Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh

BÀI MỞ ĐẦU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình

- Học sinh biết được mục tiêu nội dung chương trình và SGK công nghệ 6.phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và học.

2. Kĩ năng:

 - Học sinh biết được phương pháp dạy và học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống.

 - Học sinh sử dụng thành thạo các phương pháp học tập.

3. Thái độ:

- Có thói quen học tập và làm việc theo quy trình.

- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.

 

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh trang 1

Trang 1

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh trang 2

Trang 2

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh trang 3

Trang 3

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh trang 4

Trang 4

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh trang 5

Trang 5

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh trang 6

Trang 6

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh trang 7

Trang 7

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh trang 8

Trang 8

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh trang 9

Trang 9

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 77 trang viethung 8620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh

Giáo án Công nghệ Lớp 6 - Học kì 1 - Lê Nam Anh
Lê Nam Anh
Ngày soạn:29.03.2021
Ngày dạy:
Khối lớp: 
Tiết số: 1
BÀI MỞ ĐẦU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu được vai trò của gia đình và kinh tế gia đình
- Học sinh biết được mục tiêu nội dung chương trình và SGK công nghệ 6.phân môn kinh tế gia đình được biên soạn theo định hướng đổi mới phương pháp dạy và học.
2. Kĩ năng:
 - Học sinh biết được phương pháp dạy và học từ thụ động sang chủ động tích cực hoạt động tìm hiểu tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống.
	- Học sinh sử dụng thành thạo các phương pháp học tập.
3. Thái độ: 
- Có thói quen học tập và làm việc theo quy trình.
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
4. Năng lực, phẩm chất:
4.1. Năng lực: 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật. 
4.2. Phẩm chất: 
	- Yêu thương gia đình, quê hương, đất nước.
	- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên.
	- Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC:	
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh miêu tả vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
 	- Sơ đồ tóm tắt mục tiêu và nội dung chương trình công nghệ THCS.
- Phiếu học tập, máy chiếu
2. Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, vở ghi, bút, thước
	 - Đọc và tìm hiểu trước bài, sưu tầm tài liệu, tranh ảnh liên quan.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
Ổn định tổ chức: 
- Ổn định lớp: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (đồ dùng học tập của học sinh)
Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (5 phút)
- Mục tiêu:
 +Tạo hứng thú, động lực cho HS khi tìm hiểu kiến thức mới.
 + Xuất hiện nhu cầu dẫn đến việc cần tiếp nhận kiến thức mới.
- GV giao nhiệm vụ:
	+ Gia đình là gì? 
+ Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi người chúng ta?
 Thực hiện:
- GV gọi học sinh đứng tại chỗ trình bày, học sinh khác theo dõi và bổ sung.
- GV giới thiệu bài: Gia đình là nền tảng của xã hội, ở đó mọi người được sinh ra và lớn lên, được nuôi dưỡng và giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.
Để biết được vai trò của mỗi người với xã hội, chương trình Công nghệ 6- Phần kinh tế gia đình sẽ giúp cho các em hiểu rõ và cụ thể về công việc các em sẽ làm để góp phần xây dựng gia đình và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
2. Các hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
- Mục tiêu:
HS hiểu vai trò của gia đình và kinh tế gia đình.
+) Chuyển giao:
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục I (SGK/3) và liên hệ thực tế-thảo luận nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật mảnh ghép. Nhóm 1, 2 cho biết gia đình có vai trò gì? Nhóm 3, 4 cho biết trách nhiệm của mỗi người trong gia đình? Nhóm 5, 6 cho biết trong gia đình có rất nhiều công việc phải làm đó là những công việc gì? Kể tên các công việc liên quan đến kinh tế gia đình mà em đã tham gia?
+) Thực hiện
- HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. Sau đó mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, trao đổi lại với cả nhóm mới về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
+) Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV bổ sung hướng HS đưa ra kết luận.
I. Vai trò của gia đình và kinh tế gia đình. 
1. Vai trò của gia đình.
- Gia đình là nền tảng của xó hội, mỗi người sinh ra, lớn lên được nuôi dưỡng giáo dục và chuẩn bị nhiều mặt cho cuộc sống tương lai (vật chất và tinh thần)
-Trách nhiệm của mỗi người trong gia đình: làm tốt công việc của mình để gia đình văn minh hạnh phúc. 
2. Kinh tế gia đình.
-Tạo ra nguồn thu nhập (tiền và hiện vật
-Sử dụng nguồn thu nhập để chi tiêu (hợp lí hiệu quả)
- Làm các công việc nội trợ trong gia đình (nấu ăn dọn dẹp)
Hoạt động 2: Mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình.
- Mục tiêu:
HS xác định được mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình.
+) Chuyển giao:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SGK/3 thảo luận nhóm 5 phút sử dụng KT khăn trải bàn cho biết sau khi học xong chương trình KTGĐ các em cần đạt được những mục tiêu gì? (về kiến thức, về kĩ năng, về thái độ). Các em tiếp thu được những những kiến thức gì?
- Những kiến thức đó giúp cho em biết được những công việc gì giúp ích cho cuộc sống thường ngày? 
- Thấy được tầm quan trọng của bộ môn này, em có thái độ học tập như thế nào?
+) Thực hiện
- HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. Sau đó mỗi thành viên của các nhóm này sẽ tập hợp lại thành các nhóm mới, trao đổi lại với cả nhóm mới về vấn đề mà em đã có cơ hội tìm hiểu sâu ở nhóm cũ.
+) Báo cáo, thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV nhận xét hướng HS đi đến kết luận chung.
II. Mục tiêu của chương trình công nghệ 6- phân môn kinh tế gia đình.
 (15 phút)
1.Về kiến thức
- Biết được kiến thức về ăn uống, may mặc, trang trí và thu chi trong gia đình.
- Biết khâu vá, cắm hoa trang trí, nấu ăn.
2.Về kĩ năng.
- Lựa chọn, sử dụng trang phục, bảo quản đúng kĩ thuật, Gĩữ gìn nhà ở sạch sẽ, Biết ăn uống hợp lí, chi tiêu hợp lí, làm các công việc vừa sức giúp đỡ gia đình.
3. Về thái độ
- Say mê học tập và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
Hoạt động 3: Phương pháp học tập.
- Mục tiêu:
+) Chuyển giao:
- GV yêu cầu học sinh đọc mục 3 (SGK/4) thảo luận nhóm 3 phút cho biết theo em để học tốt môn học kinh tế gia đình em cần có phương pháp học mới là gì?
-Để chủ động hoạt động tiếp thu kiến thức các em cần phải làm gì? 
+) Thực hiện 
- HS thảo luận nhóm về vấn đề đã được phân công. Sau đó mỗi thàn ... ông cần sạch sẽ, kín đáo.
x
6
Chỗ ngủ, nghỉ cần bố trí gần bếp hoặc kết hợp trong bếp. 
x
7
Chỗ để xe nên bố trí nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn. 
x
4. Hoạt động vận dụng:
	- Hãy quan sát những khu vực trong nhà ở của gia đình em và một số gia đình xung quanh nơi em ở. Từ đó rút ra nhận xét về việc bố trí các khu vực đó.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
	Em hãy trao đổi với người thân, bạn bè để trả lời câu hỏi sau:
- Vì sao người dân ở vùng cao thường làm kiểu nhà sàn?
- Em hiểu câu “An cư, lạc nghiệp” như thế nào?
*. Về học bài câu 1;2 SGK.Xem bài 8 phần 2;3 –SGK trang 35- 38 và sưu tầm tranh hình 2.2- 2.6.SGK.
 - Tìm hiểu cách sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực.
- 1 số ví dụ về cách sắp xếp nhà ở hợp lý, 
Ngày 23 tháng 10 năm 
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
...........................................................................
Tuần 11: Ngày soạn: 24 tháng 10 năm 
 Ngày dạy: 01 tháng 11 năm 
Tiết 20 - Bài 8
SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (T.2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Trình bày được vai trò của nhà ở đối với con người.
	 - Kể tên được mọt số khu vực chính của nhà ở và trình bày được các yêu cầu đối với các khu vực chính của nhà ở.
	 - Phân biệt được một số kiểu nhà ở thông thường ở nước ta.
2. Kĩ năng: - Biết vận dụng hợp lý sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp nơi ngủ, góc học tập, gắn bó và yêu quý nơi ở của gia đình.
3. Thái độ: Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ.
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: Năng lực tự học. Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực tư duy, năng lực phân tích, tổng hợp thông tin. Nl hợp tác. Nl sử dụng ngôn ngữ
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Sưu tầm các tranh ảnh về nhà ở, máy chiếu; Phiếu học tập
2. Học sinh: SGK, sưu tầm tranh ảnh, trang trí nội thất trong gia đình.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm;
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; KT mảnh ghép; Sơ đồ tư duy.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1.Hoạt động khởi động	
 	- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: Nhà ở có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
- Hoạt động khởi động: Giáo viên chiếu môt số hình ảnh về cách xắp xếp đồ đạc hợp lý và không hợp lý?
- Dù nơi ở rộng hay hẹp, nhà nhiều phòng hay ít phòng. Nhà ngói hay nhà tranh cũng cần phải sắp xếp hợp lí, phù hợp với mọi sinh hoạt của gia đình
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Sắp xếp đồ đặc trong từng khu vực.
PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; dạy học nhóm; Luyện tập thực hành.
KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- NL: NL tự học, NL tự nghiên cứu, NL ngôn ngữ, hợp tác 
- Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
- GV yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK/36 kết hợp quan sát 1 số hình ảnh về cách xắp xếp đồ đạc hợp lý và không hợp lý?
- GV yêu cầu HS đọc, quan sát và suy nghĩ trong thời gian 1 phút tìm hiểu thông tin.
- GV yêu cầu Hs hoạt động cặp đôi trong thời gian 3 phút chọn ra đâu là cách sắp xếp hợp lý và đâu là cách sắp xếp không hợp lý? Vì sao cần sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở? (cảm thấy thoải mái, thuận tiện Và xem đó là tổ ấm của mình.)
- Đại diện 1 nhóm trả lời các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung. 
- GV nhận xét
- GV: Việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình còn phải đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng đồ đạc hợp lý, giữ gìn sạch sẽ bảo quản đúng quy cách nhằm tăng giá trị sử dụng...
 + Nhu cầu cá nhân.
 + Thoả mãn nhu cầu sinh hoạt chung.
- Phích nước sôi của gia đình để ở vị trí nào?
- Đảm bảo dễ sử dụng và an toàn tại sao?
GV: Lấy ví dụ
- Để bật lửa tại vị trí nào là hợp lý?
- GV: Cho học sinh tự sắp xếp đồ dùng học tập trong cặp sách.
HS: Sắp xếp tuần tự
- GV: Đưa tranh vẽ về sự sắp xếp đồ đạc hợp lý
- GV: Kết luận: sắp xếp đồ đạc hợp lí tạo môi trường sống trong nhà ở thoải mái, thuận tiện.
GV giáo dục: không cần nhà ở chúng ta phải to thì mới bố trí hợp lí mà chỉ cần 1 ngôi nhà lúc nào cũng sạch sẽ, thoáng, bố trí theo từng không gian, vậy là đã rất đẹp. Bản thân chúng ta cần có thói quen ăn ở sạch sẽ, ngăn nắp.
2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực.
- Cách bố trí đồ đạc cần phải thuận tiện, có tính thẩm mỹ song cũng lưu ý đến sự an toàn và để lau trùi, quét dọn.
 - Mỗi khu vực có cách sắp xếp khác nhau, tuỳ điều kiện và sở thích của mỗi gia đình.
Hoạt động 2: Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của Việt Nam.
PP: Nêu và giải quyết vấn đề;Thuyết trình; Vấn đáp; Luyện tập thực hành.
KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; KT mảnh ghép; Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự nghiên cứu, năng lực ngôn ngữ, hợp tác 
- Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
- GV: Cho học sinh đọc nội dung mục II.3 SGK/36 kết hợp quan sát hình 2.2 suy nghĩ tìm hiểu thông tin chính.
- Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép:
+ Vòng 1 chuyên gia:
- Nêu những hiểu biết về nhà ở của địa phương? Đặc điểm địa hình và khí hậu ở đồng bằng sông cửu Long như thế nào? Cách sắp xếp đồ đạc như thế nào? (Nhóm 1)
- Em hãy nêu 1 số loại nhà ở thành phố? (Nhóm 2)
- Em hãy mô tả kiểu nhà ở miền núi? Tại sao lại bố trí như vậy? (Nhóm 3)
- Vòng mảnh ghép:
- Đặc điểm chung của nhà ở ở nông thôn Bắc bộ, thành phố, ở đồng bằng sông Cửu Long và ở miền núi?
- Từ đó liên hệ và so sánh với địa phương mình.
- HS trả lời
- GV kết luận.
3. Một số ví dụ về bố trí, sắp xếp đồ đạc trong nhà ở của người Việt Nam.
 (Nhóm 1, 2)
a. Nhà ở nông thôn:
- Nhà ở đồng bằng Bắc bộ:Thường có 2 ngôi nhà: 
 + Nhà chính
 + Nhà phụ
 + Ngoài ra còn có chuồng trại chăn nuôi và nhà vệ sinh được đặt ở xa nhà.
- Nhà ở đồng bằng sông Cửu Long: Nên sử dụng các đồ vật nhẹ có thể gắn kết với nhau tránh thất lạc khi có nước lên.
 (Nhóm 3, 4)
b. Nhà ở thành phố, thị xã:
 (Nhóm 5, 6)
c. Nhà ở miền núi:
Nhà sàn:
- Phần sàn để ở và sinh hoạt
- Dưới sàn: để dụng cụ lao động.
3. Hoạt động luyện tập:
- Điều quan trọng nhất các em được học hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
	Hãy suy nghĩ và viết ra giấy, GV gọi đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã được học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.
 	- Gọi 1 vài học sinh đọc ghi nhớ SGK/33.
	- GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS hoạt động nhóm trong thời gian 3 phút thảo luận và hoàn thành:
	Trong nhà ở, một vài khu vực có thể đ ược bố trí chung trong cùng một khu vực. Hãy ghép các khu vực trong nhà ở cho dưới đây thành từng nhóm sao cho phù hợp nhất.
 A. Nơi thờ cúng
F. Nơi học tập
B. Nơi tiếp khách
G. Nơi tắm giặt
C. Nơi ngủ, nghỉ
H. Nơi làm kho
D. Nơi nấu ăn
I. Nơi vệ sinh
E. Nơi ăn uống
J. Nơi chăn nuôi.
	- Nhóm thảo luận xem nếu cần ghép ba khu vực trong nhà ở với nhau thì đó là những khu vực nào và có khu vực nào không thể ghép chung được với các khu vực khác.
	- Nhóm thảo luận biện pháp phân chia khu vực trong điều kiện nhà ở chỉ có một hoặc hai phòng. Khi đó, có những khu vực nào không thể bố trí trong nhà ở được.
	- Gợi ý: Có thể dùng vách ngăn bằng gỗ mỏng, rèm, tủ đứng... để chia khu vực tạm thời.
	- HS báo cáo kết quả những việc mà mình đã làm.
	- Bài tập: Đánh dấu (x) vào cột Nên/Không nên trong bảng sau về việc sắp xếp hợp lí đồ đạc trong nhà ở.
STT
Sắp xếp đồ đạc trong nhà
Nên
Không nên
01
Kê giường gần cửa ra vào
02
Kê giường gần cửa sổ
03
Kê tủ chắn cửa sổ
04
Kê ti vi trong phòng khách
05
Kê bàn học trong phòng khách
06
Khu vệ sinh bố trí trước nhà và đầu hướng gió
07
Nhà chật chội thì không thể sắp xếp đồ đạc hợp lí.
08
Bàn học có thể bố trí trong phòng ngủ
09
Phòng ngủ nên bố trí ở nơi riêng biệt, yên tĩnh.
	- Hãy lên bảng hãy tóm tắt toàn bộ nội dung bài 8 bằng bản đồ tư duy
4. Hoạt động vận dụng:	
	- Đề xuất ý tưởng bố trí lại một vài khu vực trong nhà ở của gia đình em sao cho khoa học và hợp lí hơn. Trao đổi, bàn bạc với gia đình về ý tưởng của em và cách thực hiện.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
	- Trao đổi với người thân, bạn bè để cho biết vì sao người dân ở vùng cao thường làm nhà kiểu nhà sàn?
	- Giáo viên chia nhóm, sau đó mỗi nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận đưa ra sơ đồ thiết kế, bố trí khu vực trong nhà ở.
*. Về học bài và trả lời các câu hỏi SGK.Xem trước bài 9: Thực hành- Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở –SGK trang 39 và sưu tầm tranh.
- Chuẩn bị: Sơ đồ hình 2.7.SGK trang 39 và một số mẫu bìa giáo viên đã hướng dẫn.
 	Ngày soạn: 26 tháng 10 năm 
Ngày dạy: 03 tháng 11 năm 
Tiết 21 - Bài 9
THỰC HÀNH: SẮP XẾP ĐỒ ĐẠC HỢP LÝ TRONG NHÀ Ở (T.1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: - Biết được cách sắp xếp đồ đạc trong nhà ở một cách hợp lí và có tính thảm mĩ
2. Kĩ năng: - Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân ngăn nắp, sạch sẽ.
 - Đề xuất được phương án sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà hợp lí, có tính thẩm mĩ. 
3. Thái độ: Yêu quý ngôi nhà của mình và có ý thức giữ gìn nhà ở sạch sẽ.
4.Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: - Năng lực thực hành; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin 
- Phẩm chất: Trung thực; Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Mô hình một phòng và một số đồ đạc
2. Học sinh: Đọc trước bài 9 SGK cắt bìa làm một số đồ đạc gia đình
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.
2. Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Hoạt động khởi động:	
 	- Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu một số nhà ở của người việt nam?
 Trả lời:	- Nhà ở nông thôn
 	- Nhà ở bắc bộ
- Nhà ở đồng bằng sông cửu long
- Nhà ở thành phố, thị trấn
- Nhà ở tập thể
- Căn hộ trung cư
- Nhà ở miền núi.
- Khởi động: Em hãy xác định kiểu nhà của gia đình em đang ở (hoặc ông, bà, cô dì, chú, bác đang sống)? Cách sắp xếp, bố trí các khu vực sinh hoạt trong ngôi nhà đó như thế nào? Kể tên một số đồ đạc chủ yếu thường được sử dụng trong từng khu vực đó?
Gia đình em phân chia ngôi nhà thành các khu vực nào? Kêt tên một số đồ đạc chủ yếu thường được sử dụng trong từng khu vực đó.
	- HS báo cáo kết quả 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Chuẩn bị:
- PP: Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- NL: NL tự học, NL tự nghiên cứu, NL ngôn ngữ, NL hợp tác 
- Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
GV Nêu yêu cầu của tiết thực hành:
GV: Yêu cầu kiểm tra lại sơ đồ mặt bằng phòng ở. Đồ đạc đã chuẩn bị ở nhà.
GV: Quan sát bao quát việc kiểm tra chuẩn bị của học sinh.	
I. Chuẩn bị:
+ Sơ đồ phòng 2.5m x 4m theo tỉ lệ thu nhỏ, sơ đồ một số đồ dạc theo tỉ lệ căn phòng.
Hoạt động 2: Nội dung thực hành
- PP: Thực hành vấn đáp gợi mở, làm việc hợp tác trong nhóm nhỏ.
- KT: Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật chia nhóm; Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- NL: NL tự học, NL tự nghiên cứu, NL ngôn ngữ, NL hợp tác 
- Phẩm chất: Tự tin và có tinh thần vượt khó; Chấp hành kỉ luật.
GV: Căn cứ vào phòng ở và đồ đạc đã chuẩn bị hướng dẫn học sinh cách bố trí đồ đạc trong nhà.
GV: Với vai trò định hướng uốn nắn cá nhân phân nhóm.
HS: thực hành theo nhóm:
- Thảo luận vị trí đặt các đồ đạc trong phòng.
- Sắp xếp sơ đồ các đồ đạc vào sơ đồ mặt bằng phòng ở.
- Làm xong gắn sản phẩm thực hành của nhóm vào vị trí quy định trên bảng.
GV: Bao quát chung
GV: Nêu nội dung cần đạt đối chiếu với nội dung lý thuyết
HS: Làm theo sự hướng dẫn của giáo viên
GV: uốn nắn sửa sai cho các em.
 - nhắc nhở các em đảm bảo an toàn, giữ vệ sinh.
HS: Các nhóm đại diện trình bày ý kiến.
* Trình bày ý kiến – tự nhận xét.
- Đồ đạc chuẩn bị: Cắt bìa (Giường, tủ, bàn ghế, ti vi)
- Nhận xét sơ đồ của nhóm bạn, nêu ý kiến điều chỉnh và chỉnh lại chỗ sai (nếu có)
- GV Nhận xét tổng kết tinh thần làm bài của HS
- Nhận xét sản phẩm học sinh thực hành
GV: Bài học trong 2 tiết, tiết 1 chúng ta dừng lại ở phần trình bày ý kiến sắp xếp đồ đạc.
2. Nội dung thực hành 
a. Hướng dẫn ban đầu:
+ Yêu cầu mỗi nhóm HS hãy bố trí hợp lý đồ đạc (mô hình) trong nhà ở (sơ đồ phòng ở)
b. Hướng dẫn thường xuyên:
- Chọn khu vực nhà ở.
- Chuẩn bị đồ đạc
- Vẽ sơ đồ sắp xếp theo tỷ lệ thu nhỏ
- Thực hiện sắp xếp theo sơ đồ 
- Thảo luận nhóm 20 phút, bốn bạn một nhóm
- Dùng giấy khổ A3 làm diện tích khu vực nhà ở 
- Các đồ đạc đã chuẩn bị để dán vào các vị trí đã chọn trong sơ đồ vẽ 
- Hoàn thành sản phẩm
c. Hướng dẫn kết thúc:
 - Học sinh theo dõi và nhận xét 
 + Sự thẩm mĩ (dễ nhìn, dễ thấy) 
 + Sự thuận tiện (dễ lấy, dễ tìm) 
 + Các lối đi lại
 + Đảm bào sự an toàn
3. Hoạt động vận dụng:
	Liên hệ từ cuộc sống gia đình và với những hiểu biết của em trong thực tiễn, hãy điền tên các loại đồ đạc chủ yếu trong các khu vực của nhà em ở trong bảng dưới đây:
STT
Khu vực chính
Đồ đạc chủ yếu
01
Nơi tiếp khách
Bàn, ghế, tủ, ti vi
02
Nơi thờ cúng
Bàn thờ hoặc tủ thờ
03
Nơi ngủ, nghỉ
Giường, tử, bàn trang điểm hoặc gương..
04
Nơi học tập
05
Nơi nấu ăn
06
Nơi ăn, uống
07
Nơi tắm giặt
08
Nơi làm kho
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
	- Tham khảo trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng về cách sắp xếp, bố trí đồ đạc trong nhà ở. Xác định kiểu nhà đặc thù ở địa phương em?
	- Viết báo cáo thu hoạch về những điều em và bạn bè đã làm được.
* Hướng dẫn học ở nhà:
	 - Tập sắp xếp đồ đạc ở nhà.
	- Chuẩn bị bài sau: Mô hình một số đồ đạc và 1 căn phòng thu nhỏ (Tự chọn)

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_6_hoc_ki_1_le_nam_anh.docx