xã Huế: 960.
Người Hoa và người Ấn được thống kê chung.
1910 64.547 153 300
65.000
Số đinh ở 9 phường trong thị xã Huế: 960.
Sự nhảy vọt về dân số từ năm 1910 có thể do thống kê cả dân 
số đô thị Huế, trong Kinh Thành, binh lính và số người tạm trú, 
vãng lai.
1911 64.547 153 300 65.000 Số đinh ở 9 phường trong thị xã Huế: 720
1912 64.457 153 300 65.000 Số đinh ở 9 phường trong thị xã Huế: 720
1913 64.457 153 300 65.000 Số đinh ở 9 phường trong thị xã Huế: 720
1933 69.060 859 69.919 Thiếu số liệu người Hoa và người Ấn.
18 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
Thay lời kết
Có một thực tế là đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 vẫn chưa được nghiên cứu 
đầy đủ, toàn diện, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau; mà việc thiếu thốn tư liệu 
hoặc do thiếu điều kiện tiếp cận nguồn tư liệu đương thời cũng là một lý do đáng 
lưu tâm.
Với một số vấn đề cụ thể về địa phận, tổ chức hành chính và dân số đô thị 
Huế trước năm 1945 được đào xới thêm trong bài viết này, dựa vào nguồn tư liệu 
cũ nhưng được khai thác nhiều hơn, hy vọng sẽ mở ra những khả năng nghiên cứu 
sâu hơn về đô thị Huế trong quá khứ, từ đó phục vụ cho sự hiểu biết về đô thị Huế 
hiện tại và định hướng quản lý, phát triển đô thị Huế đúng đắn, bền vững trong 
tương lai.
 N Q T T
CHÚ THÍCH
(1) “Rapport du Co-mat au S.M. l’Empereur d’Annam. (1902). En date du 6 du 9e mois de la 10e 
année de Thanh Thai (20 Octobre 1898)”. Journal officiel de l’Indo-Chine française (JOIC). 
Hanoi. P. 150. 
(2) “Ordonnance en date du 5 du 6e mois de la 11e année de Thanh Thai (12 Juillet 1899)”, 
JOIC, Hanoi. 1902. P. 50.
(3) “Arrêté du Gouverneur Général du 30 Août 1899”. Recueil de Législation & Jurisprudence 
coloniales. Marchal & Billard. Paris. 1903. P. 108.
(4) “Arrêté fixant les limites du centre urbain de Hué et autorisant la perception au profit du 
budget provincial de certaines taxes immobilières et de voirie”. Code Judiciaire de l’Indo-
Chine. Tome 4. Année 1909-1912, par Gabriel Michel. Imprimerie d’Extrême-Orient, Hanoi-
Haiphong. 1913. P. 14.
(5) “Ordonnance royale en date du 27e jour du 5e mois de la 15e année de Thanh-thai (22 juin 
1903). Portant agrandissement du périmètre de la ville de Hué et y englobant les terrains de 
la gare”. Code Judiciaire de l’Indo-Chine. Tome 4. 1913. Op. Cit. P. 17.
(6) “Ordonnance royale du 27e jour du 5e mois de la 15e année de Thanh-Thai (22 Juin 1903)”. 
Code Judiciaire de l’Indo-Chine. Tome 4. Op. Cit. 1913. P. 17.
(7) “Exécution de l’ordonnance royale du 22 Juin 1903, agrandissant le périmètre de la ville de 
Hué et y englobant la gare du chemin de fer et ses alentours immédiats - 3 Juillet 1903”. 
Code Judiciaire de l’Indo-Chine, Tome 4. Op. Cit.1913. P. 16.
(8) “Arrêté rendant exécutoire l’ordonnance royale du 9 Mai 1908, portant extention du péri-
mètre de la ville de Hué (Du 24 Juillet 1908)”. Bulletin officiel de l’Indochine française. No 8. 
1908. P. 748.
(9) “Ordonnance royale 6e année de Khai-Dinh, 10e mois, 5e jour - 4 Novembre 1921”. Bulletin 
Administratif de l’Annam. No 24. 1921. P. 1293-1294.
(10) “Arrêté rendant exécutoire l’Ordonnance Royale du 4 Novembre 1921, portant extension du 
périmètre de la ville de Hué et fixant les nouvelles limites de ce périmètre - 25 Novembre 
1921”. Bulletin Administratif de l’Annam. No 24. 1921. P. 1292-1293.
(11) “Gouvernement Général Arrêté du 12 Décembre 1929”. Bulletin Administratif de l’Annam. 
No 1. 14 Février 1930. Hué. P. 1-2.
19Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
(12) Annuaire Général de l’Indo-Chine. Deuxième Partie, Imprimerie F-H. Schneider. Hanoi. 
1902. P. 536.
(13) “Arrêté fixant les limites du centre urbain de Hué et autorisant la perception au profit du bud-
get provincial de certaines taxes immobilières et de voirie”. Code Judiciaire de l’Indo-Chine. 
Tome 4. Op. Cit. 1913. P. 1415.
(14) “Province de Thua-Thiên”. Annuaire Général de l’Indo-Chine. Partie Commerciale. Hanoi. 
1907. P. 576.
(15) “Gouvernement Général, Arrêté du 12 Décembre 1929”. Bulletin Administratif de l’Annam. 
No 1. 14 Février 1930. Hué. P. 2.
(16) “Gouvernement Général, Arrêté du 12 Décembre 1929”. Bulletin Administratif de l’Annam. 
No 1. 14 Février 1930. Hué. P. 4.
(17) “Gouvernement Gneral, Arrêté du 12 Décembre 1929”. Bulletin Administratif de l’Annam. No 
1. 14 Février 1930. Hué. P. 4-5.
(18) “Gouvernement General, Arrêté du 12 Décembre 1929”. Bulletin Administratif de l’Annam. 
No 1. 14 Février 1930. Hué. P. 5.
(19) “Commune de Hué”. Annuaire Administratif de l’Indochine. Imprimerie d’Extrême-Orient. 
Hanoi. 1930. P. 386.
(20) Tại Việt Nam trước năm 1945, chỉ các thành phố loại I như Sài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng 
mới có Hội đồng thành phố (Conseil municipal); còn ở các thành phố loại II như Chợ Lớn, 
Đà Nẵng và loại III như Huế, Thanh Hóa, Vinh, Quy Nhơn, Phan Thiết là Ủy ban thành phố 
(Commission municipale).
(21) “Gouvernement Général, Arrêté du 12 Décembre 1929”. Bulletin Administratif de l’Annam. 
No 1. 14 Février 1930. Hué. P. 2-3.
(22) “Gouvernement General, Arrêtés du 12 Décembre 1929”. Bulletin Administratif de l’Annam. 
No 1. 14 Février 1930. Hué. P. 3.
(23) Tổng hợp số liệu từ các nguồn: - “Commune de Hué”, Annuaire Administratif de l’Indochine, 
Imprimerie d’Extrême-Orient, Hanoi, 1930, p. 386.
- “Commune de Hué”, Annuaire Administratif de l’Indochine, Imprimerie d’Extrême-Orient, 
Hanoi, 1932, p. 426.
- Bulletin Administratif de l’Annam, Hué, 1933, p.2210.
- Bulletin Administratif de l’Annam, Hué, 1938, p.33; 
- Bulletin Administratif de l’Annam, Hué, 1942, p.45-46.
(24) “Ministère de l’Intérieur - Rapport au trône le 15e jour du 10e mois de 9e année de Bao-Dai 
(21/11/34)”, Bulletin Administratif de l’Annam. No 24. Hué. 1934. P. 1921-1922.
(25) “Chi no 41 du 17e jour du 10e mois de la 9e année de Bao-Dai (23/11/34) relatif à l’organisation 
administrative de la ville de Hué”, Bulletin Administratif de l’Annam, No 24, Hué, 1934, p. 
1922-1923.
(26) “Actes officiels du Gouvernement Annamite”, Bulletin Administratif de l’Annam, Hué, 1935, 
p. 44-45.
(27) Số liệu tổng hợp từ các nguồn: 
- Eugène Lagrillière-Beauclerc. (1900). Études coloniales. À travers l’Indo-Chine: 
Cochinchine, Cambodge, Annam, Tonkin. Laos. In-8°. VIII-251 p. Paris.
- Annuaire Général Commercial, Administratif et Industriel de l’Indo-Chine. (1901). Deuxième 
Partie, Imprimerie F-H. Schneider, Hanoi
20 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (155) . 2020
- Annuaire Général de l’Indo-Chine. Hanoi. 1905.
- Annuaire Général de l’Indo-Chine. Partie commerciale. Hanoi. 1906.
- Annuaire Général de l’Indo-Chine. Partie Commerciale. Hanoi. 1907.
- Annuaire Général de l’Indo-Chine. Hanoi. 1908.
- Annuaire Général de l’Indo-Chine. Hanoi. 1909.
- Annuaire Général de l’Indo-Chine. Imprimerie d’Extrême-Orient. Hanoi-Haiphong. 1910.
- Annuaire Général de l’Indo-Chine. Hanoi. 1911.
- Annuaire Général de l’Indo-Chine. Hanoi. 1912.
- Annuaire Général de l’Indo-Chine. Partie 1. Hanoi. 1913.
- L. Lacroix-Sommé et messieurs R. J. Dickson et A. J. Burtschy. (1933). Indochine adresses, 
1ère année. 1933-1934. Imprimerie Albert Portail Saigon.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Annuaire Administratif de l’Indochine. Hanoi (1926-1943).
- Annuaire Général de l’Indo-Chine. Hanoi (1899-1925).
- Annuaire Statistique de l’Indochine. Hanoi (1913-1946).
- Bulletin Administratif de l’Annam. Hué (1902-1944).
- Bulletin officiel de l’Annam et du Tonkin. Saigon - Hanoi (1880-1900).
- Bulletin officiel de l’Indochine française. Saigon - Hanoi (1899-1913).
- Code Judiciaire de l’Indo-Chine. 4 Tome 4. par Gabriel Michel, Imprimerie d’Extrême-Orient, Ha-
noi-Haiphong. 1913.
- Eugène LagrillièreBeauclerc. (1900). Études coloniales. À travers l’Indo-Chine: Cochinchine, Cam-
bodge, Annam, Tonkin, Laos. In-8°. VIII-251. p. Paris.
- Journal officiel de l’ Indo-Chine française (JOIC). Hanoi (1891-1944).
- Recueil de Législation & Jurisprudence coloniales. Marchal & Billard. Paris. 1903.
- L. Lacroix-Sommé et messieurs R. J. Dickson et A. J. Burtschy. Indochine adresses. 1ère année. 1933-
1934. Imprimerie Albert Portail. Saigon. 1933.
TÓM TẮT
Tuy đã có nhiều nghiên cứu đề cập, nhưng đến nay những vấn đề về địa phận, tổ chức 
hành chính và dân số đô thị Huế giai đoạn 1899-1945 vẫn chưa được các công trình đã xuất bản 
thể hiện một cách đầy đủ, thấu đáo, cụ thể, đôi chỗ còn nhầm lẫn, nên chưa làm thỏa mãn hoàn 
toàn nhu cầu hiểu biết, nắm bắt của xã hội. Hạn chế này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân các 
nhà nghiên cứu trước đây chưa thể tiếp cận hết những tư liệu quan trọng liên quan, chưa phát 
hiện đầy đủ và khai thác tối đa số tư liệu này. Vì vậy, công trình này sẽ tập trung giải quyết, khắc 
phục những nội dung còn khiếm khuyết nói trên.

File đính kèm:

  • pdfkhao_ve_dia_phan_to_chuc_hanh_chinh_va_dan_so_do_thi_hue_gia.pdf