Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư

IV. Cụ thể tiến trình dạy học:

A. Khởi động

1. Hoạt động 1:Tình huống xuất phát

 (1) Mục tiêu: Tạo động cơ dẫn dắt HS tìm hiểu về các vấn đề trong thực tế, chuẩn bị các thông tin về việc quản lí của một tổ chức nào đó dẫn dắt HS tìm hiểu về các bài toán quản lý.

(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân, thảo luận nhóm.

(3) Phương tiện dạy học: SGK, Máy chiếu, máy tính kết nối mạng internet.

(4) Sản phẩm: bảng thể hiện việc chi tiêu hàng ngày trong gia đình mình; các thông tin về việc quản lí của một tổ chức nào đó.

 

Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư trang 1

Trang 1

Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư trang 2

Trang 2

Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư trang 3

Trang 3

Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư trang 4

Trang 4

Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư trang 5

Trang 5

Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư trang 6

Trang 6

Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư trang 7

Trang 7

Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư trang 8

Trang 8

Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư trang 9

Trang 9

Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 151 trang viethung 05/01/2022 2780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư

Giáo án môn Tin học Lớp 12 - Trần Bé Tư
Trần Bé Tư
Tiết: 1,2,3
BÀI 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm CSDL;
- Biết vai trò của CSDL trong học tập và đời sống;
2. Kĩ năng: 
Bước đầu hình thành kĩ năng khảo sát thực tế cho ứng dụng CSDL.
3. Thái độ: 
	- Tạo cho HS tìm hiểu biết công việc quản lí là phổ biến trong đời sống.
	- Tìm hiểu biết công việc thường gặp khi quản lí thông tin của một tổ chức nào đó.
	- Biết CSDL giúp hỗ trợ thực hiện các công việc thường xuyên của công tác quản lí. 
4. Định hướng phát triển năng lực:
Giải quyết vấn đề, hợp tác.
II. Chuẩn bị: 
	Lưu ý: Mục 3: Hệ CSDL, b. Các mức thể hiện của CSDL(trang9); c. Các yêu cầu cơ bản của hệ CSDL(trang12) Không dạy theo công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 1/9/2011 về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Tin học cấp THPT.
1. Giáo viên:
	- Phiếu học tập
	- Máy chiếu
2. Học sinh:
	- Chuẩn bị sách vở
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động
Nội dung
1. Khởi động/ xuất phát
- Chia lớp thành 4 nhóm học tập
- Các nhóm lập bảng thể hiện việc chi tiêu hàng ngày trong gia đình mình.
- Chuẩn bị các thông tin về việc quản lí của một trường học, bệnh viện, ngân hàng, xí nghiệp. . .
2. Hình thành kiến thức
- Bài toán quản lý
- Khái niệm CSDL, Hệ QTCSDL	
3. Luyện tập
- Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức
- Tìm hiểu CSDL giúp hỗ trợ thực hiện các công việc thường xuyên của công tác quản lí. 
4. Mở rộng
- Công tác quả lí chiếm thị phần lớn trong các ứng dụng Tin học
- Việc ứng dụng CSDL, Hệ CSDL mang lại thay đổi gì?
IV. Cụ thể tiến trình dạy học:
A. Khởi động
1. Hoạt động 1:Tình huống xuất phát
 (1) Mục tiêu: Tạo động cơ dẫn dắt HS tìm hiểu về các vấn đề trong thực tế, chuẩn bị các thông tin về việc quản lí của một tổ chức nào đó dẫn dắt HS tìm hiểu về các bài toán quản lý.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Máy chiếu, máy tính kết nối mạng internet.
(4) Sản phẩm: bảng thể hiện việc chi tiêu hàng ngày trong gia đình mình; các thông tin về việc quản lí của một tổ chức nào đó.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV giao nhiệm vụ cho HS, các nhóm 
- Lập bảng thể hiện việc chi tiêu hàng ngày trong gia đình mình.
- Các thông tin cần về việc quản lí của một tổ chức nào đó.
- HS thấy được việc quản lí
- Của một tổ chức như một trường học, bệnh viện, ngân hàng, xí nghiệp. . .
- Tổng hợp ý kiến của HS và các nhóm
- HS báo cáo kết quả
- GV dẫn dắt vào bài 1
- Bổ sung ý kiến, đánh giá kết quả của các nhóm
B. Hình thành kiến thức và luyện tập
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức:
(1) Mục tiêu: biết tìm hiểu về các bài toán quản lý. Khái niệm CSDL, Hệ QTCSDL	
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Máy chiếu, máy tính kết nối mạng internet.
(4) Sản phẩm: Đối tượng cần quản lí trong các bài toán quản lí, các bước để tạo lập một hồ sơ của đối tượng cần quản lí.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến các lĩnh vực đã nêu.
- Ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vựcCông tác quản lí như thế nào?
- Xem thông tin của bài toán Quản lý học sinh.
- HS xem trình chiếu
- HS làm việc với SGK
- HS làm việc cá nhân và trao đổi trong nhóm.
- Trong bài toán về Quản lý học sinh, em hãy xác định đối tượng cần quản lý.
- Thông tin cần quản lý được lưu trữ dưới dạng gì?
- Hướng dẫn hs biết các bước để tạo lập một hồ sơ về các đối tượng cần quản lí.
- HS làm việc với SGK
- HS làm việc cá nhân và trao đổi trong nhóm.
- GV cho HS ghi vào vở
1. Bài toán quản lí: ngoài việc lưu trữ thông tin việc quản lí hồ sơ còn có những chức năng cơ bản nào?
2. Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức:
a. Tạo lập hồ sơ
b. Cập nhật hồ sơ
c. Khai thác hồ sơ
3. Hệ CSDL
a. Khái niệm CSDL
b. Khái niệm hệ QTCSDL
- Xem thông tin
- Xử lý thông tin
- Tìm kiếm, chọn lọc thông tin
- Tham khảo SGK
- HS trao đổi theo nhóm
C. Luyện tập – Vận dụng:
Hoạt động 3. Tìm hiểu các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức
(1) Mục tiêu: Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức cụ thể, tìm hiểu CSDL giúp hỗ trợ thực hiện các công việc thường xuyên của công tác quản lí. 
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Máy chiếu, máy tính kết nối mạng internet.
(4) Sản phẩm: các nhóm các nêu các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức cụ thể
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu HS tìm hiểu Các công việc thường gặp khi xử lý thông tin của một tổ chức cụ thể như một trường học, bệnh viện, ngân hàng, xí nghiệp. . . 
- Mỗi nhóm 1 tổ chức
-HS làm việc theo nhóm và dán sản phẩm lên bảng
GV yêu cầu HS tìm hiểu CSDL giúp hỗ trợ thực hiện các công việc thường xuyên của công tác quản lí
-HS làm việc theo nhóm và dán sản phẩm lên bảng
Tổ chức HS báo cáo sản phẩm đánh giá và hỗ trợ HS
-HS làm việc theo nhóm và dán sản phẩm lên bảng
D. Tìm tòi mở rộng:
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng cơ sở dữ liệu trong một số lĩnh vực
(1) Mục tiêu: công tác quản lí chiếm thị phần lớn trong các ứng dụng Tin học, việc ứng dụng CSDL, Hệ CSDL mang lại thay đổi gì? 
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Phương tiện dạy học: SGK, Máy chiếu, máy tính kết nối mạng internet.
(4) Sản phẩm: nêu một số ví dụ ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu HS tìm hiểu công tác quản lí chiếm thị phần lớn trong các ứng dụng Tin học.
- Việc ứng dụng CSDL, Hệ CSDL mang lại thay đổi gì? 
- Trong mọi hoạt động con người vẫn đóng vai trò quyết định
- Có nhiều mức ứng dụng của hệ CSDL
-HS làm việc theo nhóm và dán sản phẩm lên bảng
Tổ chức HS báo cáo sản phẩm đánh giá và hỗ trợ HS
-HS làm việc theo nhóm và dán sản phẩm lên bảng
Tiết: 4,5
BÀI 2: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU 
I. Mục tiêu bài h ... iệu từ xa.
- Các giải pháp bảo mật: 
+ Xây dựng các chính sách và ý thức
+ Phân quyền truy cập
+ Nhận dạng người dùng
+ mã hoá thông tin và nén dữ liệu
+ Lưu biên bản hệ thống
C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 2: Luyện tập và vận dụng
(1) Mục tiêu: Học sinh nắm chắc tất cả các kiến thức cơ bản đã được học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Gợi mở, đàm thoại
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu
(5) Sản phẩm: HS trả lời đúng các kiến thức cơ bản đã học
Nội dung hoạt động
PHẦN TRẮC NGHIỆM
BÀI 10. CƠ SỠ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Câu 1: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:
A. Mô hình phân cấp 	B. Mô hình dữ liệu quan hệ
C. Mô hình hướng đối tượng 	D. Mô hình cơ sở quan hệ
Câu 2: Các khái niệm dùng để mô tả các yếu tố nào sẽ tạo thành mô hình dữ liệu quan hệ?
A. Cấu trúc dữ liệu 	B. Các ràng buộc dữ liệu
C. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu 	D. Tất cả câu trên
Câu 3: Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc thì dữ liệu được thể hiện trong các:
A. Cột (Field) 	B. Hàng (Record) 	C. Bảng (Table) 	D. Báo cáo (Report)
Câu 4: Thao tác trên dữ liệu có thể là:
A. Sửa bản ghi 	B. Thêm bản ghi 	C. Xoá bản ghi 	D. Tất cả đáp án trên
Câu 5: Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng?
A. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ
B. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ
C. Phần mềm Microsoft Access
D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu
Câu 6: Thuật ngữ “quan hệ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính 	B. Bảng 	C. Hàng 	D. Cột
Câu 7: Thuật ngữ “bộ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính 	B. Bảng 	C. Hàng 	D. Cột
Câu 8: Thuật ngữ “thuộc tính” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính 	B. Bảng 	C. Hàng 	D. Cột
Câu 9: Thuật ngữ “miền” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính 	B. Bảng 	C. Hàng 	D. Cột
Câu 10: Giả sử một bảng có 2 trường SOBH (số bảo hiểm) và HOTEN (họ tên) thì nên chọn trường SOBH làm khoá chính hơn vì:
A. Trường SOBH là duy nhất, trong khi đó trường HOTEN không phải là duy nhất
B. Trường SOBH là kiểu số, trong khi đó trường HOTEN không phải là kiểu số
C. Trường SOBH đứng trước trường HOTEN
D. Trường SOBH là trường ngắn hơn
Câu 11. Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua:
A. Địa chỉ của các bảng 	B. Thuộc tính khóa	C. Tên trường 	
D. Thuộc tính của các trường được chọn (không nhất thiết phải là khóa)
Câu 12: Cho các bảng sau:
- DanhMucSach(MaSach, TenSach, MaLoai)
- LoaiSach(MaLoai, LoaiSach)
- HoaDon(MaSach, SoLuong, DonGia)
Để biết giá của một quyển sách thì cần những bảng nào?
A. HoaDon 	B. DanhMucSach, HoaDon 	
C. DanhMucSach, LoaiSach 	D. HoaDon, LoaiSach
 BÀI 11. CÁC THAO TÁC VỚI CSDL QUAN HỆ
 Câu 1: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là:
A. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu 	B. Tạo ra một hay nhiều báo cáo
C. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi 	D. Tạo ra một hay nhiều bảng
Câu 2: Thao tác khai báo cấu trúc bảng bao gồm:
A. Khai báo kích thước của trường 	B. Tạo liên kết giữa các bảng
C. Đặt tên các trường và chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường 	D. Câu A và C đúng
Câu 3: Thao tác nào sau đây không thuộc loại tạo lập CSDL quan hệ?
A. Tạo cấu trúc bảng 	B. Chọn khoá chính
C. Ðặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng 	D. Nhập dữ liệu ban đầu
Câu 4: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, khi tạo một trường, việc nào sau đây không nhất thiết phải thực hiện?
A. Đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt 	B. Chọn kiểu dữ liệu
C. Đặt kích thước 	D. Mô tả nội dung
Câu 5: Cho các thao tác sau:
B1: Tạo bảng B2: Đặt tên và lưu cấu trúc B3: Chọn khóa chính cho bảng B4: Tạo liên kết
Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau:
A. B1-B3-B4-B2 	B. B2-B1-B3-B4 	C. B1-B3-B2-B4 	D. B1-B2-B3-B4
Câu 6: Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu?
A. Nhập dữ liệu ban đầu 	B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp
C. Thêm bản ghi 	D. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng
Câu 7: Chỉnh sửa dữ liệu là:
A. Xoá một số quan hệ 	B. Xoá giá trị của một vài thuộc tính của một bộ
C. Thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính của một bộ D. Xoá một số thuộc tính
Câu 8: Xoá bản ghi là:
A. Xoá một hoặc một số quan hệ 	B. Xoá một hoặc một số cơ sở dữ liệu
C. Xoá một hoặc một số bộ của bảng 	D. Xoá một hoặc một số thuộc tính của bảng
Câu 9: Thao tác nào sau đây không là khai thác CSDL quan hệ?
A. Sắp xếp các bản ghi 	B. Thêm bản ghi mới
C. Kết xuất báo cáo 	D. Xem dữ liệu
Câu 10: Khai thác CSDL quan hệ có thể là:
A. Tạo bảng, chỉ định khóa chính, tạo liên kết 
B. Đặt tên trường, chọn kiểu dữ liệu, định tính chất trường 
C. Thêm, sửa, xóa bản ghi 	D. Sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo 
BÀI 13: BẢO MẬT THÔNG TIN TRONG CÁC HỆ CSDL
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ CSDL?
A. Ngăn chặn các truy cập không được phép 	
B. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng
C. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn
D. Khống chế số người sử dụng CSDL
Câu 2: Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có:
A. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.
B. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản, cài đặt mật khẩu
C. Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản.
D. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản.
Câu 3: Bảo mật CSDL:
A. Chỉ quan tâm bảo mật dữ liệu 	
B. Chỉ quan tâm bảo mật chương trình xử lí dữ liệu
C. Quan tâm bảo mật cả dữ liệu và chương trình xử lí dữ liệu 
D. Chỉ là các giải pháp kĩ thuật phần mềm.
Câu 4: Chọn các phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây?
A. Bảo mật hạn chế được thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn
B. Có thể thực hiện bảo mật bằng giải pháp phần cứng
C. Hiệu quả của bảo mật chỉ phụ thuộc vào hệ QTCSDL và chương trình ứng dụng
D. Hiệu quả bảo mật phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách của chủ sở hữu thông tin và ý thức của người dùng.
Câu 5: Bảng phân quyền cho phép:
A. Phân các quyền truy cập đối với người dùng 
B. Giúp người dùng xem được thông tin CSDL.
C. Giúp người quản lí xem được các đối tượng truy cập hệ thống.
D. Đếm được số lượng người truy cập hệ thống.
Câu 6: Người có chức năng phân quyền truy cập là:
A. Người dùng 	B. Người viết chương trình ứng dụng.
C. Người quản trị CSDL. 	D. Lãnh đạo cơ quan.
Câu 7: Trong một trường THPT có xây dựng một CSDL quản lý điểm Học Sinh. Người Quản trị CSDL có phân quyền truy cập cho các đối tượng truy cập vào CSDL. Theo em cách phân quyền nào dưới đây hợp lý: 
A. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung; BGH: Xem, sửa, xoá. 
B. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xóa; BGH: Xem, Bổ sung.
C. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem. 
D. HS: Xem, Xoá; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem, Bổ sung, sửa, xoá.
Câu 8: Câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về chức năng lưu biên bản hệ thống?
A. Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu,
B. Cho thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng
C. Lưu lại nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật
D. Lưu lại các thông tin cá nhân của người cập nhật
Câu 9: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải:
A.Thường xuyên sao chép dữ liệu 	B. Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm 
C.Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ
D. Nhận dạng người dùng bằng mã hóa.
PHẦN TỰ LUẬN
Hãy nêu các giải pháp bảo mật chủ yếu.
Với vị trí người dùng, em có thể làm gì để bảo vệ hệ thống khi khai thác CSDL?
Biên bản hệ thống dùng để làm gì?
Cho ví dụ để giải thích lý do cần phải thường xuyên thay đổi tham số của hệ thống bảo vệ
 Nêu khái niệm mô hình quan hệ, CSDL quan hệ.
Phân biệt các cách xem dữ liệu.
Nêu các bước tạo lập csdl quan hệ.
Cho biết nguyên lý của một giải pháp bảo mật thông tin. Lấy ví dụ minh họa.
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
(1) Mục tiêu: Giúp những học sinh có nhu cầu mở rộng kiến thức và tương tác với cộng đồng.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Kết quả: Học sinh mở rộng các kiến thức của mình thông qua các bài toán trong thực tế.
Nội dung hoạt động
Tìm thêm một số ví dụ về tệp trong thực tế;
IV. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
- Ôn lại bài học hôm nay;
- Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kỳ II.
Tiết: 52
KIỂM TRA HỌC KỲ II
	I. MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh đạt được
1. Kiến thức
- Cơ sở dữ liệu quan hệ;
- Các thao tác trên cơ sở dữ liệu quan hệ.
- Giải pháp bảo mật và an toàn thông tin.
2. Kỹ năng
Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện:
- Các bước cập nhật dữ liệu;
- Các bước khai thác dữ liệu trên CSDL QH.
- Các giải pháp bảo mật và an toàn thông tin.
3. Thái độ
Ham thích môn học, có tính kỷ luật cao
Cẩn thận nghiêm túc trong học tập
4. Định hướng hình thành năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo.
	II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.
- Học liệu: SGK, SGV.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như chuẩn bị tài liệu, TBDH, SGK, vở ghi chép, ...
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, 
	III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
3. Tiến trình bài học
A. MA TRẬ ĐỀ KIỂM TRA
           Mức độ
Nội dung
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng độ cao
Số câu
Tổng điểm
Tỷ lệ
Cơ sở dữ liệu quan hệ
Số câu 
Số điểm      
Tỉ lệ %
Câu: 1, 2, 13
2,5
 Câu 12
0,25
Số câu: 4
2,75
 27,5%
Các thao tác cơ bản trên CSDL QH
Số câu 
Số điểm    
 Tỉ lệ %
 Câu: 3, 4
 0,5
Câu: 5, 6, 14
1,5
Câu: 7, 15
1,75
Số câu: 7
3,75
 37,5%
Bảo mật thông tin trong các hệ CSDL
Số câu 
Số điểm     
 Tỉ lệ %
 Câu: 8
0,25
 Câu: 9, 10, 11
 0,75
Câu: 16 
 2,5
Số câu: 5
 3,5
 35%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 6
  3,25
 32,5%
Số câu 6
  2,25
 22,5%
Số câu 3
  2,0
 20%
Số câu 1
  2,5
 25%
Số câu 16
 10,0
100%
B. ĐỀ KIỂM TRA
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Mô hình phổ biến để xây dựng CSDL quan hệ là:
A. Mô hình dữ liệu quan hệ 	B. Mô hình phân cấp 	
C. Mô hình hướng đối tượng 	D. Mô hình cơ sở quan hệ
Câu 2: Thuật ngữ “quan hệ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng:
A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính 	B. Bảng 	C. Hàng 	D. Cột
Câu 3: Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là:
A. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu 	B. Tạo ra một hay nhiều báo cáo
C. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi 	D. Tạo ra một hay nhiều bảng
Câu 4: Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, khi tạo một trường, việc nào sau đây không nhất thiết phải thực hiện?
A. Đặt tên, các tên của các trường cần phân biệt 	B. Đặt kích thước 	
C. Mô tả nội dung	D. Chọn kiểu dữ liệu
Câu 5: Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu?
A. Nhập dữ liệu ban đầu 	B. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp
C. Thêm bản ghi 	D. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng
Câu 6: Chỉnh sửa dữ liệu là:
A. Xoá một số quan hệ 	B. Xoá giá trị của một vài thuộc tính của một bộ
C. Thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính của một bộ 	D. Xoá một số thuộc tính
Câu 7: Khai thác CSDL quan hệ có thể là:
A. Tạo bảng, chỉ định khóa chính, tạo liên kết 
B. Đặt tên trường, chọn kiểu dữ liệu, định tính chất trường 
C. Thêm, sửa, xóa bản ghi 	D. Sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo 
Câu 8: Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ CSDL?
A. Khống chế số người sử dụng CSDL 	
B. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng
C. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn
D. Ngăn chặn các truy cập không được phép
Câu 9: Các giải pháp cho việc bảo mật CSDL gồm có:
A. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, lưu biên bản.
B. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản, cài đặt mật khẩu
C. Nhận dạng người dùng, mã hoá thông tin và nén dữ liệu, chính sách và ý thức, lưu biên bản.
D. Phân quyền truy cập, nhận dạng người dùng; mã hoá thông tin và nén dữ liệu; chính sách và ý thức; lưu biên bản.
Câu 10: Chọn các phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây?
A. Bảo mật hạn chế được thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn
B. Có thể thực hiện bảo mật bằng giải pháp phần cứng
C. Hiệu quả của bảo mật chỉ phụ thuộc vào hệ QTCSDL và chương trình ứng dụng
D. Hiệu quả bảo mật phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách của chủ sở hữu thông tin và ý thức của người dùng.
Câu 11: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải:
A.Thường xuyên sao chép dữ liệu 	B. Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm 
C.Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ
D. Nhận dạng người dùng bằng mã hóa.
Câu 12: Trong các mô hình dữ liệu được mô tả sau đây, mô hình nào là mô hình dữ liệu quan hệ?
A Dữ liệu được biểu diễn dưới dạng các bảng gồm các bản ghi. Mỗi bản ghi có cùng các thuộc tính là một hàng của bảng. Giữa các bảng có liên kết.	
B Các dữ liệu và thao tác trên dữ liệu được gói trong một cấu trúc chung.	
C Một bản ghi bất kì có thể được kết nối với một số bất kì các bản ghi khác.	
D Các bản ghi được sắp xếp theo cấu trúc từ trên xuống theo dạng cây.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 13. (2.0 điểm) Nêu khái niệm mô hình quan hệ, CSDL quan hệ.
Câu 14. (1.0 điểm) Phân biệt các cách xem dữ liệu.
Câu 15. (1.5 điểm)  Nêu các bước tạo lập csdl quan hệ.
Câu 16. (2.5 điểm) Cho biết nguyên lý của một giải pháp bảo mật thông tin. Lấy ví dụ minh họa.
C. HƯỚNG DẪN CHẤM
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
D
C
B
C
D
A
D
C
C
A
 II. TỰ LUẬN

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_tin_hoc_lop_12_tran_be_tu.docx