Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy

4. Phát triển năng lực:

a) Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu của bài học.

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.

- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề của bài học.

b) Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô

 

Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy trang 1

Trang 1

Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy trang 2

Trang 2

Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy trang 3

Trang 3

Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy trang 4

Trang 4

Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy trang 5

Trang 5

Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy trang 6

Trang 6

Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy trang 7

Trang 7

Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy trang 8

Trang 8

Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy trang 9

Trang 9

docx 9 trang viethung 05/01/2022 8580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy

Giáo án môn Sinh học Lớp 10 - Bài 16: Hô hấp tế bào - Nguyễn Hồng Tường Vy
Bài 16: 
HÔ HẤP TẾ BÀO
I/ MỤC TIÊU
 Sau khi học xong bài này, học sinh cần phải: 	
Kiến thức:
Giải thích được hô hấp tế bào là gì?
Nêu được ý nghĩa của hô hấp tế bào.
Trình bày được đặc điểm các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào. Nêu được mối liên hệ giữa các giai đoạn.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, quan sát và giải thích hiện tượng dựa vào kiến thức đã học.
Trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
Kỹ năng quản lí thời gian và đảm nhiệm công việc trong hoạt động nhóm.
Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về hô hấp tế bào.
Thái độ:
Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc.
Có ý thức tự giác chăm sóc cơ thể hợp lý, luôn cung cấp đủ nguồn năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống diễn ra bên trong cơ thể.
Phát triển năng lực:
Năng lực kiến thức: 
HS xác định được mục tiêu của bài học.
Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá.
HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề của bài học.
Năng lực sống: 
Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.
Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô
Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...
Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...
II/ CHUẨN BỊ
Tranh vẽ hình 16.1, 16.2 và 16.3 SGK.
Tranh hô hấp thực vật (khổ A0)
 Phiếu học tập:
Giai đoạn
Đường phân
Chu trình Crep
Chuỗi chuyền e hô hấp
Vị trí
Nguyên liệu
Diễn biến
Sản phẩm
III/ PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
 Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề
 Phương pháp dạy học theo nhóm, pp kiểm chứng
2. Kĩ thuật dạy học
 Kỹ thuật tia chớp, kỹ thuật thông tin phản hồi trong dạy học, kỹ thuật động não.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1’)
Kiểm tra bài cũ: KHÔNG KT
Tổ chức dạy học: (1’)
 Phân nhóm (mỗi nhóm 2 HS), phát phiếu học tập cho từng nhóm.
A. Khởi động: (3’)
Mục tiêu : 
Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới
Rèn luyện năng lực tư duy, tái hiện kiến thức cho học sinh.
Phương pháp: 
Hỏi đáp tái hiện (vấn đáp kiểm tra)
Định hướng năng lực: 
Giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức
Tiến hành:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV nêu yêu cầu, gọi HS trả lời
?Nhắc lại khái niệm hô hấp (Sinh học 8 bài 20)?
GV nhắc lại kiến thức:
-Gồm 3 giai đoạn: sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
-Sự thở vả trao đổi khí ở phổi là đặc điểm của hô hấp ngoại bào.
-Trao đổi khí ở tế bào là một trong những giai đoạn của hô hấp nội bào hay còn gọi là hô hấp tế bào.
=>Vậy quá trình tế bào nhận o2 nhằm thực hiện công việc gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ qua bài học hôm nay. 
TL: Hô hấp là quá trình trao đổi khí, lấy vào khí o2 và thải ra khí co2.
B. Hình thành kiến thức:
Họat động của GV
Họat động của HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu khái niệm hô hấp tế bào (16’)
-Treo tranh “ quá trình hô hấp ở thực vật”
 Yêu cầu HS quan sát tranh bên và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
? Cho biết chất tham gia và sản phẩm tạo thành? 
?Từ đó hãy nêu định nghĩa hô hấp tế bào theo cách hiểu của các em?
-Gọi 2 em trả lời rồi bổ sung hoàn chỉnh định nghĩa.
?Hô hấp xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
? Dựa vào thông tin đã biết viết PTTQ quá trình phân giải hoàn toàn một phân tử glucozo
?Dựa vào hình 16.1 hãy cho biết tóm tắt quá trình hô hấp tế bào gồm những giai đoạn nào?Từ đó cho biết bản chất của hô hấp tế bào?
GV: “Để tìm hiểu rõ hơn về 3 giai đoạn trên, chúng ta sang phần II”
HOẠT ĐỘNG 2:Tìm hiểu các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào. (23’)
GV treo hình 16.2 và kẻ phiếu học tập lên bảng.
?Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và thông tin SGK ,sau đó dùng bút bi xanh điền thông tin thảo luận vào cột “Đường phân” trong phiếu học tập?
-Yêu cầu HS đại diện nhóm lên điền kết quả thảo luận lên bảng và mời nhóm khác nhận xét. ( cộng điểm cho nhóm nếu đúng).
GV chỉnh sửa bổ sung
GV treo hình 16.3 lên bảng.
?Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và thông tin SGK ,sau đó dùng bút bi xanh điền thông tin thảo luận vào cột “Chu trình Crep” trong phiếu học tập?
-Yêu cầu HS đại diện nhóm lên điền kết quả thảo luận lên bảng và mời nhóm khác nhận xét. ( cộng điểm cho nhóm nếu đúng).
GV chỉnh sửa bổ sung
-GV cùng HS hoàn thành cột cuối cùng trong phiếu học tập.
?Yêu cầu HS tính số NADH, FADH2 trong nguyên liệu?
?Tính số ATP tạo thành, biết:
1NADH=3ATP
1FADH =2ATP ?
GV treo hình 16.1, yêu cầu HS điền hệ số vào trước các yếu tố.
TL: chất tham gia là glucozo và o2, sản phẩm tạo thành là co2 ,H2O và ATP
-2 học sinh trả lời
HS trả lời câu hỏi
HS thực hiện theo yêu cầu của GV:
Giai đoạn
Đường phân
Vị trí
Nguyên
liệu
Diễn biến
Sản
Phẩm
HS dùng bút đỏ chỉnh sửa bổ sung vào phiếu học tập.
HS điền thông tin vào phiếu theo yêu cầu của GV:
Giai đoạn
Chu trình Crep
Vị trí
Nguyên
liệu
Diễn biến
Sản
Phẩm
Giai đoạn
Chuỗi chuyền Electron hô hấp
Vị trí
Nguyên
liệu
Diễn biến
Sản
Phẩm
HS thực hiện yêu cầu của GV
I. Khái niệm hô hấp tế bào:
-Là quá trình chuyển đổi năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành dạng năng lượng rất dể sử dụng chứa trong các phân tử ATP.
-Ở các tế bào nhân thực, quá trình này diễn ra chủ yếu trong ti thể.
Phương trình tổng quát:
- Hô hấp tế bào có 3 giai đoạn chính: Đường phân, chu trình Crep, chuỗi truyền electron hô hấp.
- Bản chất:
+ Là một chuỗi các phản ứng oxi hóa khử
+ Nguyên liệu hữu cơ được phân giải dần dần và năng lượng được giải phóng từng phần ở các giai đoạn khác nhau.
+ Tốc độ của hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào
II.Các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào :
Đường phân:
- Vị trí: trong bào tương 
(tế bào chất).
- Nguyên liệu: Glucozo (6C), 2 ATP, 2 NAD+
- Diễn biến: 
Glucozo (6C) ð 2 Axit piruvic + 2 NADH + 2 ATP + 2ADP
- Sản phẩm: 2 phân tử Axit piruvic (3C),2 ATP,2 NADH, 2 ADP
2. Chu trình Crep:
- Vị trí: Chất nền ti thể 
- Nguyên liệu: 2 A. Piruvic 2 Axêtyl-CoA , 6 NAD+, 2 FAD+, 2 ADP
- Diễn biến: 2Axêtyl-CoA 4 CO2 + 6 NADH +2 ATP + 2 FADH2
- Sản phẩm: 4 CO2, 2 ATP, 6 NADH, 2 FADH
3. Chuỗi truyền Electron hô hấp:
- Vị trí: màng trong của ti thể 
- Nguyên liệu: 10NADH, 
2 FADH. 
- Diễn biến: NADH và FADH trong những giai đoạn trước sẽ bị oxi hóa 
- Sản phẩm: H2O, 34 ATP
V/ CỦNG CỐ :
A. Luyện tập (1’)
Mục tiêu: 
Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết. Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.
Kỹ thuật dạy học:
Kỹ thuật tia chớp
Định Hướng phát triển năng lực: 
Giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Câu 1: Qúa trình đường phân xảy ra ở đâu?
Ở tế bào chất
Câu 2: Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là gì?
 Là ATP    
Câu 3: Chất hữu cơ trực tiếp đi vào chu trình Crep là gì?
Axetyl-coA
Câu 4: Nước được tạo ra ở giai đoạn nào?
Chuỗi chuyền Electron hô hấp
Câu 5: Mối liên hệ của hô hấp ngoại bào và hô hấp nội bào?
Hô hấp ngoại bào giúp hô hấp tế bào lấy O2 từ môi trường và thài CO2 ra ngoài môi trường.
B. Vận dụng 
Mục tiêu: 
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.
Phương pháp dạy học: 
 Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: 
 Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Tiến hành: 
Giáo viên đặt câu hỏi:
(?)Tại sao, tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucozơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể?
Lời giải:
Tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucozơ mà phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể vì:
Phân tử glucozo có cấu trúc phức tạp, năng lượng trong tất cả các liên kết là rất lớn nên tế bào không thể sử dụng ngay.
Phân tử glucozo được phân giải qua các hoạt động của ti thể tạo ra ATP. ATP là hợp chất cao năng – đồng tiền năng lượng của tế bào, hợp chất này dễ dàng nhận và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
C. Mở rộng 
Mục tiêu: 
Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: 
Giao nhiệm vụ.
Định hướng phát triển năng lực: 
Tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề.
Tiến hành: 
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy.
VI/ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
Chuẩn bị nội dung bài 17: Quang hợp
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_10_bai_16_ho_hap_te_bao_nguyen_hong.docx