Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021

ANKADIEN

I. Định nghĩa - Phân loại - Danh pháp

1. Định nghĩa: Là hidrocacbon không no mạch hở, trong phân tử chứa hai liên kết C=C, có CTTQ CnH2n-2 (n)

- Ví dụ: CH2=C=CH2, CH2=CH-CH=CH2 . . .

2. Phân loại: Có ba loại:

- Ankadien có hai liên kết đôi liên tiếp.

- Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau bởi một liên kết đơn (ankadien liên hợp).

- Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên.

 

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 20 trang viethung 04/01/2022 7540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021

Hướng dẫn ôn tập kiểm tra cuối học kỳ 2 môn Hóa học 11 - Năm học 2020-2021
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2 – MÔN HÓA HỌC 11
* KIẾN THỨC CẦN NẮM
ANKAN
I. Khái niệm - Đồng đẳng - Đồng phân - Danh pháp
1. Khái niệm: Ankan là hidrocacbon no mạch hở có CTTQ CnH2n+2 (n ≥ 1). 
2. Đồng phân: Từ C4H10 trở đi có đồng phân cấu tạo (đồng phân mạch C).
C5H10 có ba đồng phân: CH3-CH2-CH2-CH2CH3; CH3-CH(CH3)-CH2-CH3; CH3-C(CH3)2-CH3
3. Danh pháp
- Nắm tên các ankan mạch không nhánh từ C1 → C10
- Danh pháp IUPAC: Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + an
Thí dụ: (2-metylbutan)
- Bậc của nguyên tử C trong hiđrocacbon no được tính bằng số liên kết của nó với các nguyên tử C khác.
Thí dụ: 
II. Tính chất vật lý
- Từ CH4 → C4H10 là chất khí.	- Từ C5H12 → C17H36 là chất lỏng.	- Từ C18H38 trở đi là chất rắn.
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng thế bởi halogen (đặc trưng cho hidrocacbon no)
CnH2n + 2 + X2 1:1 CnH2n + 1X + HX
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl
CH3-CH2-CH3 
CH3-CH2-CH2Cl 1-clopropan (spp)
CH3-CHCl-CH3 2-clopropan (spc)
as
250C
Nhận xét: Nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc cao hơn dể bị thế hơn nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bậc thấp hơn.
2. Phản ứng tách.	
- Tách H:	
- Crackinh:	
3. Phản ứng oxi hóa.
CnH2n+2 + O2 → nCO2 + (n +1)H2O 
Nhận xét: > 	nankan = nH2O - nCO2
IV. Điều chế
a. Phòng thí nghiệm: 
- RCOONa + NaOH R-H + Na2CO3
Thí dụ: CH3COONa + NaOH CH4↑ + Na2CO3
- Al4C3 + 12H2O → 3CH4↑ + 4Al(OH)3
b. Trong công nghiệp: Đi từ khí thiên nhiên, khí mỏ dầu và từ dầu mỏ. 
---------------˜{™--------------
ANKEN
I. Khái niệm - Đồng phân - Danh pháp
1. Khái niệm: 
- Anken là hidrocacbon không no mạch hở có một nối đôi trong phân tử.
- CTTQ là CnH2n (n)
2. Đồng phân: Có hai loại đồng phân
- Đồng phân cấu tạo: (Đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết đôi)
Thí dụ: C4H8 (3 đp cấu tạo) CH2=CH-CH2-CH3; CH3-CH=CH-CH3; CH2=C(CH3)-CH3
- Đồng phân hình học (cis - trans): 
Thí dụ: CH3-CH=CH-CH3 có hai đồng phân hình học
 cis but-2-en trans but-2-en
3. Danh pháp:
- Danh pháp thường: Tên ankan nhưng thay đuôi an = ilen.
Thí dụ: C2H4 (etilen), C3H6 (propilen)
- Danh pháp IUPAC: 
Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + en
(C4H8) But-2-en	 (C4H8) 2 - Metylprop-1-en 
II. Tính chất vật lý
Ở điều kiện thường thì : - Từ C2H4 → C4H8 là chất khí.	- Từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc chất rắn.
III. Tính chất hóa học
1. Phản ứng cộng (đặc trưng)
* Cộng H2: CnH2n + H2 CnH2n+2
CH2=CH-CH3 + H2 CH3-CH2-CH3
* Cộng Halogen: CnH2n + X2 CnH2nX2
CH2=CH2 + Br2 CH2Br-CH2Br
Phản ứng anken tác dụng với Br2 dùng để nhận biết anken (dung dịch Br2 mất màu)
* Cộng HX (X: Cl, Br, OH . . .)
Thí dụ: CH2=CH2 + HOH CH3-CH2OH
	 CH2=CH2 + HBr CH3-CH2Br
- Các anken có cấu tạo phân tử không đối xứng khi cộng HX có thể cho hỗn hợp hai sản phẩm
CH3-CH=CH2 + HBr
CH3-CH2-CH2Br (spp)
CH3-CHBr-CH3 (spc)
2-brompropan 
- Quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (phần mang điện dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử C bậc cao hơn (ít H hơn).
2. Phản ứng trùng hợp:
3. Phản ứng oxi hóa: 
- Oxi hóa hoàn toàn: CnH2n + 3n/2O2 nCO2 + nH2O (=)
- Oxi hóa không hoàn toàn: Anken có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím. 
3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O → 3CH2(OH)-CH2(OH) + 2MnO2 + 2KOH
4. Điều chế
a. Phòng thí nghiệm: CnH2n+1OH CnH2n + H2O
b. Điều chế từ ankan: CnH2n+2 CnH2n + H2 
---------------˜{™--------------
ANKADIEN
I. Định nghĩa - Phân loại - Danh pháp
1. Định nghĩa: Là hidrocacbon không no mạch hở, trong phân tử chứa hai liên kết C=C, có CTTQ CnH2n-2 (n)
- Ví dụ: CH2=C=CH2, CH2=CH-CH=CH2 . . .
2. Phân loại: Có ba loại:
- Ankadien có hai liên kết đôi liên tiếp.
- Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau bởi một liên kết đơn (ankadien liên hợp).
- Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên.
3. Danh pháp: 
Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên anka mạch C chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + đien.
CH2=CH-CH=CH2 (buta-1,3-đien) 	CH2=C(CH3)-CH=CH2 (2-metyl buta-1,3-đien) - Isopren
II. Tính chất hóa học
1. Phản ứng cộng (H2, X2, HX)
* Cộng H2:	CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 	 CH3-CH2-CH2-CH3
* Cộng brom, HX: 	
Cộng 1:2	CH2=CH-CH=CH2 + Br2 (dd) CH2=CH-CHBr-CH2Br (spc)
Cộng 1:4	CH2=CH-CH=CH2 + Br2 (dd) CH2Br-CH=CH-CH2Br (spc)
Cộng đồng thời vào hai liên kết đôi
	CH2=CH-CH=CH2 + 2Br2 (dd) CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br
* Cộng HX
Cộng 1:2	CH2=CH-CH=CH2 + HBr CH2=CH-CHBr-CH3 (spc)
Cộng 1:4	CH2=CH-CH=CH2 + HBr CH2=CH-CH2-CH2Br (spc)
nCH2=CH-CH=CH2 ( CH2-CH=CH-CH2 )n
2. Phản ứng trùng hợp: 
- VD: 	
	 Cao su buna
3. Phản ứng oxi hóa: 
- Oxi hóa hoàn toàn:	2C4H6 + 11O2 8CO2 + 6H2O
- Oxi hóa không hoàn toàn: Tương tự như anken thì ankadien có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím. Phản ứng này dùng để nhận biết ankadien.
III. Điều chế
- Được điều chế từ ankan tương ứng bằng phản ứng tách H2.
CH3CH2CH2CH3 CH2=CH-CH=CH2 + 2H2
CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 CH2=C(CH3)-CH=CH2 + 2H2
2C2H5OH CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 + H2O
---------------˜{™--------------
ANKIN
I. Khái niệm - Đồng phân - Danh pháp
1. Khái niệm: Là hidrocacbon không no mạch hở trong phân tử có một liên kết ba .
CTTQ là CnH2n-2 (n2).
2. Đồng phân
- Chỉ có đồng phân cấu tạo (đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết ). 
Thí dụ: C4H6 có hai đồng phân CH≡C-CH2-CH3; CH3-C≡C-CH3.
3. Danh pháp: 
- Danh pháp thường: Tên gốc ankyl + axetilen
Thí dụ: 	C2H2 (axetilen), CH≡C-CH3 (metylaxetilen)
- Danh pháp IUPAC: 
Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ vị trí nối 3 + in
      	But-1-in	But-2-in
II. Tính chất hóa học
1. Phản ứng cộng (H2, X2, HX, phản ứng đime hóa và trime hóa).
+ Cộng H2
CnH2n - 2 + 2H2 CnH2n + 2
CH≡CH + 2H2 CH3-CH3
Nếu dùng xúc tác Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4, ankin chỉ cộng một phân tử H2 tạo anken
CnH2n - 2 + H2 CnH2n 
CH≡CH + H2 CH2=CH2
+ Cộng X2 (Ankin làm mất màu dung dịch Brom tương tự anken, ankadien)	
CH≡C-CH3 + 2Br2 ...    	B. CnH2n+2O2(n≥1).	C. CnH2n+1O2(n≥1).     	D. CnH2n-1O2(n≥1).
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H8. 	B. C4H6. 	C. C5H10. 	D. C5H12. 
Câu 18: Cho m gam buta-1,3-đien qua bình đựng nước Br2 dư thấy khối lượng Br2 phản ứng là 8 gam. Giá trị của m là
A. 5,40.	B. 2,70.	C. 8,10.	D. 1,35.
Câu 19: Chất X là đồng đẳng của benzen, có công thức đơn giản nhất là C3H4. Công thức phân tử của của X là
A.C3H4.	B. C6H8.  	C. C9H12.	D. C12H16.
Câu 20: Benzen tác dụng với Br2 (Fe, t0) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là.
A. o-bromtoluen. 	B. toluen. 	C. Hexan. 	D. brombenzen.
Câu 21: Cho m gam ancol X (C2H5OH) tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được 0,448 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m
A. 2,40. 	B. 0,60. 	C. 1,84. 	D. 0,92.
Câu 22: Khi đun nóng butan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170oC thu được sản phẩm chính là 
A. but-2-en.	B. đibutyl ete.	C. đietyl ete.	D. but-1-en.
Câu 23: Phản ứng tạo kết tủa trắng của phenol với dung dịch Br2 chứng tỏ rằng
A. phenol có nguyên tử hiđro linh động.
B. phenol có tính axit.
C. ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc –C6H5 trong phân tử phenol.
D. ảnh hưởng của gốc –C6H5 đến nhóm –OH trong phân tử phenol.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phenol là một ancol thơm.	B. Phenol tan nhiều trong nước lạnh.
C. Phenol làm quỳ tím hoá đỏ.	D. Phenol tác dụng dung dịch NaOH và Na.
Câu 25: Cho 0,66 gam CH3CHO tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 1,62.	 B. 0,81. 	C. 3,24. 	D. 4,75.
Câu 26: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit là hợp chất chỉ có tính khử.
(b) Anđehit cộng hiđro thành ancol bậc I.
(c) Anđehit tác dụng với AgNO3/NH3 tạo thành Ag.
(d) Anđehit no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát CnH2nO(n≥1).
Số phát biểu đúng là
A. 1.   	B. 2.    	C. 3.    	D. 4.
Câu 27: Trong công nghiệp phương pháp hiện đại nhất dùng để điều chế axit axetic đi từ chất nào sau đây?
A. Etanol. 	B. Anđehit axetic. 	C. Butan.                     	D. Metanol.
Câu 28: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch X vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2, đồng thời lắc nhẹ ống nghiệm, thấy kết tủa tan và dung dịch có màu xanh lam. Chất X là
A. etanol. 	B. phenol. 	C. glixerol. 	D. axit axetic. 
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 29 (1 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau
a) C2H5OH + Na 	 b) C2H2 + H2 Pd/PbCO3, to  
c) CH2=CH2 + HCl 	 d) CH3COOH + NaOH 
Câu 30 (1 điểm): Cho m gam hỗn hợp X gồm etanol và axit axetic tác dụng với natri dư thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Cũng m gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ, với 200 ml dung dịch NaOH 1M . 
a. Tính m.
b. Đun nóng hỗn hợp X trên có xúc tác H2SO4 đặc. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra..
Câu 31 (0,5 điểm): Chỉ dùng một thuốc thử hãy phân biệt các chất sau: stiren, toluen, phenol. 
Câu 32 (0,5 điểm): Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với
bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch ?
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TÔN THẤT TÙNG
TỔ HÓA HỌC
KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Hóa học - Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề)
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Câu 1: Chất nào sau đây thuộc dãy đồng đẳng ankan?
A. C3H4. 	B. C2H6. 	C. C4H8. 	D. C3H6.
Câu 2: Phản ứng đặc trưng của các hiđrocacbon không no là
A. phản ứng thế.	B. phản ứng cộng.	C. phản ứng tách.	D. phản ứng cháy.
Câu 3: Công thức cấu tạo của isopren là
A. CH2=CH(CH3)-CH=CH2. 	B. CH2=CH(CH3)-CH2-CH3. 
C. CH2=CH-CH=CH2. 	D. CH2=C=CH-CH3.
Câu 4: Tên thông thường của C6H5CH3 là
A. metyl benzen.	B. toluen. 	C. etyl benzen. 	D. stiren.
Câu 5: Benzen tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Dung dịch brom. 	B. Dung dịch KMnO4. 	C. Brom khan (bột Fe). 	D. Dung dịch NaOH.
Câu 6: Tính chất vật lý nào sau đây không phải của ankyl benzen?
A. Không màu sắc. 	B. Không mùi. 	
C. Không tan trong nước. 	D. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Câu 7: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa?
A. Etan. 	B. Etyl clorua. 	C. Tinh bột. 	D. Etilen.
Câu 8: Tên thay thế của CH3-CH(OH)-CH3 là
A. propanol. 	B. propan-1-ol. 	C. propan-2-ol. 	D. isopropylic.
Câu 9: Ancol X tác dụng với CuO đun nóng tạo thành anđehit. X là ancol bậc
A. 3. 	B. 2. 	C. 1. 	D. 1 hoặc 2.
Câu 10: Chất nào sau đây thuộc nhóm phenol?
A. C6H5-O-C2H5. 	B. C6H5-CH2-OH. 	C. CH3-CH2-OH. 	D. C2H5-C6H4-OH.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng? 	
A. Ở điều kiện thường, phenol là chất lỏng.	B. Phenol rất độc, gây bỏng da khi tiếp xúc. 	
C. Phenol rất ít tan trong nước lạnh. 	D. Phenol không màu, để lâu chuyển thành màu hồng.
Câu 12: Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?
A. HCHO. 	B. CH3OH. 	C. C6H5OH. 	D. CH3COOH.
Câu 13: Chất X có công thức cấu tạo là CH3CHO. Tên thay thế của X là
A. metanal. 	B. etanal. 	C. propanal. 	D. butanal.
Câu 14: Dung dịch nước của fomanđehit (fomon) được dùng làm chất tẩy uế, ngâm mẫu động vật làm tiêu bản, . Công thức cấu tạo của fomanđehit là 
A. HCHO. 	B. CH3CHO. 	C. C2H5CHO. 	D. (CH3)2CHCHO.
Câu 15: Chất nào sau đây là axit cacboxylic?
A. C2H5-O-C2H5. 	B. C2H5CHO. 	C. C2H5COOH. 	D. C2H5OH.
Câu 16: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Axit fomic. 	B. Ancol etylic. 	C. Axit axetic. 	D. Etan.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol ankan X, thu được CO2 và 0,54 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C6H14. 	B. C3H6. 	C. C3H8. 	D. C2H6. 
Câu 18: Hỗn hợp khí X gồm buta-1,3-đien và axetilen làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam Br2. Thể tích của X ở đktc là 
 A. 1,12 lít. 	B. 2,24 lít. 	C. 0,56 lít. 	D. 3,36 lít. 
Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Benzen dễ tham gia phản ứng cộng, khó tham gia phản ứng thế.
B. Các hidrocacbon thơm khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
C. Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.
D. Stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.
Câu 20: Toluen tác dụng với Br2 (đun nóng) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là
A. o-bromtoluen. 	B. hexan. 	C. p-bromtoluen. 	D. benzyl bromua.
Câu 21: Cho 0,92 gam C2H5OH tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 0,896. 	B. 0,448. 	C. 0,224. 	D. 0,112.
Câu 22: Đun propan -1-ol với H2SO4 đặc ở 1800C, thu được chất nào sau đây?
A. Propen. 	B. Eten. 	C. Propan. 	D. Propin.
Câu 23: Để chứng minh ảnh hưởng của nhóm hidroxyl (-OH) đến gốc phenyl (C6H5-) trong phân tử phenol, làm thay đổi hoạt tính của phenol so với benzen, ta so sánh phản ứng của phenol và benzen với
A. dung dịch Br2. 	B. kim loại natri. 	C. dung dịch NaOH. 	D. anđehit axetic.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch phenol làm quì tím chuyển sang màu hồng.
B. Phenol tác dụng với NaOH tạo khí H2.
C. Phenol tác dụng với NaHCO3 tạo khí CO2.
D. Phenol tác dụng với Na tạo khí H2.
Câu 25: Cho dung dịch chứa m gam HCHO tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 5,4 gam Ag. Giá trị của m là
A. 1,500.	B. 0,375. 	C. 0,250. 	D. 0,750.
Câu 26: Anđehit axetic thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với 
A. dung dịch Br2. 	B. H2. 	C. dung dịch AgNO3/NH3. 	D. O2.
Câu 27: Hiện tượng gì xảy ra khi nhỏ dung dịch axit axetic vào mẫu đá vôi?
A. Xuất hiện kết tủa trắng. 	B. Xuất hiện khí không màu. 	
C. Xuất hiện kết tủa vàng. 	D. Xuất hiện kết tủa trắng và khí không màu.
Câu 28: Cho vào ống nghiệm 3-4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2-3 giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Sau đó nhỏ 2-3 giọt dung dịch X vào ống nghiệm và lắc nhẹ, thấy có kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh làm. Chất X là
A. etanol. 	B. glixerol. 	C. benzen. 	D. etanal. 
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29 (1,0 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau (chỉ viết sản phẩm chính): 
(a) Trùng hợp C6H5-CH=CH2 	(b) CH3COOH + Na2CO3 →
(c) C2H5OH + HCl → 	(d) C6H5OH + NaOH → 
Câu 30 (1,0 điểm): Cho 10,7 gam hỗn hợp gồm ancol no, đơn chức, mạch hở A và phenol (tỉ lệ mol 2:1) tác dụng với dung dịch nước brom dư thu được 16,55 gam kết tủa trắng. 
a. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp.
b. Xác định công thức cấu tạo của A. Biết rằng nếu cho A tác dụng với CuO dư đun nóng thì thu được sản phẩm hữu cơ là xeton.
Câu 31 (0,5 điểm): Cho các dung dịch sau: hex-1-in, stiren, axit axetic, anđehit axetic. Trình bày cách nhận biết bốn dung dịch trên và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra nếu có.
Câu 32 (0,5 điểm): Cho 0,4 mol hỗn hợp X gồm hai ancol no đơn chức, mạch hở kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO dư, đun nóng thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho toàn bộ Y phản ứng với lượng dư AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra 108 gam Ag. Tính khối lượng hỗn hợp X
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TÔN THẤT TÙNG
TỔ HÓA HỌC
KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: Hóa học - Lớp 11
Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian phát đề)
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 6
PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)
Câu 1: Số nguyên tử cacbon trong phân tử etan là
A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4.
Câu 2: Tính chất hóa học đặc trưng của anken là dễ tham gia
A. phản ứng thế. 	B. phản ứng cộng.	C. phản ứng thủy phân. 	D. phản ứng trùng ngưng.
Câu 3: Số liên kết đôi C=C trong phân tử buta-1,3-đien là
A. 2. 	B. 3.	C. 4. 	D. 1.
Câu 4: Công thức phân tử của benzen là
A. C6H6.	B. C5H8. 	C. C7H8. 	D. CH4.
Câu 5: Khi đun nóng, toluen không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. H2 (xúc tác). 	B. KMnO4. 	C. Br2 (xúc tác). 	D. NaOH.
Câu 6: Ở điều kiện thường chất nào sau đây là chất lỏng?
A. Metan. 	B. Bezen. 	C. Etilen. 	D. Axetilen.
Câu 7: Ancol etylic tác dụng với Na, thu được hiđro và chất nào sau đây?
A. C2H5OH. 	B. C2H5ONa. 	C. CH3OH. 	D. CH3ONa.
Câu 8: Tên thay thế của C2H5OH là
A. etanol. 	B. metanol. 	C. propanol. 	D. phenol.
Câu 9: Ancol nào sau đây là ancol bậc II?
A. CH3OH. 	B. CH3CH2OH. 	C. CH3CH(OH)CH3. 	D. CH3CH2CH2OH.
Câu 10: Chất nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?
A. Ancol etylic. 	B. Etan. 	C. Propan. 	D. Phenol.
Câu 11: Phenol rất độc, do đó khi sử dụng phenol phải hết sức cẩn thận. Công thức phân tử của phenol là
A. C2H6O. 	B. C6H6O. 	C. C3H8O. 	D. C2H4O2.
Câu 12: Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc?
A. HCHO. 	B. CH3OH. 	C. C6H5OH. 	D. CH3COOH.
Câu 13: Chất X có công thức cấu tạo là CH3CH2CHO. Tên gọi của X là
A. metanal. 	B. etanal. 	C. propanal. 	D. butanal.
Câu 14: Chất nào sau đây là anđehit?
A. metanal. 	B. propanol. 	C. axit propanoic. 	D. phenol.
Câu 15: Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa đỏ?
A. Ancol etylic. 	B. Etanal. 	C. Axit axetic. 	D. Phenol.
Câu 16: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Axit fomic. 	B. Etanol. 	C. Etanal. 	D. Etan.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol C3H8, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 0,54. 	B. 0,81. 	C. 2,16. 	D. 1,08. 
Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tính chất hóa học đặc trưng của anken là dễ tham gia phản ứng cộng.
B. Trùng hợp butađien ở điều kiện thích hợp thu được cao su buna.
C. Các ankin đều tham gia phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3.
D. Isopren thuộc loại hiđrocacbon không no.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở điều kiện thường, các hiđrocacbon thơm đểu là chất lỏng.
B. Công thức phân tử của benzen là C8H8.
C. Toluen làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng.
D. Công thức phân tử chung dãy đồng đẳng của benzen là CnH2n-2 (n).
Câu 20: Benzen tác dụng với Br2 (Fe, t0) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là.
A. o-bromtoluen. 	B. toluen. 	C. Hexan. 	D. brombenzen.
Câu 21: Cho m gam ancol X (C2H5OH) tác dụng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được 0,448 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m
A. 2,40. 	B. 0,60. 	C. 1,84. 	D. 0,92.
Câu 22: Đun etanol với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được sản phẩm hữu cơ chính là chất nào sau đây?
A. Đietyl ete. 	B. Eten. 	C. Metan. 	D. Đimetyl ete.
Câu 23: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 tạo axit picric?
A. Benzen. 	B. Etanol. 	C. Axit axetic. 	D. Phenol.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch phenol làm quì tím chuyển sang màu hồng.	B. Phenol tác dụng với NaOH tạo khí H2.
C. Phenol tác dụng với NaHCO3 tạo khí CO2.	D. Phenol tác dụng với Na tạo khí H2.
Câu 25: Cho 0,66 gam CH3CHO tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 1,62.	B. 0,81. 	C. 3,24. 	D. 4,75.
Câu 26: Hiđro hóa hoàn toàn anđehit axetic (xúc tác Ni,to), thu được sản phẩm là
A. axit axetic. 	B. ancol etylic. 	C. Etilen. 	D. propilen.
Câu 27: Chất nào sau đây tác dụng được với NaHCO3 tạo khí CO2?
A. Axit axetic. 	B. Phenol. 	C. Metanol. 	D. Propanal.
Câu 28: Cho 0,5 ml dung dịch chất X vào ống nghiệm, sau đó nhỏ tiếp từng giọt nước brom, đồng thời lắc nhẹ ống nghiệm, thấy có kết tủa trắng xuất hiện. Chất X là
A. Etanol. 	B. Phenol. 	C. Benzen. 	D. axit axetic. 
PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 29 (1 điểm): Hoàn thành các phương trình hóa học sau
a) C6H5OH + NaOH 	b) C2H2 + O2 (dư) 
c) CH2=CH2 + HCl 	d) CH3COOH + NaHCO3 
Câu 30 (1 điểm): A là ancol no, đơn chức mạch hở. Cho 2,4 gam A tác dụng với Na dư thu được 0,448 lít H2 (ở đktc).
a) Tìm công thức phân tử của A.
b) Viết công thức cấu tạo và gọi tên của A.
Câu 31 (0,5 điểm): Ancol X (C4H10O) có mạch phân nhánh. Khi oxi hóa X bằng CuO ở điều kiện thích hợp thu được sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, thấy thành ống nghiệm có một lớp bạc kim loại sáng bóng. 
a) Xác định công thức cấu tạo của X.
b) Viết các phương trình hóa học xảy ra. 
Câu 32 (0,5 điểm): Chất X có trong tinh dầu cây Quế - một vị thảo dược quí của tự nhiên. Đốt cháy hoàn toàn 1,98 gam X cần vừa đủ 3,528 lít O2 (ở đktc) thu được CO2 và 1,08 gam H2O. 
a) Tìm công thức phân tử của X. Biết MX < 150.
b) Xác định công thức cấu tạo của X. Biết X có phản ứng tráng bạc, phân tử X có vòng bezen và có cấu trúc dạng trans .

File đính kèm:

  • docxhuong_dan_on_tap_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_2_mon_hoa_hoc_11_nam_h.docx