Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định

I. Mức độ cần đạt

1. Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là sống giản dị.

 - Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị .

 - Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức; với luộm thuộm, cẩu thả.

 - Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

 2. Kĩ năng:

Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

 3. Thái độ:

 Qúi trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

 4. Hình thành năng lực cho HS: Thể hiện năng lực giải quyết vấn đề của bản thân.

 

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định trang 1

Trang 1

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định trang 2

Trang 2

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định trang 3

Trang 3

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định trang 4

Trang 4

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định trang 5

Trang 5

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định trang 6

Trang 6

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định trang 7

Trang 7

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định trang 8

Trang 8

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định trang 9

Trang 9

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 251 trang viethung 6620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Trường THPT Trương Định
Trường THPT Trương Định
Tuần : 01 Ngày soạn 03/03/2021
Tiết : 01
BÀI 1. SỐNG GIẢN DỊ
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức:
 - Hiểu được thế nào là sống giản dị. 
 - Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị .
 - Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức; với luộm thuộm, cẩu thả.
 - Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
 2. Kĩ năng:
Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
 3. Thái độ:
 Qúi trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
 4. Hình thành năng lực cho HS: Thể hiện năng lực giải quyết vấn đề của bản thân.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
 1. Giáo viên: Sgk, sgv , tư liệu tham khảo, tranh ảnh, giáo án và đồ dùng dạy học.
 2. Học sinh: HS đọc tìm hiểu bài và đồ dùng học tập.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
A. Hoạt động khởi động (6p)
* Mục tiêu: Kiểm tra bài vở, dẫn dắt, tạo tâm thế học tập.
 Kiểm tra bài cũ (5 phút ): GV kiểm tra sách vở của HS, giới thiệu môn học và hướng dẫn hs học bài.
* Giới thiệu bài: GV đưa ra 1 tình huống các hs mặc đồng phục năm rồi đến trường để vào bài. (1p) 
B. Hoạt động hình thành kiến thức(29p)
Hoạt động 1. Tìm hiểu truyện đọc sgk (14p)
* Mục tiêu: Hiểu được lối sống giản dị của Bác Hồ kính yêu. Qúi trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
Gv: Gọi 1 hs đọc to, diễn cảm truyện đọc:
Hs đọc. Gv: Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm câu hỏi a trong sgk.
Học sinh thảo luận => Trình bày ý kiến trước lớp
Gv: Ghi nhanh những chi tiết cơ bản lên bảng: 
- Trang phục?
+ Bác mặc quần áo ka-ki cũ, mũ vải bạc màu,...
- Tác phong?
+Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào
- Lời nói?
+ Câu hỏi dễ hiểu, đơn giản: ''Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?" 
Hs khác nhận xét bổ sung: lối sống giản dị đó không làm tầm thường con người Bác mà ngược lại làm cho Bác trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Bác giản dị trong lời nói, trong văn phong, trong cử chỉ, trang phục.
Gv chốt ý đúng: Cách ăn mặc giản dị, thái độ chân tình cởi mở, lời nói dễ hiểu của Bác đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa một vị chủ tịch nước với nhân dân. Bác ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó.
=> Bác Hồ là chủ tịch nước nhưng luôn sống giản dị phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Tình cảm của nhân dân ta với Người? > Bác được mọi người quí trọng, gần gũi, ngưỡng mộ...Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đều học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác Hồ Chí Minh.
Gv: Kể một số thói quen, nếp sống của Bác Hồ thể hiện Bác luôn sống giản dị (GDCD 6) 
Gv chốt lại : Trong cuộc sống, sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp, nó không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài mà kết hợp với vẻ đẹp bên trong. Giản dị không chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm còn thể hiện qua suy nghĩ, hành động. Điều kiện, hoàn cảnh. Mỗi chúng ta cần học tập những tấm gương để trở thành người sống giản dị, để có nhiều thời gian cho học tập. Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả,....
Hoạt động 2. Khai thác nội dung bài học(15)
* Mục tiêu:
 - Hiểu được thế nào là sống giản dị. 
 - Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị .
 - Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức; với luộm thuộm, cẩu thả.
 - Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
1. Em hiểu thế nào là sống giản dị? 
HS trả lời.
GV nhấn mạnh khái niệm: 
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, GĐ, XH.
- Sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, GĐ, XH là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự trung thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất.
2. Biểu hiện của sống giản dị : 
HS đọc và làm bài tập a. Bức tranh 3 thể hiện đức tính giản dị: Các bạn hs ăn mặc phù hợp với lứa tuổi.Tác phong nhanh nhẹn, vui tươi thân mật. Tranh 1,2,4 là không phù hợp.
HS: Trao đổi làm bài tập b sgk – 2 đại diện lên bảng ghi nhanh các câu trả lời ở 2 cột.
HS: Nhuộm tóc, trang điểm, sơn móng ,... là không phù hợp.
HS: đọc ý b sgk và giải thích theo suy nghĩ.
- Biểu hiện của sống không giản dị : (1),(3), (4),(6),(7). 
- Biểu hiện của sống giản dị : (2),(5).
* Gv Cho học sinh liên hệ thực tế những biểu hiện của lối sống giản dị và không giản dị. 
HS: - Không xa hoa lãng phí.
 - Không cầu kì kiểu cách.
 - Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài . . .
HS: Sống xa hoa lãng phí, phô trương, đua đòi cầu kì,...
a- GV liên hệ, nhắc nhở: Không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách , không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
VD. Tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện sống của bản thân, của gia đình và xh. Khi giao tiếp diễn đạt ý mình một cách dễ hiểu. Tác phong, đi đứng nghiêm trang, tự nhiên. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
b- Khác với lối sống xa hoa, lãng phí, cầu kì, phô trương hình thức: 
- Tiêu nhiều tiền bạc vào những việc không cần thiết, có hại( đua đòi ăn chơi, cờ bạc, hút chích)
- Nói năng cầu kì, rào trước đón sau
- Dùng từ khó hiểu
- Dùng những thứ đắt tiền, xa sỉ không phù hợp với mức sống chung ở địa phương và trong toàn xã hội, tạo ra sự cách biệt với mọi người;...
3. Ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
HS trao đổi 3 nhóm 3ý, đại diện trả lời.
GV chốt lại nội dung: 
a) Đối với mỗi cá nhân?
- Sống giản dị sẽ giúp ta đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết để làm được những việc có ích cho bản thân;
- Được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
b) Đối với mỗi gia đình?
 Lối sống giản dị sẽ giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
c) Đối với toàn xã hội? 
- Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau. 
- Loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí mang lại, lam lành mạnh xã hội.-> Giản dị là phẩm chất cần có ở mỗi người
I. Truyện đọc: “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”.
- Trang phục: đ ... quanh con người có tác động đến đời sống, sự phát triển của con người và thiên nhiên. 
- Kể một số yếu tố trong tự nhiên (rừng, cây, đồi, núi,..) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi,...).
b) TNTN là gì? Kể một số yếu tố của TNTN?
- TNTN là: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người
 Một số yếu tố của TNTN (rừng cây, động vật, thực vật, biển, đất, nước, khoáng sản,....). 
=> TNTN là bộ phận thiết yếu của môi trường có quan hệ chặt chẽ với môi trường.
2. Tìm những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm MT?HS trao đổi nêu, gv chốt:
 Nguyên nhân gây ô nhiễm MT do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ MT,TN, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt-> ô nhiễm MT(nước, không khí, khí hậu,... -> cạn kiệt TN(rừng, đất đai, ĐT vật diệt chủng, khan hiếm nước sạch,...)
 Ví dụ làm ô nhiễm môi trường?
HS nêu: Những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải; khói bụi, rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xả ra; không khí ngột ngạt; khí hậu biến đổi bất thường,
 Ví dụ làm cạn kiệt tài nguyên?
H: Rừng bị chặt phá bừa bãi, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp; đất bị bạc mầu; nhiều loại động – thực vật bị biế mất; nạn khan hiếm nước sạch,
3. Vai trò của MT và TNTN có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người:
- Tạo nên cơ sở vật chất để p/triển kinh tế văn hóa, xh, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
- Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có MT, con người không thể tồn tại được.
* Củng cố: Mỗi chúng ta cần phải bảo vệ MT. Giữ cho MT trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện MT, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.
Bảo vệ tntn là khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm, tu bổ, tái tạo, 
4. Nêu những biện pháp cần thiết để bảo vệ MT, TNTN? 
- Thực hiện qui định của p/l và bảo vệ TN, MT.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế dùng chất khó phân hủy ( nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
 - Tiết kiệm các nguồn TNTN( điện, nước sạch,)
5. Những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ MT và TNTN?
GV giới thiệu luật bảo vệ rừng, biển,...Một số quy định về bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động – thực vật quý hiếm. Kể một số hành vi bị pl nghiêm cấm(bài tập b), 
Liên hệ một số công ty vi phạm đã bị xử lí như Vedan,For mo sa,...
- Đây là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.
- Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn TN, hủy hoại MT
Bài 15. Bảo vệ di sản văn hóa
1. Di sản văn hóa là gì?
 Di sản văn hóa (DSVH) là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học; được lưu truyền
H: Có mấy loại dsvh? Có 2 loại dsvh( vật thể và phi vt) DSVH gồm có DSVHPVT và di sản vh vật thể, có ý nghĩa lịch sử, giáo dục, truyền thống, giá trị kinh tế- xã hội không nhỏ.
a. DSVHPVT là gì? Cho các ví dụ?
DSVHPVT là những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học. 
H: Hãy kể một số di sản văn hóa phi vật thể mà em biết? 
DSVHPVT bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống,văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống, 
Vd. Những làn điệu dân ca quan họ, Tuồng, chèo, cải lương, nhã nhạc cung đình, đờn ca tài tử Nam Bộ(mới được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại)
b. DSVHVT là gì?
 DSVHVT là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
- Kim Tự Tháp Ai Cập, Vạn lí trường thành,...
- Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, thánh địa Mĩ Sơn, Vịnh Hạ Long...
Di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh là gì? Cho 2 ví dụ?(SGK)
-> Sự giống và khác nhau giữa DSVHVT và DSVHPVT. DSVH là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học; được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Có 2 loại dsvh: DSVHPVT và DSVHVT
 - DSVHPVT gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống,
- VD: Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, Lễ giỗ Tổ Hùng Vương Nhã nhạc cung đình Huế; các làn điệu dân ca, quan họ, hát cải lương, chèo, tuồng,...
- HS nêu như sgk.
- VD: biển Nha Trang, đền vua Đinh, vua Lê,...
- Giống nhau về giá trị lịch sử, văn hóa khoa học; về sự lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Khác nhau:
+ DSVHPVT là những sản phẩm tinh thần,
+ DSVHVT là sản phẩm vật chất, 
 * Gọi hs đọc và làm bài tập b. Em đồng tình với ý kiến của ai ? Vì sao? 
 Em đồng tình với ý kiến của bạn Dung. Vì mỗi chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn dsvh,... 
2. H: Tại sao chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, DTLS- VH? 
- Mỗi dân tộc trong đại gđ các dân tộc Việt Nam có 1 nét văn hóa riêng cần được giữ gìn và phát huy, điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với nền văn hóa Việt Nam?
- Chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, DTLS- VH vì chúng có ý nghĩa gì đối với sự phát triển nền vh Việt Nam?
- Vì DSVH là tài sản của dân tộc nói lên TT của dân tộc, 
 - Thể hiện công đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
-> Làm cho nền văn hóa nước ta thêm tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Chúng ta phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, DTLS- VH vì chúng có ý nghĩa gì đối với sự phát triển nền vh thế giới- nhân loại?
- DSVHVN góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Cần tôn trọng, bảo vệ,...
- DSVHVN có ý nghĩa gì đối với di sản văn hóa thế giới?
Ở nhiều nước du lịch sinh thái, văn hóa đã trở thành ngành k/tế công nghiệp không khói, đồng thời qua đây thiết lập mqh hội nhập p/triển. 
Nêu 1 tấm gương biết giữ gìn, bảo vệ các DSVH: Bác Hồ.
I. Nội dung ôn tập 
Bài 12. Sống và làm việc có kế hoạch
Ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch:
- Tiết kiệm thời gian, công sức.
- Đạt kết quả cao trong công việc.
 - Giúp chúng ta chủ động trong công việc, trong cuộc sống và thực hiện được mục đích đã đề ra.
- Là yêu cầu không thể thiếu đối với người lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giúp con người thích nghi được với cuộc sống hiện đại, với yêu cầu lao động có kĩ thuật cao.
Bài 13. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 
* Quyền được bảo vệ
Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch
* Quyền được chăm sóc 
Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy, quyền được bảo vệ sức khỏe,
* Quyền được giáo dục . 
Trẻ em có quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí lành mạnh,
2. Bổn phận của trẻ em: 
a) Đối với gia đình:
- Yêu quí, kính trọng, hiếu thảo với bố mẹ, ông bà.
- Giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình.
b) Đối với nhà trường:
 - Chăm chỉ, tự giác học tập.
- Lễ phép, kính trọng thầy cô giáo;
- Đoàn kết với bạn bè. 
c) Đối với xã hội:
- Sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc;
- Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào .
- Có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế.
Bài 14. Bảo vệ MT và TNTN
1. Khái niệm:
 a. Môi trường là?
- Một số yếu tố ?
b. TNTN là? 
 => TNTN là bộ phận thiết yếu của môi trường có quan hệ chặt chẽ với môi trường.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm MT? 
3. Vai trò của MT và TNTN có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người:
- Tạo nên cơ sở vật chất để p/triển kinh tế văn hóa, xh, nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
- Cung cấp cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có MT, con người không thể tồn tại được.
4. Biện pháp cần thiết để bảo vệ MT và TNTN:
- Thực hiện qui định của p/l và bảo vệ TN, MT.
 - Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định.
- Hạn chế dùng chất khó phân hủy ( nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.
 - Tiết kiệm điện, nước sạch,
5. Những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ MT và TNTN?
Bài 15. Bảo vệ di sản văn hóa
1. Di sản văn hóa là những sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học; được lưu truyền
a. Di sản văn hóa phi vật thể là những sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa khoa học.
DSVHPVT bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống,văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống, 
b. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
 VD Hoàng thành Thăng Long, trống đồng Đông Sơn,đô thị cổ Hội An,...
2. Ý nghĩa:
- DSVH là tài sản của dân tộc nói lên TT của dân tộc. Thể hiện công đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
 - Làm cho nền văn hóa nước ta thêm tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- DSVH Việt Nam góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa thế giới:
C. Hoạt động luyện tập. Hướng dẫn làm các bài tập (10 phút)
* Mục tiêu: Vận dụng linh hoạt vào bài làm các bài tập, dặn dò chuẩn bị tiết kiểm tra
Bài 12. Sống và làm việc có kế hoạch
BTd. Em không đồng ý với quan niệm trên. Vì có thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc nhiều năm. Ví dụ 1 bậc học, cấp học, định hướng phấn đấu, nghề nghiệp cho tương lai(bạn Trương Quế Chi),...
BTVN. Em hãy lập kế hoạch làm việc ôn tập và kiểm tra học kì 2 (tuần 34 và 35)? 
Bài 13. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 
H: Ở địa phương em đã có những hoạt động gì để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em?
Hs tự liên hệ trả lời.
 BTd. Trong trường hợp bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo vào con đường phạm tội em sẽ: tìm mọi cách và nói với bố mẹ hoặc thầy cô biết,....
Bài 14. Bảo vệ MT và TNTN
Em hãy giải thích câu thành ngữ:
Rừng vàng, biển bạc? 
Tấc đất tấc vàng?
Hs nêu theo ý mỗi em, câu thành ngữ nói lên vai trò vô cùng quan trọng, quý giá và cần thiết của các nguồn tài nguyên thiên nhiên: Rừng quý hơn cả vàng, biển quý hơn cả bạc, nên chúng ta cần phải biết yêu quý, giữ gìn rừng và biển, cúng như đất và nước,
H: Ở trường em đã có những việc làm nào để bảo vệ MT xung quanh trường?
Liên hệ thực tế.
1.Bài tập b.
Hành vi gây ô nhiễm phá hủy môi trường : ( 1, 2, 3, 6 ).
2. Bài tập d. Gọi hs xung phong đọc đoạn văn. GV nhận xét, đánh giá.
Bài 15. Bảo vệ di sản văn hóa
c. Trưng bày, giới thiệu 1 vài DSVH của địa phương, Việt Nam và thế giới.
 HS các tổ Trưng bày DSVH của Việt Nam và thế giới
Nêu nhận xét, đánh giá.
d. Yêu cầu hs trình bày tóm tắt về 1 loại DSVH của địa phương, đất nước. Đại diện hs đọc bản tóm tắt đã làm, hs lắng nghe, nhận xét. 
Gv nhận xét, khen ngợi. 
- HS làm btđ:
 Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ dsvh: Làm vệ sinh, quan tâm tìm hiểu, bình chọn, tuyên truyền, tự hào giới thiệu, nhắc nhở,...
 Hành vi phá hoại dsvh : tự xâm phạm, chiếm đoạt, mua bán trái phép,...
->Cần khuyên nhủ, giải thích, vận động, nhắc nhở, phê phán, ngăn chặn
GV: Bảo vệ DSVH còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc của nhân loại hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành luật DSVH. Bảo vệ và giữ gìn là quyền và là nghĩa vụ của mỗi công dân, chúng ta nên tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt, phê phán những h/vi vi phạm p/l.(BTđ)
Bài 16. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
1.Bài tập a. Theo em, người có đạo là người có tín ngưỡng, tôn giáo 
2.Bài tập c. Hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng như:
- Nhạo báng
- Chê bai
- Bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác.
3.Bài tập g. Theo em, trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan như: Van vái, bói tên, bói tuổi, ...Theo em cần giải thích cho các bạn hiểu để khắc phục. 
Bài tậpd. Quyền tự do tin ngưỡng là?
Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan? (BTb)
- >Tín ngưỡng, tôn giáo khác với mê tín dị đoan vì: 
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình: (ví dụ: thần linh, thượng đế, đức Chúa trời,..) 
- Tôn giáo là một hệ thống có tổ chức, có giáo lí,( ví dụ: đạo Phật, đạo Thiên Chúa,..)
- Mê tín dị đoan: là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên như bói toán, chữa bệnh bằng phù phép đã ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản, tính mạng của con người.
-> Tín ngưỡng, tôn giáo khác với mê tín dị đoan
H: Hãy kể một ví dụ mê tín dị đoan mà em thấy trong thực tế?
 GV: Những hiện tượng mà các em vừa nêu trên đã gây ra những thiệt hại về tiền của và đôi khi cả tính mạng.
Bài tập đ. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân? 
*. Củng cố.
 Nắm lại cụ thể các nội dung ôn tập.
* Hướng dẫn học bài ở nhà.
- Soạn kĩ đề cương ôn tập.
- Ghi nhớ đề cương.
- Chuẩn bị cho tiết kiểm tra học kì 2 
II. LUYỆN TẬP
Bài 12. Sống và làm việc có kế hoạch
BTd. Em không đồng ý với quan niệm trên. Vì có thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc nhiều năm. 
Bài 13. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 
BTd. Trong trường hợp bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo vào con đường phạm tội em sẽ: tìm mọi cách và nói với bố mẹ hoặc thầy cô biết,....
Bài 14. Bảo vệ MT và TNTN
Em hãy giải thích câu thành ngữ:
Rừng vàng, biển bạc? 
Tấc đất tấc vàng?
1.Bài tập b.
Hành vi gây ô nhiễm phá hủy môi trường : ( 1, 2, 3, 6 ).
2. Bài tập d. Gọi hs xung phong đọc đoạn văn. GV nhận xét, đánh giá.
Bài 15. Bảo vệ di sản văn hóa
Bài tập d.Trình bày tóm tắt về 1 loại DSVH của địa phương , đất nước.
Bài 16. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
1.Bài tập a. Theo em, người có đạo là người có tín ngưỡng, tôn giáo 
2.Bài tập c. Hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng như:
- Nhạo báng
- Chê bai
- Bài xích gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác.
3.Bài tập g. Theo em, trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan như: Van vái, bói tên, bói tuổi, ...Theo em cần giải thích cho các bạn hiểu để khắc phục. 
Bài tậpd. Quyền tự do tin ngưỡng là?
Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan? (BTb)
- >Tín ngưỡng, tôn giáo khác với mê tín dị đoan.
Bài 17. 
IV. Rút kinh nghiệm
Sông Đốc, ngày tháng năm 2018
KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_truong_thpt_truong_dinh.docx