Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 - công cụ phái sinh đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bài báo giới thiệu khái niệm của hợp đồng tương lai, vai trò của hợp đồng tương

lai, nội dung cơ bản của hợp đồng tương lai và phân loại chúng. Hợp đồng tương lai là một

loại chứng khoán phái sinh quan trọng, không thể thiếu trên thị trường chứng khoán, thị trường

tài chính thế giới nói chung và thị trường chứng khoán, thị trường tài chính Việt Nam nói riêng.

Hợp đồng tương lai không những là loại chứng khoán để nhà đầu tư kinh doanh kiếm lời, mà

còn là công cụ tài chính để các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa công nghiệp tham

gia nhằm bảo hộ giá cả vật tư hàng hóa đầu vào và ổn định giá thành sản xuất sản phẩm, các

nhà trồng trọt chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia để bảo vệ giá cả sản phẩm hàng

hóa đầu ra, tránh tình trạng được mùa mất giá gây thua lỗ. Ngày nay, hợp đồng tương lai phát

triển đa dạng, rộng khắp ở các nước trên thế giới. Việt Nam, hợp đồng tương lai đưa vào giao

dịch, thể hiện bước tiến lớn, thỏa mãn mong đợi của các nhà đầu tư. Bài báo cũng mô tả tóm

lược đặc điểm và qui cách của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đang giao dịch trên thị trường

chứng khoán Việt Nam (TTCKVN), công cụ chứng khoán phái sinh đầu tiên, giúp cho nhà đầu

tư Việt Nam có thêm hàng hoá đầu tư kiếm lời, đồng thời để phòng tránh rủi ro khi đầu tư vào

chứng khoán.

Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 - công cụ phái sinh đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 1

Trang 1

Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 - công cụ phái sinh đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 2

Trang 2

Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 - công cụ phái sinh đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 3

Trang 3

Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 - công cụ phái sinh đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 4

Trang 4

Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 - công cụ phái sinh đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 4280
Bạn đang xem tài liệu "Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 - công cụ phái sinh đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 - công cụ phái sinh đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30 - công cụ phái sinh đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam
 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 35-02/2020 
91 
HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI TRÊN CHỈ SỐ VN30 – CÔNG CỤ 
PHÁI SINH ĐẦU TIÊN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 
VIỆT NAM 
VN30 INDEX FUTURE CONTRACTS - THE FIRST KIND OF DERIVATIVES IS 
TRADING ON VIETNAMESE STOCK MARKET 
Phạm Thị Nga 
Khoa Kinh tế vận tải 
Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh 
Tóm tắt: Bài báo giới thiệu khái niệm của hợp đồng tương lai, vai trò của hợp đồng tương 
lai, nội dung cơ bản của hợp đồng tương lai và phân loại chúng. Hợp đồng tương lai là một 
loại chứng khoán phái sinh quan trọng, không thể thiếu trên thị trường chứng khoán, thị trường 
tài chính thế giới nói chung và thị trường chứng khoán, thị trường tài chính Việt Nam nói riêng. 
Hợp đồng tương lai không những là loại chứng khoán để nhà đầu tư kinh doanh kiếm lời, mà 
còn là công cụ tài chính để các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa công nghiệp tham 
gia nhằm bảo hộ giá cả vật tư hàng hóa đầu vào và ổn định giá thành sản xuất sản phẩm, các 
nhà trồng trọt chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia để bảo vệ giá cả sản phẩm hàng 
hóa đầu ra, tránh tình trạng được mùa mất giá gây thua lỗ. Ngày nay, hợp đồng tương lai phát 
triển đa dạng, rộng khắp ở các nước trên thế giới. Việt Nam, hợp đồng tương lai đưa vào giao 
dịch, thể hiện bước tiến lớn, thỏa mãn mong đợi của các nhà đầu tư. Bài báo cũng mô tả tóm 
lược đặc điểm và qui cách của hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đang giao dịch trên thị trường 
chứng khoán Việt Nam (TTCKVN), công cụ chứng khoán phái sinh đầu tiên, giúp cho nhà đầu 
tư Việt Nam có thêm hàng hoá đầu tư kiếm lời, đồng thời để phòng tránh rủi ro khi đầu tư vào 
chứng khoán. 
Từ khóa: Hợp đồng tương lai, công cụ phái sinh, thị trường chứng khoán, thị trường tài 
chính, hợp đồng tương lai trên chỉ số VN30, lợi nhuận từ vốn đầu tư, rủi ro. 
Chỉ số phân loại: 3.2 
Abstract: The article is aimed to provide the basics of futures contracts including functions, 
definitions, and categories. Futures contracts are an important type of derivative securities, 
indispensable in the Stock market, generally the world’s Financial market and particularly 
Vietnam’s Stock market and Financial market. Future contracts are not only securities for 
business investors to make a profit, but also a financial tool for manufacturers to trade their 
industrial goods in order to maintain the input prices flow, stabilize production costs, 
encourage livestock farmers in the agricultural sector involved to protect the price of output 
products, avoiding the loss of crop and causing losses. Today, future contracts have developed 
widely and vary in countries around the world. And in Vietnam, future contracts put into 
transactions that show great strides and satisfy the expectations of the investors. The article 
will also describe briefly the VN30 futures contracts that are traded on the Vietnamese stock 
market (VNSM), the first derivative that helps Vietnamese investors generating capital gains 
and risk control in securities investment. 
Keywords: Futures (Future contract), the derivative, Security Market, Financial Market, 
VN30 futures contract, capital gains, risk. 
Classification number: 3.2 
1. Giới thiệu 
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một 
bộ phận quan trọng cấu thành nên thị trường 
tài chính, cung cấp vốn dài hạn cho nền kinh 
tế hoạt động và phát triển. Theo chức năng 
phân định, thị trường tài chính chia thành hai 
loại: Thị trường tiền tệ cung cấp vốn ngắn hạn, 
thị trường chứng khoán cung cấp vốn dài hạn 
(thời hạn từ một năm trở lên) cho nền kinh tế, 
giúp các doanh nghiệp huy động được vốn 
 92 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 35, Feb 2020 
thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu. 
Đồng thời ngân sách tỉnh, thành phố và chính 
phủ có thể phát hành trái phiếu vay nợ cho 
người dân để bù đắp sự thiếu hụt trong chi tiêu 
ngân sách. 
Để thực hiện chức năng huy động vốn của 
TTCK, tất cả các quốc gia trên thế giới đều 
không ngừng phát triển các tiện ích trên thị 
trường, đa dạng hoá hàng hoá vốn, giúp các 
tổ chức dễ dàng huy động vốn phục vụ phát 
triển kinh tế, các nhà đầu tư tăng khả năng 
kiếm lời và phòng tránh rủi ro. 
Bên cạnh những hàng hoá chính gọi chung 
là hàng hóa cơ sở của thị trường, chính phủ 
thường đưa thêm các công cụ có nguồn gốc từ 
hàng hóa cơ sở gọi là công cụ phái sinh. Công 
cụ phái sinh được hiểu theo nghĩa cơ bản là 
một loại chứng khoán hoặc một loại công cụ 
tài chính nào đó mà giá trị của nó được thừa 
hưởng từ hàng hoá cơ sở, như: cổ phiếu, trái 
phiếu hoặc một loại hàng hóa bất kỳ nào đó. 
Có rất nhiều công cụ phái sinh như: đặc quyền 
dài hạn, quyền lựa chọn, hợp đồng tương lai. 
Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập tới hợp 
đồng tương lai. Việt Nam áp dụng hợp đồng 
tương lai, đó là công cụ phát sinh đầu tiên trên 
thị trường. 
2. Hợp đồng tương lai và Hợp đồng 
tương lai về chỉ số 
2.1. Hợp đồng tương lai (HĐTL) 
HĐTL là hợp đồng giữa 2 người để mua hay 
bán một lượng hàng hóa hay một công cụ tài chính 
nào đó ở một mức giá nhất định (gọi là giá thực 
hiện hợp đồng) đã được ấn định sẵn vào một thời 
điểm nhất định trong tương lai đó là thời hạn đáo 
hạn của hợp đồng. [1, tr.13] 
Nội dung chính của HĐTL gồm: Tên hợp 
đồng (theo tên hàng hóa cơ sở của hợp đồng); 
Qui cách hợp đồng (Khối lượng hàng hóa cơ 
sở); Tháng đáo hạn của hợp đồng (hay còn gọi 
là tháng giao hàng); Giá thực hiện hợp đồng 
(giá hàng hóa cơ sở hợp đồng). 
Người mua chọn vị thế mua HĐTL khi họ 
dự đoán rằng giá hàng hóa cơ sở của hợp đồng 
sẽ tăng tại thời điểm đáo hạn của hợp đồng 
trên thị trường tiền mặt. Ngược lại, người bán 
chọn vị thế bán HĐTL khi họ dự đoán rằng giá 
hàng hóa trên thị trường tiền mặt tại thời điểm 
đáo hạn sẽ giảm. Người mua HĐTL sẽ mua 
hàng hóa cơ sở hợp đồng. Người bán HĐTL 
sẽ bán hàng hóa cơ sở hợp đồng. 
Khi tham gia mua bán HĐTL, cả 2 bên đều 
phải tiến hành ký quĩ theo tỷ lệ % qui định so 
với giá trị HĐTL. Đồng thời, đến thời điểm 
đáo hạn, 2 bên đều phải có bổn phận thực hiện 
hợp đồng. Các HĐTL trên thị trường chứng 
khoán đều thực hiện bằng cách bù đắp hợp 
đồng (Off-set), không thực hiện việc giao 
hàng như các hợp đồng trên thị trường thương 
mại. Các nhà đầu tư tham gia mua bán HĐTL 
nhằm 2 mục đích chính: Đầu tư kiếm lời hoặc 
bảo hộ giá hàng hóa cơ sở của hợp đồng. 
HĐTL được chia thành 2 nhóm chính: HĐTL 
về hàng hoá, HĐTL về tài chính. 
+ HĐTL về hàng hoá ra đời sớm, lịch sử 
ghi nhận hợp đồng tương lai về ngũ cốc được 
giao dịch vào khoảng năm 1800s tại Mỹ. Hiện 
nay phát triển rất đa dạng, gồm: HĐTL ngũ 
cốc (lúa mì, lúa gạo, bắp, yến mạch, đậu 
tương,); HĐTL về thịt (thịt heo, thịt cừu, 
thịt bò, súc vật sống, vật nuôi, thịt heo bên, ba 
rọi heo, bao tử heo,); HĐTL về kim loại 
(bạc, vàng, bạch kim, đồng,); HĐTL về 
năng lượng (dầu thô, dầu thành phẩm, khí 
đốt,); HĐTL về gỗ; HĐTL về thực phẩm 
(cà phê, ca cao, đường, nước cam,); HĐTL 
về vải sợi. Mỗi loại HĐTL sẽ được giao dịch 
ở một thị trường riêng gọi là sàn giao dịch hợp 
đồng. 
+ HĐTL về tài chính bao gồm: HĐTL về 
ngoại tệ (đồng bảng Anh, đồng Euro, đồng 
Yên Nhật) , HĐTL về chỉ số chứng khoán 
(chỉ số Dow Jones, S&P của thị trường Mỹ, 
chỉ số CAC của thị trường Pháp, chỉ số Nikkey 
của Nhật, chỉ số Hang seng của Hồng 
Kong) và HĐTL về lãi suất. HĐTL về tài 
chính được giao dịch ở thị trường Mỹ trong 
những năm thập niên 1970. Ngày nay đã phát 
triển rộng khắp các quốc gia trên thế giới. 
2.2. HĐTL về chỉ số 
HĐTL về chỉ số cổ phiếu bắt đầu giao dịch 
vào khoảng năm 1982, trên sàn giao dịch tại 
thành phố Kansas của Mỹ. Chỉ số cơ sở của 
HĐTL mang tính thời sự ở thời điểm này là 
chỉ số cổ phiếu tổng hợp, biểu thị giá trung 
bình của 1700 cổ phiếu đang giao dịch, sau đó 
nhanh chóng áp dụng HĐTL chỉ số S&P500, 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 35-02/2020 
93 
chỉ số tổng hợp thị trường New York (NYSE) 
và chỉ số các thị trường chính. Lợi nhuận của 
HĐTL hầu hết được thiết lập vào ngày 31/12 
hàng năm và thuế thu nhập phải trả cho cả 
những khoản thu nhập chưa thực nhận, nhưng 
được tổng kết trong danh mục đầu tư. Ngày 
nay HĐTL về chỉ số được áp dụng rộng khắp 
ở hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế 
giới, áp dụng cho mọi chỉ số ở mọi thời điểm 
thay đổi. [1, tr.123] 
Để hiểu HĐTL về chỉ số, nên hiểu rõ bản 
chất của chỉ số chứng khoán cơ sở của hợp 
đồng. Chỉ số giá chứng khoán phản ánh 
khuynh hướng giá chung của toàn thể thị 
trường, hoặc chí ít cũng phản ánh khuynh 
hướng giá chung của tất cả các cổ phiếu trong 
“rổ” tính chỉ số mà không phản ánh mức 
chuyển dịch giá của từng loại cổ phiếu cụ thể 
nào trong “rổ”. Chẳng hạn khi chỉ số chứng 
khoán tăng, có những cổ phiếu tăng giá và có 
những cổ phiếu giá giảm, nhưng khuynh 
hướng tăng “lấn át” khuynh hướng giảm, dẫn 
tới kết quả chỉ số tăng. HĐTL về chỉ số chứng 
khoán không có giá trị bảo vệ tiền lãi cho nhà 
đầu tư đối với danh mục đầu tư chỉ gồm một 
vài loại chứng khoán, nhưng lại rất có ý nghĩa 
đối với danh mục đầu tư lớn: được sử dụng để 
bảo vệ nhằm chống lại sự thay đổi giá cổ phiếu 
khi nhà đầu tư e ngại giá những cổ phiếu thay 
đổi ngược hướng dự báo của họ. 
HĐTL về tài chính không theo một khuôn 
mẫu nhất định, tài sản cơ sở của chúng không 
hoàn toàn là tài sản hữu hình, không được tiêu 
thụ, không thể giao hàng nhưng được thanh 
toán bằng tiền mặt. 
Khi các nhà đầu tư lạc quan với toàn thể 
thị trường, họ chọn vị thế mua HĐTL về chỉ 
số. Ngược lại khi nhà đầu tư kỳ vọng giá các 
cổ phiếu giảm, họ sẽ bán HĐTL về chỉ số hòng 
kiếm lời, đồng thời phòng tránh rủi ro đối với 
các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của mình. 
Qui cách một số HĐTL về tài chính trên 
thị trường Mỹ: HĐTL về chỉ số Down Jones 
là 1 điểm chỉ số tương đương 250 USD; 
HĐTL trái phiếu (Treasury Bonds) là 100 trái 
phiếu, tương đương $100,000; HĐTL về đồng 
bảng Anh (British pound) là 62.500 Pounds; 
HĐTL đồng Yên Nhật (Japaness ¥en): 
12.500.000 Yên. 
3. HĐTL trên chỉ số VN30 của Thị 
trường chứng khoán Việt Nam 
HĐTL trên chỉ số VN30 là loại công cụ tài 
chính phát sinh áp dụng trên TTCKVN từ 
10/8/2017. Sau hơn 2 năm hoạt động, hàng 
hoá này đã được nhà đầu tư đón nhận và có 
bước phát triển ấn tượng, thể hiện tốt vai trò 
là công cụ ngừa rủi ro, công cụ kiếm lời, góp 
phần tích cực vào việc giữ cho thị trường 
chứng khoán phát triển ổn định và thu hút sự 
quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài 
nước. 
Chỉ số VN30 là chỉ số đại diện khuynh 
hướng giá của 30 cổ phiếu có vốn hoá thị 
trường và thanh khoản cao nhất, được niêm 
yết trên sàn giao dịch TPHCM (HOSE), chiếm 
80% tổng giá trị vốn hoá và 60% tổng giá trị 
giao dịch của toàn thể thị trường. 
Bảng 1.Tóm tắt các quy định HĐTL VN30. 
STT NỘI DUNG HĐTLVN30 
1 Mã giao dịch VN30FYYMM 
2 Tài sản cơ sở Chỉ số VN30 
3 Quy cách hợp đồng 100.000VND * điểm chỉ số cơ sở 
4 
Thời gian giao dịch Xác định giá mở cửa: 8h45 – 9h00 
Giao dịch liên lạc: 9h00 – 11h30; 13h00 – 14h30 
Xác định giá đóng cửa: 14h30 – 14h45 
5 Tháng đáo hạn Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, tháng cuối của 2 quý kế tiếp 
6 Bước giá 0,1 điểm chỉ số, tương đương 10.000 VND 
7 Biên độ giá ± 7% 
8 Đơn vị giao dịch 1 hợp đồng 
9 Khối lượng giao dịch tối thiểu 1 hợp đồng 
10 Giới hạn lệnh 500 hợp đồng/ lệnh 
 94 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 35, Feb 2020 
STT NỘI DUNG HĐTLVN30 
11 Ngày giao dịch cuối cùng Ngày thứ năm của tuần lễ thứ ba tháng đáo hạn 
12 Phương pháp xác định giá thanh toán cuối cùng 
Chỉ số tại thời điểm đóng cửa ngày giao dịch cuối 
cùng 
13 Phương thức thanh toán Tiền mặt 
14 Tỉ lệ ký gửi 10% 
15 Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc lần sau ngày giao dịch cuối cùng 
Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (2020). 
Bảng 2. Thống kê giao dịch HĐTLVN30 (ngày 05/02/2020). 
STT MÃ HĐ MỞ CỬA 
(điểm) 
ĐÓNG CỬA 
(điểm) 
KHỚP LỆNH 
(hợp đồng) 
THAY ĐỔI 
(điểm) 
THAY ĐỔI 
(%) 
1 VN30F1M 849.3 841.8 139.923 -0.4 -0.05 
2 VN30F2M 850.2 843.5 238 -1.5 -0.18 
3 VN30F2002 849.3 841.8 139.923 -0.4 -0.05 
4 VN30F2003 850.2 843.5 238 -1.5 -0.18 
5 VN30F2006 857.5 850.8 115 -2.5 -0.29 
6 VN30F2009 850.6 848.5 85 2.1 0.25 
Nguồn: Công ty cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn (2020) 
Lợi thế khi tham gia mua bán 
HĐTLVN30: Cho phép nhà đầu tư giao dịch 
mua bán trong ngày. Trong khi đó, khi mua 
bán cổ phiếu, trái phiếu ở TTCKVN không 
được đặt lệnh mua và bán cùng loại cổ phiếu 
trong ngày. Khi tham gia mua bán 
HĐTLVN30, nhà đầu tư chỉ ký quỹ 10% tổng 
giá trị HĐ mà không phải mất bất cứ khoản 
tiền lãi vay nào phát sinh, tiền ký quỹ chiếm 
tỷ lệ nhỏ, coi như khoản tiền đảm bảo để thanh 
toán cho khoản tiền lỗ dù đoán sai khuynh 
hướng chỉ số. Tham gia giao dịch, nhà đầu tư 
có cơ hội đạt được mức tỷ suất lợi nhuận trên 
vốn đầu tư cao hơn nhiều so với đầu tư vào 
chứng khoán cơ sở nếu đoán trúng khuynh 
hướng của chỉ số (cùng mức lợi nhuận nhưng 
vốn đầu tư nhỏ). Sử dụng HĐTLVN30 cho 
phép nhà đầu tư quản lý mức rủi ro hiệu quả, 
chẳng hạn nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phần 
nhưng e ngại giá cổ phiếu đi xuống, họ có thể 
bán HĐTL chỉ số VN30 nhằm kiếm lời, bù 
đắp sự thua lỗ khi giá cổ phiếu giảm. Đặc biệt, 
nhà đầu tư có thể tham gia mua bán HĐTL chỉ 
số VN30 như một loại chứng khoán độc lập để 
kiếm lợi nhuận cho dù thị trường cổ phiếu lên 
hay xuống. Tuy nhiên HĐTLVN30 cũng là 
một loại hàng hoá chứng khoán, rất nhạy cảm 
với tác động của các nhân tố môi trường vĩ 
mô, vi mô, kết quả hoạt động của tổ chức phát 
hành, nếu nhà đầu tư đoán sai khuynh 
hướng chỉ số, thua lỗ có thể xảy ra. Khi tham 
gia mua bán HĐTL, nhà đầu tư rất cần phân 
tích thận trọng, dự báo khuynh hướng chỉ số 
để ra quyết định đúng. 
Sau hơn hai năm đưa vào hoạt động, 
HĐTLVN30 được nhà đầu tư Việt Nam đón 
nhận và có bước tăng trưởng tốt, ổn định. Giao 
dịch trên thị trường diễn ra sôi động, tăng rất 
mạnh khi thị trường cổ phiếu cơ sở có biến 
động tăng. Có khoảng 40 triệu hợp đồng được 
giao dịch. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 
xấp xỉ 100.000 hợp đồng/phiên, tương đương 
70% so với giao dịch bình quân của HĐTL 
trên chỉ số SET50 của thị trường Thái Lan đã 
trải qua 13 năm tuổi phát triển. Cuối tháng 7 
năm 2019 có gần 78.500 tài khoản giao dịch 
công cụ phát sinh được mở với 14 công ty 
chứng khoán tham gia môi giới và thanh toán 
bù trừ. 
4. Kết luận 
Tóm lại, áp dụng HĐTL trên chỉ số VN30 
ở thị trường chứng khoán phát sinh là bước 
tiến đáng kể của thị trường chứng khoán Việt 
Nam. Hàng hóa này vừa thể hiện tốt vai trò là 
công cụ phòng ngừa rủi ro, vừa góp phần tích 
cực vào việc “giữ chân” dòng vốn trên thị 
trường cổ phiếu cơ sở, thu hút sự quan tâm của 
nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên 
cạnh sự thành công của HĐTL trên chỉ số 
VN30, sàn Hà Nội cũng chính thức khai 
trương HĐTL trên chỉ số HNX30 và HĐTL về 
trái phiếu chính phủ kỳ hạn năm năm. Theo 
chiến lược phát triển, chính phủ sẽ áp dụng 
nhiều loại chứng khoán phái sinh hơn nữa để 
giúp nhà đầu tư có thêm hàng hoá lựa chọn 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 35-02/2020 
95 
hơn, tránh được tình trạng “tháo chạy” của nhà 
đầu tư khi thị trường chứng khoán cơ sở sụt 
giảm 
Tài liệu tham khảo 
[1] Thomas A. Hieromymus (1981), Economics of 
futures trading, Commodity Research Bureau, 
New York, United States; 
[2] Nguyễn Văn Thuận (2003), Quản trị tài chính, 
nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, Việt Nam; 
[3] Bùi Viết Thuyên (2000), Cẩm nang nhà kinh 
doanh chứng khoán tại Việt Nam, nhà xuất bản 
Khoa Học Và Kỹ Thuật, Việt Nam. 
 Ngày nhận bài: 14/2/2020 
 Ngày chuyển phản biện: 17/2/2020 
 Ngày hoàn thành sửa bài: 9/3/2020 
 Ngày chấp nhận đăng: 16/3/2020 

File đính kèm:

  • pdfhop_dong_tuong_lai_tren_chi_so_vn30_cong_cu_phai_sinh_dau_ti.pdf