Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh”

Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại cho

thép CT3 trong môi trường trung tính của dịch chiết lá chè xanh và lá thuốc lá bằng một số

phương pháp: phương pháp tổn hao khối lượng,đo điện trở phân cực, đo tổng trở điện hóa và

khảo sát hình thái bề mặt qua chụp ảnh vi mô SEM. Kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp

khác nhau khá phù hợp với nhau. Trong điều kiện thử nghiệm, dịch chiết thuốc lá ở nồng độ 2g/l

có khả năng bảo vệ ăn mòn tốt nhất, hiệu quả bảo vệ đạt tới 56,90% sau 03 ngày ngâm mẫu

trong dung dịch nghiên cứu. Phép đo phổ tổng trở và đặc trưng hình thái bề mặt mẫu trên ảnh

SEM cho thấy có sự hình thành một màng mỏng chất ức chế trên bề mặt kim loại

Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh” trang 1

Trang 1

Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh” trang 2

Trang 2

Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh” trang 3

Trang 3

Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh” trang 4

Trang 4

Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh” trang 5

Trang 5

Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh” trang 6

Trang 6

Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh” trang 7

Trang 7

Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh” trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 14760
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh”

Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường trung tính của các loại “ức chế xanh”
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 51 (1) (2013) 123-130 
123 
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 TRONG 
MÔI TRƯỜNG TRUNG TÍNH CỦA CÁC LOẠI “ỨC CHẾ XANH” 
Trương Thị Thảo1, *, Ngô Thị Hồng Nga1, Vũ Thị Thu Hà2, Lê Quốc Hùng2 
1Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 
2Viện Hóa học, Viện Hàn lâm KHCNVN, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 
*Email: thao.truong671@gmail.com 
Đến Tòa soạn: 12/12/2011; Chấp nhận đăng: 15/3/2013 
TÓM TẮT 
Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại cho 
thép CT3 trong môi trường trung tính của dịch chiết lá chè xanh và lá thuốc lá bằng một số 
phương pháp: phương pháp tổn hao khối lượng,đo điện trở phân cực, đo tổng trở điện hóa và 
khảo sát hình thái bề mặt qua chụp ảnh vi mô SEM. Kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp 
khác nhau khá phù hợp với nhau. Trong điều kiện thử nghiệm, dịch chiết thuốc lá ở nồng độ 2g/l 
có khả năng bảo vệ ăn mòn tốt nhất, hiệu quả bảo vệ đạt tới 56,90% sau 03 ngày ngâm mẫu 
trong dung dịch nghiên cứu. Phép đo phổ tổng trở và đặc trưng hình thái bề mặt mẫu trên ảnh 
SEM cho thấy có sự hình thành một màng mỏng chất ức chế trên bề mặt kim loại. 
Từ khóa: chất ức chế ăn mòn, dịch chiết chè xanh, dịch chiết thuốc lá, môi trường trung tính, 
thép CT3. 
1. MỞ ĐẦU 
Ăn mòn kim loại là một vấn đề được quan tâm không chỉ bởi các nhà khoa học nghiên cứu 
về điện hoá và vật liệu mà còn là vấn đề rất được quan tâm bởi các nhà sản xuất vật liệu và 
người sử dụng vật liệu. Có nhiều phương pháp được sử dụng để bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn, 
trong đó sử dụng chất ức chế đã và đang tỏ ra là một phương pháp hữu hiệu. Rất nhiều nghiên 
cứu gần đây trên thế giới đang tập trung vào việc tìm kiếm và thử nghiệm các chất ức chế xanh, 
thân thiện môi trường [1 - 4] cho một số kim loại. Các nghiên cứu của cùng nhóm tác giả cũng 
đã chỉ ra khả năng ức chế ăn mòn thép trong các môi trường khác nhau của dịch chiết một số 
loại cây như chè, cà phê, thuốc lá, bồ kết, đước, ổi, sơn trẩu [5 - 9]. 
Tiếp tục các nghiên cứu trong môi trường HCl 1M đã công bố [9], trong nghiên cứu này, 
chúng tôi trình bày một số kết quả thu được khi nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn cho CT3 
trong môi trường điện li trung tính NaCl 3,5 % khi có và không có mặt các loại dịch chiết chè, 
thuốc lá. Một chất ức chế hóa học truyền thống ở các nồng độ khác nhau cũng được khảo sát 
Trương Thị Thảo, Ngô Thị Hồng Nga, Vũ Thị Thu Hà, Lê Quốc Hùng 
 124
nhằm đối chứng với các chất ức chế xanh. Ảnh hưởng của thời gian ngâm mẫu trong môi trường 
có chất ức chế cũng được tiến hành khảo sát bằng một số phương pháp khác nhau. 
2. THỰC NGHIỆM 
2.1. Điều chế dịch chiết và chuẩn bị dung dịch thử nghiệm 
Hình 1. Hình ảnh cây thuốc lá và chè xanh được thu làm mẫu thử nghiệm. 
Quy trình điều chế dịch chiết từ các mẫu thuốc lá, chè xanh được thực hiện như mô tả 
trong [9] của cùng nhóm tác giả. Lá thuốc lá, chè (hình 1) được rửa sạch, phơi khô dưới ánh 
nắng mặt trời rồi xay nhỏ, đem ngâm trong nước cất tại nhiệt độ phòng, sau 15 giờ đem lọc chiết 
lần 1, phần bã đem ngâm tiếp 15 giờ rồi lọc lần 2, phần bã sau đó được ngâm tiếp 15 giờ rồi đem 
lọc. Gom cả 3 phần dịch lọc, đem cô cách thuỷ trên bếp điện đến khi thu được cao chiết đặc sánh 
lại. Cao chiết này được hoà tan trong dung dịch NaCl 3,5 % với nồng độ 20 g/l làm dung dịch 
gốc (hình 2a). Để đảm bảo dịch chiết được tan hoàn toàn, toàn bộ bình dung dịch gốc được đặt 
trong bể rung siêu âm trong 60 phút. Dung dịch nghiên cứu được chuẩn bị từ dung dịch gốc, pha 
bằng dung dịch nền NaCl 3,5 % tới nồng độ nghiên cứu (2 g/l) (hình 2b). 
a B 
Hình 2. Dịch chiết thuốc lá và chè xanh gốc (a) và sau khi pha thành dung dịch làm việc 
trong môi trường khảo sát (b). 
2.2. Chuẩn bị mẫu 
Mẫu thép CT3 có thành phần 97,5 % Fe; 0,021 % C; 0,652 % Si; 1,630 % Mn; 0,197 % 
(P, S, Co, Cu, Al, Nb, Sn) được chế tạo thành hai dạng mẫu (hình 3). 
Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT38  
125
a b 
Hình 3. Mẫu thử nghiệm ăn mòn: a) dùng cho đo điện hóa; 
b) dùng cho phương pháp khối lượng và phân tích bề mặt. 
Một là mẫu tròn đường kính 1cm được chế thành điện cực làm việc trong các phép thử 
nghiệm điện hoá (hình 3a). Các điện cực trước khi làm việc được mài bằng giấy nhám từ thô đến 
mịn, rửa sạch, tẩy dầu mỡ, thấm ướt hoàn toàn rồi làm khô trước khi đặt vào dung dịch nghiên 
cứu. 
Hai là mẫu vuông 50 mm × 50 mm × 2 mm (hình 3b) dùng trong thử nghiệm theo phương 
pháp trọng lượng và phân tích bề mặt sau thời gian thử nghiệm. Các mẫu này được tẩy dầu mỡ, 
tẩy gỉ hoá học, rửa sạch, làm khô, bảo quản trong bình hút ẩm 24 giờ trước khi làm việc. 
2.3. Đo đạc 
Thử nghiệm trọng lượng được bắt đầu bằng việc đo lại chính xác kích thước mẫu (tính 
diện tích S) và cân mẫu bằng cân 04 số xác định khối lượng mẫu trước thử nghiệm (mt) trước 
khi đặt vào dung dịch thử nghiệm. Sau một thời gian thử nghiệm (t) mẫu lấy ra rửa sạch, tẩy gỉ 
hoá học, làm khô và bảo quản trong bình hút ẩm 24 giờ trước khi cân lại xác định khối lượng 
mẫu còn lại sau thời gian thử nghiệm (ms). Tốc độ ăn mòn được xác định theo công thức: 
.
t sm mv
S t
−
= (g/cm2.ngày) 
Các phép đo điện hoá được thực hiện trên máy PGS-HH5 chế tạo tại Viện Hoá học, Viện 
KH&CN Việt Nam với hệ 3 điện cực: Điện cực làm việc WE là điện cực chế tạo từ vật liệu 
nghiên cứu, điện cực đối là điện cực Ag/AgCl trong KCl bão hoà, điện cực đối là thép không gỉ 
có diện tích lớn. Các phép đo bao gồm đo điện thế mạch hở (Ur), đo điện trở phân cực (xung 
quanh khoảng thế Ur ± 25 mV, tốc độ quét 1mV/s), đo đường cong phân cực (khoảng thế -630 
mV đến -320 mV, tốc độ quét 5 mV/s). 
Tổng trở điện hoá EIS được tiến hành trên máy PAR START 2273 tại Viện Khoa học vật 
liệu, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam với hệ 3 điện cực như đo điện hóa ở trên. Chế độ đo: thời 
gian ổn định 10 phút, đo trong dải tần số 10 kHz đến 5 mHz, 7 điểm /decade. 
Kĩ thuật chụp SEM được hành trên máy JEOL 6490 của Trung tâm Đánh giá hư hỏng Vật 
liệu, Viện Khoa học vật liệu, Viện KH&CN Việt Nam. 
Các thử nghiệm được tiến hành theo thời gian ngâm mẫu trong dung dịch 1 giờ, 5 giờ, 1 
ngày, 3 ngày, 6 ngày và 10 ngày. Mỗi phép thử nghiệm gồm 3 mẫu và lấy kết quả trung bình. 
Trương Thị Thảo, Ngô Thị Hồng Nga, Vũ Thị Thu Hà, Lê Quốc Hùng 
 126
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Kết quả thử nghiệm ăn mòn theo phương pháp trọng lượng 
Bảng 1. Tốc độ ăn mòn thép CT3 trong môi trường muối NaCl 3,5 % 
có và không có mặt chất ức chế theo thời gian ngâm. 
Thời gian 1 ngày 3 ngày 6 ngày 10 ngày 
Môi trường Vtb 
(g/cm2.ngày)
Hiệu 
suất 
(%) 
Vtb 
(g/cm2.ngày) 
Hiệu 
suất 
(%) 
Vtb 
(g/cm2.ngày) 
Hiệu 
suất 
(%) 
Vtb 
(g/cm2.ngày) 
Hiệu 
suất 
(%) 
NaCl 3,5 % (nền) 1.6983.10-4 - 1.4793.10-4 1.0264.10-4 - 1.1045.10-4 
Nền + DCC 1.4721.10-4 13,32 8.1516.10-5 44,90 5.2914.10-5 48,45 7.5240.10-5 31,88 
Nền + DCTla 1.2238.10-4 27,94 2.5304.10-5 82,89 4.7162.10-5 54,05 3.9728.10-5 64,03 
Nền + KNO2 
0,1% 1.0221.10
-4 39,82 9.0373.10-5 38,91 9.0921.10-5 11,42 9.8637.10-5 10,07 
Từ bảng 1 ta thấy, theo thời gian, tốc độ ăn mòn thép nói chung giảm dần, tuy nhiên trong 
môi trường NaCl 3,5 % khi có mặt chất ức chế (Dịch chiết chè Thái Nguyên 2g/l(DCC), dịch 
chiết thuốc lá 2 g/l (DCTla) hoặc KNO2 0,1 % (K)) thì tốc độ ăn mòn giảm đi, hiệu suất bảo vệ 
của dịch chiết chè và thuốc lá khá cao ở khoảng thời gian ngâm 3 dến 10 ngày, trong đó hiệu 
suất bảo vệ của DCTla cao nhất đạt được ở thời gian ngâm 3 ngày đạt 82,89 %, KNO2 đạt hiệu 
quả bảo vệ gần 40 % ở thời gian đầu nhưng giảm khi thời gian kéo dài tới 6 và 10 ngày. Khả 
năng bảo vệ thép của DCTla nói chung tốt hơn. 
3.2. Kết quả thử nghiệm theo phương pháp đo điện hóa 
Bảng 2. Kết quả thử nghiệm ăn mòn thép CT3 theo thời gian 
trong các môi trường khác nhau theo phương pháp điện trở phân cực. 
Thời 
gian 
Môi trường Ur(V) R(Ω) V 
(mm/năm) 
Hiệu suất bảo 
vệ (R) % 
1 giờ 
NaCl 3,5% (nền) -0,7675 951,1862 7,0680 
Nền+DCC 2g/l -0,7781 1323,8322 2,4023 28,15 
Nền+DCTla 2g/l -0,7532 1291,9724 5,2340 26,38 
Nền+KNO2 0,1% -0,4879 2089,0760 3,2126 54,45 
5 giờ NaCl 3,5% (nền) -0,7972 1277,8660 5,2720 - 
Nền+ DCC 2g/l -0,7890 1325,9300 5,0837 3,62 
Nền+ DCTla 2g/l -0,6431 1507,8177 4,4598 15,25 
Nền+KNO2 0,1% -0,4175 1633,3713 4,1259 21,77 
1 
ngày 
NaCl 3,5% (nền) -0,7137 1141,3247 5,9043 
Nền+ DCC 2g/l -0,7589 1387,0094 4,8398 17,71 
Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT38  
127
Nền + DCTla 2 g/l -0,7475 2097,9805 3,2034 45,60 
Nền + KNO2 0,1 % -0,6182 1722,0327 3,8954 33,72 
3 
ngày 
NaCl 3,5 % (nền) -0,7452 1142,0179 6,1987 - 
Nền + DCC 2 g/l -0,7339 1903,2922 1,0912 40,00 
Nền + DCTla 2 g/l -0,7640 2649,3964 2,5506 56,90 
Nền + KNO2 0,1 % -0,6367 1311,9882 5,1447 12,96 
6 
ngày 
NaCl 3,5 % (nền) -0,7213 1066,0339 6,3030 - 
Nền + DCC 2 g/l -0,7547 1559,0091 4,3038 31,62 
Nền + DCTla 2 g/l -0,7704 1666,9370 4,0239 36,05 
Nền + KNO2 0,1 % -0,4543 1319,8407 5,1317 19,23 
10 
ngày 
NaCl 3,5 % (nền) -0,7010 1007,5058 6,6592 - 
Nền + DCC 2 g/l -0,7361 1487,6825 4,5393 32,28 
Nền + DCTla 2 g/l -0,7534 1266,1915 5,3013 20,43 
Nền + KNO2 0,1 % -0,4512 1454,9050 4,6103 30,78 
Từ bảng 2 có thể thấy rằng, theo phương pháp điện trở phân cực, khi không có mặt chất ức 
chế thì điện trở tăng dần từ 1 giờ ngâm đến 5 giờ ngâm rồi giảm dần theo thời gian ngâm đến 10 
ngày, từ ngày ngâm thứ 1 đến ngày thứ 10 điện trở thay đổi không đáng kể chứng tỏ tốc độ ăn 
mòn cũng ổn định dần theo thời gian, điện trở nhỏ nhất là sau 1 giờ ngâm chứng tỏ tốc độ ăn 
mòn mạnh nhất là ngay sau khi ngâm mẫu. Khi có mặt chất ức chế thì điện trở điện cực tăng 
đáng kể. Với DCC, điện trở tăng mạnh từ 1 giờ ngâm đến 3 ngày rồi giảm dần, từ ngày ngâm 
thứ 3 đến ngày thứ 10, điện trở điện cực cũng thay đổi không đáng kể, hiệu suất bảo vệ thấp nhất 
là 3,62 % (5 giờ), cao nhất là 40 % (sau 3 ngày). Với DCTla thì điện trở điện cực tăng mạnh 
hơn khi có mặt DCC, hiệu suất bảo vệ cao nhất đạt được cũng sau 3 ngày ngâm mẫu (56,90 %). 
Còn KNO2 đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất ngay sau 1 giờ ngâm, khi thời gian kéo dài thì hiệu quả 
giảm. Như vậy, kết quả của hai phương pháp này có sự tương thích và đều cho thấy một dấu 
hiệu chung là DCC và DCTla có khả năng ức chế ăn mòn cho CT3 trong môi trường NaCl 3,5 
%, trong đó DCTla tốt hơn, hiệu quả bảo vệ có những thời điểm còn cao hơn so KNO2 0,1 %. 
Phép đo theo phương pháp phổ tổng trở thu được kết quả thể hiện trên hình 4 cũng cho 
thấy, theo phương pháp này điện trở điện cực CT3 trong môi trường NaCl 3,5 % có mặt DCC, 
DCTla và muối KNO2 tăng mạnh so với khi không có chất ức chế. 
Từ hình 4a ta thấy: Giá trị tổng trở đo được tăng đáng kể sau 1 giờ ngâm, phổ tổng trở gần 
như không thay đổi ở 5 giờ, 1 ngày và 3 ngày ngâm sau đó giảm nhiều và cũng gần như không 
khác nhau ở 6 và 10 ngày ngâm, điều này cho thấy tốc độ ăn mòn mạnh nhất ở giai đoạn đầu khi 
cho mẫu vào môi trường còn sau đó khá ổn định. 
Trương Thị Thảo, Ngô Thị Hồng Nga, Vũ Thị Thu Hà, Lê Quốc Hùng 
 128
0
100
200
300
400
500
600
700
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200
Zi
m
(oh
m
s)
Zre (ohms)
Nyquist (Def) EIS-M69-NaClnen-1h
(Ovl) EIS-M69-NaClnen-5h
(Ovl) EIS-M69-NaClnen-1ng
(Ovl) EIS-M68-NaClnen-3ng
(Ovl) EIS-M69-NaClnen-7ng
(Ovl) EIS-M56-NaClnen-10ng
0
1000
2000
3000
4000
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000
Zi
m
(oh
m
s)
Zre (ohms)
Nyquist (Def) EISM58NaClche1h
(Ovl) EISM58NaClche5h
(Ovl) EISM58NaClche1ng
(Ovl) EIS-M10-NaCl+DCChe-3ng
(Ovl) EIS-M10-NaCl+DCChe-7ng
(Ovl) EIS-M10-NaCl+DCChe-10ng
a - NaCl 3,5 % b - NaCl 3,5 % + DCC 2 g/l 
0
1000
2000
3000
0 1000 2000 3000 4000 5000
Zi
m
(oh
m
s)
Zre (ohms)
Nyquist (Def) EISM99NaClTla1h
(Ovl) EISM99NaClTla5h
(Ovl) EISM99NaClTla1ng
(Ovl) EISM99NaClTla3ng
(Ovl) EISM99NaClTla6ng
(Ovl) EIS-M75-NaCl+DCTla-10ng
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000
Zi
m
(oh
m
s)
Zre (ohms)
Nyquist (Def) EIS-M61-NaCl+KNO2-1h
(Ovl) EIS-M61-NaCl+KNO2-5h
(Ovl) EIS-M61-NaCl+KNO2-1ng
(Ovl) EIS-M61-NaCl+KNO2-3ng
(Ovl) EIS-M61-NaCl+KNO2-7ng
(Ovl) EIS-M61-NaCl+KNO2-10ng
c - NaCl 3,5% + DCTla 2g/l d - NaCl 3,5% + KNO2 0,1% 
Hình 4. Phổ tổng trở của CT3 trong môi trường NaCl 3,5 % có và không có mặt các chất ức 
chế theo thời gian thử nghiệm. 
Trên hình 4b, khi môi trường NaCl 3,5 % có mặt DCC thì giá trị tổng trở tăng mạnh so với 
khi không có mặt dịch chiết, giá trị tổng trở cũng tăng từ 1h ngâm đến khi ổn định ở 5h, 1 ngày 
và 3 ngày ngâm, khi thời gian ngâm lên tới 6 và 10 ngày thì dạng phổ thay đổi rõ rệt, phổ có giá 
trị tổng trở tăng mạnh nhưng phổ đồ có dạng bị nén chứng tỏ lớp màng đã mất tính ổn định làm 
cho dung dịch khuếch tán xuống dưới lớp màng gây ra ăn mòn dưới lớp phủ và có thể tạo ra các 
lớp sản phẩm ăn mòn, do đó phổ đồ có dạng nhiều cung chồng lên nhau. 
Đối với mẫu trong dung dịch NaCl 3,5 % có mặt DCTla 2 g/l (hình 4c), phổ đồ đều chỉ có 
một cung bán nguyệt lí tưởng, tổng trở tăng dần từ 1h ngâm đến 3 ngày rồi giảm nhẹ tới 10 ngày 
chứng tỏ dịch chiết thuốc lá có thể đã hấp phụ tạo dần một lớp màng vững chắc trên bề mặt thép 
mà dung dịch không thấm qua được. Tuy nhiên sau thời điểm ngâm 3 ngày có thể do nồng độ 
dung dịch đã thay đổi theo thời gian (giảm đi), giá trị tổng trở thu được cao hơn so với mẫu đo 
trong dung dịch có mặt DCC. 
Trên hình 4d, dung dịch NaCl 3,5 % có mặt KNO2 0,1 % thì phổ đồ lại cho thấy giá trị 
tổng trở tăng rất mạnh so với dung dịch nền và nền có dịch chiết, dạng phồ đồ cho thấy khả năng 
ngăn cách bề mặt thép với môi trường là rất tốt. Tuy nhiên, kết quả này không hoàn toàn đồng 
nhất với các phương pháp trọng lượng và đo điện trở phân cực. 
Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép CT38  
129
Kết hợp các phương pháp trên với các phép phân tích hình thái và thành phần hoá học bề 
mặt thép. Quan sát trên các ảnh SEM với đội phóng đại lớn (200 lần) (hình 5) ta thấy: trong 
dung dịch không có chất ức chế, bề mặt thép được phủ một lớp sản phẩm ăn mòn nhưng bị nứt 
lớn, gồ ghề và nhiều điểm bị sùi lên (Các trung tâm ăn mòn mạnh, hình 5a), khi môi trường có 
dịch chiết chè (hình 5b) thì lớp phủ đồng đều hơn và không có các điểm sùi, khi có mặt dịch 
chiết thuốc lá (hình 5c) thì bề mặt ráp nhưng đồng đều và không có các tâm ăn mòn. 
 a b c 
Hình 5. Bề mặt CT3 trong môi trường NaCl 3,5 % sau khi ngâm 3 ngày không có chất ức chế(a), 
có mặt dịch chè 2 g/l (b), thuốc lá 2 g/l (c). 
4. KẾT LUẬN 
Các kết quả thu được từ các phương pháp khảo sát khác nhau như phương pháp khối lượng, 
đo đường điện trở phân cực, phương pháp tổng trở và SEM chứng tỏ dịch chiết chè và thuốc lá 
ở Thái Nguyên có khả năng tạo màng che chắn bảo vệ hạn chế ăn mòn cho bề mặt thép CT3 
trong môi trường NaCl 3,5%. 
Các kết quả đo đạc cho thấy hiệu quả ức chế ăn mòn thép CT3 trong môi trường này của 
dịch chiết thuốc lá là tốt nhất, kết quả thu được từ các phương pháp khảo sát khác nhau đều cho 
hiệu quả bảo vệ của các loại ức chế nghiên cứu đạt cao nhất sau 3 ngày ngâm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Abdel-Gaber A. M., Abd-El Nabey B. A, Khamis E., and Abd El-khalek D. E. - Novel 
Environmentally Friendly Plant Extract as Anti-scale and Corrosion, The 24th Annual 
Conference Corrosion Problems In Industry Egyp, 5-8 December 2005. 
2. El-Etry A. Y., Dallah M. Ab., l-Tantawy Z. E.- Corrosion inhibition of some metals using 
lawsonia extract, Corrosion Science 47 (2005) 385-395. 
3. Orubite K. O., Oforka N. C. - Inhibition of the corrosion of mild steel in hydrochloric acid 
so lutions by the extracts of leaves of Nypa fruticans Wurb 58 (2004) 1768-1772. 
4. Okafor P.C., Ikpi M.I., Uwah I.E., Ebenso E.E., Ekpe U.J., Umoren S.A. – Inhibitory 
action of Phyllanthus amarus on the corrosion of mild steel in acidic medium, Corrosion 
Science 50 (8) (2008) 2310-2317 
Trương Thị Thảo, Ngô Thị Hồng Nga, Vũ Thị Thu Hà, Lê Quốc Hùng 
 130
5. Giang P. T., Ha V. T. T. and Hung L. Q. - Screening Vietnamese natural products for new 
environmentally friendly materials for corrosion protection, International scientific 
conference on ‘Chemistry for Developmant and Integration’, Hanoi, 2008, pp. 977-985. 
6. Phong P. H., Ha V. T. T. and Hung L. Q. - Investigation of Rhizophora xtract-a nem 
natural product used for corrosion inhibition of carbon steel, International scientific 
conference on ‘Chemistry for Developmant and Integration’, Hanoi, 2008, pp. 895-901. 
7. Vu Thi Thu Ha, Giang P. T., Phong P. H., and Hung L. Q. - Electrochemical behaviour of 
Artemisia as corrosion inhibitor of iron in aqueous media, Journal of chemistry 47 (6B) 
(2009) 62-72. 
8. Thao T. T., Tuan D. T., Ha V. T. T., and Hung L. Q. - Evaluation of Extracts of Thai 
Nguyen Green Tea as Environmentally Friendly Corrosion Inhibitors for metal, 
International scientific conference on ‘Chemistry for Developmant and Integration’, 
Hanoi, 2008, pp. 859-866. 
9. Trương Thị Thảo, Vũ Thị Thu Hà, Lê Quốc Hùng - Đánh giá khả năng ức chế ăn mòn 
thép CT3 bằng dịch chiết chè xanh Thái Nguyên trong môi trường HCl 1 M, Tạp chí Hóa 
học 49 (2ABC) (2011) 815-820. 
ABSTRACT 
INVESTIGATION OF CORROSION INHIBITION FOR CT3 STEEL IN NEUTRAL 
ENVIRONMENT OF SOME “GREEN INHIBITORS” 
Truong Thi Thao1,*, Ngo Thi Hong Nga1, Vu Thi Thu Ha2, Le Quoc Hung2 
1University of Sciences, ThaiNguyen University 
2Institute of Chemistry, VAST, 18 Hoang Quoc Viet, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 
*Email: thao.truong671@gmail.com 
The protective efficiencies of inhibitors extracted from tobacco and green tea leaves on 
CT3 corrosion are presented. Using three different techniques: polarization curves, impedance 
measurement and weight loss, the results showed that extract from tobacco behaves the best 
protective capability for corrosion of CT3 in 3.5 % sodium chloride at concentration of 2.0 g/L. 
It reaches to 56.90 % after 3 days exposured in studied solution. EIS characterization and 
morphological charactrization (SEM) of the sample surface indicated the information of 
inhibitor films created in during the study. There is an agreement between methods used for 
corrosion study in this research. 
Keywords: green corrosion inhibitor, green tea extract, tobacco extract, neutral invenronment, 
CT3 steel. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_kha_nang_uc_che_an_mon_thep_ct3_trong_moi_truong_tr.pdf