Giáo án Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS - Bài: Phương pháp giảng dạy các khái niệm Sinh thái
I. Phần giới thiệu
1. Vị trí, ý nghĩa của bài học:
- Vị trí: Bài học là một phần trong Phần 4 - chương IV – Phương pháp dạy
học Sinh học 9 (8 tiết lí thuyết + 6 tiết bài tập và thực hành), thuộc học phần
PPDH Sinh học ở trường THCS (4 đơn vị học trình) của chương trình đào tạo
hệ Cao đẳng Sư Phạm Sinh Hoá.
v Các mục kiến thức chính của phần 4:
• Chương I – Vị trí, nhiệm vụ phần Di truyền và Biến dị & Phần
Sinh vật và Môi trường trong Sinh học 9 (1LT)
• Chương II – Cấu trúc nội dung chương trình Sinh học 9
(1LT+1BT)
• Chương III – Sự hình thành, phát triển các khái niệm, kĩ năng
trong chương trình Sinh học 9 (2LT+2BT)
• Chương IV – Phương pháp dạy học Sinh học 9 ở trường THCS
(4LT + 3TH)
1. Phương pháp dạy phần Di truyền và Biến dị (2LT)
2. Phương pháp dạy phần Sinh vật và Môi trường (2LT)
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS - Bài: Phương pháp giảng dạy các khái niệm Sinh thái
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN KHOA TỰ NHIÊN GIÁO ÁN BÀI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC KHÁI NIỆM SINH THÁI Họ và tên giáo viên: Lê Thị Minh Thi Học phần: PPDH Sinh học ở trường THCS LẠNG SƠN, THÁNG 4 NĂM 2017 2 Học phần: Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS Tên bài học: Phương pháp giảng dạy các khái niệm Sinh thái Số tiết: 01 Thời gian: 45 phút Ngày giảng: 20/4/2017 Tiết 2 - Buổi sáng – Phòng C103 Lớp: K19B (CĐSP Sinh Hoá) Số sinh viên: 08 I. Phần giới thiệu 1. Vị trí, ý nghĩa của bài học: - Vị trí: Bài học là một phần trong Phần 4 - chương IV – Phương pháp dạy học Sinh học 9 (8 tiết lí thuyết + 6 tiết bài tập và thực hành), thuộc học phần PPDH Sinh học ở trường THCS (4 đơn vị học trình) của chương trình đào tạo hệ Cao đẳng Sư Phạm Sinh Hoá. v Các mục kiến thức chính của phần 4: • Chương I – Vị trí, nhiệm vụ phần Di truyền và Biến dị & Phần Sinh vật và Môi trường trong Sinh học 9 (1LT) • Chương II – Cấu trúc nội dung chương trình Sinh học 9 (1LT+1BT) • Chương III – Sự hình thành, phát triển các khái niệm, kĩ năng trong chương trình Sinh học 9 (2LT+2BT) • Chương IV – Phương pháp dạy học Sinh học 9 ở trường THCS (4LT + 3TH) 1. Phương pháp dạy phần Di truyền và Biến dị (2LT) 2. Phương pháp dạy phần Sinh vật và Môi trường (2LT) 2.1. Phương pháp giảng dạy các khái niệm Sinh thái 2.2. Phương pháp giảng dạy các quy luật Sinh thái v Bài học được phân bố ở tiết lí thuyết thứ 7 của chương, nội dung trong mục 2.1. Phương pháp giảng dạy các khái niệm Sinh thái. - Ý nghĩa: Phần Sinh vật và Môi trường trong chương trình Sinh học 9 bao gồm 3 nhóm nội dung chính, đó là: Các khái niệm sinh thái, các quy luật sinh thái và các nội dung bảo vệ môi trường. Ở các tiết học trước, SV đã tìm hiểu vị trí, nhiệm vụ; phân tích cấu trúc nội dung; và nghiên cứu sự hình thành, phát triển các khái niệm, kĩ năng trong phần Sinh vật và Môi trường. Bài học này sẽ giúp SV tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, cụ thể là tìm hiểu quy trình thích hợp để giảng dạy các khái niệm Sinh thái. Điều này không phải sẽ đạt được qua một tiết lí thuyết trên lớp theo phân phối chương 3 trình mà qua một loạt các hoạt động, từ chuẩn bị cho bài học, lên lớp, và thực hiện nhiệm vụ sau tiết học. Qua một loạt các hoạt động này, SV tiếp tục được hình thành và phát triển các kĩ năng tư duy và học tập, cũng như thái độ đối với việc học tập và nghề nghiệp. 2. Nội dung chính và cách tiếp cận: v Nội dung chính: Chương IV Phương pháp dạy học Sinh học 9 ở trường THCS (tiếp theo) 2.1. Phương pháp giảng dạy các khái niệm Sinh thái 2.1.1. Các nhóm khái niệm 2.1.2. Nội dung một số khái niệm chủ yếu 2.1.3. Phương pháp dạy các khái niệm sinh thái v Cách tiếp cận nội dung: - SV chuẩn bị đoạn video khoảng 6-10 phút: trước tiết học 1 tuần, GV yêu cầu SV soạn và giảng trước lớp 1 khái niệm sinh thái (khái niệm “Quần thể sinh vật” – bài 47, Sinh học 9). Bài giảng này được ghi hình lại thành một video clip. Sau đó, đoạn video này được cắt bỏ đoạn thừa để thời gian không quá 10 phút. Video này được sử dụng làm tư liệu trực quan cho tiết lên lớp, nhằm giúp SV phân tích, liên hệ với 5 bước hình thành khái niệm sinh học trong lí thuyết. - Các SV xem lại video, thảo luận với bạn, dựa trên lí thuyết về phương pháp giảng dạy KN sinh thái để nhận xét những điều đã thực hiện được và những hạn chế của đoạn tập giảng. Từ đó hiểu hơn về quy trình giảng dạy khái niệm sinh thái. - SV về nhà tiếp tục soạn và tập giảng một khái niệm sinh thái khác (mỗi SV một khái niệm) và tự quay video, nộp lại cho GV. Điều này giúp SV vận dụng, luyện tập, phát triển kĩ năng giảng dạy khái niệm sinh thái với quy trình 5 bước đã hình thành. Việc quay video phần tập giảng cũng giúp SV tự xem lại phần thực hành của mình để dễ dàng nhận ra ưu và nhược điểm của bản thân, do đó SV tự khắc sâu bài học. II. Mục tiêu bài học Qua bài học, SV cần: 1. Về kiến thức: - Phân biệt được 3 nhóm khái niệm Sinh thái trong Sinh học 9; - Nhớ lại nội dung một số khái niệm chủ yếu đã được học trong học phần Sinh thái học và Môi trường ở chương trình Cao đẳng Sư phạm 4 Sinh hoá, phục vụ cho việc giảng dạy các khái niệm này ở Sinh học 9 tốt hơn. - Biết cách vận dụng quy trình 5 bước giảng dạy khái niệm Sinh học để phân tích, nhận xét một đoạn dạy mẫu khái niệm sinh thái, từ đó tự thiết kế và thực hành dạy được một khái niệm sinh thái. 2. Về kĩ năng: - Hình thành và phát triển kĩ năng giảng dạy khái niệm sinh thái. - Hình thành kĩ năng quan sát và nhận xét một tiết/ một phần tiết học. - Hình thành kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong tập giảng. - Tiếp tục phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm. - Tiếp tục phát triển kĩ năng trình bày trước lớp. 3. Về thái độ: - Hứng thú, nghiêm túc trong các hoạt động: quan sát, thảo luận nhóm, nhận xét, thực hành dạy học - Yêu môn phương pháp dạy học sinh học và yêu nghề nghiệp. III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Chuẩn bị Bài giảng, Giáo án, trình chiếu file Power point. - Cắt gọn đoạn video sinh viên tập giảng đã gửi trước cho vừa khung thời gian hoạt động trong tiết học. Chuẩn bị đoạn dạy khái niệm Sinh thái dự phòng (bài “Ô nhiễm môi trường” – Sinh học 9) - Phiếu học tập in trên giấy A4 và A0 2. Sinh viên: - Tập giảng và tự quay video lại một đoạn dạy khái niệm “Quần thể sinh vật” (Mục I - Bài 47 – Sinh học 9) - Đọc trước giáo trình: • Nguyễn Quang Vinh- Trần Bá Hoành. Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Năm 2007. • Trần Bá Hoành. Kĩ thuật dạy học Sinh học. - Nghiên cứu phần Sinh vật và Môi trường - Sách giáo khoa Sinh học 9. NXBGD, Năm 2013 - Vở ghi chép, bút dạ viết giấy A0 - Miếng dán giấy vào bảng 5 IV. Phương pháp dạy học: - Hỏi đáp. - Dạy học vi mô. - Thảo luận nhóm. - Trực quan. V. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: (1- 2 phút) 2. Bài mới: - Dẫn dắt vào bài mới: Ở các tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu vị trí, nhiệm vụ, phân tích cấu trúc nội dung, và nghiên cứu sự hình thành, phát triển các khái niệm kĩ năng trong phần Sinh vật và Môi trường. Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu phương pháp giảng dạy như thế nào phù hợp để giảng dạy các khái niệm Sinh thái. - Kế hoạch chi tiết: Hoạt động 1: Tìm hiểu “Các nhóm khái niệm” (7 phút) Nội dung Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của sinh viên (SV) 2.1.1. Các nhóm khái niệm (KN): 3 nhóm khái niệm sau: - Những KN phản ánh các cấp độ tổ chức sống: Cơ thể, quần thể, quần xã. - Những KN phản ánh các thành phần của môi trường sống: Môi trường, nhân tố sinh thái (vô cơ & hữu cơ), giới hạn sinh thái. - Những KN về bảo vệ môi trường: Ô nhiễm MT, phát triển bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, giữ gìn thiên nhiên hoang dã. Hỏi đáp: (?) Hãy nhắc lại Khái niệm là gì? (à Khái niệm là tri thức khái quát về những dấu hiệu và thuộc tính chung nhất, bản chất nhất của từng nhóm sự vật, hiện tượng cùng loại; về những mối liên hệ và tương quan tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng khách quan.) (?) Phần SV và MT ở SH 9 có những khái niệm nào? GV viết lên bảng theo nhóm các KN. (?) Những KN nào phản ánh các cấp độ tổ chức? các thành phần của MT sống? SV trả lời câu hỏi. SV xem phụ lục SGK SH9 trả lời câu hỏi. 6 về bảo vệ MT? GV: Các KN ở phần SV và MT trong SH9 đa số là KN cụ thể, đơn giản. Những KN trừu tượng, phức tạp trong phần sinh thái sẽ được phát triển ở cấp 3. VD: KN đa dạng sinh học ở cấp 2 chỉ học đến đa dạng loài TV và ĐV ở SH 6,7 và phát triển thêm đa dạng hệ sinh thái ở lớp 9. Đa dạng gen được học ở lớp 12. Hoạt động 2: Tìm hiểu “Nội dung một số khái niệm chủ yếu” (3 phút) Nội dung Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của sinh viên (SV) 2.1.2. Nội dung một số khái niệm chủ yếu: 2.1. Quần thể 2.2. Quần xã 2.3. Hệ sinh thái 2.4. Nhân tố sinh thái 2.5. Đa dạng sinh học 2.6. Phát triển bền vững GV đã yêu cầu SV xem lại các khái niệm đã học trong học phần Sinh thái học và Môi trường. Hỏi đáp tại hiện KN “Quần thể” (?) Tại sao GV cần nắm vững nội dung các khái niệm khi giảng dạy chúng? GV nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm vững KN và PP dạy của GV trong dạy KN Sinh thái. Tự nghiên cứu trước ở nhà. SV nhớ lại kiến thức đã học, trả lời: Chất lượng lĩnh hội KN phụ thuộc 3 yếu tố cơ bản: - Mức độ đơn giản, phức tạp, cụ thể, trừu tượng của KN - Trình độ nắm vững KN và PP dạy của GV - Trình độ kiến thức, tư duy, phương pháp học của HS 7 Hoạt động 3: Tìm hiểu “Phương pháp dạy các khái niệm sinh thái” (25 phút) Nội dung Hoạt động của giáo viên (GV) Hoạt động của sinh viên (SV) 2.1.3. Phương pháp dạy các khái niệm sinh thái: Vận dụng quy trình 5 bước của việc giảng dạy một KN sinh học: - Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức - Bước 2. Nhận biết một số dấu hiệu của KN - Bước 3. Phân tích dấu hiệu chung và bản chất của KN - Bước 4. Đưa KN mới học vào hệ thống KN đã biết - Bước 5. Luyện tập vận dụng KN trong những điều kiện khác nhau Ví dụ: Hình thành KN “Quần thể” Hỏi đáp tái hiện: (?) Hãy nhắc lại quy trình giảng dạy một khái niệm sinh học. GV viết tên 5 bước lên bảng, nhấn mạnh việc giảng dạy một KN sinh thái cũng như giảng dạy KN sinh học nói chung, có thể bao gồm “hình thành” và “phát triển” KN, và cơ bản theo 5 bước như trên. Liên hệ các bước giảng dạy một khái niệm sinh thái cụ thể ở SH9: (dạy học vi mô) Hỏi đáp tìm tòi: (?) Để dạy KN “Quần thể” thì chúng ta có thể thực hiện 5 bước trên như thế nào? Thảo luận nhóm: GV chia lớp thành 2 nhóm, phát phiếu học tập (phụ lục 1), nêu yêu cầu: - Xem video bạn tập giảng KN “Quần thể sinh vật”, thảo luận nhóm (5’) trả lời câu hỏi: (?) Dựa trên 5 bước giảng dạy một KN sinh học vừa nêu, hãy SV nhớ lại hoặc xem lại giáo trình trang 93 trả lời câu hỏi. (5 bước) SV và GV phân tích cách thực hiện 5 bước dạy KN Quần thể. 8 nhận xét phần giảng của bạn. (?) Nếu là em thì em sẽ dạy KN này thế nào? GV hướng dẫn SV: - Trong lúc xem video, mỗi cá nhân tự viết nhận xét vào giấy nháp để khi thảo luận nhóm không quên/ sót ý. GV chiếu video. GV yêu cầu SV tập giảng trong video tự nhận xét. GV yêu cầu 1 nhóm trình bày câu trả lời. Các câu hỏi khai thác, phân tích sâu quá trình dạy KN sinh thái: (?) Ta biết Quần thể là KN cụ thể. Sự hình thành KN cụ thể được thực hiện theo con đường tư duy nào? (à Quy nạp/ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng) (?) Trong tiết giảng, bạn đã thực hiện theo con đường nào? (à Quy nạp, từ các ví dụ cụ thể, bằng hình ảnh trực quan đến định nghĩa KN) GV chiếu 3 mức độ chất lượng lĩnh hội KN: SV xem video, ghi chú nhận xét của bản thân vào phiếu học tập cá nhân. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi vào phiếu học tập nhóm. SV treo câu trả lời lên bảng. SV tập giảng tự nhận xét. 1 nhóm trình bày câu trả lời. SV trả lời. 9 Ví dụ: Phát triển KN sinh thái - Mức 1: HS nắm được một vài dấu hiệu bề ngoài. - Mức 2: HS nắm 1 số dấu hiệu bản chất nhưng chưa tách được dấu hiệu bản chất nhất - Mức 3: HS nắm đúng dấu hiệu bản chất, đặt KN mới học vào hệ thống và vận dụng được. (?) Em đánh giá bạn dạy như thế thì HS sẽ đạt được mức độ lĩnh hội nào? Vì sao? à Phân tích hạn chế của đoạn tập giảng: chưa giúp HS nhận biết dấu hiệu bản chất, bằng cách cho ví dụ bầy cá rô trong thùng chứa của người bán cá. Hỏi đáp: (?) Theo em, có phải lúc nào cũng bắt buộc thực hiện 5 bước giảng dạy KN sinh thái trong cùng 1 tiết học? (?) Hãy cho ví dụ về việc phát triển KN sinh thái qua các bài sinh học THCS. à GV có thể gợi ý KN “Đa dạng sinh học” (được phát triển từ các KN đã được hình thành trước đó như: khái niệm đa dạng thực vật ở SH6, đa dạng động vật ở SH7 và đa dạng hệ sinh thái ở SH9) GV nhấn mạnh vai trò quan trọng của bước 2 và 3; nhấn mạnh sự cần thiết phải đầy đủ 5 bước đồng thời cũng linh hoạt với từng KN, trong 1 hoặc vài bài, chương, hoặc cả chương trình SH THCS. GV giới thiệu: Hoạt động chúng 10 ta vừa hoàn thành cũng chính là phương pháp “dạy học vi mô” mà các em cũng cần nắm bắt được để vận dụng trong dạy học ở phổ thông. Đó là sự tập trung khai thác vào 1 phần kiến thức/ kĩ năng/ nhóm nhỏ. 3. Củng cố, vận dụng, giao nhiệm vụ: (5 phút) - PPGD KN sinh thái ở THCS có điểm nào chung và điểm nào đặc thù so với giảng dạy KN sinh học nói chung và các KN ở SH 6,7,8? - Chọn một KN sinh thái trong SH9 và nêu ngắn gọn các bước để giảng dạy KN đó. (nếu còn thời gian) - Nhiệm vụ về nhà: o SV về nhà tiếp tục soạn và tập giảng một khái niệm sinh thái khác (mỗi SV một khái niệm) và tự quay video, nộp lại cho GV vào tuần sau (trước buổi thực hành). o Nghiên cứu lý thuyết phần PPGD các quy luật sinh thái. VI. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Quang Vinh- Trần Bá Hoành. Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Năm 2007 2. Trần Bá Hoành. Trịnh Nguyên Giao. Đại cương phương pháp dạy học Sinh học. NXBGD, 2002 3. Trần Bá Hoành. Kĩ thuật dạy học Sinh học 4. Nguyễn Quang Vinh- Cao Gia Nức - Trần Đăng Cát -Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (Tập 1). Năm 2005 5. Sách giáo khoa Sinh học 9. NXBGD, Năm 2013 11 PHỤ LỤC 1: PHIẾU HỌC TẬP Xem video bạn tập giảng KN “Quần thể sinh vật”, thảo luận nhóm (5’) trả lời câu hỏi: 1. Dựa trên 5 bước giảng dạy một KN sinh học vừa nêu, hãy nhận xét phần giảng của bạn. 2. Nếu là em thì em sẽ dạy KN này thế nào? Các bước dạy KN Cách làm trong video Cách khác Bước 1. Xác định nhiệm vụ nhận thức Bước 2. Nhận biết một số dấu hiệu của KN Bước 3. Phân tích dấu hiệu chung và bản chất của KN Bước 4. Đưa KN mới học vào hệ thống KN đã biết Bước 5. Luyện tập vận dụng KN trong những điều kiện khác nhau 12 PHỤ LỤC 2: NỘI DUNG BÀI HỌC TRONG GIÁO TRÌNH Nguyễn Quang Vinh- Trần Bá Hoành. Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. Năm 2007
File đính kèm:
- giao_an_phuong_phap_day_hoc_sinh_hoc_o_truong_thcs_bai_phuon.pdf