Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

- Trình bày được các tính chất đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

- Nêu được ứng dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.

2. Về kỹ năng

- Nhận dạng được một số loại vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí.

- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, đọc hiểu.

3. Về thái độ

- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập

- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.

 

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình trang 1

Trang 1

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình trang 2

Trang 2

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình trang 3

Trang 3

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình trang 4

Trang 4

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình trang 5

Trang 5

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình trang 6

Trang 6

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình trang 7

Trang 7

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình trang 8

Trang 8

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình trang 9

Trang 9

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 137 trang viethung 03/01/2022 6660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Học kì 2 - Nguyễn Nhật Bình
 Nguyễn Nhật Bình
Ngày soạn: / /2019	 
Phần hai CHẾ TẠO CƠ KHÍ
----------------------------------------------------------------------------------
Chương 3
Vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi
Tiết 19 Bài 15 Vật liệu cơ khí
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Trình bày được các tính chất đặc trưng của vật liệu dùng trong ngành cơ khí.
- Nêu được ứng dụng của một số loại vật liệu dùng trong ngành cơ khí.
2. Về kỹ năng
- Nhận dạng được một số loại vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí.
- Rèn kỹ năng thuyết trình, phản biện, trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, đọc hiểu.
3. Về thái độ
- Chủ động tích cực trong hoạt động học tập
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.
2II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan (google.com từ khóa “ vật liệu vô cơ”, “vật liệu hữu cơ”, “ Vật liệu conposite”)
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài: nghiên cứu tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí, tìm hiểu về một số loại vật liệu thông dụng trong ngành cơ khí. Dự kiến câu hỏi cần được giải đáp về bài 15.
2. Học sinh
- Theo HDVN của giáo viên
III. Hình thức và PP- KTDH
- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể
- PP- KTDH: vấn đáp, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, thuyết trình.
IV. Tiến trình bài học
* Ôn định , kiểm diện 
* Kiểm tra bài cũ:(không)
*Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
àHướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp à Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.
 GV: ? Làm thế nào chọn được đúng vật liệu theo yêu cầu sử dụng? Hãy giải thích?HS:............ (phải biết các tính chất đặc trưng của vật liệu đó, mỗi loại vật liệu có tính chất cơ học, vật lý, hoá học khác nhau).
GV: Bài hôm nay thầy sẽ giới thiệu cùng các em một số tính chất, đặc trưng về cơ học, công dụng của vật liệu.
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Nội dung 1: Tìm hiểu một số tính chất đặc trưng cuả vật liệu cơ khí
àHướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp. à Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự tin, chấp hành kỉ luật.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Trên cơ sở đã chuẩn bị bài ở nhà, Các nhóm có 5 phút chuẩn bị nội dung đã được yêu cầu nghiên cứu ở nhà:
Nhiệm vụ: nêu bản chất và đại lượng đặc trưng (đơn vị) của các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí.
+ Sau 5p sẽ gọi ngẫu nhiên lên báo cáo một phần nhiệm vụ.
+ Các nhóm khác bổ sung phần báo cáo của nhóm báo cáo và đặt hỏi cho nhóm báo cáo, câu hỏi phải sát nội dung của nhóm đang trình bày, rõ ràng dễ hiểu, không hỏi nhiều ý trong một câu.
+ Trong quá trình hoạt động(trả lời) nếu khó khăn có thể xin hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên hoặc giáo viên chủ động tư vấn nhóm báo cáo(hỏi).
Bảng
+ Lớp học bố trí như sau:
Nhúm bỏo cỏo
(nhúm 4)
Nhóm 2
Nhóm 1
Nhóm 3
- Cách di chuyển: các nhóm báo cáo theo thứ tự, nhóm báo cáo song sẽ di chuyển về vị trí nhóm báo cáo kế tiếp ngồi.
- GV: Sau mỗi phần báo cáo và phản biện kiến thức sẽ được chốt lại và bổ sung, mở rộng(nếu cần)
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: thảo luận thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo nhiệm vụ học tập
- HS: báo cáo, phản biện
* Đánh giá nhiệm vụ học tập
- Nhận xét ý thức học tập, chất lượng câu trả lời, thể chế hóa kiến thức.
- Câu hỏi dự kiến
? Hãy cho biết các tính chất đặc trưng của vật liệu? (Độ bền, độ dẻo, độ cứng)
? Đại lượng nào là tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí?
? Độ cứng, độ bền, độ dẻo tỉ lệ thế nào với nhau?
? Làm thế nào để biết được độ cứng của vật liệu? 
- Yêu cầu học sinh tham khảo VD SGK 
- GV: Nêu thêm cách thử độ cứng trong kỹ thuật.(dùng máy thử)
Máy thử độ cứng Rockwell
I. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
1. Độ bền
- Độ bền biểu thị khả năng chống lại sự biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực 
- Độ bền là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu. Giới hạn độ bền đặc trưng cho độ bền của vật liệu. . Giới hạn bền tỷ lệ thuận với độ bền và được chia làm 2 loại : 
+ Giới hạn bền kéo đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu 
+ Giới hạn bền nén đặc trưng cho độ bền nén của vật liệu
2. Độ dẻo 
- Độ dẻo biểu thị khả năng biến dạng dẻo dưới tác dụng của ngoại lực 
- Độ giãn dài tương đối đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu. Vật liệu có độ giãn dài tương đối càng lớn thì độ dẻo càng cao.
3. Độ cứng 
- Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực thông qua các đầu thử có độ cứng cao được coi là không biến dạng 
- Trong thực tế thường dùng các đơn vị đo độ cứng sau đây:
+ Độ cứng Brinen (HB) dùng khi đo độ cứng của các vật liệu có độ cứng thấp. Vật liệu càng cứng khi có trị số HB lớn.
+ Độ cứng Rocven ( HRC) dùng khi đo độ cứng các loại vật liệu có độ cứng trung bình hoặc là độ cứng cao . Vật liệu càng cứng thì số đo HRC càng lớn . 
+ Độ cứng Vicker ( Kí hiệu HV) dùng khi đo độ cứng của các vật liệu có độ cứng cao . Vật liệu càng cứng thì chỉ số đo HV càng lớn
2. Nội dung 2: tìm hiểu một số loại vật liệu thông dụng trong cơ khí
àHướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giao tiếp. à Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, chí công vô tư, tự tin, chấp hành kỉ luật.
Hoạt động
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: lớp vẫn hoạt động theo nhóm như trên.
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu bảng 15.1 SGK trong 3p và hãy cho biết vật liệu cơ khí gồm những nhóm vật liệu dùng trong cơ khí được chia thành những nhóm nào? Nêu tính chất và ứng dụng của chúng trong thực tế? Đặt ra những câu hỏi em cần được giải đáp.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS: nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ
* Báo cáo kết quả nhiệm vụ học tập
HS: báo cáo. Hỏi, trả lời.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thể chế hóa kiến thức
II. Một số loại vật liệu thông dụng 
( Bảng 15.1 SGK)
C1
C2
C3
C4
 ... ng lực và phẩm chất:
a, Năng lực chung:
- NL tự học
- NL giải quyết vấn đề
- NL sáng tạo.
- NL quản lý
- NL giao tiếp.
- NL hợp tác.
- NL tính toán.
- NL sử dụng ngôn ngữ
b, Năng lực chuyên biệt:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật
c, Phẩm chất:
trung thực ,tự trọng chí công vô tư 
Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Kế hoạch bài dạy, tài liệu, câu hỏi liên quan đến chế tạo cơ khí và ĐCĐT
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ôn tập.
2. Học sinh
- Theo HDVN của giáo viên
III. Hình thức và PP- KTDH
- Hình thức: theo lớp, hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể
- PP- KTDH: Vấn đáp, thảo luận nhóm, hỏi chuyên gia, thuyết trình.
IV. Tiến trình bài dạy
* Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1p)
* Kiểm tra bài cũ: không (lồng ghép trong nội dung ôn tập)
	HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
àHướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp à Hình thành và phát triển phẩm chất tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.
 GV: Giới thiệu chung kiến thức ôn tập phần chế tạo cơ khí và ĐCĐT.
C5
C1
C2
C3
C4
HOẠT ĐỘNG 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
àHướng tới hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật, sử dụng sử dụng ngôn ngữ, tự học, giao tiếp. à Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.
GV: Dạy học theo hợp đồng: Giao nhiệm vụ cho tất cả HS trong lớp, mỗi bàn HS là 1 nhóm. Các nhóm kí hợp đồng trả lời câu hỏi ôn tập trong thời gian 30 phút.
Sau đó GV thu phiếu học tập, nhận xét, đánh giá.
Câu hỏi ôn tập:
# Xéc măng là chi tiết thuộc nhóm nào sau đây:
A. Nhóm pitong B. Nhóm trục khuỷu C. Nhóm thanh truyền D. Không thuộc nhóm nào.
# Cấu tạo cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo có thêm chi tiết.....so với cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt
Cò mổ; lò xo B. Lò xo; đũa đẩy C. Đũa đẩy; cò mổ D. Lò xo; con đội
# Đối trọng được đặt nằm trên...
Má khuỷu B. Chốt khuỷu C. Cổ khuỷu D. Trục khuỷu
# Động cơ có 8 má khuỷu có....pittong.....thanh truyền....và trục khuỷu
A. 4:4:1 B. 3: 1: 3 C. 1:3:3 D. 4: 4: 4
# Cơ cấu phân phối khi nào sau đây được sử dụng phổ biến hiện nay
Dùng van trượt B. Dùng xupap C. Dùng xupap treo D. Dùng Xupap đặt
# Phương pháp bôi trơn bằng pha dầu vào nhiên liệu dùng cho động cơ;
Điêgen B. Xăng C. 2 kỳ D. 4 kỳ
# Đâu là chi tiết không thuộc cơ cấu trục khuỷu thanh truyền?
Xilanh B. Pitong C. Trục khuỷu D. Thanh truyền
# Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt con đội tác động trực tiếp vào...
Cò mổ B. Lò xo xupap C. Xupap D. Đũa đẩy
# Trong một chu trình làm việc xupap thải đóng(mở) mấy lần?
1 B. 2 C. 3 D. 4
# Trên đầu pittong có 3 rãnh lắp xec măng:
2 rãnh dầu và 1 rãnh khí B. 2 rãnh khí và 1 rãnh dầu 
C. 2 rãnh dầu ở trên và 1 rãnh khí ở dưới D. 2 rãnh khí ở trên và 1 rãnh dầu ở dưới 
# Trong cơ cấu phân phối khí cặp bánh răng phân phối được lắp ở:
Trục khuỷu B. Trục cam C.A+B D. Động cơ 
# Chi tiết nào sau đây không có ở cơ cấu phân phối khí dùng xu páp đặt 
Cò mổ B. Lò xo C. Cam D. Con đội
# Chốt pittong là chi tiết thuộc
Pitiong B. Nhóm pittong C. Nhóm trục khuỷu D. Nhóm thanh truyền
# Phần nào của trục khuỷu truyền mô men quay cho các cơ cấu hệ thống của động cơ
A. Đầu B. Đuôi C. Thân D. Cả 3 đáp án
# Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo xupap được treo ở:
A. Thân máy B. Nắp máy C. Động cơ D. Cả 3 đáp án
# Các loại động cơ trên xe máy phổ biến hiện nay dùng cơ cấu phân phối khí nào?
A. Xupap B. Van trượt C. Xupap treo D. Xupap đặt
# Trong cơ cấu phân phối khí, khi xupap ở trạng thái đóng lò xo xupap ở trạng thái
Bình thường B. Nén C. Dãn tương đối D. Dãn dài nhất
# Khi động cơ đốt trong làm việc trục.....truyền cho trục....
A. Khuỷu; cam B. Cam; khuỷu C. Đầu khuỷu; cam D. Đuôi khuỷu; cam
# Trong hệ thống bôi trơn khi nào van an toàn bơm dầu và van khống chế lượng dầu qua két đều mở
A. Nhiệt độ dầu bôi trơn lớn hơn giới hạn cho phép B. Áp suất dầu bôi trơn trong đường ống lớn hơn giới hạn cho phép
C. Nhiệt độ động cơ lớn hơn giới hạn cho phép D. Cả 3 đáp án
# Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt có....Chi tiết
A. 7 B. 9 C. 10 D. 8
# Nhiệm vụ của trục khuỷu là
A. Truyền chuyển động cho pittong ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ pittong thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; dẫn động cho các cơ cấu hệ thống của động cơ.
B. Truyền chuyển động cho pittong ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ pittong thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; tham gia cấu tạo buồng cháy.
C. Truyền chuyển động cho pittong ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ pittong thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; tham gia cấu tạo buồng cháy.
D. Truyền chuyển động cho pittong ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ pittong thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; dẫn động cho các cơ cấu hệ thống của động cơ.
# Dầu bôi trơn cho động cơ xe máy hiện nay được chứa ở
A. Các te B. Thùng nhiên liệu C. Xi lanh D. Động cơ
# Có bao nhiêu phương pháp bôi trơn
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
# Cơ cấu phân phối khí có nhiệm vụ là:
A. Đóng mở xupap đúng thời điểm 
B. Đóng, mở các cửa nạp, thải đúng thời điểm để nạp đầy khí sạch và thải sạch khí thải 
C. Quyết định lượng hòa khí phù hợp 
D. Cả 3 đáp án trên
# Thứ tự lắp các chi tiết trên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền tính từ buồng cháy xuống là
A. Ptitong, trục khuỷu, thanh truyền B. Pittong, thanh truyền, trục khuỷu
C. Thanh truyền, pittong, trục khuỷu D. Trục khuỷu, thanh truyền, pittong
# Trong cơ cấu phân phối khí, khi xupap mở lò xo xu pap ở trạng thái
A. Dãn B. Nén C. Dãn tương đối D. Dãn dài nhất
# Nhiệm vụ chính của hệ thống bôi trơn là
A. Bôi trơn B. Làm mát C. Cung cấp nhiên liệu D. Bôi trơn cho các bề mặt ma sát
# Cấu tạo của thanh truyền gồm...phần
A. 2 B. 3 C. 4 D. Nhiều 
# Cơ cấu phân phối khí dùng xupap chỉ dùng trên loại động cơ nào sau đây 
A. Điêgen B. Xăng C. 2 kỳ D. 4 kỳ
# Dầu bôi trơn có tác dụng
A. Cả 3 đáp án B. Làm mát C. Tẩy rửa, chống rỉ D. Bôi trơn cho các bề mặt ma sát
# Phần nào của trục khuỷu truyền mô men quay cho bánh đà sinh công
A. Đầu B. Đuôi C. Thân D. Cả 3 đáp án
# Khi nào van an toàn bơm dầu và van khống chế lượng dầu qua két đều mở
A. Nhiệt độ dầu bôi trơn lớn hơn giới hạn cho phép 
B. Áp suất dầu bôi trơn trong đường ống lớn hơn giới hạn cho phép
C. Nhiệt độ động cơ lớn hơn giới hạn cho phép 
D. Cả 3 đáp án
# Bình thường van khống chế lượng dầu qua két.... và van an toàn bơm dầu .....
A. Mở, mở B. Đóng, đóng C. Mở, đóng D. Đóng, Mở
# Bình thường van an toàn luôn.... còn van khống chế luôn...
A. Mở, mở B. Đóng, đóng C. Mở, đóng D. Đóng, Mở
# Chi tiết nào sau đây của hệ thống bôi trơn cưỡng bức có tác dụng ngăn ngừa hiện tượng áp suất trong đường ống tăng cao đến mức vỡ đường ống dẫn dầu
A. Van hằng nhiệt B. Đồng hồ báo áp suất C. Van an toàn bơm dầu 
D. Van khống chế lượng dầu qua két
# Khi áp suất dầu trong đường ống lớn hơn giới hạn cho phép thì 
A. Một phần dầu quay lại các te B. Dầu quay lại các te
C. Dầu phải qua két làm mát D. Dầu phải quay lại két làm mát
# Đối trọng được đặt nằm trên.....nhằm đảm bảo.....
A. Trục khuỷu, cân bằng về trọng lực với chốt khuỷu 
B. Má khuỷu, cân bằng về trọng lực với chốt khuỷu 
C. Trục khuỷu, giảm ma sát 
D. Má khuỷu, giảm ma sát 
 # Đầu nhỏ của thanh truyền được nối với .....bằng....
A. Trục khuỷu; chốt khuỷu B. Pittong; chốt khuỷu
 C. Trục khuỷu; Cổ khuỷu D. Pittong; chốt pittong
# Phía trong đầu to, đầu nhỏ của thanh truyền có lắp.....để .....
Ổ bi hoặc bạc lót; giảm ma sát mài mòn B. Ổ bi; giảm ma sát mài mòn 
C. Bạc lót; giảm ma sát mài mòn D. Chốt; giảm ma sát mài mòn 
# Đầu to của thanh truyền được chế tạo chia 2 nửa theo em nên chọn chi tiết nào sau đây lắp để giảm ma sát mài mòn 
Chốt B. Bạc lót C. Ổ bi D. Bạc lót và ổ bi
# Phương pháp bôi trơn nào sau đây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Vung té B. Pha dầu vào nhiên liệu C. Tuần hoàn cưỡng bức D. Bốc hơi tự nhiên
# Đâu là chi tiết không có trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức
Cánh tản nhiệt B. Bơm dầu C. Đồng hồ báo áp suất D. Bầu lọc tinh
# Ở động cơ 4 kì trong một chu trình làm việc số vòng quay của trục khuỷu và số vòng quay trục cam phụ thuộc vào
A. Số lần đóng mở xupap B. Số hành trình pittong C. A+ B D. Vấu cam tác động
# Cơ cấu phân phối khí dùng xupap treo có....Chi tiết
7 B. 9 C. 10 D. 8
# Nhiệm vụ của pittong là
A. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; dẫn động cho các cơ cấu hệ thống.
B. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở các kì nạp, nén, thải khí và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện ở cháy- dãn nở sinh công; tham gia cấu tạo buồng cháy.
C. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; tham gia cấu tạo buồng cháy.
D. Truyền chuyển động cho trục khuỷu ở kì cháy- dãn nở sinh công và nhận lực từ trục khuỷu thực hiện các kì nạp, nén, thải khí; tham gia cấu tạo động cơ.
# Cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt xu páp được đặt ở
A. Thân máy B. Nắp máy C. Động cơ D. Cả 3 đáp án
# Đầu to của thanh truyền được nối với .....bằng....
Trục khuỷu; chốt khuỷu B. Pittong; chốt khuỷu
C. Trục khuỷu; Cổ khuỷu D. Trục khuỷu; chốt pittong
# Khi áp suất....cao trong đường ống hơn giới hạn cho phép thì
A. Động cơ; van an toàn bơm dầu đóng B. Động cơ; van an toàn bơm dầu mở
C. Dầu bôi trơn; van an toàn bơm dầu đóng. D. Dầu bôi trơn; van an toàn bơm dầu mở
# Động cơ 2 kỳ một chu trình làm việc trục khuỷu quay......vòng còn trục cam quay.....vòng
A. 2; 2 B. 2; 1 C. 1;1 D. 1;2
# Chi tiết nào sau đây không có ở hệ thống bôi trơn
A. Bơm dầu B. Bầu lọc thô C. Van khống chế D. Đường ống dẫn dầu
# Phương pháp bôi trơn nào sau đây ít được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
A. Vung té B. Pha dầu vào nhiên liệu C. Tuần hoàn cưỡng bức D. Cả 3
# Đâu không phải là chi tiết thuộc cơ cấu phân phối khí
A. Pittong B. Lò xo xu pap C. Xilanh D. Xupap
# Trên rãnh lắp xec măng ....có....còn rãnh lắp xec măng...không có...
A. Dầu; rãnh; khí; lỗ B. Khí; rãnh; dầu; lỗ C. Dầu; lỗ; khí; lỗ D. Khí; lỗ; Dầu; lỗ 
# Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp bôi trơn
A. Vung té B. Pha dầu vào nhiên liệu C. Tuần hoàn cưỡng bức D. Bằng nước
# Trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức có....chiếc van
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
# Dầu bôi trơn có tác dụng chủ yếu là: 
A. Cả 3 đáp án B. Làm mát C. Tẩy rửa, chống rỉ D. Bôi trơn cho các bề mặt ma sát
# Rãnh Xéc măng là chi tiết thuộc nhóm nào sau đây:
A. Nhóm pitong B. Nhóm trục khuỷu C. Nhóm thanh truyền D. Không thuộc nhóm nào.
# Cấu tạo cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt không có chi tiết nào sau đây:
A. Cò mổ; lò xo B. Lò xo; đũa đẩy C. Đũa đẩy; cò mổ D. Lò xo; con đội
# Trong cơ cấu phân phối khí của động cơ đốt trong chi tiết nào sau đây đóng vai trò van trượt?
A. Xupap B. Xi lanh C. Pittong D. Trục khuỷu
# Đâu là chi tiết trong hệ thống bôi trơn cưỡng bức đảm bảo sự tuần hoàn của dầu bôi trơn
A. Bơm dầu B. Bầu lọc tinh C. Lưới lọc dầu D. B + C
# Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền có....chi tiết chính
A. 3 nhóm B. 3 C. 4 nhóm D. 4
# Cấu tạo trục khuỷu gồm: 
A. Đầu; thân; chi B. Đỉnh; đầu; thân C. Đầu; thân; đuôi D. Đầu to; thân; đầu nhỏ
# Có thể nối đầu to và đầu nhỏ của thanh truyền trực tiếp với nhau không?
A. Không B. Có C. Có thể được D. Tùy loại động cơ
# Đâu là chi tiết không thuộc hệ thống bôi trơn
A. Két làm mát B. Bầu lọc thô C. Đồng hồ báo áp suất . Van an toàn bơm dầu
# Cấu tạo của trục khuỷu gồm...phần với ....chi tiết.
A. 3; 5 B. 3; 4 C. 3; 6 D. 3; 3
# Chi tiết nào sau đây nối thanh truyền với trục khuỷu?
A. Má khuỷu B. Cổ khuỷu C. Chốt khuỷu D. Trục quay của trục khuỷu
# Tiết diện ngang phần ...của....có hình chữ ....
A. Thân; trục khuỷu; I B. Thân; Pittong; I C.Thân; thanh truyền; Y D. Thân; thanh truyền; I 
# Cặp bánh răng phân phối ở cơ cấu phân phối khí được thiết kế .....để đảm bảo cho .... đóng (mở) 1 lần/chu trình
A. Bánh răng lắp trên trục cam bằng 2 bánh răng lắp trên trục khuỷu; các cửa
B. Bánh răng lắp trên trục cam bằng ½ bánh răng lắp trên trục cam; xupap
C. Bánh răng lắp trên trục cam bằng 1/2 bánh răng lắp trên trục cam; các cửa
D. Bánh răng lắp trên trục cam bằng 2 bánh răng lắp trên trục khuỷu; xupap
# Khi vấu cam tác động vào con đội xupap.....lò xo xupap....
A. mở; nén B. Đóng; dãn C. Mở; dãn D. Đóng; nén
# Xu pap trong cơ cấu phân phối khi đóng lại là nhờ
A. Vấu cam không tác động lên con đội B. Lò xo xupap dãn ra C. Là xo xupap nén lại D. A+ B
# Trong cơ cấu phân phối khí cấu buồng cháy kiểu treo.... kiểu đặt
A. Xấp xỉ B. Lớn hơn C. Nhỏ hơn D. Bằng
# Trong cơ cấu phân phối khí dùng xupap đặt con đội trực tiếp dẫn động cho xupap do
A. Không có đũa đẩy cò mổ B. Xupap được đặt ở thân máy 
C. Xupap được đặt ở nắp máy D. Thân máy ngắn
# Van nào của hệ thống làm mát nên thay bằng van hằng nhiệt?
A. Van an toàn bơm dầu B. Van khống chế lượng dầu qua két 
C. A+ B D. Không nên thay thế
# Chi tiết nào trong hệ thống làm mát được dẫn động bởi trục khuỷu
A. Van an toàn bơm dầu B. Van khống chế lượng dầu qua két 
C. Bơm dầu D. Trục cam
Ngày soạn: / /2019
Tiết 52
KIỂM TRA HỌC KỲ II
MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức
- Củng cố các kiến thức về phần cấu tạo động cơ đốt trong.
- Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
2. Về kỹ năng
- Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm.
- Rèn kỹ năng vẽ, đọc sơ đồ khối mô tả cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cơ cấu, hệ thống của động cơ đốt trong.
3. Về thái độ
- Rèn ý thức nghiêm túc, trung thực trong thi cử.
4- phát triển năng lực và phẩm chất:
a, Năng lực chung:
- NL tự học
- NL giải quyết vấn đề
- NL sáng tạo.
- NL quản lý
- NL giao tiếp.
- NL hợp tác.
- NL tính toán.
- NL sử dụng ngôn ngữ
b, Năng lực chuyên biệt:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật
c, Phẩm chất:
trung thực ,tự trọng chí công vô tư 
Tự lập tự tin tự chủ có tinh thần vượt khó.
2. Chuẩn bị
- Ma trận, đề bài và phiếu soi đáp án (3 đề sinh 12 mã) 
3. Tổng kết
- Rút kinh nghiệm hình thức, sai xót đề (nếu có)
- Rút kinh nghiệm về nội dung, mức độ kiến thức trong đề.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_hoc_ki_2_nguyen_nhat_binh.docx