Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí

Để thực hiện biên soạn giáo trình cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí ở trình độ CĐN, giáo trình cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí là một trong những giáo trình môn học đào tạo cơ sở được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc.

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí trang 1

Trang 1

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí trang 2

Trang 2

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí trang 3

Trang 3

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí trang 4

Trang 4

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí trang 5

Trang 5

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí trang 6

Trang 6

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí trang 7

Trang 7

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí trang 8

Trang 8

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí trang 9

Trang 9

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 82 trang Danh Thịnh 12/01/2024 4240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí

Giáo trình Cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC CƠ SỞ KỸ THUẬT NHIỆT LẠNH 
VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
NGHỀ KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 01 /QĐ-CĐN ngày 04 tháng 1năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR - VT
Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Để thực hiện biên soạn giáo trình cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí ở trình độ CĐN, giáo trình cơ sở kỹ thuật nhiệt lạnh và điều hòa không khí là một trong những giáo trình môn học đào tạo cơ sở được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. 
Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiễn cao. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 120 giờ.	
Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến thức mới cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường. 
Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao đẳng nghề tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
 Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày.......tháng...... năm 2015
 Tham gia biên soạn
1. Giáo viên: Trần Văn Quốc - Chủ biên
MỤC LỤC
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
 CƠ SỞ KỸ THUẬT NHIỆT-LẠNH & ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Mã số môn học: MĐ11
Thời gian môn học: 120h	(Lý thuyết: 30h; Thực hành: 90h)
I. Vị trí tính chất mô đun: 
Là môn học cơ sở kỹ thuật chuyên nghành, chuẩn bị các kiến thức cần thiết cho các phần học kỹ thuật chuyên môn tiếp theo.
II. Mục tiêu mô đun: Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng:
-Trình bày được các khái niệm, định nghĩa về truyền nhiệt, chất môi giới, chu trình nhiệt động học, quá trình hóa hơi đẳng áp, quá trình nhiệt động của máy lạnh và bơm nhiệt, quá trình nhiệt động của máy lạnh và bơm nhiệt, các quy luật truyền nhiệt
-Giải thích được quá trình lưu động và tiết lưu.
-Trình bày được các khái niệm và định nghĩa về truyền nhiệt.
-Trình bày được các khái niệm về kỹ thuật Nhiệt-Lạnh, nguyên lý làm việc của máy lạnh và các quy luật truyền nhiệt cơ bản.
-Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy nén lạnh thông dụng
-Nhận dạng và trình bày được chức năng các thiết bị trong hệ thống lạnh, điều hoà không khí.
-Trình bày được khái niệm về không khí ẩm, kỹ thuật điều hoà không khí và các quá trình, nguyên lý làm việc của hệ thống điều hoà không khí. 
-Tính toán được phụ tải lạnh và điều hoà không khí đơn giản.
-Phân tích được hiện tượng trao đổi khí trong phòng.
-Trình bày được chức năng của hệ thống vận chuyển khí.
-Ý nghĩa của kỹ thuật lạnh trong đời sống và kỹ thuật.
	-Cẩn thận, tỷ mỉ, tổ chức nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp và có khả năng làm việc nhóm.
III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Thời gian 
Hình thức dạy
1
Nhiệt động kỹ thuật
15
LT
2
Truyền nhiệt
10
LT
 
Kiểm tra bài 1+2
1
LT
3
Khái niệm về kỹ thuật lạnh
5
LT
4
Môi chất lạnh và chất tải lạnh
10
LT
5
Các hệ thống lạnh dân dụng
10
Tích hợp
6
Máy nén lạnh
10
Tích hợp
7
Giới thiệu chung về các thiết bị khác của hệ thống lạnh
10
Tích hợp
 
Kiểm tra bài (3-7)
2
LT
8
Không khí ẩm
10
LT
9
Khái niệm chung về điều hòa không khí
10
LT
10
Hệ thống vận chuyển và phân phối không khí
10
Tích hợp
11
Các phần tử khác của hệ thống điều hòa không khí
15
Tích hợp
 
Kiểm tra (bài 8-11)
2
LT
 
Cộng
120


BÀI 1
 NHIỆT ĐỘNG KỸ THUẬT
Mục tiêu: 
- Trình bày được các khái niệm, định nghĩa về chất môi giới và chu trình nhiệt động học.
- Tính toán được nhiệt lượng theo nhiệt dung riêng
- Trình bày được quá trình hóa hơi đẳng áp.
- Trình bày được các quá trình nhiệt động cơ bản của hơi
- Xác định được các thông số của hơi bằng bảng và đồ thị lgp-h.
- Giải thích được quá trình lưu động và tiết lưu
- Trình bày được quá trình nhiệt động của máy lạnh và bơm nhiệt.
Nội dung chính:
1.Chất môi giới và các thông số trạng thái của chất môi giới
1.1. Các khái niệm và định nghĩa.
Để thực hiện quá trình biến đổi nhiệt thành công trong máy nhiệt và quá trình làm lạnh trong máy lạnh người ta luôn luôn phải sử dụng một chất trung gian gọi là chất môi giới ví dụ: Trong động cơ đốt trong chất môi giới là chất khí tạo hành do cháy nhiên liệu (khói), trong máy hơi nước chất môi giới là hơi nước. Trong máy lạnh chất môi giới là các hợp chất hữu cơ như Frêôn: R12, R22, R134a, NH3
1.2.Chất môi giới và các thông số trạng thái của chất môi giới
Chất môi giới thường dùng là khí, lỏng hoặc hơi. Chất khí là các chất mà trạng thái của nó rất xa thể lỏng. Trong quá trình hoạt động của chất môi giới dạng khí nó không có sự chuyển pha có nghĩa là nó luôn luôn ở thể khí. Ví dụ: Chất môi giới trong động cơ đốt trong là chất khí, từ lúc hút vào máy đến lúc xả ra đều ở dạng khí.
Hơi về bản chất cũng giống thể khí nhưng hơi tồn tại gần thể lỏng nên trong quá trình hoạt động của nó trong thiết bị có lúc nó chuyển thành thể lỏng ví dụ: Môi chất lạnh trong máy lạnh lúc vào và ra khỏi máy nén là hơi, qua ... trạng thái A (tA, ϕA) đến B (tB, ϕB) được biểu thị bằng đoạn thẳng AB, mủi tên chỉ chiều quá trình gọi là tia quá trình. Aϕ=100%dCIAIα45°DBBI 
Hình 1.3 : Ý nghĩa hình học của ε 
Đặt (IA - IB)/(dA-dB) = ΔI/Δd =εAB gọi là hệ số góc tia của quá trình AB 
Ta hãy xét ý nghĩa hình học của hệ số εAB 
Ký hiệu góc giữa tia AB với đường nằm ngang là α. Ta có 
ΔI = IB - IA = m.AD 
Δd= dB - dA = n.BC 
Trong đó m, n là tỉ lệ xích của các trục toạ độ. 
Từ đây ta có 
εAB = ΔI/Δd = m.AD/n.BC 
εAB = (tgα + tg45o).m/n = (tgα + 1).m/n 
Như vậy trên trục toạ độ I-d có thể xác định tia AB thông qua giá trị εAB . Để tiện cho việc sử dụng trên đồ thị ở ngoài biên người ta vẽ thêm các đường ε = const . Các đường ε = const có các tính chất sau : 
- Hệ số góc tia ε phản ánh hướng của quá trình AB, mỗi quá trình ε có một giá trị nhất định. 
- Các đường ε có trị số như nhau thì song song với nhau. 
- Tất cả các đường ε đều đi qua góc tọa độ (I=0 và d=0). 
3.2 Quá trình hòa trộn hai dòng không khí. 
Trong kỹ thuật điều hòa không khí người ta thường gặp các quá trình hòa trộn 2 dòng không khí ở các trạng thái khác nhau để đạt được một trạng thái cần thiết. Quá trình này gọi là quá trình hoà trộn. 
Giả sử hòa trộn một lượng không khí ở trạng thái A(IA, dA) có khối lượng phần khô là LA với một lượng không khí ở trạng thái B(IB, dB) có khối lượng phần khô là LB và thu được một lượng không khí ở trạng thái C(IC, dC) có khối lượng phần khô là LC. Ta xác định các thông số của trạng thái hoà trộn C. 
H dIAIAIBICBdddACBCϕ=100% 
- Cân bằng khối lượng 
LC = 
(1-11) 
(1-12) t 
(1-13) (c) và trừ theo vế t
(IA - IC).LA = (IC - IB).L
(dA - dC).LA = (dC - dB).L
Từ biể BCBCCACAdddd− =−ddII− −I I I I − − AB BC C A BC C A LL d d I I = − = − 
này có cùng hệ số góc tia và chung điểm C nên ba điểm A, B, C thẳng hàng. Điểm C nằm trên đoạn AB. - Theo ương trình đường thình 1.4 : Quá trình hoà trộn trên đồ thị I-d Ta có các phương trình: LA + LB - Cân bằng ẩm dC.LC = dA .LA + dB .LB - Cân bằng nhiệ IC.LC = IA .LA + IB .LB Thế (a) vào (b), a có : B B hay : u thức này ta rút ra: - Phương trình (1-14) là các ph ẳng AC và BC, các đường thẳng phương trình (1-15) suy ra điểm C nằm trên AB và chia đoạn AB theo tỷ lệ LB/LA (1-14) (1-15) 
Thái C được xác định như sau : CCLL BBAACLdLdd..+= B B A A C L I L I I . . + = C C L L (1-16) (1-17) rạng t 
4. Bài tập về sử dụng đồ thị.
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu Các thông số trạng thái của không khí ẩm?
Câu 2: Hãy vẽ Đồ thị I-d và d-t của không khí ẩm?
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 8
Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được về không khí ẩm
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
Bài 9
KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Mục tiêu: 
-Trình bày được các khái niệm về kỹ thuật điều hoà không khí và các quá trình, nguyên lý làm việc của hệ thống điều hoà không khí. 
	-Tính toán được phụ tải lạnh đơn giản..
Nội dung chính:
1. Khái niệm về thông gió và ĐHKK	
1.1. Thông gió là gì
Là quá trình "thay đổi" hoặc thay thế không khí trong bất kỳ không gian nào để cung cấp không khí chất lượng cao bên trong (tức là để kiểm soát nhiệt độ, bổ sung oxy, hoặc loại bỏ hơi ẩm, mùi hôi, khói, hơi nóng, bụi, vi khuẩn trong không khí, và carbon dioxide). 
1.2. Khái niệm về ĐHKK
Điều hòa không khí hay điều hòa nhiệt độ là duy trì không khí trong phòng ổn định về nhiệt độ, độ ẩm, độ sạch, và thay đổi thành phần không khí và áp suất không khí.
Điều hòa không khí cưỡng bức thông qua thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng, quạt gió, phun ẩm, hút ẩm làm khô, tạo khí ôxi, ion âm,...
1.3. Khái niệm về nhiệt thừa và tải lạnh cần thiết của công trình
2. Bài tập về tính toán tải lạnh đơn giản.
3. Các hệ thống ĐHKK
3.1. Các khâu của hệ thống ĐHKK
Để thực hiện ĐHKK cần có nhiều thiết bị, các thiết bị có cùng chức năng hợp thành một khâu. Hệ thống ĐHKK có nhiều khâu:
- Khâu xử lí không khí làm các nhiệm vụ như đã nói ở trên, gồm các thiết bị như giàn lạnh (để làm lạnh và làm khô không khí), caloriphe (để sưởi ấm), giàn phun (để tăng ẩm), lọc bụi và tiêu âm (để làm sạch không khí);
- Khâu vận chuyển và phân phối không khí làm nhiệm vụ đưa không khí đã xử lí tới các vị trí yêu cầu, thường gồm quạt gió lạnh, các miệng thổi, miệng hút và đường ống gió (nhiều hệ thống không có ống gió);
- Khâu năng lượng gồm các thiết bị cấp lạnh, cấp nhiệt, cấp nước, điển hình là các máy lạnh (gồm máy nén, thiết bị ngưng tụ, thiết bị tiết lưu, thiết bị bay hơi..., quạt gió nóng cũng thuộc về bộ phận của máy lạnh). Có nhiều hệ thống ĐHKK lớn bố trí riêng biệt các trạm lạnh, trạm cấp nước, lò hơi... thành các tổ hợp phức tạp chứ không đơn giản như ở các máy điều hoà công suất bé vẫn bán tại các cửa hàng. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, làm lạnh là một yêu cầu không thể thiếu của ĐHKK (nhiều hệ thống chỉ duy nhất có cấp lạnh). Đa số máy ĐHKK đều có máy lạnh đi kèm nên người ta hay hiểu sai, đồng nhất máy điều hoà không khí với máy lạnh;
- Khâu đo lường và điều khiển tự động làm nhiệm vụ hiển thị các thông số trạng thái của không khí (thường là nhiệt độ, độ ẩm) và điều khiển một cách tự động việc duy trì các thông số đó. Với hệ thống ĐHKK tiện nghi thường chỉ tự động điều chỉnh nhiệt độ, còn độ ẩm của không khí không được quan tâm (không hiển thị và cũng không điều chỉnh tự động). Nhiều hệ thống ĐHKK công nghệ có hệ thống đo lường và điều khiển tự động khá phức tạp. Các thiết bị tự động hoá hệ thống lạnh (bao gồm cả thiết bị tự động bảo vệ hệ thống lạnh) nằm trong khâu năng lượng.
3.2. Phân loại hệ thống ĐHKK
Phổ biến nhất : 
- Theo mức độ quan trọng : 
+ Hệ thống điều hòa không khí cấp I : Hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số tính toán trong nhà với mọi phạm vi thông số ngoài trời. 
+ Hệ thống điều hòa không khí cấp II : Hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số tính toán trong nhà với sai số không qúa 200 giờ trong 1 năm. 
+ Hệ thống điều hòa không khí cấp III : Hệ thống điều hoà có khả năng duy trì các thông số tính toán trong nhà với sai số không qúa 400 giờ trong 1 năm. 
Khái niệm về mức độ quan trọng mang tính tương đối và không rõ ràng. Chọn mức độ quan trọng là theo yêu cầu của khách hàng và thực tế cụ thể của công trình. Tuy nhiên hầu hết các hệ thống điều hoà trên thực tế được chọn là hệ thống điều hoà cấp III. 
- Theo chức năng : 
+ Hệ thống điều hoà cục bộ : Là hệ thống nhỏ chỉ điều hòa không khí trong một không gian hẹp, thường là một phòng. Kiểu điều hoà cục bộ trên thực tế chủ yếu sử dụng các máy điều hoà dạng cửa sổ , máy điều hoà kiểu rời (2 mãnh) và máy điều hoà ghép. 
+ Hệ thống điều hoà phân tán : Hệ thống điều hòa không khí mà khâu xử lý nhiệt ẩm phân tán nhiều nơi. Có thể ví dụ hệ thống điều hoà không khí kiểu khuyếch tán trên thực tế như hệ thống điều hoà kiểu VRV (Variable Refrigerant Volume), kiểu làm lạnh bằng nước (Water chiller) hoặc kết hợp nhiều kiểu máy khác nhau trong 1 công trình. 
+ Hệ thống điều hoà trung tâm : Hệ thống điều hoà trung tâm là hệ thống mà khâu xử lý không khí thực hiện tại một trung tâm sau đó được dẫn theo hệ thống kênh dẫn gió đến các hộ tiêu thụ. Hệ thống điều hoà trung tâm trên thực tế là máy điều hoà dạng tủ, ở đó không khí được xử lý nhiệt ẩm tại tủ máy điều hoà rồi được dẫn theo hệ thống kênh dẫn đến các phòng. 
4. Các phương pháp và thiết bị xử lý không khí
4.1. Làm lạnh không khí
4.2. Sưởi ấm
4.3. Khử ẩm
4.4. Tăng ẩm
4.5. Lọc bụi và tiêu âm
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu khái niệm về thông gió và ĐHKK? Các hệ thống ĐHKK?
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 9
Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được các quá trình, nguyên lý làm việc của hệ thống điều hoà không khí.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
BÀI 10
HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN PHỐI KHÔNG KHÍ
Mục tiêu: 
-Phân tích được hiện tượng trao đổi khí trong phòng.
-Trình bày được chức năng của hệ thống vận chuyển khí.
Nội dung chính:
1. Trao đổi không khí trong phòng	
1.1. Các dòng không khí tham gia trao đổi không khí trong phòng
1.2. Các hình thức cấp gió và thải gió
1.3. Các kiểu miệng cấp và miệng hồi
Miệng thổi và miệng hút có rất nhiều dạng khác nhau.
a) Theo hình dạng
- Miệng thổi tròn.
- Miệng thổi chữ nhật, vuông
- Miệng thổi dẹt
b) Theo cách phân phối gió
- Miệng thổi khuyếch tán
- Miệng thổi có cánh điều chỉnh đơn và đôi
- Miệng thổi kiểu lá sách
- Miệng thổi kiểu chắn mưa
- Miệng thổi có cánh cố định.
- Miệng thổi đục lổ
- Miệng thổi kiểu lưới
c) Theo vị trí lắp đặt
- Miệng thổi gắn trần.
- Miệng thổi gắn tường.
- Miệng thổi đặt nền, sàn.
d) Theo vật liệu
- Miệng thổi bằng thép
- Miệng thổi nhôm đúc.
- Miệng thổi nhựa.
2. Đường ống gió	
2.1. Cấu trúc của hệ thống
2.2. Các loại trở kháng thủy lực của đường ống
3. Quạt gió	
3.1. Phân loại quạt gió
Quạt ly tâm 
Quạt ly tâm được chia ra làm các loại sau 
- Quạt ly tâm cánh cong về phía trước (forward Curve - FC)
 - Quạt ly tâm cánh nghiêng về phía sau (Backward Inclined - BI) 
- Quạt ly tâm cánh hướng kính (Radial Blade - RB)
 - Quạt ly tâm dạng ống (Tubular Centrifugal - TC) 
Quạt hướng trục : Có 3 loại chủ yếu : 
- Quạt dọc trục kiểu chong chóng 
- Dạng ống 
- Có cánh hướng 
3.2. Đường đặc tính của quạt và điểm làm việc trong mạng đường ống
* Đồ thị đặc tính: Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa cột áp H và lưu lượng V ứng với số vòng quay n của guồng cánh của quạt gọi là đồ thị đặc tính của quạt. Trên đồ thị đặc tính người ta còn biểu thị các đường tham số khác như đường hiệu suất quạt ηq, đường công suất quạt Nq.
 * Đặc tính mạng đường ống: Mỗi một quạt ở một tốc độ quay nào đó đều có thể tạo ra các cột áp Hq và lưu lượng V khác nhau ứng với tổng trở lực Δp dòng khí đi qua Quan hệ Δp - V gọi là đặc tính mạng đường ống.
 Trên đồ thị đặc tính điểm A được xác định bởi tốc độ làm việc của quạt và tổng trở lực mạng đường ống gọi là điểm làm việc của quạt.
 Như vậy ở một tốc độ quay quạt có thể có nhiều chế độ làm việc khác nhau tùy thuộc đặc tính mạng đường ồng. Do đó hiệu suất của quạt sẽ khác nhau và công suất kéo đòi hỏi khác nhau. Nhiệm vụ của người thiết kế hệ thống đường ống là phải làm sao với một lưu lượng V cho trước phải thiết kế đường ống sao cho đạt hiệu suất cao nhất hoặc chí ít càng gần ηmax càng tốt. 
4. Bài tập về quạt gió và trở kháng đường ống
CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu cách phân loại miệng gió, miệng thổi?
Câu 2: Hãy nêu cách phân loại quạt gió?
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 10
Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu hiện tượng trao đổi khí trong phòng, chức năng của hệ thống vận chuyển khí
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
BÀI 11
CÁC PHẦN TỬ KHÁC CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
Mục tiêu: 
-Nhận dạng được các thiết bị trong hệ thống điều hoà không khí.
-Trình bày được chức năng của các thiết bị trong hệ thống điều hoà không khí.
Nội dung chính:
1. Khâu tự động điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong phòng	
1.1. Tự động điều chỉnh nhiệt độ 
- Khâu đo lường và điều khiển tự động làm nhiệm vụ hiển thị các thông số trạng thái của không khí (thường là nhiệt độ, độ ẩm) và điều khiển một cách tự động việc duy trì các thông số đó. Với hệ thống ĐHKK tiện nghi thường chỉ tự động điều chỉnh nhiệt độ, còn độ ẩm của không khí không được quan tâm (không hiển thị và cũng không điều chỉnh tự động). Nhiều hệ thống ĐHKK công nghệ có hệ thống đo lường và điều khiển tự động khá phức tạp. Các thiết bị tự động hoá hệ thống lạnh (bao gồm cả thiết bị tự động bảo vệ hệ thống lạnh) nằm trong khâu năng lượng.
1.2. Tự động điều chỉnh độ ẩm trong một số hệ thống ĐHKK công nghệ
2. Lọc bụi và tiêu âm trong ĐHKK	
2.1. Tác dụng của lọc bụi
Bụi là một trong các chất độc hại . Tác hại của bụi phụ thuộc vào các yếu tố : Kích cỡ bụi, nồng độ bụi và nguồn gốc bụi.
- Nguồn gốc:
+ Hữu cơ : Do các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm như thuốc lá, bông gỗ, các sản phẩm nông sản, da, lông súc vật
+ Bụi vô cơ : Đất, đá, xi măng, amiăng, bụi kim loại
- Kích cỡ hạt: Bụi có kích cỡ càng bé tác hại càng lớn do khả năng xâm nhập sâu, tồn tại trong không khí lâu và khó xử lý.
2.2. Tiếng ồn khi có ĐHKK- nguyên nhân và tác hại 
Nguồn ồn gây ra cho không gian điều hòa có các nguồn gốc sau: 
- Nguồn ồn do các động cơ quạt, động cơ, máy lạnh đặt trong phòng gây ra 
- Nguồn ồn do khí động của dòng không khí . 
- Nguồn ồn từ bên ngoài truyền vào phòng 
+ Theo kết cấu xây dựng 
+ Theo đường ống dẫn không khí 
+ Theo dòng không khí 
+ Theo khe hở vào phòng 
- Nguồn ồn do không khí ra miệng thổi 
3 Cung cấp nước cho ĐHKK	
3.1. Các sơ đồ cung cấp nước lạnh cho hệ thống Water Chiller
Hình 11.1 - Cung cấp nước lạnh cho hệ thống Water Chiller
3.2. Cung cấp nước cho các buồng phun
Hình 11.2 - Cung cấp nước cho các buồng phun

CÂU HỎI BÀI TẬP:
Câu 1: Hãy nêu các phần tử khác trong hệ thống ĐHKK?
YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 11
Nội dung:
+ Về kiến thức: Hiểu được chức năng của các thiết bị trong hệ thống điều hoà không khí.
+ Về kỹ năng: Áp dụng phù hợp với từng loại động cơ, phù hợp với đặc tính, trạng thái làm việc của hệ thống sản xuất.
+ Về thái độ: Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp
Phương pháp:
+ Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Võ Chí Chính - Hệ thống máy và thiết bị lạnh - NXB Giáo Dục
[2] Võ Chí Chính - Giáo trình Điều hòa không khí và thông gió - NXB Giáo Dục

File đính kèm:

  • docgiao_trinh_co_so_ky_thuat_nhiet_lanh_va_dieu_hoa_khong_khi.doc