Giáo án Mầm non môn Âm nhạc: Hát và vận động: Sắp đến tết rồi

1. Kiến thức:

- Trẻ cảm nhận được âm điệu tình cảm trong sáng, vui tươi của bài hát “ Sắp đến tết rồi”, và giai điệu rộn ràng vui vẻ của bài hát “Mùa xuân ơi”. Biết cách vỗ tay theo nhịp đệm cho bài hát “Sắp đến tết rồi”, biết sáng tạo ra các hình thức vận động theo nhịp của bài hát.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng hát rõ lời, múa, vỗ tay, gõ đệm đúng theo nhịp. Rèn tai nghe âm nhạc, phản xạ nhanh khi tham gia trò chơi âm nhạc. Rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động.

 

Giáo án Mầm non môn Âm nhạc: Hát và vận động: Sắp đến tết rồi trang 1

Trang 1

Giáo án Mầm non môn Âm nhạc: Hát và vận động: Sắp đến tết rồi trang 2

Trang 2

Giáo án Mầm non môn Âm nhạc: Hát và vận động: Sắp đến tết rồi trang 3

Trang 3

Giáo án Mầm non môn Âm nhạc: Hát và vận động: Sắp đến tết rồi trang 4

Trang 4

Giáo án Mầm non môn Âm nhạc: Hát và vận động: Sắp đến tết rồi trang 5

Trang 5

Giáo án Mầm non môn Âm nhạc: Hát và vận động: Sắp đến tết rồi trang 6

Trang 6

doc 6 trang viethung 9800
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mầm non môn Âm nhạc: Hát và vận động: Sắp đến tết rồi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Mầm non môn Âm nhạc: Hát và vận động: Sắp đến tết rồi

Giáo án Mầm non môn Âm nhạc: Hát và vận động: Sắp đến tết rồi
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TAO TP TUYÊN QUANG
Trường mầm non Tân Trào
HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
Năm học 2014 - 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ - MÔN ÂM NHẠC.
Hát và vận động: Sắp đến tết rồi.
Nghe hát: Mùa xuân ơi
Trò chơi: Ai nhanh nhất.
Người dạy: Nguyễn Thị Thu Hiền
Lớp: Mẫu giáo 4 - 5 tuổi B1
Tuyên Quang tháng 2 năm 2015
HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP THÀNH PHỐ.
Năm học 2014 – 2015
-----***-----
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Môn Âm nhạc.
Hát và vận động: Sắp đến tết rồi.
Nghe hát: Mùa xuân ơi
Trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Lứa tuổi: Trẻ 4 - 5 Tuổi
- Thời gian: 20 - 25 Phút
- Số trẻ: 20 - 25 trẻ
- Lớp: Mẫu giáo 4 – 5 tuổi B1
- Người dạy: Nguyễn Thị Thu Hiền
I-Môc ®Ých yªu cÇu
1. Kiến thức:
- Trẻ cảm nhận được âm điệu tình cảm trong sáng, vui tươi của bài hát “ Sắp đến tết rồi”, và giai điệu rộn ràng vui vẻ của bài hát “Mùa xuân ơi”. Biết cách vỗ tay theo nhịp đệm cho bài hát “Sắp đến tết rồi”, biết sáng tạo ra các hình thức vận động theo nhịp của bài hát.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ kỹ năng hát rõ lời, múa, vỗ tay, gõ đệm đúng theo nhịp. Rèn tai nghe âm nhạc, phản xạ nhanh khi tham gia trò chơi âm nhạc. Rèn cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động. 
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ trân trọng ngày tết cổ truyền và tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày tết. Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động âm nhạc, hứng thú hưởng ứng theo giai điệu của bài hát.
II - CHUẨN BỊ
- Clip về chuẩn bị tết nguyên đán. Nhạc một số bài hát sử dụng trong tiết dạy. Nhạc cụ gõ đệm: Xắc xô, phách tre, nhạc cụ tự tạo.Bài hát “Mùa xuân ơi”. Mũ múa đủ cho số trẻ.
III – CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề tết mùa xuân.
Cô xin chào tất cả các con. Các con ơi! mùa xuân đến rồi, cây cối đâm chồi nảy lộc, những bông hoa đỏ vàng đang rực hồng đua nở, khoe sắc. Các con hãy cùng cô nổ một tràng pháo tay chào đón các vị đại biểu về dự lễ hội mùa xuân của lớp B1 nào.
Nào xin mời các bé ngoan của lớp B1 hãy cùng cô đọc bài vè đón tết nhé.
- Các con vừa đọc bài vè về ngày gì?
- Trong ngày tết gia đình các con thường làm những công việc gì?
Các con ạ Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất ở Việt Nam, Tết Nguyên Đán là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà là dịp để tổng kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành đấy. 
- Cô giới thiệu chương trình ca nhạc chào mừng lễ hội mùa xuân bắt đầu. (Nhạc nổi lên bài Đất nước vào xuân)
* Hoạt động 2: Hát và vận động bài “Sắp đến tết rồi”
- Để mở màn đầu tiên cô xin tặng các con một đoạn nhạc.
- Các con có biết cô vừa dạo đoạn nhạc về bài hát gì không?
- Các con giỏi quá. Đây chính là đoạn nhạc trong bài hát: “Sắp đến tết rồi” của nhạc sĩ Hoàng Vân. Vậy ai biết hát bài: “Sắp đến tết rồi” giơ tay cô xem nào?
- Bây giờ cô xin mời những giọng ca của lớp B1 cùng hát bài “ Sắp đến tết rồi” với cô nhé 
Cô bật nhạc cho trẻ hát lại bài hát 1-2 lần.
- Các con hát thật là hay. Cô đố các con chúng mình vừa hát bài hát gì của tác giả nào?
- Các con hát và cảm nhận giai điệu bài hát như thế nào?
Giảng nội dung bài hát: Bài hát “ Sắp đến tết rồi” của nhạc sĩ Hoàng Vân được viết theo nhịp 2/4 với âm điệu vui tươi nói về niềm vui của em bé khi ngày tết sắp đến. Bài hát đã vẽ nên khung cảnh vui tươi của một gia đình đang chuẩn bị cho ngày tết. Bé đến trường thấy vui vì không khí xuân tràn ngập, bé về nhà càng vui hơn khi có áo mới mẹ may niềm vui càng được nhân đôi khi tết đến bé lại thêm một tuổi đã lớn hơn và ngoan hơn.
- Để bài hát hay hơn các con có biết hình thức vận động nào minh họa cho bài hát không nói cho cô và các bạn cùng biết nào?
- Đúng rồi có nhiều cách để vận động minh họa cho bài hát. Các con có thể nhún, có thể vẫy tay, lắc mông và cả vỗ tay nữa Bây giờ cô mời bạn nào giỏi lên hát và vận động cho cô và các bạn cùng xem nào?
- Các con thấy bạn vừa hát và vận động minh họa như thế nào?
- Bạn đã vỗ tay như thế nào?
- Bây giờ các con hãy cùng hát và vỗ tay với bạn nào?
- Cô thấy các con hát, vỗ tay rất đúng nhịp. Để các con hát, vỗ tay đúng và hay hơn. Cô sẽ hát và vỗ tay theo nhịp cho các con xem nhé. 
Cô hát và vỗ tay với nhạc, sau đó giải thích cho trẻ cách vỗ: Cô bắt đầu vỗ vào phách mạnh từ tiếng thứ nhất của bài hát (tiếng “Sắp”), sau đó mở ra ở phách nhẹ tiếng thứ hai và thứ ba của bài hát ( Tiếng “đến tết”) sau đó cô lại vỗ vào tiếng thứ 4 của bài hát ( tiếng “rồi” ) sau đó lại mở ra cứ như thế cho đến hết bài.
- Nào bây giờ cô mời các con hát vỗ tay cùng cô nào.
Cho trẻ vỗ tay và hát cùng cô theo lớp (cô chú ý sửa sai cho trẻ )
Và bây giờ xin giới thiệu các đội đến với Lễ hội mùa xuân. Xin giới thiệu đội Hoa đào, Xin giới thiệu đội Mai vàng, xin giới thiệu Đội mai trắng. Ba đội sẽ dùng những nhạc cụ để gõ đệm xem đội nào hát và gõ đệm hay nhất. Ba đội có đồng ý không nào? Xin ba đội một tràng pháo tay (Cô cho trẻ sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo tổ) 
- Và bây giờ sẽ là phần thi của các ban nhạc, nhóm nhạc và ca sĩ. Xin mời ban nhạc Bánh chưng xanh lên biểu diễn
- Xin mời nhóm nhạc Mùa xuân lên biểu diễn 
- Xin mời ca sĩ Hương Nhi lên biểu diễn.
- Cô hỏi trẻ xem ngoài việc dùng các nhạc cụ hay vỗ tay theo nhịp của bài hát thì có cách nào khác để vận động theo nhịp bài hát không?
- Cô bật nhạc cùng cả lớp hát vận động theo nhịp bài hát 2, 3 lần.
* Trò chơi “ Tập tầm vông”
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần trẻ thua thì trẻ hát, trẻ thắng thì cô hát.
* Hoạt động 3: Hát cho trẻ nghe “Mùa xuân ơi”
- Cô hát lần 1
- Các con thấy bài hát có hay không? Bài hát có giai điệu như thế nào?
- Các con thử đặt tên cho bài hát giúp cô nào?
- Các con đã đặt những tên rất hay cho bài hát, cô giới thiệu cô vừa hát cho lớp mình nghe bài hát “Mùa xuân ơi” của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện.
* Giảng nội dung bài hát: Bài hát "Mùa xuân ơi!" vang lên với một giai điệu vui tươi, náo nức cũng giống như tâm trạng của mọi người trong mỗi dịp tết đến, xuân về. Mùa xuân mang đến niềm vui trong lòng mỗi người và dường như niềm vui đó chỉ có thể tìm được trong mùa xuân mà thôi. Bước ra đường vào mùa xuân ta sẽ thấy nắng xuân thật dịu dàng, gió xuân ấm áp, bầu trời xuân thì những đàn chim én đang chao nghiêng cánh để mang niềm vui đến. Dù đi đâu trên khắp đất nước Việt Nam, ta cũng sẽ thấy những lời chúc mà mọi người dành cho nhau trong dịp tết, những lời chúc ấy mang chúng ta đến gần nhau hơn và cũng có thể mang đến cho chúng ta một năm mới may mắn và an vui. Nhà nhà hoa mai, hoa đào khoe sắc, trẻ thơ thì tung tăng hát ca, vui đùa cùng áo mới, người người mang đến cho nhau những lời chúc tốt đẹp, đó là những gì mà ai trong mỗi chúng ta cũng đều có thể thấy mỗi độ xuân về. Qua bài hát "Mùa xuân ơi!", dường như Nguyễn Ngọc Thiện đã vẽ nên một khung trời xuân sắc, rộn ràng tiếng reo vui khi mùa xuân về. Không những thế bài hát còn mang đến sự tươi vui. Bài hát đó sẽ còn vang mãi trong lòng mọi người cho đến khi xuân đã tàn trong mỗi chúng ta.
Bây giờ cô xin mời các con nghe bài hát “ Mùa Xuân ơi” của tác giả Nguyễn Ngọc Thiện qua giọng hát của các ca sĩ của ban nhạc Mây Trắng nhé. Và cô mời các con lên múa cùng cô nào.
* Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất”
- Lễ hội mùa xuân hôm nay thật vui mừng được đón tiếp các diễn viên của lớp B1 vừa hát hay lại vừa múa dẻo. Bây giờ xin mời các con hãy cùng tham gia trò chơi “ Ai nhanh nhất” để tìm ra người thắng cuộc của ba đội thi ngày hôm nay.
- Trò chơi diễn ra như sau: Các con ở ba đội sẽ vừa đi vừa hát cùng cô, cô hát và vỗ xắc xô theo tiết tấu chậm thì các con đi xung quanh những chiêc vòng của đội mình, cô hát và vỗ xắc xô theo tiết tấu nhanh lập tức các con tìm và nhảy vào vòng. Mỗi vòng chỉ được một bạn. Bạn nào không có vòng thì sẽ về ghế làm khán giả. Sau mỗi lần thi cô sẽ bớt số vòng đi để tìm được bạn nhanh nhất. Các con sẵn sàng chưa nào? 
Cô cho trẻ chơi đến khi tìm được người nhanh nhất ở mỗi đội
Hoạt động 5: Kết thúc
 Cô mong rằng các con hãy luôn chăm ngoan, học giỏi và biết chăm sóc các loài cây, loài hoa, các con không nên ngắt lá bẻ cành để cho không khí của chúng ta được trong lành và đất trời mãi mãi xanh tươi. Các con có đồng ý không nào? Nào cô mời cả lớp cùng hát múa“ Sắp đến tết rồi”
Trẻ lắng nghe
-Trẻ chào khách.
- Trẻ đọc vè
- Trẻ trả lời câu hỏi.
- Trẻ lắng nghe 
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Cháu thưa cô bài hát “ Sắp đến tết rồi” ạ.
Trẻ giơ tay
Trẻ hát cùng cô với nhạc
Trẻ nói tên bài hát, tên tác giả
Gọi một hai trẻ phát biểu
Trẻ lắng nghe.
Gọi 1 – 2 trẻ trả lời.
Trẻ hát và vận động.
Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét
- Trẻ hát vỗ tay theo lớp 1- 2 lần.
- Trẻ quan sát
- Trẻ hát và vỗ tay theo cô.
- Trẻ sử dụng nhạc cụ gõ đệm cho bài hát.
5- 7 trẻ lên biểu diễn
- 3 – 5 trẻ lên biểu diễn
- Bé Hương Nhi biểu diễn.
- Trẻ hát và vận động
Trẻ chơi trò chơi cùng cô
-Trẻ nghe cô hát và hưởng ứng theo giai điệu của bài hát.
- Trẻ trả lời
- Trẻ đặt tên cho bài hát 
Trẻ lắng nghe.
Trẻ múa hát cùng cô.
- Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe 
Trẻ hát múa cùng cô.
- Trẻ chơi trò chơi âm nhạc
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ múa cùng cô.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_mon_am_nhac_hat_va_van_dong_sap_den_tet_roi.doc