Giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay

Từ thực tế nhu cầu, nguồn nhân lực và những thách thức của hội nhập, toàn

cầu hoá trong lĩnh vực thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay, dưới góc nhìn của người

làm công tác đào tạo, tác giả tham luận đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và trình

độ sinh viên ngành Thiết kế nội thất bằng các hoạt động triển khai Diễn đàn sinh viên nội

thất Việt Nam.

Giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10320
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay

Giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay
73Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ TRÌNH ĐỘ 
CHO SINH VIÊN NGÀNH THIẾT KẾ NỘI THẤT 
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
SOLUTIONS TO IMPROVE QUALITY AND LEVEL
FOR STUDENTS OF INTERIOR DESIGN IN VIETNAM 
Lưu Việt Thắng*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/04/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/10/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/10/2019
Tóm tắt: Từ thực tế nhu cầu, nguồn nhân lực và những thách thức của hội nhập, toàn 
cầu hoá trong lĩnh vực thiết kế nội thất tại Việt Nam hiện nay, dưới góc nhìn của người 
làm công tác đào tạo, tác giả tham luận đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng và trình 
độ sinh viên ngành Thiết kế nội thất bằng các hoạt động triển khai Diễn đàn sinh viên nội 
thất Việt Nam. 
Từ khóa: Nâng cao, chất lượng, giải pháp, trình độ, sinh viên ngành thiết kế nội thất
Abstract: From the real needs of human resources and the challenges of integration, 
of globalization in the fi eld of interior design in Vietnam today, from the perspective of a 
training offi cer, the author of this article propose solutions to improve the quality and level 
of interior design students through the implementation of activities from the Interior Design 
Students Forum in Vietnam.
Keywords: Quality, solution, level, interior design, Vietnam
* Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội
1. Thực trạng lĩnh vực thiết kế nội 
thất tại Việt Nam hiện nay.
1.1. Những điểm thuận lợi
Thuộc lĩnh vực design, mỹ thuật 
ứng dụng, thiết kế nội thất là việc tìm ra 
nhiều giải pháp thiết kế khác nhau, mang 
tính sáng tạo cho một không gian sống của 
con người với mục đích vừa đẹp, vừa an 
toàn, vừa hữu ích, nâng cao chất lượng 
cuộc sống. Thiết kế nội thất còn là sự tổng 
hợp của nghệ thuật và khoa học kỹ thuật, 
có mối tương quan chặt chẽ với các ngành 
thiết kế khác như kiến trúc, phát triển đô 
thị, cảnh quan... 
Trong bức tranh chung của các ngành 
Mỹ thuật ứng dụng, lĩnh vực Thiết kế nội 
thất nổi bật lên như một mảnh ghép tươi 
Tạp chí Khoa học - Viện Đại học Mở Hà Nội 60 (10/2019) 73-79
74 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
sáng và sắc nét. Tại Việt Nam, ngành Thiết 
kế nội thất dù mới được chú ý trong thời 
gian chưa lâu nhưng đã đạt được những 
dấu ấn tăng trưởng ấn tượng. Với gần 7,000 
doanh nghiệp tham gia vào thị trường sản 
xuất đồ nội thất gỗ, giá trị sản xuất của 
ngành ước tính đạt 770 triệu USD năm 
2016 và dự kiến vượt mức 1.1 tỷ USD vào 
năm 2020. Theo Hội Mỹ nghệ và Chế biến 
gỗ TP.HCM (Hawa), năm 2018, tổng giá trị 
tiêu dùng nội thất của thị trường Việt Nam 
đã lên đến con số khoảng 4 tỉ USD, nhu 
cầu tiêu thụ đồ gỗ bình quân ở Việt Nam 
là 21 USD/người/năm. Giá trị xuất khẩu 
ngành đồ gỗ và nội thất Việt Nam đứng số 
1 Đông Nam Á, số 2 Châu Á và đứng thứ 5 
thế giới, đạt con số kỷ lục lên tới 9 tỉ USD. 
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu 
về chất lượng cuộc sống cũng ngày càng 
được nâng cao. Ngày nay, người ta không 
chỉ quan tâm đến độ bền vững của ngôi 
nhà mà còn chú trọng nhiều hơn đến mức 
độ tiện nghi, tính hợp thời của không gian 
sống và mong muốn một không gian sống 
thể hiện cá tính riêng của chính mình. 
Không gian của mỗi ngôi nhà, mỗi căn 
phòng mà họ tạo ra là một tác phẩm nghệ 
thuật độc đáo, chưa từng có và nó được 
tạo ra bởi sự sáng tạo tự do của nhà thiết 
kế nội thất. Đây đang là xu hướng chung 
của xã hội và điều đó khiến nghề thiết kế 
nội thất trở nên đắt giá hơn bao giờ hết. Và 
bởi vậy, trong những năm gần đây, thiết kế 
nội thất là ngành học thu hút nhiều bạn trẻ 
yêu thích sự sáng tạo. 
Theo cô Trần Thu Hà, Phó trưởng khoa 
Nội thất, Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM 
đánh giá: “nghề thiết kế nội thất hiện nay 
khá phát triển, nhất là trong lĩnh vực thiết kế 
thương mại, quán cà phê văn phòng và nghề 
thiết kế nội thất trở thành nghề “hot”. Đặc 
biệt, khi đời sống phát triển, loại hình căn 
hộ, nhất là căn hộ cao cấp xuất hiện ngày 
càng nhiều, càng có nhiều người quan tâm 
đến thiết kế nội thất cho nhà ở. Trước đây, 
kiến trúc sư thường thực hiện cả kiến trúc 
lẫn nội thất nhưng ngày nay, nhu cầu xã hội 
đòi hỏi nội thất không chỉ đẹp mà phải thể 
hiện phong cách thẩm mỹ riêng, đòi hỏi phải 
có người chuyên về thiết kế nội thất đảm 
nhận. Sự phát triển của đời sống người Việt 
Nam hiện nay với gu thẩm mỹ ngày càng 
cao và khả năng chi tiêu càng lớn kéo theo 
sự gia tăng của các loại hình biệt thự, căn hộ, 
nhất là căn hộ cao cấp, khiến vấn đề về nội 
thất nhà ở ngày càng trở nên quan trọng và 
đáng quan tâm.
Hiện nay, ngành thiết kế nội thất 
đang cần một lượng lớn nguồn nhân lực 
đủ trình độ chuyên môn và khả năng ngoại 
ngữ để đáp ứng cho sự phát triển mạnh mẽ 
của ngành nói chung và xã hội nói riêng. 
Một trong những yếu tố khiến nghề này 
trở nên “thời thượng” đó là dễ xin việc, 
thu nhập không giới hạn con số. Thống kê 
cho thấy mức lương khởi điểm của sinh 
viên tốt nghiệp thiết kế nội thất dao động 
từ 7-15 triệu đồng/tháng, mức lương này 
có thể lên tới 700 – 1000USD/tháng cho 
sinh viên có khả năng ngoại ngữ. Như vậy, 
đây là một thị trường nhân lực dồi dào 
tiềm năng phát triển từ cả hai phía: người 
lao động và người tuyển dụng lao động.
1.2. Những điểm khó khăn 
Trong thị trường toàn cầu, cùng với 
những thuận lợi kể trên thì Việt Nam cũng 
đang phải đối diện với những thử thách khi 
các công ty nội thất nước ngoài tìm cách 
bành trướng hoạt động vào Việt Nam bởi 
họ đã nhìn thấy cơ hội từ nhập khẩu gỗ nội 
thất ở thị trường tiềm năng này. Năm 2018, 
đồ gỗ nội thất nhập khẩu từ Trung Quốc vào 
Việt Nam đang chiếm thế áp đảo với 63%, 
kế đó là Hàn Quốc 11%, tiếp theo mới đến 
nội thất Ý. Sự hiện diện của các tập đoàn, 
các chuỗi bán lẻ các công ty nhập khẩu lớn 
75Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
của các quốc gia trên thế giới như IKEA, 
UMA (Thụy Điển), Ashley (Mỹ) Index 
Living Mall (Thái Lan), Kimsfullhouse 
(Hàn Quốc) đang ồ ạt vào Việt Nam ... hanh chóng của các vật liệu, chất 
liệu đa dạng trên thị trường, nếu không có 
sự cọ xát và kinh nghiệm thực tế kịp thời 
rất dễ dẫn đến việc lạc hậu, lỗi thời và thiết 
kế thiếu hiệu quả. 
Trong những năm gần đây, nhu cầu 
tuyển dụng nhân lực cho ngành Thiết kế 
nội thất tăng cao là một thực tế có thể thấy 
rất rõ. Khảo sát trong 20 công ty về thiết 
kế nội thất cho thấy tình hình chung về 
việc doanh nghiệp có nhu cầu nhưng rất 
khó khăn để tuyển được nhân sự phù hợp, 
hoặc khi tìm được ứng viên thì phải trải 
qua quá trình đạo tạo tốn kém về thời gian 
và công sức. Thực tế cho thấy những yêu 
cầu vạch ra cho đào tạo nguồn nhân lực 
thiết kế nội thất có chất lượng cao là không 
hề đơn giản. Để có được một đội ngũ nhà 
thiết kế đáp ứng nhu cầu lao động của thị 
trường, nước ta trong những năm gần đây 
đã mở ra các đơn vị đào tạo chuyên ngành 
Thiết kế nội thất ở các bậc học Cao đẳng, 
76 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Đại học. Việc ươm mầm và đào tạo sinh 
viên để trở thành nguồn nhân lực tương 
lai của ngành nội thất Việt Nam đã phần 
nào giải quyết được “nguồn khan” của thị 
trường lao động ngành Thiết kế nội thất. 
Tuy nhiên, nếu chỉ ủy thác vào sự đào tạo 
từ phía nhà trường khó có thể đảm bảo các 
kĩ năng và kiến thức cho các sinh viên - 
điều ngày càng được đòi hỏi cao trong xu 
thế hội nhập của thời đại mới.
Khi đi sâu hơn vào đời sống của 
các em sinh viên ngành thiết kế nội thất, 
một điều không hề khó để nhận thấy là 
hoạt động cộng đồng đóng vai trò rất lớn 
trong việc định hình năng lực, thái độ và kĩ 
năng làm nghề của sinh viên trong tương 
lai. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong các 
khối ngành khác với các nhóm cộng đồng 
như DAV MUN (Mô Hình Liên Hợp Quốc 
được thực hiện giữa các trường tổ chức bởi 
Học viện Ngoại giao), AIESEC (Tổ chức 
Thanh niên rất phổ biến với các trường Đại 
học khối Ngoại ngữ), mạng lưới Enactus 
(CLB Nhà lãnh đạo/Sinh viên trong doanh 
nghiệp phi lợi nhuận cho khối ngành kinh 
tế như Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân, 
RMIT) Nhìn sang các ngành gần hơn, 
chúng ta có Diễn đàn Thiết kế Việt Nam 
(forum.vietdesigner.net), CLB Sinh viên 
Kiến trúc Việt Nam (kienviet.net). Việc học 
tập và rèn luyện của sinh viên khó có thể 
chỉ gói gọn trên ghế nhà trường, do vậy các 
hội nhóm này mở ra cơ hội và sân chơi giúp 
các em mở rộng mối quan hệ, tăng cường 
khả năng tiếp thu, trao đổi giữa các thế hệ 
sinh viên cũng như thắt chặt mối liên hệ 
giữa sinh viên và nhà trường. Trong khi đó, 
sinh viên ngành Thiết kế nội thất hoàn toàn 
chưa hình thành được nhóm cộng đồng nào 
giúp các em trao đổi, rèn luyện kĩ năng hay 
học hỏi về nghề. Đây là một lỗ hổng lớn khi 
nhìn từ phía nhà quản lý giáo dục và là một 
thiệt thòi đáng kể đối với sinh viên, đặc biệt 
khi lực lượng sinh viên ngành nội thất trải 
dài từ Bắc tới Nam với nhiều trường Đại 
học như Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà 
Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học 
Kiến trúc TP HCM, Đại học Xây dựng, Đại 
học Mở, chứ không chỉ tồn tại như một 
ngành đào tạo riêng biệt. 
Việc thiếu đi một định hình rõ ràng 
về cộng đồng ngành nội thất nói chung và 
cộng đồng sinh viên nội thất nói riêng kéo 
theo hệ lụy không nhỏ về vị thế của ngành 
trên thị trường. Rõ ràng, ngành Thiết kế 
nội thất là một chuyên ngành có sức nặng 
trong xã hội, mang vai trò hết sức quan 
trọng trong đời sống con người, với lực 
lượng nhân công ngày một đông đảo và 
nhu cầu sử dụng ngày càng cao, nhưng 
thực tế là vị trí của ngành chưa thực sự 
được khẳng định, hiểu biết của công chúng 
về ngành còn chưa cao. Nguyên nhân lớn 
là do nhân lực của ngành Thiết kế nội thất 
còn mang tính tản mát, riêng lẻ chứ chưa 
tập hợp được thành một tiếng nói chung 
có đủ sức mạnh và tầm ảnh hưởng như 
một số ngành nghề khác. 
Thực tế cũng cho thấy, sinh viên 
thiết kế nội thất càng phải là những người 
cần có sự cọ xát lớn trong quá trình học 
tập mới có thể đảm bảo chất lượng đầu ra. 
Người họa sĩ vẽ tranh không cần phải hợp 
tác với ai để hoàn thành tác phẩm, nhưng 
người làm thiết kế nội thất thì không thể 
làm việc đơn độc. Một sản phẩm hoàn 
chỉnh của nhà thiết kế nội thất cần có sự 
tham gia của kiến trúc sư công trình, các 
kỹ sư chuyên ngành, các nhà cung cấp vật 
liệu và ngay cả công nhân thi công hay 
sản xuất. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp và 
phối hợp với nhiều ngành nghề khác để 
công việc được triển khai nhẹ nhàng, đúng 
tiến độ và chất lượng là điều hết sức quan 
trọng đối với sinh viên ngành nội thất. Bên 
cạnh đó, năng lực thẩm mĩ là yếu tố cần 
được bồi đắp có quá trình chứ không thể 
77Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
tự nhiên hình thành, tính sáng tạo của sản 
phẩm có phong phú hay không dựa vào 
sự tiếp cận dày dặn của chủ thể đối với xã 
hội bên ngoài. Vấn đề về kiến thức và hiểu 
biết xã hội của người thiết kế nội thất cũng 
yêu cầu nhà thiết kế phải cập nhật nhanh 
chóng các xu hướng, chất liệu, kiểu dáng, 
nhu cầu của thị trường. Tóm lại, tính chất 
của nghề nội thất đòi hỏi người làm nghề 
tham gia và tương tác xã hội rất lớn, trong 
khi đó sinh viên nội thất lại thiếu hụt một 
cộng đồng, một nền tảng rất quan trọng có 
khả năng giúp trau dồi tư duy và kĩ năng.
Sự thiếu hụt nhóm cộng đồng cũng 
tước đi của sinh viên cơ hội tham gia các 
hoạt động thực tiễn về nghề như các cuộc 
thi, các buổi tọa đàm với chuyên gia, những 
buổi giao lưu, chia sẻ của các doanh nghiệp 
lớn, Những hoạt động ngoại khóa này là 
cơ hội quý giá để các em sinh viên có thể 
rèn luyện kĩ năng và mở rộng hiểu biết thực 
tiễn từ những người đi trước, nhận được 
những lời khuyên quý báu từ các chuyên 
gia và các câu chuyện truyền cảm hứng từ 
doanh nghiệp. Những hoạt động này không 
thể tổ chức thường xuyên từ phía Nhà 
trường bởi giới hạn về kinh phí cũng như 
không gian tổ chức các hội thảo, tọa đàm 
phù hợp. Trong khi đó, hệ thống các doanh 
nghiệp là những người có nhu cầu rất lớn 
được tiếp cận với sinh viên - đội ngũ nhân 
lực tương lai. Trong thời gian gần đây, có 
thể thấy tương đối nhiều những cuộc thi, 
giải thưởng về Thiết kế nội thất như Giải 
Hoa Mai - Cuộc thi thiết kế mẫu nội ngoại 
thất gỗ hay cuộc thi Nhà Thiết Kế Trẻ 
Châu Á do công ty Sơn Nippon đứng ra tổ 
chức với mong muốn mở ra sân chơi cho 
các em sinh viên cũng như tôn vinh những 
người hoạt động trong ngành Thiết kế nội 
thất Việt Nam. Vấn đề đặt ra là hệ thống 
doanh nghiệp khi thực hiện những dự án 
này đang phải tới “gõ cửa” từng trường đại 
học, từng đơn vị đào tạo đơn lẻ để thu hút, 
quảng bá về các cuộc thi - vốn là cơ hội 
học hỏi rất tốt dành cho sinh viên. Tình thế 
bị động của các doanh nghiệp không chỉ 
tạo ra khó khăn cho bản thân phía doanh 
nghiệp mà còn là sự thiệt thòi không nhỏ 
đối với phía sinh viên. 
Tất cả những khó khăn nêu trên 
được coi như tiền đề để chúng tôi đưa ra 
giải pháp nâng cao chất lượng và trình độ 
sinh viên ngành nội thất - lực lượng lao 
động của doanh nghiệp Việt Nam trong 
tương lai. 
2. Giải pháp nâng cao chất lượng 
và trình độ cho sinh viên ngành thiết kế 
nội thất tại Việt Nam hiện nay
Dựa trên Chỉ thị về nhiệm vụ chủ 
yếu năm học 2018 - 2019 của ngành Giáo 
dục, các biện pháp nâng cao chất lượng và 
trình độ nguồn nhân lực ngành Thiết kế nội 
thất đầu tiên cần chú trọng phát triển và 
nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo chuyên 
nghiệp, quy hoạch và thực hiện quy hoạch 
mạng lưới trường đại học, cao đẳng và dạy 
nghề trong cả nước. Nền giáo dục cần được 
xây dựng dựa trên nền tảng “chuẩn hóa, 
hiện đại hóa, xã hội hóa”, đồng thời đẩy 
mạnh quyền tự chủ của các đơn vị đào tạo. 
Đặc biệt, công nghệ thông tin và ứng dụng 
khoa học công nghệ vào đào tạo trong và 
ngoài nhà trường cần được lưu ý và nâng 
cao nhằm đạt mục tiêu phát triển nguồn 
nhân lực đáp ứng yêu cầu thị trường lao 
động trong bối cảnh hội nhập quốc tế và 
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Nhìn từ cơ sở đó, cùng những 
khó khăn trong thực trạng của sinh viên 
ngành nội thất, chúng tôi cho rằng việc 
xây dựng cộng đồng - chủ động kết nối 
là hoạt động hoàn toàn cấp thiết. Sự kết 
nối đó mang xuất phát điểm từ lực lượng 
sinh viên ngành nội thất và hướng tới mọi 
yếu tố trong thị trường (nhà trường, doanh 
nghiệp, công chúng đại chúng) để tạo ra 
78 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
một nhóm cộng đồng toàn diện và phát 
triển mạnh mẽ.
Sự hình thành của nhóm cộng đồng 
trước hết sẽ giải quyết vấn đề căn bản nhất 
đó là nâng cao chất lượng kĩ năng chuyên 
môn, hiểu biết xã hội, kinh nghiệm làm 
nghề của sinh viên nội thất thông qua việc 
tạo ra sân chơi, gắn kết tất cả các bạn yêu 
thích học hỏi về ngành Thiết kế nội thất và 
đặc biệt hướng tới tất cả các sinh viên của 
ngành tại các trường trong toàn quốc. Trong 
khi học tập trên ghế nhà trường là hoàn toàn 
cần thiết, sinh viên cần đồng thời bổ sung 
kiến thức thực tiễn, “học đi đối với hành” 
thông qua sinh hoạt, trao đổi cộng đồng để 
bổ sung những mảng còn thiếu mà các giờ 
học giới hạn trên lớp chưa thể mang lại. Sinh 
viên có cơ hội tìm hiểu, cập nhật hệ thống 
công nghệ kĩ thuật tiên tiến, học hỏi cách 
sử dụng các phần mềm thiết kế từ những 
người có kinh nghiệm, Cập nhật các mô 
hình sản xuất, tiếp xúc với các loại hình chất 
liệu, vật liệu đa dạng trong ngành thông qua 
việc giao lưu, trao đổi Bên cạnh đó, cộng 
đồng hoàn toàn không giới hạn đối tượng 
người tham gia - các thầy cô, những người 
có kinh nghiệm lâu năm trong nghề hoặc các 
chuyên gia đều được khuyến khích trở thành 
các thành viên tham gia chia sẻ, trao đổi với 
sinh viên và tiếp tục học hỏi, cập nhật cách 
tư duy, cách tiếp cận mới mẻ từ đội ngũ làm 
nghề trong tương lai.
Từ nền tảng đó, cộng đồng sinh viên 
nội thất có khả năng tạo cơ hội liên kết 
sinh viên với doanh nghiệp, với thị trường 
và với giới chuyên môn. Tiếp cận sớm 
với mô hình làm việc, văn hóa của doanh 
nghiệp có thể giúp sinh viên chuẩn bị tốt 
những kiến thức, kỹ năng và tâm thế cần 
thiết, đặc biệt là hình thành được định 
hướng rõ ràng hơn cho công việc trong 
tương lai. Hệ thống doanh nghiệp cũng 
được tiếp cận với một nguồn lực có tiềm 
năng lớn, tập trung và thuận tiện trong bối 
cảnh khan hiếm nhân lực chất lượng cao 
của ngành Thiết kế nội thất. Mô hình liên 
kết Sinh viên - Nhà trường - Doanh nghiệp 
giúp tạo ra lợi ích thực tiễn cho cả ba bên. 
Nhìn xa hơn, diễn đàn sẽ là một đầu 
mối để kết hợp với các nhà tài trợ tạo ra 
các cuộc thi định kỳ, thường niên, theo 
các chủ đề hữu ích về thiết kế nội thất. 
Cùng với đó, trong tương lai, cộng đồng 
sinh viên Thiết kế nội thất Việt Nam sẽ 
không chỉ dừng lại ở việc trao đổi, giao 
lưu trực tuyến mà còn mở ra các hoạt 
động offl ine mang tính chuyên môn, đào 
tạo thực tiễn. Nền tảng cộng đồng là rất 
quan trọng để các cuộc thi, buổi tọa đàm, 
hội thảo, workshop diễn ra đều đặn, 
hiệu quả bởi đây là điều kiện căn bản giúp 
doanh nghiệp, nhà tài trợ tiếp cận và hỗ trợ 
tổ chức các buổi giao lưu cho sinh viên và 
các đối tượng quan tâm. 
Từ đó, Diễn đàn mang tới hình 
ảnh ngành Thiết kế nội thất tại Việt Nam 
phần nào rõ nét và sinh động hơn, tạo 
ra ấn tượng tốt đối với công chúng, học 
sinh, với doanh nghiệp, thị trường về một 
ngành nghề chất lượng cao, năng động và 
dồi dào tiềm năng phát triển. 
Xuất phát từ mục tiêu tăng cường 
kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm và môi 
trường sinh hoạt cho sinh viên ngành Thiết 
kế nội thất, nhóm nghiên cứu chúng tôi tiên 
phong xây dựng và phát triển nhóm cộng 
đồng mang tên Diễn đàn Sinh viên Nội 
thất Việt Nam. Trong đó, bước đầu chúng 
tôi hướng đến tạo lập nền tảng diễn đàn 
thông qua website 
vn, với mục tiêu mang đến một cộng đồng 
phi biên giới, nơi tất cả sinh viên, cựu sinh 
viên và cả các chuyên gia trong ngành từ 
Bắc vào Nam có thể góp tiếng nói, trao 
đổi và chia sẻ về ngành Thiết kế nội thất. 
Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng 
79Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
của cách mạng công nghiệp 4.0 trong 
từng ngóc ngách của đời sống con người, 
nhóm cộng đồng được hình thành từ nền 
tảng điện tử là xu hướng tất yếu và đem lại 
nhiều thuận tiện cho quá trình hình thành 
và phát triển nhóm.
Dự án sinhviennoithat.vn sẽ được 
thực hiện hoàn toàn phi lợi nhuận. Dưới 
sự hỗ trợ về mặt nền tảng của ban quản trị 
diễn đàn (tên miền, duy trì website, hỗ trợ 
quản trị) trong giai đoạn đầu, chúng tôi 
hướng tới hình thành đội ngũ điều hành, 
quản trị từ chính các em sinh viên để 
tiếng nói của họ luôn được cất lên khách 
quan, tự chủ và đa dạng nhất. Chúng tôi 
hi vọng Diễn đàn sinh viên Nội thất Việt 
Nam (sinhviennoithat.vn) sẽ là tiền đề giải 
quyết khó khăn về chất lượng lao động của 
ngành Thiết kế nội thất nói riêng, cùng với 
nhiều giải pháp hữu ích, thực tiễn để phát 
triển ngành Mỹ thuật ứng dụng nói chung 
tại Việt Nam trong tương lai./.
Hình ảnh tổng quan Diễn đàn Sinh viên 
Nội thất Việt Nam - sinhviennoithat.vn
Hình ảnh tổng quan Diễn đàn Sinh viên 
Nội thất Việt Nam - sinhviennoithat.vn
Nguồn ảnh: Phạm Đức Thiềng
Tài liệu tham khảo:
Tiếng Việt
1. Nguyễn Chí Bền (Chủ biên) (2010), Văn 
hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế 
quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
2. John Heskett (2002), Thiết kế, Nguyễn 
Thanh Việt và Vũ Kiều Châu Loan dịch, Nxb 
Tri thức, Hà Nội.
Internet
1. https://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/
ikea-se-ve-lai-thi-truong-noi-that-viet-
nam-3327755
Truy cập 20h05’ngày 20/05/2019
2. https://baomoi.com/viet-nam-phai-tro-
thanh-cong-xuong-xuat-khau-do-go-cua-the-
gioi/c/29751128.epi 
Truy cập 18h ngày 20/05/2019
3. https://www.msn.com/vi-vn/money/news/
việt-nam-sẽ-là-trung-tâm-đồ-gỗ-nội-thất-thế-
giới/ar-BBQK6qU
Truy cập 20h30’ngày 21/05/2019
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thiết_kế_
nội_thất
Truy cập 15h ngày 22/3/2019.
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Mỹ thuật 
công nghiệp Hà Nội
Email: luu.viet.thang@hexa.vn

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_va_trinh_do_cho_sinh_vien_ngan.pdf