Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức

Giáo trình được nhóm tác giả biên soạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tiếp thu tốt kiến thức liên quan đến môn học. Đây là tài liệu tham khảo chính dành cho sinh viên khoa Công nghệ thông tin, trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM học tập và nghiên cứu môn học Lắp ráp và cài đặt máy tính.

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức trang 1

Trang 1

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức trang 2

Trang 2

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức trang 3

Trang 3

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức trang 4

Trang 4

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức trang 5

Trang 5

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức trang 6

Trang 6

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức trang 7

Trang 7

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức trang 8

Trang 8

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức trang 9

Trang 9

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 61 trang Danh Thịnh 10/01/2024 4320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức

Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính - Huỳnh Trọng Đức
BỘ CÔNG THƯƠNG 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM 
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
============== 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 
LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH 
Nhóm biên soạn 
ThS Huỳnh Trọng Đức (Chủ biên) 
ThS Huỳnh Nguyễn Thành Luân 
KS Phạm Đăng Khoa 
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.HCM 
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 
BỘ MÔN MẠNG MÁY TÍNH VÀ TRUYỀN THÔNG 
============== 
GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 
LẮP RÁP VÀ CÀI ĐẶT MÁY TÍNH 
Biên soạn 
ThS Huỳnh Trọng Đức (Chủ biên) 
ThS Huỳnh Nguyễn Thành Luân 
KS Phạm Đăng Khoa 
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
i 
LỜI NÓI ĐẦU 
Giáo trình được nhóm tác giả biên soạn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho 
sinh viên tiếp thu tốt kiến thức liên quan đến môn học. Đây là tài liệu tham khảo 
chính dành cho sinh viên khoa Công nghệ thông tin, trường Cao đẳng Công Thương 
TP.HCM học tập và nghiên cứu môn học Lắp ráp và cài đặt máy tính. 
Nội dung của giáo trình bao gồm 02 phần: Lý thuyết và Thực hành. Nội 
dung phần lý thuyết được chia làm 8 chương học. Chương 1: Tổng quan về máy 
tính, Chương 2: Bo mạch chủ, Chương 3: Bộ vi xử lý, Chương 4: Bộ nhớ chính, 
Chương 5: Các thiết bị lưu trữ, Chương 6: Các thiết bị ngoại vi, Chương 7: Lắp ráp 
một máy tính cá nhân, Chương 8: Cài đặt phần mềm và bảo trì hệ thống. Phần thực 
hành được chia thành các mục theo thứ tự kiến thức đã học, qua các buổi thực hành 
giúp sinh viên có thao tác logic và kinh nghiệm thực tế trong việc lắp ráp và cài đặt 
máy tính, từ đó tích lũy tri thức cần thiết cho các môn học tiếp theo và công việc 
trong tương lai. 
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã trao đổi, góp ý 
cho chúng tôi trong quá trình hoàn thiện giáo trình. Mặc dù có nhiều cố gắng tham 
khảo và nghiên cứu các tài liệu liên quan, nhưng sẽ khộng tránh được những thiếu 
sót. Mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. 
Xin chân thành cám ơn! 
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về email: hntluan2005@gmail.com 
TP.HCM, tháng 01 năm 2013 
Nhóm tác giả 
ii 
MỤC LỤC 
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ i 
MỤC LỤC ................................................................................................................ ii 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... viii 
Chương 1 − TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH .............................................................. 1 
1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 1 
1.1.1. Máy tính ................................................................................................... 1 
1.1.1.1. Máy tính cá nhân ................................................................................ 1 
1.1.1.2. Các loại máy tính khác....................................................................... 2 
1.1.2. Phần cứng ................................................................................................. 3 
1.1.3. Phần mềm ................................................................................................. 3 
1.1.4. Phần dẻo ................................................................................................... 3 
1.2. Quá trình phát triển của máy tính .................................................................... 4 
1.2.1. Thế hệ thứ nhất (1945 – 1955) ................................................................. 4 
1.2.2. Thế hệ thứ hai (1955 – 1965) ................................................................... 4 
1.2.3. Thế hệ thứ ba (1965– 1980) ..................................................................... 4 
1.2.4. Thế hệ thứ tư (1980 – nay) ...................................................................... 4 
1.3. Một số thuật ngữ .............................................................................................. 5 
1.4. Sơ đồ khối máy tính ......................................................................................... 6 
1.4.1. Thiết bị nhập ............................................................................................ 6 
1.4.2. Thiết bị xử lý ............................................................................................ 6 
1.4.3. Bộ nhớ và thiết bị lưu trữ ......................................................................... 6 
1.4.4. Thiết bị xuất ............................................................................................. 6 
1.5. Thành phần cơ bản của máy tính ..................................................................... 7 
1.6. Thùng máy ....................................................................................................... 8 
1.6.1. Công dụng ................................................................................................ 8 
1.6.2. Các chuẩn phổ biến của thùng máy tính .................................................. 9 
1.6.2.1. Chuẩn AT ........................................................................................... 9 
1.6.2.2. Chuẩn ATX ........................................................................................ 9 
1.6.2.3. Chuẩn BTX ...................................................................................... 10 
1.6.3. Cấu trúc cơ bản và thông số kỹ thuật chuẩn case ATX ......................... 10 
1.6.4. Dây tính hiệu .......................................................................................... 12 
1.6.5. Một số sự cố và khắc phục ..................................................................... 12 
iii 
1.7. Nguồn – Power Supply .................................................................................. 13 
1.7.1. Công dụng .............................................................................................. 13 
1.7.2. Các chuẩn của nguồn máy tính .............................................................. 13 
1.7.2 ...  vi xử lý của hãng AMD. 
Hình 3.3. CPU dạng Slot 
 Socket 
 Socket 370 (Intel): Pentium III, Celeron 
 Socket A (AMD): AMD Duron 
 Socket 423 (Intel): Pentium 4 
 Socket 478 (Intel): Pentium 4, Pentium M, Pentium 4 Extreme, Celeron 
D, Celeron M. 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 40 
 Socket 754 (AMD): AMD Athlon 64, Turion 64 
 Socket 775 (Intel): Pentium 4, Pentium D, Celeron D, Core 2 Duo, Core 
2 Quad, Xeon 3000. 
 Socket 940 (AMD): Opteron 2, Athlon 64 FX. 
 Socket AM2 (AMD): AMD thay thế Socket 754, 939 Athlon 64 
 Socket AM3 (AMD): Athlon 64, Athlon 64 FX, Opteron 10. 
 Socket 1207 (AMD): Opteron 2, Athlon 64 X2 seri 7x. 
 Socket 1156, 1155: Core i3 
 Socket 1156, 1155: Core i5 
 Socket 1156, 1366, 2011, 1155, 1150: Core i7 
Hình 3.4. CPU dạng Socket 
Socket 478 
Socket 775 
Socket AM3 
Socket 1366 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 41 
3.5. Các công nghệ vi xử lý 
Công Nghệ Intel Hyper-Threading: Sử dụng tài nguyên của bộ xử lý 
hiệu quả hơn, cho phép nhiều luồng xử lý chạy trên mỗi nhân. Là một tính năng để 
nâng cao hiệu năng, Công Nghệ Intel HT cũng nâng cao năng suất bộ xử lý, nâng 
cao khả năng xử lý tổng thể trên phần mềm phân luồng. 
Multi Core (đa nhân): Công nghệ chế tạo vi xử lý có 2 (hoặc nhiều) lõi xử 
lý vật lý thực sự hoạt động song song với nhau, mỗi nhân sẽ đảm nhận những công 
việc riêng biệt không liên quan đến nhân còn lại. 
Công nghệ Turbo Boost: Là công nghệ nâng hiệu suất máy tính lên thêm 
20%, giúp hệ thống hoạt động nhanh hơn và kéo dài thời lượng pin, bằng cách tự 
động điều chỉnh xung nhịp của từng nhân độc lập cho phù hợp với nhu cầu xử lý. 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 42 
Công nghệ tích hợp chip đồ họa (GPU): Công nghệ này cho phép chip xử 
lý đồ họa được tích hợp trong CPU, cùng một đế với CPU làm cho hệ thống chỉ còn 
một con chip duy nhất, tăng hiệu suất xử lý đồ họa. 
Intel Virtualization Technology: Công nghệ ảo hóa cho phép nhiều OS 
khác nhau chạy trên cùng một nền tảng phần cứng mà không bị xung đột. 
Extended Memory 64 Technology (EM64T): công nghệ mã hoá địa chỉ có 
độ dài 64-bit (phiên bản nâng cấp trong cấu trúc IA-32), cho phép CPU truy cập bộ 
nhớ có dung lượng lớn (264 bit = 17179869184Gb hay 16ExaBytes). 
AMD HTT (Hyper Transport Technology): công nghệ rút ngắn khoảng 
cách giữa CPU với chip cầu bắc và các thành phần khác trên mainboard. 
3.6. Chẩn đoán và xử lý sự cố vi xử lý 
 Cong chân CPU hoặc chân đế cắm CPU: 
 Khi bật máy lên mà thấy máy không hoạt động, sau khi kiểm tra các thành 
phần khác chúng ta tiến hành kiểm tra CPU đã được lắp đặt đúng hay chưa. 
 Khi CPU lắp đặt sai vị trí thì sẽ xảy ra sự cố cong chân trên CPU hoặc trên 
Socket. 
 Cách xử lý là dùng vật kim loại hoặc nhíp nhỏ để chỉnh lại các chân cho 
thẳng. Lưu ý thao tác thật nhẹ nhàng vì các chân này rất mềm. 
 CPU quá nóng: 
 Nếu CPU quá nóng thì sẽ xảy ra sự cố máy đang hoạt động tự động tắt 
hoặc treo máy không sử dụng được. 
 Để kiểm tra nhiệt độ CPU ta vào BIOS hoặc dùng phần mềm kiểm tra 
nhiệt độ máy như CPUz, SpeedFAN 
 Cách xử lý là kiểm tra quạt tản nhiệt CPU, vệ sinh, tra dầu cho quạt hoặc 
thay thế quạt mới. Sau đó bôi keo tản nhiệt cho CPU. 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 43 
 Chạy sai tốc độ: 
 Nếu CPU chạy sai tốc độ chuẩn thì sẽ xảy ra hiện tượng máy chạy không 
ổn định, hay xảy ra tình trạng treo máy hoặc tự Reset. 
 Để kiểm tra tốc độ CPU ta vào BIOS hoặc dùng phần mềm kiểm tra tốc độ 
máy như CPUz, SpeedFAN 
 Cách xử lý là vào BIOS để chỉnh lại mặc định ban đầu, sử dụng sách 
hướng dẫn của mainboard để thiết lập cho đúng. 
*********** 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 
1. Liệt kê các loại đế cắm dùng cho CPU? 
2. Itanium 2 là thế vi xử lý dùng cho loại máy tính? 
3. Sự khác biệt cơ bản giữa dòng Celeron và Pentium là? 
4. Bộ nhớ đệm trong vi xử lý có ý nghĩa gì? 
5. Trình bày các đặc trưng khi nói đến CPU? 
6. Nêu các đặc điểm nổi bật của vi kiến trúc Core? 
7. Liệt kê các dòng chipset hỗ trợ công nghệ Dual Core, Quad Core? 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 44 
Chương 4 − BỘ NHỚ CHÍNH 
Học xong chương này sinh viên giải thích được vai trò của bộ nhớ chính 
(RAM-ROM). Trình bày cấu tạo, chức năng và phân loại bộ nhớ. Thông số kỹ 
thuật, công nghệ của ROM và RAM. Chẩn đoán và xử lý lỗi của ROM, RAM. 
4.1. Tổng quan 
Bộ nhớ chính của máy vi tính dùng để chứa các thông tin cần thiết như 
chương trình, dữ liệu trong quá trình máy hoạt động. 
ROM và RAM là bộ nhớ chính của máy tính, dùng lưu trữ các chương trình 
quản lý việc khởi động (ROM) và các chương trình đang hoạt động trên máy tính 
(RAM).. 
Ngày nay với công nghệ và kỹ thuật phát triển ROM và RAM được tạo ra với 
nhiều chủng loại khác nhau, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của người dùng. 
4.2. Bộ nhớ ROM 
Bộ nhớ ROM (Read Olly Memory - Bộ nhớ chỉ đọc): đây là bộ nhớ cố định, 
dữ liệu không bị mất khi mất điện. 
BIOS ROM (Basic Input-Output System Read Only Memory): Là một chip 
nhớ đặc biệt chứa chương trình nhập xuất cơ sở của hệ thống (BIOS), được nhà sản 
xuất tích hợp trên bo mạch chủ, giữ vai trò là cầu nối giữa các thiết bị phần cứng 
với hệ điều hành. 
Hình 4.1. Bộ nhớ ROM 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 45 
Có các loại kiểu ROM như: 
 ROM mặt nạ: Thông tin được ghi khi sản xuất, rất đắt 
 PROM (Programmable ROM): là loại chip được lập trình bằng chương 
trình đặc biệt, dữ liệu sẽ không bị mất khi tắt máy. Được lập trình một lần và dữ liệu 
trên chip không thể xóa. 
 EPROM (Erasable Programmable ROM): Cần thiết bị chuyên dụng để ghi 
bằng chương trình. Ghi được nhiều lần, trước khi ghi lại, xóa bằng tia cực tím 
 EEPROM (Electrically Erasable Programmable ROM): có thể ghi theo 
từng byte, thông tin có xóa bằng điện. 
 Flash memory (Bộ nhớ cực nhanh): Ghi theo khối, thông tin có thể xóa 
bằng điện. 
4.2.1. BIOS 
BIOS (Basic Input-Output System): là một chương trình đặc biệt được lập 
trình sẵn, chứa các lệnh quản lý, điều khiển hệ thống nhập xuất cơ bản do nhà sản 
xuất đưa ra tương ứng với từng loại mainboard thông qua 1 chip ROM. 
Chức năng chính của BIOS là quản lý thiết bị và chuẩn bị quá trình nạp các 
chương trình phần mềm nhằm thực thi và điều khiển máy tính. 
Các phần mềm trong BIOS trên main được nạp đầu tiên, trước cả hệ điều 
hành khi khởi động máy, bao gồm: 
 POST (Power On Selt Test): POST kiểm tra các thành phần máy tính như 
bộ vi xử lý, bộ nhớ, chipset, video card, điều khiển đĩa, bàn phím... Nếu hoạt động 
tốt thì tạo ra tiếng bip. Ngược lại sẽ tạo nhiều tiếng bip hoặc tiếng bip kéo dài. Có 
loại Rom đưa ra thông báo nhắn trên màn hình. 
 Bootstrap loader: là tập tin thi hành việc tìm hệ điều hành và nạp hệ điều 
hành. Nếu hệ điều hành không tìm thấy, nó được nạp và điều khiển PC. 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 46 
 BIOS: Tham chiếu tới sự liên kết của các trình điều khiển mà trình điều 
khiển này hoạt động như mạch nối ghép cơ bản giữa hệ điều hành và phần cứng. 
Khi chạy DOS hoặc Windows trong chế độ Safe mode, đang chạy các trình điều 
khiển BIOS. 
 CMOS setup: Đây là chương trình cho phép thiết đặt cấu hình hệ thống, 
cấu hình mainboard và thiết lập chipset. Đối với các thiết bị Plug and Play thì tham 
số trong ROM của thiết bị đó sẽ tự động được truyền vào CMOS-Setup. 
4.2.2. CMOS RAM 
 CMOS RAM (Complementary Metal Oxide Semiconductor Random 
Access Memory): là một chip nhớ được chế tạo bằng công nghệ CMOS và tích hợp 
bên trong BIOS ROM dùng để lưu trữ cấu hình cơ sở của hệ thống cần thiết cho quá 
trình POST và BIOS. 
 Để cấp nguồn cho CMOS RAM hoạt động được thì phải có một pin 
CMOS. 
 CMOS Battery (Pin CMOS): dùng để cung cấp nguồn cho CMOS RAM 
lưu trữ các thiết lập quan trọng khi đã tắt máy. Pin CMOS có mã là CR 2032, điện 
áp là 3.0 volt, thời gian sử dụng khoảng từ 3 đến 5 năm, pin này được tích hợp trên 
bo mạch chủ thông qua một đế cắm. 
 Chạy chương trình CMOS Setup Utility để thiết lập thông tin cho RAM 
CMOS. Khi cần có thể quay về chế độ thiết lập mặc định (default). Trình setup 
được kích hoạt trong quá trình khởi động máy bằng 1 phím (hoặc tổ hợp phím) tuỳ 
thuộc loại BIOS hãng sản xuất. 
4.3. Bộ nhớ RAM 
Bộ nhớ RAM (Random Access Memory - Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên): Bộ 
nhớ này lưu các chương trình phục vụ trực tiếp cho quá trình xử lý của CPU, bộ nhớ 
RAM chỉ lưu trữ dữ liệu tạm thời và dữ liệu sẽ bị xoá khi mất điện 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 47 
4.3.1. Phân loại bộ nhớ RAM 
Có 2 loại RAM là SRAM (Static RAM) hay còn gọi là RAM tĩnh và DRAM 
(Dynamic RAM) hay còn gọi là RAM động. Cả SRAM và DRAM đều sẽ bị mất dữ 
liệu sau khi tắt máy. 
 SRAM là loại RAM không cần phải làm tươi (refresh) mà dữ liệu vẫn 
không bị mất. Có dung lượng nhỏ, cũng đắt tiền nhưng tốc độ hoạt động rất nhanh 
từ 10 ns đến 20 ns. SRAM được sử dụng cho bộ nhớ cache trong CPU như: cache 
L1, cache L2, cache L3. 
 DRAM là dạng chip nhớ được sử dụng làm bộ nhớ chính cho hầu hết các 
máy tính hiện nay. Tốc độ truy xuất chậm hơn SRAM, cần phải được refresh 
thường xuyên (hàng triệu lần mỗi giây) để đảm bảo dữ liệu lưu trữ không bị mất đi. 
 Các chủng loại bộ nhớ DRAM: 
 SDR-SDRAM (Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM): có tốc độ 
Bus từ 66/100/133/150MHz, tổng số chân là 168 chân với độ rộng dữ liệu là 64 bit, 
điện áp hoạt động là 3.3V và giao tiếp theo dạng khe cấm DIMM. 
Hình 4.2. RAM SDR-SDRAM 
 DDR-SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM) còn 
được gọi là DDRAM có tốc độ Bus từ 200/266/333/400 MHz, điện áp hoạt động 
2.5V, tổng số chân là 184 chân, chuẩn giao tiếp DIMM. 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 48 
Hình 4.3. RAM DDR-SDRAM 
 DDR II SDRAM (Double Data Rate II Synchronous Dynamic RAM): 
Thế hệ sau của DDR có tốc độ Bus 533/667/800/1066 MHz, tổng số chân là 240 
chân, điện áp là 1.8V. Chuẩn giao tiếp là DIMM. 
Hình 4.4. RAM DDR II SDRAM 
 DDR III SDRAM (Double Data Rate III Synchronous Dynamic 
RAM): có tốc độ bus 800/1066/1333/1600/2333 MHz, tổng số chân là 240, điện áp 
hoạt động 1.5v. Chuẩn giao tiếp là DIMM 
Hình 4.5. RAM DDR III SDRAM 
 RDRAM (Rambus DRAM): có bus 600/700/800/1066Mhz, điện áp 2.5v, 
số pin 184, chuẩn giao tiếp RIMM. 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 49 
Hình 4.6. RAM Rambus DRAM 
4.3.2. Các loại khe cắm RAM trên Mainboard 
 SIMM (Single Inline Memory Module) đây là loại RAM giao tiếp 30 
chân và 72 chân được sử dụng nhiều ở các mainboard cũ hiện nay không còn sử 
dụng. 
 RIMM (Rambus Inline Memory Module): là dạng khe cắm hai hàng dùng 
để cắm Ram Bus RDRAM, chuẩn giao tiếp 184 chân. 
 SoDIMM (Small Outline Dual In-line Memory Module): Khe cắm RAM 
dành cho các dòng máy Laptop, được chia làm 2 loại: 72 chân và 144 chân. 
 DIMM (Double Inline Memory Module) Khe cắm hai hàng chân sử dụng 
phổ biến cho các loại RAM hiện nay như DIMM 168 chân (SDR-SDRAM hay còn 
gọi là SDRAM), 184 chân (DDR-SDRAM chính là DDR1), loại 240pin (DDR2-
SDRAM hay gọi là DDR2). 
4.3.3. Các thông số kỹ thuật đặt trưng 
 Dung lượng (Memory Capacity): Khả năng lưu trữ thông tin, tính theo 
Byte (MB/GB/TB). Dung lượng của RAM càng lớn thì hệ thống hoạt động càng 
nhanh. 
 Tốc độ (Speed): tốc độ hoạt động của RAM, tính theo tần số hoạt động 
(MHz) hoặc theo băng thông. Ví dụ: 
 512 DDR333: là DDR bus 333MHz, dung lượng 512MB. 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 50 
 512 DDR PC2700: là PC2700 là băng thông RAM khi chạy ở tốc độ 
333 MHz nó sẽ đạt băng thông là 2700MBps (trên lý thuyết). 
 Độ trễ (C.A.S. Latency): Là khoảng thời gian chờ từ khi CPU ra lệnh đến 
khi CPU nhận được sự phản hồi. 
 ECC (Error Correcting Code): Là cơ chế kiểm tra lỗi được tích hợp trên 
một số loại RAM bằng cách thêm vào các bit kiểm tra trong mỗi byte dữ liệu. 
 Refresh Time: Do đặc thù của DRAM là được tạo nên bởi nhiều tế bào 
điện tử có cấu trúc từ tụ điện nên cần phải được nạp thêm điện tích để duy trì thông 
tin. 
 Công nghệ Dual channel: Kỹ thuật RAM kênh đôi giúp tăng tốc độ truy 
xuất dữ liệu trên RAM. 
 Khi ứng dụng kỹ thuật Dual Channel cần có những yêu cầu sau: 
Mainboard và chipset hỗ trợ (865 hoặc mới hơn), RAM phải gắn trên các kênh có 
hỗ trợ đường Bus riêng và RAM cùng loại, cùng hãng sản xuất. 
4.3.4. Xử lý một số sự cố RAM 
 Oxy hóa, lỗi chip nhớ: 
 Một số RAM bị oxy hóa sau một thời gian sử dụng do tác động của môi 
trường. Để khắc phục ta cần vệ sinh chân tiếp xúc của RAM, khe cắm RAM bằng 
gôm tẩy và bàn chải mềm. 
 Một số RAM bị lỗi chip nhớ do hở mối hàn chúng ta phải sử dụng chương 
trình kiểm tra lỗi RAM như: Gold Memory, Memtest 86. Sau đó tìm cách sửa chữa 
hoặc thay thế RAM mới. 
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính 
Khoa CNTT - Trường CĐ Công Thương TP.HCM Trang 51 
Hình 4.7. Lỗi chip nhớ, màn hình xanh “dump” 
 Lắp đặt sai kỹ thuật: 
 Nếu chúng ta lắp đặt RAM không đúng thì có thể dẫn đến tình trạng máy 
không lên hình hoặc có thể gây ra sự cố cháy RAM. 
 Tuyệt đối không được tháo lắp RAM khi máy đang hoạt động. 
 Chỉ tiến hành tháo lắp RAM khi đã rút điện và xác định đúng chủng loại 
RAM cần thay thế. 
********** 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 
1. Phân biệt giữa RAM và ROM? 
2. Phân biệt BIOS RAM, BIOS, CMOS ROM? 
3. Bộ nhớ RAM có 2 dạng cơ bản đó là dạng nào? 
4. Chuẩn giao tiếp RAM trên mainboard thường được sử dụng hiện nay, kể tên các 
dòng sản phẩm RAM dùng chuẩn giao tiếp này? 
5. Các thông số cơ bản của RAM động? 
6. Công nghệ Dual Channel được tích hợp ở đâu? 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_lap_rap_va_cai_dat_may_tinh_huynh_trong_duc.pdf