Giáo án Sinh hoạt chủ nhiệm Lớp 10 - Tuần 19 - Hoạt động: “Nét đẹp văn hóa tuổi thành niên”
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG TRỌNG TÂM
1. Nội dung
- Định hướng học sinh biết biết thế nào vẻ đẹp văn hóa tuổi thanh niên:
+ Văn hóa thanh niên, xuất phát từ khao khát muốn khẳng định mình của giới trẻ, dù có mặt này mặt khác, tiêu cực và hạn chế, nhưng bao giờ cũng vươn tới văn hóa của sự sáng tạo và đổi mới.
+ Những đặc trưng về sự đổi mới và sáng tạo của văn hóa thanh niên đã khiến cho có được một đặc trưng khác nữa, đặc trưng về sự trẻ trung và sôi động, sự hồn nhiên và trong sáng.
+ Văn hoá học đường là cách ứng xử, văn minh, cách giao tiếp và thái độ của học sinh với nhau, của học sinh với các thầy cô giáo. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải luôn có sự quan tâm đến chính môi trường mình đang học tập để mình có thể học tập những cách cư xử tốt và lên án những hành vi xấu trong học đường.
- Cần phải học tập và rèn luyện như thế nào để giữ vững và phát huy nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên.
+ Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong việc góp phần phát triển bản sắc của văn hóa dân tộc, tiếp thu những nền văn hóa mới bằng cách ra sức học tập, nâng cao trình độ hiểu biết, rèn luyện theo lối sống đẹp.
+ Có kế hoạch rèn luyện cụ thể trong mọi mặt của đời sống hằng ngày để có thể trau dồi tri thức nâng cao phẩm chất đạo đức nhằm tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ phía xã hội.
+ Tham gia các hoạt động thực tiễn xã hội để có điều kiện hòa nhập cộng đồng, hiểu thêm những nét đẹp văn hóa trong xã hội, tích lũy kinh nhiệm cho bản thân.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh hoạt chủ nhiệm Lớp 10 - Tuần 19 - Hoạt động: “Nét đẹp văn hóa tuổi thành niên”
SỞ GD&ĐT ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH GIÁO ÁN DỰ GIỜ SINH HOẠT CHỦ NHIỆM Tuần 19 Hoạt động: “NÉT ĐẸP VĂN HÓA TUỔI THÀNH NIÊN” Giáo viên hướng dẫn: PHẠM THỊ KHÁNH VÂN Giáo sinh kiến tập: NGUYỄN TRƯƠNG TRÀ Lớp dạy: 10/2 Đà Nẵng, tháng 1 năm 2021 HOẠT ĐỘNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA TUỔI THÀNH NIÊN Tuần: 19 Ngày soạn: 11/01/2021 Ngày thực hiện: 16/01/2021 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nêu được thế nào là nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên, nêu được một số ví dụ cụ thể về biểu hiện của nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên. - Nêu được cần phải học tập và rèn luyện như thế nào để giữ vững và phát huy nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng ứng xử có văn hóa trong đời sống hằng ngày đối với gia đình và cộng đồng. - Rèn luyện kỹ năng, tác phong chuẩn mực phù hợp với độ tuổi của bản thân và văn hóa Việt Nam 3. Thái độ 3.1. Trong khi học - Tích cực tham gia xây dựng ý kiến. - Tự giác, tích cực và nghiêm túc trong lúc thực hiện - Bộc lộ hứng thú trong các hoạt động của lớp. 3.2. Sau khi học: - Có ý thức mong muốn vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn. - Có thái độ tôn trọng, lịch sự trong giao tiếp, trong học tập và các hoạt động tập thể, phê phán những hành vi, biểu hiện trái với nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên 4. Năng lực chung: Năng lực hợp tác và giao tiếp thông qua các hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Hướng dẫn các em cách tìm kiếm các thông tin liên quan đến chủ đề. - Chuẩn bị kế hoạch tổ chức hoạt động “Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên” 2. Chuẩn bị của học sinh - Chuẩn bị các tình huống cuộc sống hằng ngày III. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG TRỌNG TÂM 1. Nội dung - Định hướng học sinh biết biết thế nào vẻ đẹp văn hóa tuổi thanh niên: + Văn hóa thanh niên, xuất phát từ khao khát muốn khẳng định mình của giới trẻ, dù có mặt này mặt khác, tiêu cực và hạn chế, nhưng bao giờ cũng vươn tới văn hóa của sự sáng tạo và đổi mới. + Những đặc trưng về sự đổi mới và sáng tạo của văn hóa thanh niên đã khiến cho có được một đặc trưng khác nữa, đặc trưng về sự trẻ trung và sôi động, sự hồn nhiên và trong sáng. + Văn hoá học đường là cách ứng xử, văn minh, cách giao tiếp và thái độ của học sinh với nhau, của học sinh với các thầy cô giáo. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải luôn có sự quan tâm đến chính môi trường mình đang học tập để mình có thể học tập những cách cư xử tốt và lên án những hành vi xấu trong học đường. - Cần phải học tập và rèn luyện như thế nào để giữ vững và phát huy nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên. + Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong việc góp phần phát triển bản sắc của văn hóa dân tộc, tiếp thu những nền văn hóa mới bằng cách ra sức học tập, nâng cao trình độ hiểu biết, rèn luyện theo lối sống đẹp. + Có kế hoạch rèn luyện cụ thể trong mọi mặt của đời sống hằng ngày để có thể trau dồi tri thức nâng cao phẩm chất đạo đức nhằm tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ phía xã hội. + Tham gia các hoạt động thực tiễn xã hội để có điều kiện hòa nhập cộng đồng, hiểu thêm những nét đẹp văn hóa trong xã hội, tích lũy kinh nhiệm cho bản thân. 2. Phương pháp - Tổ chức lớp theo nhóm: Mỗi tổ là một nhóm để thảo luận, lớp trưởng hoặc bí thư dẫn chương trình. IV. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định lớp (3 phút) 2. Tổng kết hoạt động tuần 19 (7 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung sinh hoạt GV: Chủ trì buổi sinh hoạt. Yêu cầu các tổ trưởng lên tổng hợp nhận xét tình hình lớp trong tuần. - GV: Quan sát, lắng nghe - GV: Yêu cầu lớp phó học tập nhận xét tình hình và thái độ học tập của lớp trong tuần qua. - GV: Yêu cầu bí thư nhận xét tình hình hoạt động đoàn lớp trong tuần qua. - GV: Yêu cầu lớp trưởng tổng kết hết tất cả tình hình lớp. Từng tổ trưởng lên nhận xét tình hình của tổ mình. + Tổ trưởng tổ 1. + Tổ trưởng tổ 2. + Tổ trưởng tổ 3. + Tổ trưởng tổ 4 Lớp phó nhận xét tình hình học tập chung của lớp. Bí thư báo cáo hoạt động đoàn của lớp trong tuần qua. Lớp trưởng tổng kết lại tình hình lớp. Tổng kết tuần 19 1-Tổ trưởng báo cáo tình hình thành viên trong tổ. 2-Lớp phó học tập báo cáo ý thức học tập: 3-Báo cáo của Bí thư. 4-Lớp trưởng báo cáo về nề nếp, tác phong, tình hình chung của lớp 3. Triển khai công tác tuần 20 (5 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung sinh hoạt GV: Triển khai các hoạt động trong tuần tới. - GV: Yêu cầu lớp trưởng triển khai. - GV: Yêu cầu bí thư triển khai các hoạt động về công tác đoàn. - GV: Quan sát, lắng nghe - Lớp trưởng nêu ra các kế hoạch về trực nhật, nề nếp, thi đua của lớp trong tuần tới - Bí thư triển khai các hoạt động về công tác Đoàn trong tuần tới Triển khai công việc tuần 20: 1-Lớp trưởng triển khai các hoạt động trong tuần tới: 2-Bí thư triển khai các hoạt động trong tuần tới: 4. Hoạt động chủ điểm: “Tìm hiểu nét đẹp văn hóa tuổi thành niên” (30 phút) a. Giới thiệu hoạt động “Tìm hiểu nét đẹp văn hóa tuổi thành niên” (1 phút) Các em hiểu như thế nào là vẻ đẹp của con người? - Vẻ đẹp của con người dù trên cơ sở cá nhân hay theo sự đồng thuận của cộng đồng thường dựa trên sự kết hợp của vẻ đẹp bên trong bao gồm các yếu tố tâm lí như: Tính cách, trí thông minh, lịch sự, lôi cuốn, liêm chính, phù hợp và sang trọng. Kết hợp với vẻ đẹp bên ngoài (tức là sự hấp dẫn về thể chất) bao gồm các thuộc tính vật lý được định giá trên cơ sở sự phù hợp của thẩm mỹ. Tiêu chuẩn của cái đẹp thay đổi dựa trên sự thay đổi các giá trị văn hóa. Ta có thể thấy ở các nước khác nhau trên thế giới (các nền văn hóa khác nhau) thì các tiêu chuẩn về vẻ đẹp đều khác nhau vì vậy tiêu chuẩn nét đẹp bắt nguồn từ các chuẩn mực văn hóa được tạo ra bởi xã hội và các phương tiện truyền thông qua nhiều thế kỉ. - Vậy đối với văn hóa Việt Nam, kết hợp với độ tuổi của các em (là độ tuổi thanh niên) thì những nét đẹp đó biểu hiện như thế nào? Các em cùng cô chúng ta hãy đi tìm hiểu thông qua hoạt động mang tên “Nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên” b. Hoạt động 1: Tìm hiểu các biểu hiệu của vẻ đẹp văn hóa thanh niên thông qua trò chơi “cuộc đua kỳ thú” (7 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ chức trò chơi “CUỘC ĐUA KỲ THÚ” - Chia nhóm thành các đội chơi - Yêu cầu học sinh tìm slogan của đội - phổ biến luật chơi: trong 3 phút các đội chơi sẽ lần lượt ghi lên bảng các hành động mà bản thân mình làm trong ngày mà các em cho là đẹp và có văn hóa. - GV tuyên bố phần chơi bắt đầu - GV nhận xét: 1-Vẻ đẹp văn hóa tuổi thanh niên + Văn hóa thanh niên, xuất phát từ khao khát muốn khẳng định mình của giới trẻ, dù có mặt này mặt khác, tiêu cực và hạn chế, nhưng bao giờ cũng vươn tới văn hóa của sự sáng tạo và đổi mới. + Những đặc trưng về sự đổi mới và sáng tạo của văn hóa thanh niên nên có được một đặc trưng khác nữa, đặc trưng về sự trẻ trung và sôi động, sự hồn nhiên và trong sáng. + Văn hoá học đường là cách ứng xử, văn minh, cách giao tiếp và thái độ của học sinh với nhau, của học sinh với các thầy cô giáo. Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải luôn có sự quan tâm đến chính môi trường mình đang học tập để mình có thể học tập những cách cư xử tốt và lên án những hành vi xấu trong học đường. - GV tuyên bố nhóm chiến thắng trò chơi “ Ai nhanh tay hơn” - HS suy nghĩ slogan - HS lắng nghe cô phổ biến luật chơi. - các nhóm thi với nhau - HS lắng nghe cô nhận xét và tiếp thu. c. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biểu hiện trái với nét đẹp văn hóa của thanh niên, cần phải học tập và rèn luyện như thế nào để giữ vững và phát huy những vẻ đẹp đó thông qua trò chơi “NHÀ PHÊ BÌNH TÀI BA” (7 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ chức trò chơi “NHÀ PHÊ BÌNH TÀI BA” - Ở phần chơi này, GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A1. Nhiệm vụ của học sinh là viết các biểu hiện sai trái với nét đẹp tuổi thanh niên, đồng thời kèm theo là những điều cần học tập về rèn luyện để trở thành một con người có vẻ đẹp văn hóa thanh niên. Nếu phần chơi của nhóm nào đúng nhiều nhất và nhanh nhất trong khoảng thời gian là 10 phút sẽ là nhóm chiến thắng. - GV tuyên bố phần chơi bắt đầu. - GV cử học sinh trên trình bày kết quả của nhóm - GV nhận xét: 2- Cần phải học tập và rèn luyện như thế nào để giữ vững và phát huy nét đẹp văn hóa tuổi thanh niên. + Xác định được trách nhiệm của thanh niên trong việc góp phần phát triển bản sắc của văn hóa dân tộc, tiếp thu những nền văn hóa mới bằng cách ra sức học tập, nâng cao trình độ hiểu biết, rèn luyện theo lối sống đẹp. + Có kế hoạch rèn luyện cụ thể trong mọi mặt của đời sống hằng ngày để có thể trau dồi tri thức nâng cao phẩm chất đạo đức nhằm tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ phía xã hội. + Tham gia các hoạt động thực tiễn xã hội để có điều kiện hòa nhập cộng đồng, hiểu thêm những nét đẹp văn hóa trong xã hội, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. - GV tuyên bố nhóm chiến thắng trong phần chơi “Chạy ngay đi” - HS lắng nghe cô phổ biến luật chơi. - Các nhóm thi đấu với nhau - HS lắng nghe cô nhận xét và tiếp thu. d. Hoạt động 4: Nhập vai, xử lý các tình huống trong cuộc sống thông qua trò chơi “MINH TINH TRANH TÀI” (15 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Phổ biến luạt chơi +GV lần lượt đưa ra các tình huống sau đó các nhóm sẽ lần lượt giải quyết và thông qua tình huống đó hãy nêu các biểu hiệu của vẻ đẹp văn hóa tuổi thanh niên. Nếu cách giải quyết tốt nhất sẽ đạt điểm tốt đa +Các tính huống như sau: Bố của Hoa là người dân tộc Tày, Hoa được bố cho một bộ quần áo của người Tày trông rất đẹp. Hoa rất thích, hôm nay lớp Hoa trình diễn cuộc thi thanh lịch. Hoa mặc bộ quần áo đó. Thì bạn Hương cùng lớp chê cười: “Trông nó như con dân tộc” Hoa rất tức giận và nói: “ Đừng có coi thường, tôi có quyền mặc nó” Khi vô tình nghe được câu chuyện riêng của hai người bạn cùng lớp. Em có nên đem câu chuyện đó kể cho cả lớp nghe không? Một bạn thân nói với em: “Mình học kém, khi nào kiểm tra bạn cho mình chép bài theo với kẻo mình ở lại mất” bạn xử lý thế nào? Nêu cách xử lý đúng nghĩa của tình bạn chân chính? Tình cờ bạn biết điều bí mật của mình bị bạn thân của mình tiết lộ cho người khác biết. Bạn sẽ làm gì? Mình chơi thân với một bạn khác giới, mẹ mình la quá trời và cấm mình chơi với bạn ấy. Làm sao giải thích cho mẹ bây giờ Theo bạn dấu hiệu xấu trong tình bạn là gì? Một lần, vì bực việc gì đó mẹ mắng bạn vô cớ, bạn biết chắc mình không có lỗi, bạn sẽ làm gì? - GV nhận xét và cùng HS bình chọn đội chơi thắng cuộc - GV tuyên bố nhóm chiến thắng phần chơi “Nhập vai, xử lý các tình huống trong cuộc sống” - Các nhóm lần lượt quan sát tình huống và trình bày câu trả lời của mình. - Nhận xét bình chọn lẫn nhau 5. Đánh giá hoạt động - Giáo viên tổng kết, nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của các em, các ưu, nhược điểm để tuyên dương hoặc phê bình. - Phổ biến chủ đề hoạt động tiếp theo. IV. RÚT KINH NGHIỆM GVHD GSTT Phạm Thị Khánh Vân Nguyễn Trương Trà
File đính kèm:
- giao_an_sinh_hoat_chu_nhiem_lop_10_tuan_19_hoat_dong_net_dep.docx