Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 6 - Bài: Ngôi trường mới - Trường Tiểu học Tân Triều

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giải nghĩa được các từ ngữ mới: lấp ló, bỡ ngỡ, gỗ xoan đào, vân, rung động, thân thương,

- Nêu được nội dung của bài đọc: Bài văn tả về ngôi trường mới, các bạn học sinh tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè.

2. Kĩ năng

- Đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ khó: mảng tường vàng, rung động, trang nghiêm,. Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu l / n.

- Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài.

- Biết đọc bài với giọng trìu mến, tự hào, thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường mới của bạn học sinh.

 

Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 6 - Bài: Ngôi trường mới - Trường Tiểu học Tân Triều trang 1

Trang 1

Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 6 - Bài: Ngôi trường mới - Trường Tiểu học Tân Triều trang 2

Trang 2

Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 6 - Bài: Ngôi trường mới - Trường Tiểu học Tân Triều trang 3

Trang 3

Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 6 - Bài: Ngôi trường mới - Trường Tiểu học Tân Triều trang 4

Trang 4

Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 6 - Bài: Ngôi trường mới - Trường Tiểu học Tân Triều trang 5

Trang 5

docx 5 trang viethung 7100
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 6 - Bài: Ngôi trường mới - Trường Tiểu học Tân Triều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 6 - Bài: Ngôi trường mới - Trường Tiểu học Tân Triều

Giáo án Tập đọc Lớp 2 - Tuần 6 - Bài: Ngôi trường mới - Trường Tiểu học Tân Triều
Trường Tiểu học Tân Triều
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: Tập đọc – Lớp 2
Bài: Ngôi trường mới (Tuần 6)
Ngày dạy:
MỤC TIÊU
Kiến thức
Giải nghĩa được các từ ngữ mới: lấp ló, bỡ ngỡ, gỗ xoan đào, vân, rung động, thân thương,
Nêu được nội dung của bài đọc: Bài văn tả về ngôi trường mới, các bạn học sinh tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè.
Kĩ năng
Đọc trơn toàn bài: Đọc đúng các từ ngữ khó: mảng tường vàng, rung động, trang nghiêm,... Phát âm đúng các tiếng có phụ âm đầu l / n.
Ngắt nghỉ đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ dài.
Biết đọc bài với giọng trìu mến, tự hào, thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường mới của bạn học sinh.
Thái độ
Tự hào, yêu quý ngôi trường mình đang học qua lời nói, việc làm.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Giáo viên
Giáo án điện tử.
Học sinh
Sách giáo khoa TV 2 – tập 1
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
ĐDDH
5p
2p
15p
7p
6p
4p
1p
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài “Mẩu giấy vụn”:
 + HS 1 đọc đoạn 2.
 + HS 2 đọc đoạn 4.
Hỏi:
 + HS1: Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?
 + HS2: Qua câu chuyện này em hiểu điều gì?
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, khen.
CHUYỂN: Cả lớp hướng lên màn hình: Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì?
Bài mới
Giới thiệu bài
Ngôi trường mới của các bạn như thế nào và tình cảm của các bạn HS dành cho ngôi nhà thứ hai của mình ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này qua bài tập đọc “Ngôi trường mới”.
GV ghi bảng.
GV đọc mẫu
Luyện đọc câu
Lần 1: (sửa phát âm – nếu có )
Gọi HS nhận xét.
Luyện đọc từ ngữ khó: mảng tường vàng, rung động, trang nghiêm
Lần 2:
Gọi HS nhận xét.
CHUYỂN
Luyện đọc đoạn
Bài đọc hôm nay chia 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
Yêu cầu HS đánh dấu đoạn vào SGK.
Luyện đọc đoạn 1:
Gọi HS1 đọc.
Giảng từ:
+ lấp ló (Con hiểu lấp lo là như thế nào?)
Luyện đọc các tiếng có phụ âm đầu l/n nền, lợp lá, lấp ló
Chốt cách đọc đoạn 1:
Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu l/n.
Gọi HS2 đọc
GV nhận xét
CHUYỂN
Luyện đọc đoạn 2:
Gọi HS1 đọc.
Giảng từ:
+ bỡ ngỡ (HS đặt câu với từ bỡ ngỡ)
+ vân (vật thật)
Khi đọc đến dấu chấm, dấu phẩy, con cần làm gì? Tuy nhiên câu đầu và câu cuối của đoạn 2 là những câu văn dài, ngoài việc ngắt hơi sau dấu phẩy, ta cần ngắt hơi sau cụm từ “bỡ ngỡ”, “sáng lên” để câu văn được rõ ý. Lưu ý thời gian ngắt hơi giữa các cụm từ này ít hơn so với dấu phẩy.
Gọi HS đọc 2 câu này (Mỗi câu 1 HS )
GV chốt cách đọc đoạn 2:
Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí.
Gọi HS2 đọc.
Gọi HS nhận xét.
CHUYỂN
Luyện đọc đoạn 3:
Gọi HS1 đọc.
Câu cuối của đoạn 3 là câu văn dài, ngoài việc ngắt hơi sau dấu phẩy, chúng mình cần ngắt hơi thêm giữa các cụm từ. Các con lắng nghe và phát hiện chỗ cô ngắt hơi thêm nhé.
Gọi HS nêu => Lớp nhận xét.
Gọi HS đọc (2 em )
GV chốt cách đọc đoạn 3:
Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi hợp lí.
Gọi HS2 đọc.
Gọi HS nhận xét => GV nhận xét.
Luyện đọc đoạn theo nhóm đôi:
Gọi 1 nhóm đọc nối tiếp trước lớp
Gọi đại diện 3 nhóm đọc.
GV nhận xét.
Gọi HS đọc cả bài.
GV nhận xét
Lớp đọc đồng thanh.
CHUYỂN
Tìm hiểu bài
Tìm đoạn văn tương ứng với từng nội dung sau:
Tả ngôi trường từ xa.
Tả lớp học.
Tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới.
Yêu cầu HS đọc thầm cả bài và nêu ý kiến => Lớp nhận xét.
CHỐT: Bài văn tả ngôi trường theo cách tả từ xa đến gần.
Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường.
Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 , 2 gạch dưới những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường.
Gọi HS nêu.
Gọi HS nx, bổ sung.
GV nx, chốt trên màn hình.
Dưới mái trường mới, bạn HS cảm thấy có những gì mới?
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi câu hỏi này.
Giảng từ: rung động, thân thương.
Gọi HS nêu => GV nx, chốt
Bài văn cho em thấy tình cảm của bạn HS với ngôi trường mới như thế nào?
CHỐT, BÌNH: 
Bạn HS phải yêu, tự hào về ngôi trường mới đẹp đẽ, khang trang của mình nhiều lắm nên những âm thanh quen thuộc hằng ngày như tiếng trống trường, tiếng cô giáo, tiếng đọc bài của bạn cho đến những đồ vật gần gũi là chiếc thước kẻ, chiếc bút chì cũng trở nên thân thương, trìu mến.
Bài đọc hôm nay cho con biết điều gì?
GV chốt nội dung của bài trên màn hình.
Để thể hiện được nội dung của bài đọc hôm nay, chúng mình cần đọc bài với giọng trìu mến, tự hào, thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường mới của bạn HS.
Đoạn 3 là đoạn thể hiện rõ nhất nội dung của bài, chúng mình cùng luyện đọc lại đoạn 3 nhé.
Luyện đọc lại (Đoạn 3)
Khi đọc chúng ta cần nhấn giọng vào những từ ngữ nêu cảm xúc của bạn HS với mái trường thân yêu.
Yêu cầu HS đọc nhóm đôi.
HS thi đọc (2 em)
GV nx, khen.
Củng cố, liên hệ
Chúng mình vừa học bài gì?
Ngôi trường con đang học cũ hay mới? Con có yêu mái trường của mình không? Vì sao?
Chúng mình cần làm gì để thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp của mình.
Lớp hát bài: Em yêu trường em.
Dặn dò
Về nhà đọc lại bài nhiều lần.
Đọc trước bài “Người thầy cũ”, hiểu nghĩa các từ khó.
Kể về cô giáo cũ mà em yêu quý.
HS đọc.
HS trả lời.
HS trả lời.
HS nghe.
HS ghi bài.
HS nghe.
HS đọc
HS đọc ( cá nhân – đồng thanh)
HS nhận xét.
HS nghe.
HS thực hiện.
HS đọc.
HS nghe và trả lời.
HS đọc (CN – ĐT)
HS đọc
HS nghe
HS đọc
HS nêu.
HS nghe.
HS trả lời.
HS gạch dọc vào SGK.
HS đọc.
HS nghe.
HS đọc.
HS nhận xét.
HS đọc.
HS nghe và thực hiện.
HS làm bảng:
Cả đến chiếc thước kẻ, chiếc bút chì / sao cũng đáng yêu đến thế.
HS đọc
HS nhận xét
HS đọc theo nhóm đôi
1 nhóm đọc
3 HS đọc
HS nghe.
HS đọc
HS nhận xét.
HS đọc.
HS nghe.
HS đọc và trả lời.
HS nghe và thực hiện.
HS nêu.
HS nx, bổ sung
HS nghe.
HS thảo luận.
HS nêu.
HS trả lời.
HS nghe.
HS trả lời.
HS đọc.
HS đọc.
HS lắng nghe.
HS trả lời.
HS nghe.
Slide 1
Slide 2
Slide 3
Slide 4
Slide 5
Slide 6
Slide 7
Slide 8
Slide 9
Slide 10,11
RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG: ..................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tap_doc_lop_2_tuan_6_bai_ngoi_truong_moi_truong_tieu.docx