Hành động kém văn minh của người dùng mạng xã hội

Việt Nam hiện nay là nước đang phát triển, do đó công nghệ thông tin cũng ngày càng phát triển

theo. Các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo,. được mọi người biết đến và sử dụng

rộng rãi hơn. Có thể thấy Internet mang lại rất nhiều lợi ích từ khi nó xuất hiện. Tuy nhiên không phải

ai cũng biết sử dụng một cách hợp lý. Những hành động kém văn minh của người dùng mạng xã

hội xuất hiện ngày càng nhiều. Cho thấy vấn đề về đạo đức và nhận thức của con người đang

xuống cấp một cách nghiêm trọng. Chính vì thế, đây là vấn đề quan trọng mà mọi người cần phải

quan tâm và xem xét

Hành động kém văn minh của người dùng mạng xã hội trang 1

Trang 1

Hành động kém văn minh của người dùng mạng xã hội trang 2

Trang 2

Hành động kém văn minh của người dùng mạng xã hội trang 3

Trang 3

Hành động kém văn minh của người dùng mạng xã hội trang 4

Trang 4

Hành động kém văn minh của người dùng mạng xã hội trang 5

Trang 5

Hành động kém văn minh của người dùng mạng xã hội trang 6

Trang 6

Hành động kém văn minh của người dùng mạng xã hội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 12320
Bạn đang xem tài liệu "Hành động kém văn minh của người dùng mạng xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hành động kém văn minh của người dùng mạng xã hội

Hành động kém văn minh của người dùng mạng xã hội
2284 
HÀNH ĐỘNG KÉM VĂN MINH CỦA NGƯỜI DÙNG MẠNG 
XÃ HỘI 
Lê Thị Duyên, Nguyễn Tuyết Ngân 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: TS. Lê Quang Hùng 
TÓM TẮT 
Việt Nam hiện nay là nước đang phát triển, do đó công nghệ thông tin cũng ngày càng phát triển 
theo. Các trang mạng xã hội Facebook, Instagram, Zalo,... được mọi người biết đến và sử dụng 
rộng rãi hơn. Có thể thấy Internet mang lại rất nhiều lợi ích từ khi nó xuất hiện. Tuy nhiên không phải 
ai cũng biết sử dụng một cách hợp lý. Những hành động kém văn minh của người dùng mạng xã 
hội xuất hiện ngày càng nhiều. Cho thấy vấn đề về đạo đức và nhận thức của con người đang 
xuống cấp một cách nghiêm trọng. Chính vì thế, đây là vấn đề quan trọng mà mọi người cần phải 
quan tâm và xem xét. 
Từ khóa: Hành động, kém văn minh, mạng xã hội, người dùng. 
ABSTRACT 
Vietnam is curently a developing country, so information technology is also increasingly developing. 
Social networking sites such as Facebook, Instagram, Zalo,... are widely known and used. You can 
see the internet has been a lot of benefits since it came out. However, nobody know how to use it 
properly. The less civilized actions of social network user are appearing more and more. This shows 
that the moral and cognitive issues of people are seriously degraded. Therefore, this is an important 
issue that everyone need to care and consider. 
Keywords: Action, Less civilized, Social network, User. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Mạng xã hội đang là một công cụ truyền thông được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Bên cạnh 
những lợi ích vượt trội như giải trí, tìm kiếm thông tin nhanh chóng,... mạng xã hội đang khiến 
không ít người e ngại khi có thể thoải mái chia sẻ, bình luận một sự việc, hay một cá nhân nào đó 
bằng những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa. Việc lợi dụng mạng xã hội để xúc phạm, lăng mạ, hay 
loan tin sai sự thật... đang là vấn đề nóng hổi được rất nhiều người quan tâm. Đó là những hành 
động kém văn minh của một đất nước đang phát triển, làm hạ thấp văn hóa nước mình trước các 
nước bạn. Đứng trước một hiện trạng như thế chúng ta đã và đang làm gì để đất nước đi lên với 
nền văn minh tốt đẹp? 
2285 
2 THỰC TRẠNG 
Theo thống kê mới nhất, Việt Nam đứng xếp ở vị trí thứ 7 với 58 triệu người dùng facebook. TP. Hồ 
Chí Minh cũng nằm trong top 6 thành phố có người dùng facebook đông nhất, với 14 triệu người 
dùng. [1] Không những vậy, các trang mạng khác như Youtube, tiktok, instagram,... cũng thu hút 
nhiều người dùng tham gia. Từ khi ra đời mạng xã hội đã mang đến cho người dùng rất nhiều lợi 
ích, song cũng có rất nhiều tiêu cực. 
2.1 Tích cực 
Mạng xã hội góp phần củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, 
Nhà nước và điều hành của Chính phủ.Ví dụ như tháng 10/2015, Chính phủ đã lập 2 tài khoản 
Facebook là ‚Thông tin Chính phủ‛ và ‚Diễn đàn Cạnh tranh quốc gia‛ với kỳ vọng giúp người dùng 
tiếp cận kịp thời các văn bản, quy định pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị...Việc này 
không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân mà còn khuyến khích người dân đồng hành 
cùng chính phủ. [2] 
Mạng xã hội cung cấp một kho tàng kiến thức đồ sộ, góp phần phát triển nhận thức, tư duy của 
con người. Chỉ vài thao tác đơn giản người dùng có thể học hỏi được nhiều kỹ năng sống cơ bản, 
hay nắm bắt thông tin kịp thời về các lĩnh vực. 
Góp phần phát triển văn hóa cộng đồng, nhờ có mạng xã hội cho phép người dùng có thể kết nối, 
tương tác với bạn bè, người thân, cộng đồng một cách thuận tiện. Thực tế khi mạng xã hội phát 
triển, công tác xã hội như cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo,... có nhiều khởi sắc. Các hình thức 
kinh doanh online trên mạng xã hội của cá nhân, doanh nghiệp ngày càng phát triển. 
Góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa của Việt Nam. Các mạng xã 
hội xuyên quốc gia như Facebook, Youtube... đã tạo ra những cơ hội, khả năng tiếp xúc, giao lưu 
văn hóa, thúc đẩy xích lại gần nhau, hiểu biết lẫn nhau giữa dân tộc ta với các dân tộc khác trên 
thế giới. 
2.2 Tiêu cực 
Có thể thấy rằng mạng xã hội ngày càng được rất nhiều người biết đến nhưng không phải ai cũng 
sử dụng nó một cách hợp lý. Hiện nay, hiện tượng miệt thị, chê bai, xúc phạm người khác đang trở 
thành phổ biến trên mạng xã hội. Mới đây nhất, một cá nhân được kêu đi cách ly khi trở về từ vùng 
dịch đã livestream xúc phạm, mắng chửi Việt Nam, làm cư dân mạng bức xúc. Không những thế, 
nhiều người vì muốn câu like đã đăng tải những hình ảnh phản cảm, phát ngôn gây sốc. Điều 
đáng nói là những hành động đó lại được thu hút sự quan tâm, theo dõi like, bình luận của cộng 
đồng mạng. Theo khảo sát được công bố của Microsoft, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ 
số mức độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI). Kết quả này được Microsoft công bố 
nhân ngày quốc tế An toàn Internet. Hiện Việt Nam đứng thứ 5 sau Nga, Columbia, Peru và Nam 
Phi. [3] 
2286 
Hình 1 
Sau công bố trên, một tài khoản ẩn danh của cư dân mạng Việt Nam đã đáp trả bằng bình luận 
với câu chửi thề khiếm nhã. Hiện còn hàng nghìn những trang cá nhân ẩn danh như vậy đang 
hàng ngày buông lời văng tục trên mạng xã hội một cách vô tội vạ. Tuy nhiên, những bình luận thô 
tục chỉ là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của hành vi kém văn minh trên mạng xã 
hội. Mới đây, khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, một bộ phận người 
dùng lợi dụng mạng xã hội để loan truyền những thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận 
hoặc có hành vi kích động người khác chửi rủa, miệt thị những người có hành vi chưa chuẩn mực. 
Thế nhưng họ đâu biết rằng buông lơi những từ ngữ thô tục, chửi rủa có thể làm ảnh hưởng một cá 
nhân như thế nào. Không những vậy hành động thiếu văn hóa đó sẽ bị đánh giá thấp về đạo đức 
và nhân cách. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến hành động kém văn minh như thế, nó sẽ đưa đến 
hậu quả gì và cách giải pháp như thế nào? 
3 NGUYÊN NHÂN 
– Mọi người hiểu sai về quyền ‚Tự do ngôn luận‛, tự cho mình quyền có thể mạt sát, làm tổn 
thương người khác qua từng câu chữ mà không cảm thấy hổ thẹn, ray rứt. 
– Ý thức của một bộ phận người sử dụng mạng xã hội kém, không kìm chế được bản thân từ đó 
có những hành động kém văn minh, thậm chí là xúc phạm lăng mạ người khác. 
– Các hacker chủ yếu được sản sinh ra từ sự quá khích, một phần đến từ tâm lý ‚thích thể hiện‛, ‚ 
khoe khoang sự tài giỏi‛. 
– Các trang mạng xã hội thiếu tính kiểm soát một cách chặt chẽ khi luôn xuất hiện nhan nhản 
những tài khoản giả mạo, ẩn danh. 
– Sự thiếu thông tin, hiểu biết về nhiều lĩnh vực có thể dẫn đến những kết luận sai, từ đó gây ra 
những tranh luận, tranh cãi, phán xét kém văn minh đến từ những người sử dụng. 
– Luật An ninh mạng Việt Nam chưa chặt chẽ. 
=> So sánh với Luật An ninh mạng Trung Quốc: [4] 
2287 
– Người dùng mạng xã hội tại Trung Quốc khi bình luận khiếm nhã hay chia sẻ lan truyền 
những thông tin nhạy cảm không hợp phát sẽ có thể bị phạt tù từ 5 ngày đến 11 năm tùy vào 
mức độ nghiêm trọng của vụ việc. 
– Tất cả mọi công ty nước ngoài khi vào thị trường Trung Quốc, theo luật an ninh mạng đều 
phải đặt máy chủ tại đất nước này và thông báo cho chính quyền địa phương. Yêu cầu này 
áp dụng yêu cầu trước khi hết năm 2018 các công ty nước ngoài đều phải tuân theo luật. 
– Công dân khi sử dụng internet tại Trung Quốc đều phải đăng ký dịch vụ mạng với tên thật, 
hình ảnh thật, thậm chí phải có chứng minh thư qua hình chụp rõ ràng. Theo giải thích của 
các chuyên gia bởi vì điều này sẽ gắn liền với bảng xếp hạng hạnh kiểm công dân tại quốc 
gia tỷ dân. 
– Những trang web vi phạm luật an ninh mạng tại Trung Quốc sẽ bị cấm cửa tuyệt đối, không 
được phép đăng tải bất kì thông tin nào mà chưa thông qua sự kiểm duyệt của siêu máy chủ 
do chính phủ nước này tạo nên. 
– Các công ty chuyên cung cấp giải pháp bảo mật hoặc mã hóa dữ liệu thông qua VPN (Virtual 
Private Network) đều phải tham gia vào mạng lưới dưới sự kiểm soát của chính quyền Trung 
Quốc. 
– Chỉ với 5 gạch đầu dòng chúng tôi nêu lên ở đây cũng đủ để các cá nhân và doanh nghiệp 
tại Việt Nam thấy rằng khi so sánh với luật an ninh internet tại Việt Nam thì mức độ hà khắc 
còn kém rất xa. 
4 HẬU QUẢ 
Xuất hiện nhan nhản các lời bình phẩm, nhận xét mang tính lăng mạ, xúc phạm một cá nhân nào 
đó. Thậm chí, một bài đăng có đến tận hàng nghìn bình luận nhưng khi bấm vào chỉ hiển thị 
khoảng vài trăm, hầu hết những bình luận còn lại đã bị bộ lọc ẩn đi vì thô tục, không phù hợp. 
Hình 2: Trọng tài người Oman Ahmed Al-Kaf từng bị dân mạng Việt Nam tấn công vào tháng 11-2019 
2288 
Trong cuộc sống, đã không ít những cái chết thương tâm xảy ra chỉ vì những hành động kém văn 
minh trên mạng xã hội. Đó là những lời chỉ trích, soi mói về đời tư. Những mũi nhọn đau hơn cả 
dao, xoáy sâu vào tâm hồn con người. Từ đó, nạn nhân sinh ra các căn bệnh tâm lý như rối loạn lo 
âu, trầm cảm, và dẫn đến cái chết. 
Hình 3: Sulli Choi ( 1994 ” 2019 ), nạn nhân của bắt nạt trên MXH đã qua đời vì tự tử. Cô bị cộng đồng mạng 
gán cho biệt danh ‚ gái hư ‚ sau khi rời nhóm F(x), sống với chính mình 
Hình 4: Goo Hara ( 1991 ” 2019 ), một nạn nhân khác của sự tẩy chay trên mạng xã hội vì làm bạn thân của 
Sulli và scandal bị bạn trai hành hung và dọa tung clip nóng. Cô qua đời đúng 6 tuần sau cái chết của cô bạn 
thân Sulli 
– Tại Việt Nam, nhiều cô gái trẻ đã chọn cái chết vì không chịu nổi búa rìu dư luận sau khi lộ 
những video nóng. [5] 
– -Microsoft xếp Việt Nam vào top 5 những nước hành xử kém văn minh trên Internet. 
5 GIẢI PHÁP 
Thực hiện lối ứng xử đẹp, văn minh trên các trang mạng xã hội: 
1. Cư xử trên mạng theo quy tắc vàng: Đồng cảm, trắc ẩn và tử tế. 
2. Tôn trọng sự khác biệt. 
3. Suy nghĩ trước khi bình luận. 
4. Đấu tranh cho người khác và bản thân khi thấy bất cứ ai hoặc chính mình trở thành đối tượng 
của tấn công mạng. 
2289 
– Các trang mạng xã hội cần kiểm soát chặt chẽ hơn, ngăn chặn các tài khoản giả mạo, ẩn 
danh. Việc đăng ký mạng xã hội ở Việt Nam chưa thực sự được kiểm soát chặt chẽ, một 
người có thể sử dụng nhiều tài khoản khác nhau.Từ đó dẫn đến việc nhiều người đã lập ra 
các tài khoản ‚ảo‛ để thoải mái trong việc đi bình luận ác ý, kém văn minh. Họ có thể nói sai, 
chửi bới, thóa mạ mà không lo phải chịu trách nhiệm. 
– Luật An ninh mạng các cơ quan nhà nước nên có cổng báo cáo hành vi vi phạm an ninh mạng 
online. Bằng cách truy cập vào một trang web nào đó của cơ quan nhà nước quản lý, người dân 
có thể báo cáo những hành vi mà họ cho rằng điều đó vi phạm Luật an ninh mạng (với những 
chứng cứ cụ thể). 
– Cần tăng cao hình thức phạt. Mức phạt hiện nay cho các hành vi vi phạm Luật an ninh mạng 
còn quá nhẹ, vì thế những sự việc vi phạm vẫn đang diễn ra hằng ngày. Chỉ khi nào người dân 
thấy mức độ thiệt hại trong việc phát ngôn bừa bãi thì khi đó người ta mới "uốn lưỡi bảy lần" 
trước khi nói. 
– Các trường học phổ thông (cấp II-III) và CĐ-ĐH cũng nên đưa vào những tiết dạy liên quan văn 
hóa ứng xử và văn minh trên mạng. Ở độ tuổi giai đoạn này, việc đưa những tiết học văn hóa 
trên mạng như một biện pháp để hướng các bạn trẻ có các hành vi đúng đắn hơn, góp phần 
điều chỉnh lối ứng xử của các thế hệ sau. 
– Cách xử lý của Chính phủ trước vấn nạn: 
+ Ngày 15/4 các qui định về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực 
bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử chính 
thức có hiệu lực. Đối với các hành vi lạm dụng mạng xã hội (MXH) sẽ bị xử phạt nặng. 
+ Theo Khoản 1 Điều 101 qui định phạt tiền từ từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi lạm dụng 
mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc 
phạm danh dự và nhân phẩm của người khác; cổ súy cho các hủ tục lạc hậu, không phù 
hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc; các thông tin bịa đặt, gây hoang mang cho 
nhân dân, kích thích tệ nạn xã hội. Ngoài ra, còn có những qui định về mức phạt đối với 
các hành vi cung cấp chia sẻ các tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể về sở 
hữu trí tuệ hoặc chưa cho phép (hay bị cấm) lưu hành; cung cấp chia sẻ hình ảnh bản đồ 
Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia, cung cấp 
chia sẻ các đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm. 
+ Theo Khoản 1 Điều 81 quy định phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với các hành vi lợi dụng 
các phương tiện giao tiếp trực tuyến trên internet, mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản 
có giá trị dưới 2 triệu đồng. Khoản 2 quy định phạt tiền từ 70-100 triệu đồng đối với các 
hành vi truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân hay tổ chức nhằm chiếm đoạt 
tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng. 
+ Tại điểm a Khoản 1 Điều 82 quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi gửi 
thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ điện tử của người tiếp nhận khi chưa được 
người tiếp nhận đồng ý hoặc khi người tiếp nhận đã từ chối Cùng với đó, mức phạt tiền 
2290 
từ 20-30 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật 
Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách 
nhiệm hình sự. 
6 KẾT LUẬN 
Ngày nay, mạng xã hội càng trở nên rất phổ biến, tuy nhiên một số cá nhân lại lợi dụng nó để thực 
hiện những hành vi trái với đạo đức xã hội. Thế nên khi tham gia mạng xã hội, mỗi người cần tự có 
ý thức, trách nhiệm đối với đất nước, cộng đồng, biết tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người 
khác, đặc biệt là biết tôn trọng danh dự của bản thân thì mới có trách nhiệm với mỗi hình ảnh, mỗi 
comment khi đăng lên mạng xã hội. Với những người cố tình sử dụng mạng xã hội để bịa đặt, 
xuyên tạc sự thật, làm hại người khác cần phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Theo thống kê mới nhất, Việt Nam đứng xếp ở vị trí thứ 7 với 58 triệu người dùng facebook. 
TP.Hồ Chí Minh cũng nằm trong top 6 thành phố có người dùng facebook đông nhất, với 14 
triệu người dùng: Báo dantri, link: https://dantri.com.vn/suc-manh-so/viet-nam-co-so-luong-
nguoi-dung-facebook-lon-thu-7-tren-the-gioi-20180418145327613.htm (tham khảo ngày 
07/04/2020). 
[2] Tháng 10/2015, Chính phủ đã lập 2 tài khoản Facebook là ‚Thông tin Chính phủ‛ và ‚Diễn đàn 
Cạnh tranh quốc gia‛ với kỳ vọng giúp người dùng tiếp cận kịp thời các văn bản, quy định 
pháp luật mới ban hành, thông tin thời sự chính trị...Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu 
thông tin của người dân mà còn khuyến khích người dân đồng hành cùng chính phủ: Báo 
conganquangbinh, link: https://conganquangbinh.gov.vn/mang-xa-hoi-mat-tich-cuc-va-
tieu-cuc-nhung-van-de-dat-ra-cho-cong-tac-bao-dam-an-ninh-trat-tu/ (tham khảo ngày 
07/04/2020). 
[3] Theo khảo sát được công bố của Microsoft, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số mức 
độ văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI). Kết quả này được Microsoft công bố 
nhân ngày quốc tế An toàn Internet. Hiện Việt Nam đứng thứ 5 sau Nga, Columbia, Peru và 
Nam Phi. Báo zingnews, link: https://zingnews.vn/microsoft-viet-nam-trong-top-5-the-gioi-
kem-van-minh-tren-internet-post1050224.html (tham khảo ngày 07/04/2020). 
[4] Luật An ninh mạng Trung Quốc: Báo trendmicro,link: https://trendmicro.ctydtp.vn/luat-an-
ninh-mang-cua-trung-quoc-va-viet-nam-khac-nhau-ra-sao.html (tham khảo ngày 
06/04/2020). 
[5] Tại Việt Nam, nhiều cô gái trẻ đã chọn cái chết vì không chịu nổi búa rìu dư luận sau khi lộ 
những video nóng: Báo kenh14.vn, link: https://kenh14.vn/dau-long-nhieu-co-gai-tre-tu-tu-
sau-khi-bi-ban-trai-tung-canh-nong-lo-clip-hon-nhau-trong-lop-hoc-
20190414214417437.chn (tham khảo ngày 06/04/2020). 

File đính kèm:

  • pdfhanh_dong_kem_van_minh_cua_nguoi_dung_mang_xa_hoi.pdf