Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác

2. Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: vẽ, cắt ghép, đo các góc của tam giác.

- Giao tiếp và hợp tác: hợp tác trong quá trình thảo luận nhóm.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: dùng kiến thức tổng ba góc của một tam giác tính được số đo một góc khi biết hai góc còn lại; tổng số đo hai góc nhọn trong một tam giác vuông; số đo góc ngoài của tam giác thông qua hai góc trong không kề nó.

 

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác trang 1

Trang 1

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác trang 2

Trang 2

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác trang 3

Trang 3

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác trang 4

Trang 4

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác trang 5

Trang 5

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác trang 6

Trang 6

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác trang 7

Trang 7

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác trang 8

Trang 8

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác trang 9

Trang 9

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 11 trang viethung 05/01/2022 7980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác

Kế hoạch bài dạy môn Toán Lớp 7 - Chủ đề: Tổng ba góc trong một tam giác
Lớp: 7
Chủ đề: TỔNG BA GÓC TRONG MỘT TAM GIÁC
Số tiết: 02
MỤC TIÊU 
1. Năng lực cụ thể gắn với bài học: 
Sử dụng bút, thước để vẽ được các loại tam giác, kéo để cắt ghép các góc.
Thảo luận, tranh luận từ hoạt động trải nghiệm trên các trường hợp cụ thể để rút ra các kết luận về tổng số đo ba góc của một tam giác; tổng số đo hai góc nhọn của một tam giác vuông.
Vận dụng hiểu biết về tổng ba góc trong một tam giác để rút ra tính chất về số đo góc ngoài của tam giác.
Huy động được các kiến thức cũ về tính chất hai đường thẳng song song, góc so le trong để chứng minh định lí tổng ba góc trong một tam giác.
Tính được số đo một góc khi biết hai góc còn lại; tổng số đo hai góc nhọn trong một tam giác vuông; số đo góc ngoài của tam giác thông qua hai góc trong không kề nó.
2. Năng lực đặc thù: 
Thông qua bài học góp phần phát triển các năng lực toán học đặc thù:
Năng lực tư duy và lập luận toán học: Thông qua việc tiến hành các hoạt động trí tuệ như đặc biệt hóa, trừu tượng hóa, khái quát và sử dụng các quy tắc suy luận và các phương pháp chứng minh để rút ra được kết luận về tổng các góc trong một tam giác và các tính chất dẫn xuất từ nó.
Năng lực giao tiếp toán học: Thông qua quá trình các nhóm học sinh thảo luận, tranh luận để đi đến các kết luận về định lí tổng ba góc trong một tam giác và các hệ quả của nó.
Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Huy động kiến thức cũ vào quá trình kiến tạo định lí tổng ba góc của tam giác, vận dụng các kiến thức liên quan đến tổng các góc trong một tam giác để giải toán.
Năng lực sử dụng công cụ: sử dụng các công cụ toán học một cách hợp lí để xây dựng được định lí về tổng ba góc của tam giác.
2. Năng lực chung: 
- Tự chủ và tự học: vẽ, cắt ghép, đo các góc của tam giác.
- Giao tiếp và hợp tác: hợp tác trong quá trình thảo luận nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: dùng kiến thức tổng ba góc của một tam giác tính được số đo một góc khi biết hai góc còn lại; tổng số đo hai góc nhọn trong một tam giác vuông; số đo góc ngoài của tam giác thông qua hai góc trong không kề nó.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực: trong thực hành đo, cắt ghép các góc của tam giác.
- Chăm chỉ: hoàn thành các nhiệm vụ được giao 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Kéo, giấy, thước.
- Phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC {Gồm một hoặc nhiều tiết học}
Bước: KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. 
Mục tiêu: HS dự đoán được tổng số đo các góc của tam giác bằng 1800
PPDH, KTDH:dạy học qua hoạt động trải nghiệm, kĩ thuật khăn trải bàn.
TBDH, học liệu:kéo, giấy, thước, phiếu học tập
Thời gian
Tiến trình nội dung 
(ghi bảng)
Vai trò của GV 
(câu hỏi, chỉ dẫn)
Nhiệm vụ của HS (công việc, thể thức thực hiện, kết quả mong đợi)
Phương án đánh giá
15’
Học sinh đọc và làm theo:
+ Lấy một tờ giấy cắt thành hình tam giác. Sau đó cắt rời hai góc rồi ghép lại như hình vẽ.
+ Vẽ một tam giác. Dùng thước đo góc, đo và cho biết số đo các góc của tam giác đó.
+ Cho biết tổng số đo ba góc của 
tam giác đó.
+ So sánh kết quả của các nhóm với nhau. Nêu nhận xét chung.
Phát phiếu học tập cho học sinh và giao nhiệm vụ
Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên theo kĩ thuật khăn phủ bàn. (học sinh dự đoán được tổng số đo ba góc trong một tam giác).
- Phương pháp:
Quan sát
- Công cụ: sản phẩm học tập
Bước: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1.
Mục tiêu: Qua thực hành và lập luận HS khái quát được tính chất tổng ba góc của tam giác. 
PPDH, KTDH: Dạy học qua hoạt động trải nghiệm, kĩ thuật khăn trải bàn.
TBDH, học liệu: Phiếu học tập (hướng dẫn chứng minh định lý)
Thời gian
Tiến trình nội dung (ghi bảng)
Vai trò của GV 
(câu hỏi, chỉ dẫn)
Nhiệm vụ của HS (công việc, cách thức thực hiện, kết quả mong đợi)
Phương án đánh giá
15’
Đọc và làm theo:
+ Vẽ một tam giác ABC.
+ Qua điểm A vẽ một đường thẳng xy song song với BC (hình vẽ).
+ Dùng lập luận khẳng định tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
Giao phiếu học tập và và theo dõi, giúp đỡ khi các nhóm gặp khó khăn.
Học sinh các nhóm hoàn thành phiếu học tập. Rút ra kết luận về tổng số đo ba góc của một tam giác
- Phương pháp:
Quan sát, vấn đáp
- Công cụ: câu hỏi
Hoạt động 2. Giáo viên chốt lại kiến thức (định lý: tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800)
Bước: LUYỆN TẬP 
Hoạt động 1.
Mục tiêu: Vận dụng tính chất tổng ba góc của một tam giác để tính góc của tam giác.
PPDH, KTDH: dạy học giải quyết vấn đề.
TBDH, học liệu: 
Thời gian
Tiến trình nội dung (ghi bảng)
Vai trò của GV 
(câu hỏi, chỉ dẫn)
Nhiệm vụ của HS (công việc, cách thức thực hiện, kết quả mong đợi)
Phương án đánh giá
10’
Tính x trong các hình vẽ sau:
Gọi 2 học sinh lên bảng giải (mỗi học sinh một hình).
Yêu cầu các học sinh còn lại làm vào vở và nhận xét bài của học sinh trên bảng.
Học sinh lên bảng trình bày bài giải:
Trong ABC, 
 + + = 1800 
Hay 550 + 900 + x = 1800
 x = 1800 – 550 – 900 = 350 
- Phương pháp:
Kiểm tra viết
- Công cụ: bài tập
Bước: VẬN DỤNG - MỞ RỘNG
Hoạt động 1.
Mục tiêu: Học sinh vận dụng định lý về tổng ba góc của một tam giác để tìm ra tính chất tổng hai góc nhọn trong tam giác vuông.
PPDH, KTDH: dạy học giải quyết vấn đề, kĩ thuật khăn trải bàn.
TBDH, học liệu: bảng nhóm
Thời gian
Tiến trình nội dung (ghi bảng)
Vai trò của GV 
(câu hỏi, chỉ dẫn)
Nhiệm vụ của HS (công việc, cách thức thực hiện, kết quả mong đợi)
Phương án đánh giá
15’
-Vẽ tam giác ABC có góc A bằng 900
-Tìm tổng số đo 
+ = ?
-HS phát biểu tính chất tổng số đo hai góc nhọn trong tam giác vuông.
- Gọi HS phát biểu định nghĩa tam giác vuông.
- Hướng dẫn Hs nhận biết các yếu tố của tam giác.
- Hướng dẫn và rút ra kết luận
- Thảo luận và tính được + = 900
- Rút ra được tính chất tổng số đo hai góc nhọn trong một tam giác vuông.
- Phương pháp:
Quan sát, vấn đáp
- Công cụ: sản phẩm học tập, bài tập.
Hoạt động 2. 
Mục tiêu: Học sinh vận dụng định lý về tổng ba góc của một tam giác để tìm ra tính chất góc ngoài của tam giác.
PPDH, KTDH: dạy học giải quyết vấn đề, kĩ thuật khăn trải bàn.
TBDH, học liệu: bảng nhóm
Thời gian
Tiến trình nội dung (ghi bảng)
Vai trò của GV 
(câu hỏi, chỉ dẫn)
Nhiệm vụ của HS (công việc, cách thức thực hiện, kết quả mong đợi)
Phương án đánh giá
20’
- HS hoàn thành phiếu học tập
? + = (kề bù)
? + + = (Tổng ba góc)
+ So sánh và + 
+So sánh và ; và 
-Yêu cầu HS phát biểu định nghĩa góc ngoài của tam giác.
- Hướng dẫn cách nhận biết góc ngoài của tam giác.
-Quan sát và giúp đỡ khi HS gặp khó khăn trong quá trình hoạt nhóm
Nhận biết góc ACx là góc ngoài tại đỉnh C của tam giác ABC.
Rút ra kết quả:
= + 
> ; > 
Khái quát được tính chất về góc ngoài của tam giác
- Phương pháp:
Quan sát, vấn đáp
- Công cụ: bài tập
Bước: TỔNG KẾT
Thời gian
Tiến trình nội dung (ghi bảng)
Vai trò của GV 
(câu hỏi, chỉ dẫn)
Nhiệm vụ của HS (công việc, cách thức thực hiện, kết quả mong đợi)
Phương án đánh giá
15’
Định lý: 
+Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
+Trong môt tam giác vuông tổng hai góc nhọn bằng 900.
+Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
Về nhà làm bài tập:
1.Mức độ nhận biết
Bài 1: a) Lập hệ thức về tổng ba góc trong tam giác DEF ( Hình 1)
	b) Lập hệ thức tính góc ngoài của tam giác MNP (Hình 2)
	c) Tìm số đo của góc B trong Hình 3?
 Hình 1	Hình 2:
2.Mức độ thông hiểu
Bài 2: Tính góc ADC trên hình
H.dẫn:	Tìm số đo của góc A số đo các góc A1và A2.Áp dụng tính chất tổng ba góc trong TG để tính.
3.Mức độ vận dụng
Cho tam giác ABC có = 900, kẻ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC). Các tia phân giác của các và cắt nhau ở I. Chứng minh rằng = 900.
4.Mức độ vận dụng cao
Cho tam giác ABC, = 800. Hai tia phân giác của góc B và góc C cắt nhau tại I. Tính số đo của góc BIC?
Chốt lại các kiến thức của bài.
Ra đề và hướng dẫn về nhà
- Phương pháp:
Quan sát, vấn đáp
- Công cụ: câu hỏi, bài tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
+ Lấy một tờ giấy cắt thành hình tam giác. Sau đó cắt rời hai góc rồi ghép lại như hình vẽ.
+ Vẽ một tam giác. Dùng thước đo góc, đo và cho biết số đo các góc của tam giác đó.
+ Cho biết tổng số đo ba góc của tam giác đó.
+ So sánh kết quả của các nhóm với nhau. Nêu nhận xét chung.
Bảng kiểm hoạt động 1
Nội dung
Yêu cầu
Xác nhận
Có
Không
Cắt mảnh bìa hình tam giác đánh dấu các góc
Cắt được hình tam giác (tam giác vuông, nhọn hoặc tam giác tù
Cắt rời hai góc của hình tam giác
Dịch chuyển các mảnh ghép theo đúng yêu cầu
 Cắt được hai góc của hình tam giác
Dịch chuyển về vị trí phù hợp
Đo góc
Đặt thước chính xác
Đo được góc
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài 6/Tr.109 – SGK: Tìm số đo x, trong các hình 55; 56; 57; 58
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài 8/ Tr.109 – SGK: 
H.dẫn: Ta có: = + = 400 + 400 = 800 (góc ngoài)
 (T/C Tia phân giác) 
 đpcm

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_toan_lop_7_chu_de_tong_ba_goc_trong_mot.docx