Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong đại thắng mùa xuân 1975 và giá trị thực tiễn
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. Chỉ trong vòng 55 ngày đêm, với
tốc độ “một ngày bằng 20 năm” bằng sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong đại thắng mùa xuân 1975 và giá trị thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong đại thắng mùa xuân 1975 và giá trị thực tiễn
73 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 73-86 *Email: manhchung1975@gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Tập 18, Số 1 (2020): 73-86 JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY HUNG VUONG UNIVERSITY Vol. 18, No. 1 (2020): 73-86 Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975 VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN Nguyễn Mạnh Chủng1* 1Trường Đại học Chính trị, Hà Nội Ngày nhận bài: 08/11/2019; Ngày chỉnh sửa: 23/3/2020; Ngày duyệt đăng: 27/3/2020 Tóm tắt Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại là một nhân tố thắng lợi và là bài học chiến lược của Đảng ta trong lãnh đạo cách mạng. Bằng phương pháp lịch sử, logic và thống kê. Bài viết đi sâu phân tích quá trình kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Việt Nam, đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975. Qua đó nhận định sự cần thiết và yêu cầu khi kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay như: lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu cao nhất; kiên định độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nhận thức đúng phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Từ khoá: Đại thắng mùa Xuân 1975, sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, xây dựng Tổ quốc. 1. Đặt vấn đề Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. Chỉ trong vòng 55 ngày đêm, với tốc độ “một ngày bằng 20 năm” bằng sức mạnh áp đảo cả về quân sự và chính trị, quân và dân ta đã giành thắng lợi bởi ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, đập tan hơn một triệu quân Nguỵ và tất cả bộ máy Nguỵ quyền, xoá bỏ chế độ thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam mà Đế quốc Mỹ dốc sức thực hiện hơn hai chục năm. Thắng lợi to lớn đó là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, nhưng tựu chung lại đó là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo nên sức mạnh vô địch của cách mạng Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975. Mặc dù 45 năm đã trôi qua, giá trị của bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong Đại thắng mùa Xuân 1975 mãi mãi khắc sâu trong trái tim các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau, như một nguồn sức mạnh nội lực của tinh thần, niềm tin, hy vọng trên con đường phát triển và là vấn đề có tính quy luật trong sự nghiệp 74 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Mạnh Chủng xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong Đại thắng mùa Xuân 1975 2.1.1. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam được phát huy cao độ trong Đại thắng mùa Xuân 1975 Sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả yếu tố tinh thần và vật chất, tất cả vì mục tiêu độc lập, tự do của Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân 1975, trước hết là sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc với ý chí kiên cường đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc. Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một yếu tố cơ bản tạo nên sức mạnh to lớn trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Để huy động sức mạnh của cả dân tộc, ngay từ những năm đầu bước vào cuộc kháng chiến, Đảng ta đã đề ra đường lối đúng đắn, kết hợp hài hòa các lợi ích, trong đó lấy lợi ích chung là đấu tranh cho độc lập, tự do, chống áp bức và nô dịch, chống xâm lược, đề cao hòa bình và hạnh phúc của mọi người làm điểm tương đồng để đoàn kết rộng rãi trong mọi tầng lớp, lực lượng xã hội. Bằng nhiều hình thức tổ chức sáng tạo, thích hợp trong tập hợp lực lượng, đã thu hút đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chống Đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam. Việc ra đời của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và nhiều tổ chức quần chúng như: các hội học sinh, sinh viên, trí thức, tôn giáo, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, dân nghèo thành thị, đặc biệt là sự đoàn kết chặt chẽ của 54 dân tộc anh em trên cả hai miền Nam - Bắc đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng là minh chứng biểu hiện sinh động cho sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự đoàn kết và tinh thần kiên cường đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc ta được tiếp nối, phát huy cao độ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Biểu hiện rõ nét nhất ở quyết tâm của toàn quân và dân ta thực hiện bằng được mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc Tổng tiến công mà Đảng đề ra. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, Đảng ta xác định mục tiêu, nhiệm vụ là đập tan quân Ngụy, lật đổ chính quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà. Từ sự thống nhất về lợi ích của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong mục tiêu, nhiệm vụ của cuộc Tổng tiến công, đã tạo nên tinh thần đoàn kết cao độ của cả dân tộc và là cơ sở nền tảng vững chắc tạo nên ý chí quyết tâm, niềm tin chiến thắng trong cuộc Tổng tiến công của quân và dân ta trong Đại thắng mùa Xuân 1975. Sức mạnh tinh thần của dân tộc ta trong Đại thắng mùa Xuân 1975 còn được biểu hiện ở tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, không quản gian khổ, hy sinh của quân và dân ta. Với tinh thần ấy, quân và dân ta đã giành thắng lợi ngay từ chiến dịch đầu tiên - Chiến dịch Tây Nguyên. Trong chiến dịch này, quân ta đã phá vỡ hệ thống tổ chức, thế bố trí phòng ngự của địch, tạo ra tình thế mới cho cuộc Tổng tiến công 75 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 73-86 mùa Xuân 1975. Tiếp sau Chiến dịch Tây Nguyên, với ý ... àng đồng thuận trong kiến tạo, củng cố một trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm, dân chủ, công bằng, bình đẳng; sức mạnh của các lực lượng tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì các mục tiêu cao cả là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và phát triển bền vững; sức mạnh của hàng trăm quốc gia phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG); sức mạnh của thế giới văn minh trong kỷ nguyên của cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa... Tuy nhiên, để kết hợp được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới ở Việt Nam hiện nay cần thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau: Một là, lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu cao nhất. Lợi ích tối cao nhất của dân tộc mà cũng là của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, ra sức phát triển nhanh về kinh tế - xã hội hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đây là cơ sở hàng đầu để Đảng, Nhà nước và nhân dân quyết định những vấn đề đối nội, đối ngoại trọng đại của đất nước. Trong đối ngoại và hội nhập quốc tế không chỉ vì lợi ích quốc gia - dân tộc, mà phải lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm xuất phát điểm, đích hướng tới để lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đối ngoại và tham gia hội nhập quốc tế của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Nghĩa là, trong hội nhập và mở rộng quan hệ quốc tế, mọi tổ chức, cá nhân không được phép xem nhẹ lợi ích của quốc gia - dân tộc, đặc biệt phải tránh những tư tưởng, hành động vì lợi ích cục bộ của ngành, lĩnh vực mà bỏ qua, bất chấp lợi ích quốc gia - dân tộc; trái lại phải đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, trước hết và phải bảo vệ cho được lợi ích đó trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, trong khi đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên hàng đầu cũng phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, các nguyên tắc, định chế của các tổ chức quốc tế, phải tránh tư tưởng dân tộc chủ 83 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 73-86 nghĩa, dân tộc cực đoan, hay bất chấp luật pháp quốc tế trong quan hệ đối ngoại. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, lợi ích quốc gia - dân tộc được đảm bảo bằng cả sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Bởi hội nhập quốc tế càng sâu, càng rộng thì lợi ích quốc gia - dân tộc càng được củng cố và sức mạnh dân tộc càng được tăng cường, vì có điều kiện tranh thủ được những thuận lợi quốc tế đem lại. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập càng sâu, càng rộng thì sự đan xen lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc càng lớn, càng phức tạp, bao hàm cả những thuận lợi và khó khăn, thách thức thậm chí cả những rủi ro có thể phương hại đến lợi ích quốc gia - dân tộc. Vì vậy, về mặt chủ quan trong nước, để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro, thách thức và tranh thủ được những cơ hội quốc tế đem lại thì việc tạo ra sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, khơi nguồn sức mạnh nội sinh của cả dân tộc là hết sức quan trọng, là cơ sở để hạn chế những rủi ro, thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế. Để tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, thì việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về ý thức, trách nhiệm trong bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc là vấn đề cần thiết. Trong đó tập trung tuyên truyền thống nhất nhận thức về chuỗi lợi ích mà chúng ta phải bảo vệ, đó là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; bảo vệ chế độ và thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân; bảo vệ lợi ích hợp pháp về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người của nước ta ở các quốc gia, khu vực khác trên thế giới; và suy cho cùng là bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay. Vì thế, Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã xác định “chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu cao nhất, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” [6, tr.270]. Hai là, luôn kiên định độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Kiên định độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là sự phát triển sáng tạo bài học của cách mạng Việt Nam về kết hợp giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế trong điều kiện lịch sử mới. Trong đó sức mạnh dân tộc, sức mạnh nội sinh là yếu tố quyết định; sức mạnh thời đại, quốc tế, sức mạnh bên ngoài là yếu tố quan trọng, chỉ có tác dụng và hiệu quả khi sức mạnh bên trong được chuẩn bị kịp thời, đầy đủ. Do đó, kiên định độc lập tự chủ, tự lực tự cường, phát huy sức mạnh bên trong là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là điều kiện để mở rộng và nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường quốc tế. Mặt khác hiểu về độc lập tự chủ không có nghĩa là biệt lập, mà đồng thời đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tranh thủ tối đa các điều kiện bên ngoài thuận lợi cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Kiên định độc lập tự chủ, tự lực tự cường là yếu tố hết sức cần thiết đối với Việt Nam, một nước tiếp tục kiên định con đường đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa khi mà hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực trên thế giới đã sụp đổ. Ngoài ra, đây còn là vấn đề có tính nguyên tắc để mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, tránh được những tình huống bất lợi về đối ngoại, củng cố và nâng cao vị thế đất nước 84 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Mạnh Chủng ở khu vực cũng như trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói, mỗi một người phải nhớ rằng, có độc lập mới tự lập, có tự cường mới tự do: “Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác, một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” [7, tr.522]. Bởi lẽ đó, đối với Việt Nam hiện nay, kết hợp chặt chẽ yếu tố dân tộc và yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại để phát triển đất nước trở thành một vấn đề có tính tất yếu. Văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng đã khẳng định: “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới” [6, tr.79]. Ba là, nhận thức đúng phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, chống mọi biểu biểu hiện quá đề cao sức mạnh dân tộc hoặc sức mạnh thời đại. Trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại cũng là nhân tố cơ bản quyết định thắng lợi của cách mạng, đặc biệt bài học kinh nghiệm sau 30 năm đổi mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay trong xã hội chúng ta đâu đó vẫn nảy sinh biểu hiện tuyệt đối hóa sức mạnh dân tộc mà xem nhẹ sức mạnh thời đại, coi việc tìm kiếm những nguồn lực quốc tế là sự lệ thuộc vào nước ngoài, là dẫn tới mất độc lập, mất bản sắc trong phát triển, từ đó dẫn tới bảo thủ, biệt lập và nhất định sẽ đi đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Cũng có quan điểm xem nhân tố quốc tế như cứu cánh cho mọi vấn đề, dẫn tới xem nhẹ sức mạnh dân tộc, lãng phí nhiều lợi thế nội sinh, vô tình bỏ rơi nhiều di sản quý báu cho sự hưng thịnh của đất nước hiện nay. Do đó, để nhận thức đúng về phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện hiện nay có thể thống nhất ở một số điểm sau: Thứ nhất, nên hiểu bản chất việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại là sự cộng hưởng giữa các yếu tố dân tộc và các yếu tố quốc tế, qua đó nhân lên sức mạnh và nội lực của dân tộc để đạt được các mục tiêu nhất định. Thứ hai, nên thấy rõ nguồn gốc sức mạnh dân tộc hiện nay bao gồm cả sức mạnh tập trung của Nhà nước, và sức mạnh phi tập trung của các tầng lớp nhân dân cả trong nước và ngoài nước, do Nhà nước huy động chung dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm phục vụ các mục tiêu và lợi ích của toàn dân tộc; hoặc do các tầng lớp nhân dân tự phát huy vì các mục tiêu và lợi ích chung của xã hội. Nguồn gốc sức mạnh thời đại nên được nhìn nhận bao gồm cả các dòng chảy, xu thế lớn của thế giới và các yếu tố, điều kiện thuận lợi khác mà ta có thể tranh thủ từ môi trường quốc tế để phục vụ các mục tiêu, lợi ích của quốc gia dân tộc. Thứ ba, cần thấy rõ trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng thế giới hiện nay, không phải lúc nào cũng có ranh giới rõ ràng giữa các nhân tố “quốc nội” và “quốc tế” mà các nhân tố thường đan xen và pha trộn với nhau, liên hệ, phụ thuộc và tác động vào nhau. Do vậy, khi xử lý các vấn đề đối nội cần luôn tính tới vai trò và ảnh hưởng của các yếu tố quốc tế, và hoạch định chính sách để tận dụng tối đa các yếu tố thuận lợi từ bên ngoài đem lại, cũng như hạn chế tối đa các tác động bất lợi. 85 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 18, Số 1 (2020): 73-86 Thứ tư, cần hiểu và vận dụng phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại một cách toàn diện, theo đó cần khuyến khích vận dụng phương châm này trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ, với mọi đối tượng, trong mọi lĩnh vực. Trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước hiện nay chúng ta cùng một lúc có nhiều nhiệm vụ: vừa xây dựng, vừa bảo vệ tổ quốc; vừa phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế nhanh, vừa bảo đảm phát triển bền vững; vừa đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vừa chăm lo bảo vệ môi trường, xây dựng nền kinh tế xanh... Chúng ta cũng có các mục tiêu trên nhiều mặt trận khác nhau như quốc phòng, đối ngoại, công nghiệp, tài chính - ngân hàng, giáo dục, văn hóa - xã hội... Việc triển khai các nhiệm vụ trên không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà là nhiệm vụ chung của toàn dân, vì vậy việc kết hợp sức mạnh bên ngoài và bên trong không chỉ là phương châm hoạt động của Đảng và Nhà nước, mà cần là phương châm hành động chung quán triệt cho mọi tầng lớp và thành phần xã hội. 3. Kết luận Như vậy, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại vừa là bài học lớn của cách mạng Việt Nam, vừa là vấn đề có tính quy luật trong lãnh đạo cách mạng của Đảng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đảng ta đã kết hợp sức mạnh về vật chất và tinh thần của dân tộc với tranh thủ tối đa sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Sự kết hợp ấy, đã làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975. Bài học ấy, lại một lần nữa được Đảng ta vận dụng một cách sáng tạo trong thời kỳ đổi mới. Vì thế, sau 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình hiện nay, trước sự biến đổi không ngừng của thế giới, trong nước và khu vực. Hơn lúc nào hết, cần kế thừa những thành tựu, kinh nghiệm của các thời kỳ trước kia, đồng thời cần phải: Lấy lợi ích quốc gia - dân tộc làm mục tiêu cao nhất; kiên định độc lập tự chủ, tự lực tự cường, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế và nhận thức đúng phương châm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bảo đảm cho Việt Nam có được sức mạnh tổng hợp to lớn nhất, vững bước trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tài liệu tham khảo [1] Học viện Chính trị Hồ Chí Minh (2000). 70 năm Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2] Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2015). Đại thắng mùa Xuân 1975 sự hội tụ sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. [3] Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2003). Đại thắng mùa Xuân 1975 - Nguyên nhân và bài học. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. [4] Nguyễn Viết Thảo (2017). Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong tình hình mới. Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và tuyên truyền. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành trung ương Đảng, Ban chỉ đạo tổng kết (2016). Báo cáo tổng kết một vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 -2016). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. [6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. [7] Hồ Chí Minh, Toàn tập (1995), Tập 6. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 86 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Nguyễn Mạnh Chủng COMBINING NATIONAL STRENGTH WITH INTERNATIONAL STRENGTH IN THE 1975 GREAT SPRING VICTORY AND PRACTICAL VALUE Nguyen Manh Chung1 1Political University, Ha Noi Abstract Combining national strength with international power is a winning factor and a strategic lesson of our Party in leading the revolution. By the historical method, logic and statistics. The article goes in depth to analyze the process of combining national strength with international power in the resistance against the US, research in Vietnam, culminating in the Great Victory of Spring 1975. Thereby identifying the need and requirements when combining national strength with international power into the cause of building and defending the Socialist Republic of Vietnam today: taking national and national interests as the highest goal; steadfast independence, self-reliance, proactive and proactive international integration; correctly understand the method of combining national power with international power. Keywords: Great victory in Spring 1975, international power, national construction, national strength.
File đính kèm:
- ket_hop_suc_manh_dan_toc_voi_suc_manh_thoi_dai_trong_dai_tha.pdf