Khái niệm và các vấn đề của khu vực ven đô các thành phố lớn trên thế giới và Việt Nam
Các thành phố lớn Việt Nam đang có xu hướng đô thị hoá khu vực nông thôn
liền kề nhằm mở rộng không gian đô thị từ trung tâm lõi ra khu vực ven đô.
Quá trình chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị ở vùng ven đô các thành phố lớn
trến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thường gặp nhiều bất cập từ
công tác quy hoạch đến quản lý phát triển. Bài viết này đề cập đến khái niệm
và nhận diện các vấn đề của khu vực ven đô thành phố lớn Việt Nam trong
khuôn khổ đề tài nghiên cứu trọng điểm của Bộ Xây dựng “Nghiên cứu quản
lý phát triển quy hoạch xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô thành phố
lớn giai đoạn 2015 - 2035”.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Khái niệm và các vấn đề của khu vực ven đô các thành phố lớn trên thế giới và Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Khái niệm và các vấn đề của khu vực ven đô các thành phố lớn trên thế giới và Việt Nam
7SË 103+104 . 2020 CoNCEPTS ANd ISSuES of PErI-urbAN ArEAS IN MAjor CITIES IN THE world ANd VIETNAM Vietnam’s big cities are tending to urbanize adjacent rural areas, in order to expand urban space from the core to the outskirts. The transition from rural to urban areas on the outskirts of big cities in the world in general and in Vietnam often faces many shortcomings from planning to development management. This article deals with the concept and identifies issues of peri-urban peri-urban areas of Vietnam in the topic “Study on management and development planning of new rural construction peri-urban areas in big cities of the period 2015 - 2035” cÁc ThÀnh PhoÁ LỚn TRên TheÁ GIỚI vÀ vIeÄT nAM KHÁI NIỆM KTS. PHAïM THị NHAâM Phó Viện trưởng VIUP Các thành phố lớn Việt Nam đang có xu hướng đô thị hoá khu vực nông thôn liền kề nhằm mở rộng không gian đô thị từ trung tâm lõi ra khu vực ven đô. Quá trình chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị ở vùng ven đô các thành phố lớn trến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thường gặp nhiều bất cập từ công tác quy hoạch đến quản lý phát triển. Bài viết này đề cập đến khái niệm và nhận diện các vấn đề của khu vực ven đô thành phố lớn Việt Nam trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu trọng điểm của Bộ Xây dựng “Nghiên cứu quản lý phát triển quy hoạch xây dựng nông thôn mới khu vực ven đô thành phố lớn giai đoạn 2015 - 2035”. Từ khoá: khu vực ven đô, vùng nông thôn ven đô, vùng ven đô thành phố lớn 1. Khái quát chung Trong 10 năm gần đây, tốc độ đô thị hóa cả nước gia tăng nhanh chóng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Năm 2019, tỷ lệ đô thị hoá cả nước khoảng 35-38%[1], dự báo đến 2035 khoảng 45-50%[2] và các đô thị lớn tiếp tục mở rộng ranh giới đến vùng nông thôn. Thực tiễn vừa qua Nhà nước tổng kết 5 năm xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 theo 19 tiêu chí áp dụng toàn quốc đã cho thấy không phù hợp đối với vùng nông thôn ven đô thành phố lớn, nơi chịu tác động mạnh bởi quá trình đô thị hoá. Vùng nông thôn ven thành phố lớn trực thuộc trung ương hay các đô thị loại I trực thuộc tỉnh đang trong quá trình chuyển hoá từ nông thôn lên đô thị, nhiều huyện sắp lên quận, nhiều xã sắp lên phường. KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CuÛA KHu VƯïC VEN Đô SË 103+104 . 20208 Ngay cả khi chưa chuyển đổi lên đô thị thì giữa các vùng nông thôn này và khu vực đô thị cũng có rất nhiều mối quan hệ đa chiều, không giống như những vùng thuần nông bình thường. Về pháp lý, vùng nông thôn ven đô đang gặp nhiều bất cập do thiếu công cụ quản lý. Nông thôn ven đô đang được quản lý giống như các vùng thuần nông thôn cả nước với 19 tiêu chí của NTM, trong khi bản chất của các tiêu chí NTM là nhằm ổn định cuộc sống nông thôn lâu dài cho các khu vực thuần nông, chứ không thể chuẩn bị cho một khu vực nông thôn chuyển biến thành đô thị. Về lý luận, NCKH về vùng ven đô ở trong nước còn ít, chưa có nền tảng lý luận làm cơ sở ban hành chính sách quản lý vùng ven đô. 2. Khái niệm Có nhiều khái niệm về vùng ven đô, dưới góc độ QHXD và quản lý phát triển có thể nhận thấy về bản chất đô thị là một khu vực có sự tập trung cao về dân cư, mật độ xây dựng và tiềm lực kinh tế so với các khu vực xung quanh. Với mật độ này, hình thức kinh tế chính của người dân phải là phi nông nghiệp. Đặc điểm của đô thị và hình thức kinh tế đô thị là có quan hệ giao thương rộng lớn ra khỏi vùng, trong hệ thống mạng lưới đô thị và có tiềm lực phát triển lớn. Còn nông thôn thuần tuý là những khu vực chủ yếu sống bằng nghề nông. Do tính chất canh tác nên mật độ dân cư cũng như xây dựng đều thấp. Tuy người nông dân cũng có bán nông sản và trao đổi hàng hoá nhưng về cơ bản, phương thức kinh tế này khá ổn định, không có nhiều tiềm năng tăng trưởng và phần nhiều là tự cung tự cấp, khép kín. Do vậy, khái niệm khu vực ven đô được hiểu là không gian nằm giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn thuần tuý, nó vừa mang tính chất đô thị vừa mang tính chất nông thôn; là vùng hậu phương của đô thị cung cấp dịch vụ hậu cần nhất định cho đô thị. Đô thị là một vùng đất trong phạm vi ranh giới hành chính được gọi là đô thị. Đô thị lớn là vùng đô thị đặc biệt có các tiêu chí nổi bật so với hệ thống đô thị xung quanh về: Dân số, lực hút các hoạt động đô thị, hệ thống hạ tầng đô thị kết nối đồng bộ liên vùng và đảm nhận vai trò kinh tế của vùng hoặc quốc gia. Đô thị lớn ở Việt Nam là thành phố loại đặc biệt và loại I. Trong phạm vi ranh giới hành chính, một đô thị với vùng lõi trung tâm là khu vực thực sự có tính chất đô thị, rồi tới vùng ven đô là dạng chuyển tiếp và vùng nông thôn thuần tuý. Tuy nhiên, về mặt hành chính thì chỉ chia làm các quận nội thành, theo nghĩa là khu vực lõi đô thị, hay nội thị, và các huyện ngoại thành, theo nghĩa nông thôn. Vì thế, vùng chuyển tiếp ven đô không được nhận thức và quản lý đúng với bản chất của nó. Đối với đô thị trung bình, vùng ven đô là khu vực hẹp nằm xung quanh lõi trung tâm đô thị và thường nằm trong phạm vi ranh giới hành chính đô thị. Đối với đô thị lớn, vùng ven đô là vùng rộng lớn bao trùm nhiều địa bàn. Vùng này có thể nằm trọn trong ranh giới đô thị, nhưng thậm chí có thể nằm ra ngoài ranh giới đô thị. Những làng xóm mang tính chất ven đô có thể nằm trong hoặc ngoài ranh giới khu vực nội thị. Cách gọi thông thường ở Việt Nam, đối với làng xóm nằm trong ranh giới nội thị thuộc các quận thì gọi là làng xóm đô thị hoá; còn đối với làng xóm nằm ngoài ranh giới nội thị thuộc các huyện thì gọi là làng xóm ven đô. Về bản chất, các làng xóm này có cùng một tính chất ven đô, nhưng về pháp lý chúng được đối xử và quản lý theo những nguyên tắc hoàn toàn khác nhau khi nằm trong hai khu vực hành chính khác nhau là quận và huyện. Ngoài ra, còn có thể loại làng xóm mang tính chất ven đô nhưng nằm hoàn toàn ngoài ranh giới hành chính đô thị, ví dụ làng xóm huyện Văn Giang - tỉnh Hưng Yên. 3. Khu vực ven đô thành phố lớn trên thế giới và Việt Nam Đô thị hoá khu vực ven đô là hiện tượng phổ biến của quá trình tăng trưởng đô thị. Nghiên cứu diễn biến đô thị hoá trên thế giới và khu vực Đông Nam Á, khảo sát 66 đô thị lớn khắp châu lục trên thế giới về tăng trưởng đô thị và thay đổi mật độ cư trú, cho thấy vùng ven đô là hiện tượng phổ biến của quá trình tăng trưởng đô thị và mở rộng không gian đô thị từ trung tâm lõi đô thị đến khu vực nông thôn để chuyển đổi từ dạng đô thị phi chính thức sang đô thị chính thức. Vùng ven đô thành phố lớn đều là vùng đa chức năng, có động lực phát triển kinh tế và có mối quan hệ hữu cơ với trung tâm lõi đô thị; có quy mô diện tích và dân số lớn, luôn biến động về nhân khẩu, đất Hình 1. Khu vực ven đô đô thị trung bình Nguồn: VIUP Hình 2. Khu vực ven đô đô thị lớn Nguồn: VIUP 9SË 103+104 . 2020 đai và ranh giới đô thị. Do vậy, vùng ven đô luôn được quan tâm trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia, nhất là các đô thị châu Á đang có tốc độ đô thị hoá cao. Ở các thành phố lớn Đông Nam Á, đô thị hoá vùng ven đô diễn ra ở vùng đồng bằng và ven biển, nơi có mật độ dân số cao và chịu tác động của BĐKH. Ở Việt Nam, quá trình hình thành các đô thị lớn và đô thị hoá vùng ven đô hầu hết nằm ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển Trung Bộ, đồng bằng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Nhận dạng vùng ven đô thành phố lớn. Ranh giới vùng ven đô không có trên thực tế, thường chỉ mang tính ước lệ. Có nhiều cách nhận dạng vùng ven đô, ví dụ nhận dạng theo hình thái không gian đô thị - nông thôn hoặc mật độ cư trú Nhận dạng theo hình thái không gian đô thị - nông thôn mang tính định tính, theo quan sát thấy rằng vùng ven đô có mật độ xây dựng thấp, ngoại trừ trên các tuyến hành lang nối đến trung tâm thành phố. Nhận dạng theo mật độ cư trú mang tính định lượng. Có thể xem xét ranh giới vùng ven đô dựa trên mật độ cư trú (MDDS), tổng dân số trên tổng đất tự nhiên. Khi mật độ cư trú đạt ngưỡng > 1.000 người/km2 thì cư dân > 50% không thể sinh sống bằng kinh tế nông nghiệp và khu vực định cư đó đạt tiêu chí đô thị loại V (Nghị quyết 1210/NQ-QH). Vùng ven đô có đặc điểm của dạng “thảm đô thị”[3], mang tính lưỡng cư vừa đô thị - vừa nông thôn có MDDS >1.000 người/km2, nằm ở vị trí giao thoa giữa trung tâm lõi đô thị với MDDS >10.000 người/km2 và khu vực nông thôn với MDDS <1.000 người/km2. Ngoài mật độ dân cư, một trong những yếu tố quan trọng để xét một vùng có thể gọi là ven đô của một thành phố lớn hay không phụ thuộc vào khoảng cách của vùng đó vào vùng lõi thành phố lớn. Bán kính di chuyển thường được tính khoảng 1 giờ. Trong phạm vi này, vùng có thể coi như không gian sống, dịch vụ của thành phố lớn. Nếu thời gian di chuyển quá xa sẽ không thể tính vào đó được nữa. Do thước đo là thời gian chứ không phải khoảng cách nên ranh giới vùng ven đô phụ thuộc nhiều vào hạ tầng giao thông chứ không phải khoảng cách địa lý. Giao thông càng thuận tiện thì ranh giới vùng càng lan rộng. Do vậy, Hình 4. Hình thái không gian vùng đô thị (từ lõi đô thị trung tâm đến vùng ven) Nguồn: Một phiên bản thể hiện mặt cắt qua khu vực từ đô thị đến nông thôn từ trang web: https://www.pinterest.com/pin/245305510927815096/?lp=true Hình 3. Biểu thị tốc độ tăng trưởng đô thị (1988-2014) [4] K h ∏ i n i ÷ m SË 103+104 . 202010 10SË 103+104 . 2020 cấu trúc vùng thường có dạng sao nhiều cánh, bám dọc theo các trục giao thông chính. Tuy nhiên, những cao tốc lớn thường ít khả năng tiếp cận từ hai bên mà chỉ kết nối một số điểm chính. Khi đó, các cánh sao sẽ không đều cả hai bên, mà là dạng chùm đa tâm. Xét trên phạm vi toàn quốc, vùng lưỡng cư này có 26,79 triệu người chiếm 29% dân số cả nước và rộng 15.074km2, chiếm 4,57 diện tích toàn quốc. Cấu trúc của vùng ven đô thành phố lớn là hình thành các vành đai với 3 mức độ có mối quan hệ mật thiết với Trung tâm lõi đô thị: (i) vành đai ven đô tiếp giáp trực tiếp trung tâm lõi đô thị có yếu tố đô thị nổi trội hơn; (ii) vành đai ven đô giữa có yếu tố đô thị yếu hơn; (iii) vành đai ven đô ngoài nằm ở ngoại ô thành phố giáp vùng nông thôn. Qua khảo sát ở 1 vài thành phố lớn Việt Nam, cho thấy thành phố có dân số >3-5 triệu dân như Hà Nội hình thành 3 vành đai ven đô. Đô thị Đà Nẵng, Cần Thơ có dân số <3 triệu dân chỉ có 2 hoặc 1 vành đai ven đô. Về chức năng: Vùng ven đô thành phố lớn là vùng đa chức năng. Do vậy, chức năng của vùng ven đô thành phố lớn rất đa đạng, khó có thể xác định hết các chức năng của vùng ven đô. Tuy nhiên, đặc điểm của các chức năng vùng ven đô là nó không chủ yếu phục vụ dân cư trên địa bàn của nó mà cung cấp những dịch vụ cho một lượng lớn dân cư đô thị sống ngoài địa bàn ven đô đó. Có thể phân thành các nhóm sau đây: (1) Chức năng hạ tầng môi trường: Đồi núi cảnh quan/vùng bảo tồn cảnh quan thiên nhiên; Dòng chảy, hồ lớn; Vùng nông nghiệp đặc sản; Vùng đầm lầy (2) Chức năng hạ tầng xã hội: Di tích lịch sử văn hoá/vùng bảo tồn di sản văn hoá; Làng xóm/các thị trấn lịch sử; Đô thị mới; Trung tâm cấp vùng về giáo dục, y tế, hành chính, văn hoá, TDTT (3) Chức năng hạ tầng kinh tế: Khu CN, kho tàng; Hệ thống làng nghề; TT dịch vụ đầu mối cấp vùng (chợ, TTTM); Khu vực hỗn hợp đô thị - dịch vụ - công nghiệp (4) Chức năng hạ tầng kỹ thuật: Mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường không, đường thuỷ, bến xe, nhà ga; Vùng xả lũ; Trạm xử lý nước bẩn; Trạm cấp nước sạch; Trạm bơm thoát nước đô thị; Khu xử lí rác; Khu nghĩa trang Về đặc tính: Vùng ven đô thành phố lớn là: (i) Vùng luôn biến động; (ii) Vùng đa dạng về chức năng, đa dạng về cấu trúc không gian, đa dạng về thành phần nhân khẩu và (iii) là vùng ảnh hưởng lan toả mạnh đến xung quanh. Ba đặc tính này đã tạo cho vùng ven đô thành phố lớn là vùng đô thị - nông thôn đặc thù. Tất cả các đô thị lớn trên thế giới trong thời kì tăng trưởng đô thị hoá, các công cụ quy hoạch trong nhiều trường hợp bị lỗi thời từ ý tưởng đến thực tế triển khai. Công tác quản lý vùng ven đô thực hiện theo quy hoạch luôn nảy sinh vấn đề bất cập không thể giải quyết ở cấp địa phương, buộc phải giải quyết ở cấp quốc gia. 4. Những vấn đề bất cập về quản lý vùng ven đô thành phố lớn việt nam Đô thị hoá khu vực nông thôn ven đô làm mở rộng không gian thành phố và biến đổi cấu trúc thiên nhiên, cấu trúc làng xã, văn hoá truyền thống, biến động dân số, đất đai, kinh tế - xã hội. Về kinh tế, tác động của đô thị hoá vùng ven đô làm biến đổi kinh tế nông nghiệp nông thôn trở thành kinh tế dịch vụ - công nghiệp. Về môi trường, tác động của đô thị hoá Hình 5. Nhận dạng khu vực ven đô ở các đô thị lớn Việt Nam. Nguồn: VIUP Hình 6. Cấu trúc vùng ven đô thành phố lớn [5] 11SË 103+104 . 2020 vùng ven thường diễn ra ở khu vực nhạy cảm về sinh thái môi trường, không gian thiên nhiên bị xâm lấn. Cảnh quan nông nghiệp bị suy thoái. Không gian làng xã truyền thống bị chia cắt hoặc phát triển tự phát, chất lượng môi trường sống nông thôn ven đô bị suy giảm. Về xã hội, cư dân vùng ven đô luôn bị đe dọa bởi nguồn lực sinh kế bị cạn kiệt, bởi môi trường bị suy thoái và mẫu thuẫn xã hội nảy sinh từ không hoà nhập với cư dân nhập cư. Quản lý vùng ven đô thành phố lớn Việt Nam đang gặp nhiều bất cập, do thiếu công cụ quản lý. (i) Đối với các quận và phường mới thành lập, nơi còn nhiều làng xã và không gian nông nghiệp xen kẹp đang được quản lý như đô thị nhưng chưa giải quyết được một cách thoả đáng những yếu tố nông thôn trong đó. (ii) Đối với các huyện, xã theo quy hoạch sẽ trở thành quận, phường đang diễn ra quá trình đô thị hoá mạnh mẽ đang được quản lý như nông thôn và chưa giải quyết được vấn đề nhu cầu đô thị hoá trong thời gian gần. (iii) Đối với các huyện, xã theo quy hoạch không trở thành quận, phường nhưng là vùng hậu phương cung cấp những dịch vụ hậu cần nhất định cho đô thị. Những khu này chưa biến thành đô thị trong thời gian gần nhưng cũng không phải là nông thôn thuần tuý mà là một vùng nông thôn nhưng cung cấp đan xen nhiều dịch vụ cho khu đô thị. Như phân tích nêu trên, công tác quy hoạch và quản lý hiện nay đang theo không gian hành chính. Quận/phường theo quy hoạch đô thị và Huyện/xã theo quy hoạch nông thôn. Nên vùng ven đô nhiều trường hợp bị xung đột bởi hai công cụ quản lý này. NGÀY NHẬN BÀI: 10/4/2020 NGÀY GỬI PHẢN BIỆN: 10/4/2020 NGÀY DUYỆT ĐĂNG: 25/4/2020 Tài liệu Tham khảo: 1. Tổng Cục thống kê (2012, 2013, 2014, 2018) - Niên giám thống kê năm 2011, 2012, 2013, 2017. NXB Thống kê. 2. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (2009), Điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. 3. Phó Đức Tùng (2018), Chuyên đề nghiên cứu kinh tế đô thị, VIUP. 4. https://vividmaps.com/ 25 Years of Urban Growth and Density Change in 66 Global Cities. 5. Annette Piorr, Joe Ravetz, Ivan Tosics (2011), Peri- urbanisation in Europe: Towards a European Policy to Sustain Urban-Rural Futures, A Synthesis Report, page 25. Peri-urban areas & the ‘rural- urban-region’, PLUREL. K h ∏ i n i ÷ m
File đính kèm:
- khai_niem_va_cac_van_de_cua_khu_vuc_ven_do_cac_thanh_pho_lon.pdf