Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 69: Em ôn lại những gì đã học
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100.
- Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chừ nhật.
- Thực hiện được phép tính với số đo độ dài xăng-ti-mét.
- Phát triển các NL toán học.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 69: Em ôn lại những gì đã học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 69: Em ôn lại những gì đã học
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1 SÁCH CÁNH DIỀU Bài 69. EM ÔN LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC MỤC TIÊU Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau: Củng cố kĩ năng thực hành tính cộng, trừ các số trong phạm vi 100. Củng cố kĩ năng nhận dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chừ nhật. Thực hiện được phép tính với số đo độ dài xăng-ti-mét. Phát triển các NL toán học. CHUẨN BỊ Đồng hồ giấy có kim giờ, kim phút. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. Hoạt động khởi động HS chơi trò chơi “Truyền điện”, “Đố bạn” ôn tập phép cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 100 đế tìm kết quả của các phép tính trong phạm vi 100 đã học. HS chia sẻ trước lớp: Đại diện một số bàn, đứng tại chồ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng, phép trừ mà mình quan sát được. GV hướng dần HS chơi trò chơi, chia sẻ trước lớp. Khuyến khích HS nói, diễn đạt bằng chính ngôn ngừ của các em. B. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1 HS thực hiện tính nhẩm để tìm kết quả các phép cộng, trừ nêu trong bài. GV nên giúp HS nhận biết sự liên hệ giữa các phép tính cho trong bài để thực hiện tính nhấm một cách hợp lí. Bài 2 Đặt tính rồi tính: HS đặt tính rồi tính ra vở hoặc ra nháp. Đối vở kiểm tra chéo, nói cách làm cho bạn nghe. HS nhận xét khó khăn, sai lầm (nếu có) khi đặt tính và tính kết quả các phép tính cộng, trừ các số có hai chữ số nêu trong bài và nêu cách khắc phục. Tính: GV hướng dẫn HS thực hiện mỗi phép tính theo thứ tự lần lượt từ trái qua phải. Bài 3 Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh được tạo thành từ những hình nào. Có bao nhiêu hình mỗi loại? (HS đếm từng loại hình trong tranh vẽ rồi ghi. kết quả vào vở: Có 7 hình vuông, 9 hình tròn, 7 hình tam giác, 3 hình chữ nhật) HS chỉ vào tranh vẽ diễn đạt theo ngôn ngữ cá nhân, chẳng hạn: Trong bức tranh này có 9 hình tròn. Bài 4 HS thực hiện các hoạt động sau: Quan sát rồi tìm và nêu ra đồng hồ chỉ đúng 3 giờ. Lưu ý: HS phân biệt kim phút và kim giờ. Để chọn được giờ theo đúng yêu cầu cần giữ nguyên kim phút ở vị trí số 12. Quay các kim trên mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ đúng 2 giờ; 11 giờ. HS thực hiện các thao tác sau: + Đọc tình huống “Ngày sách Việt Nam". + Xem tờ lịch, đối chiếu với số chỉ ngày, nhìn vào dòng chữ chí tháng, sau đó đọc thứ rồi trả lời câu hỏi. HS thực hiện các thao tác sau: + Đọc tình huống “Tuần lễ văn hoá đọc”; “Khai mạc ngày 21 tháng tư”; “Kết thúc vào thứ mấy?”. + Suy luận: 1 tuần lễ có 7 ngày; từ thứ tư này đến thứ ba tuần sau là tròn 7 + Trả lời câu hỏi: Nếu khai mạc ngày 21 tháng tư (thứ tư) thì kết thúc vào ngày thứ ba tuần sau. Chia sẻ kết quả với bạn, cùng nhau kiểm tra và nói kết quả. Bài 5 HS đọc bài toán, nói cho bạn nghe bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì. HS thảo luận với bạn cùng cặp hoặc cùng bàn về cách trả lời câu hỏi bài toán đặt ra (quyết định lựa chọn phép cộng hay phép trù để tìm câu trả lời cho bài toán đặt ra, giải thích tại sao). - HS viết phép tính thích họp và trả lời: Phép tính: 85 - 35 = 50. Trả lời: Thanh gồ còn lại dài 50 em. - HS kiểm tra phép tính và kết quả. Nêu câu trả lời. - GV nên khuyến khích HS suy nghĩ và nói theo cách của các em, lưu ý HS tính ra nháp rồi kiểm tra kết quả. C. Hoạt động vận dụng Bài 6 Cá nhân HS quan sát tranh, nói cho bạn nghe bức tranh vẽ gì. HS chọn con vật cao nhất và lí giải theo cách suy nghĩ của cả nhân mình. Khuyến khích HS đặt câu hỏi cho bạn về chiều cao của các con vật trong bức tranh. HS nhận xét các câu trả lời của bạn. Củng cố, dặn dò Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Để có thể làm tốt các bài tập trên, em nhắn bạn điều gì? (*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh Thông qua các hoạt động: đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 100; giải quyết bài toán gắn với tình huống thực tiễn và số đo độ dài, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL mô hình hoá toán học, NL tư duy và lập luận toán học. Thông qua các chia sẻ, trao đổi nhóm đặt câu hỏi phản biện HS có cơ hội phát triển NL hợp tác, NL giao tiếp toán học. LƯU Ý: Bài này được thiết kế cho 2 tiết học. Tuỳ thuộc trình độ HS, GV phân bổ thời gian và tổ chức các hoạt động cho phù họp. Chẳng hạn: Tiết 1 gồm các bài 1, 2, 3; Tiết 2 gồm các bài 4, 5, 6.
File đính kèm:
- giao_an_mon_toan_lop_1_canh_dieu_bai_69_em_on_lai_nhung_gi_d.docx