Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông

Cảnh quan đô thị của thành phố chúng ta bao gồm tất cả các

nét đặc trưng có thể nhìn thấy của Các yếu tố vật lý như địa hình,

sông kênh rạch ; Các yếu tố con người như các tòa nhà và các

cấu trúc và Các yếu tố tạm thời như ánh sáng và điều kiện thời

tiết.

Trong đó, cảnh quan sông nước là một điểm nhấn, nó tiêu

biểu cho cảnh quan đô thị, là linh hồn, là văn hóa của thành phố

chúng ta.

Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông trang 1

Trang 1

Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông trang 2

Trang 2

Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông trang 3

Trang 3

Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông trang 4

Trang 4

Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông trang 5

Trang 5

Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông trang 6

Trang 6

Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông trang 7

Trang 7

Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 8540
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông

Giá trị của ven đôi bờ sông kênh nội thành và “cửa mở” kết nối các trung tâm bằng đường sông
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
GIÁ TRỊ CỦA VEN ĐÔI BỜ SÔNG KÊNH 
NỘI THÀNH VÀ “CỬA MỞ” KẾT NỐI 
CÁC TRUNG TÂM BẰNG ĐƯỜNG SÔNG 
Nguyễn Kim Toản 
Giám Đốc Công Ty Thường Nhật (Bus Đường Sông Sài Gòn) 
Cảnh quan đô thị của thành phố chúng ta bao gồm tất cả các 
nét đặc trưng có thể nhìn thấy của Các yếu tố vật lý như địa hình, 
sông kênh rạch; Các yếu tố con người như các tòa nhà và các 
cấu trúc và Các yếu tố tạm thời như ánh sáng và điều kiện thời 
tiết. 
Trong đó, cảnh quan sông nước là một điểm nhấn, nó tiêu 
biểu cho cảnh quan đô thị, là linh hồn, là văn hóa của thành phố 
chúng ta. 
Lịch sử vận tải hơn 300 
năm qua, hình thành cùng 
lúc với sự hình thành của 
vùng đất Gia Định năm 
xưa, TPHCM hôm nay, các 
dòng sông kinh rạch đã 
đóng góp một phần vô cùng 
quan trọng cho sự phát 
triển của vùng đất trù phú 
này 
282
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Thành phố có nhiều sông kênh rạch nên phải 
biết chăm chút vun bồi phát triển cảnh quan ven đôi 
bờ sông nước. Ở hai bên bờ kè sông, chúng ta cần 
tạo thêm nhiều giá trị mảnh xanh, tạo nhiều điểm văn 
hóa hội tụ cộng đồng, dịch vụ đô thị và nhất là tạo 
thật nhiều “cửa mở” ra sông nhằm sử dụng hiệu quả 
tài nguyên sông nước. 
CÓ ĐA TRUNG TÂM THÌ SẼ CÓ ĐA LỘ 
TRÌNH, thật vậy, khi có nhiều “cửa mở” ra sông, 
nhiều tuyến hành trình vận chuyển và du lịch đường 
thủy sẽ được thành hình thông qua việc kết nối các vị 
trí bến thủy, nhờ đó mà thành phố chúng ta sẽ có 
nhiều thêm các giá trị vận tải và du lịch. 
Lộ trình tuyến buýt đường sông số 01 
Saigon Waterbus 
283
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Dựa vào yếu tố tự nhiên sông nước của 
mỗi khu vực trong thành phố mà chúng ta sẽ xây 
dựng chỉnh chu hạ tầng hệ thống (có kết nối với 
các mô hình giao thông đường bộ) các bến thuỷ 
và các luồng tuyến vận chuyển. 
Với “cửa mở” ra sông từ hệ thống các bến 
thuỷ, bằng các mô hình tàu thuyền, chúng ta kết 
nối các khu phức hợp ven sông, khu cảnh quan đô 
thị, khu bảo tồn, các khu du lịch miệt vườn, làng 
nghề, khu du lịch sinh thái, các khu dân cư, nhà 
máy, cảng biển, các đặc khu biển đảo và cả với 
các quốc gia liền kề bằng đường sông, đường 
biển. 
Chúng ta sẽ tạo ra nhiều mô hình dịch vụ 
vận chuyển đường sông, taxi đường sông, sản 
phẩm du lịch đường sông, tham quan, nghỉ 
dưỡng, giải trí, ăn uống trên thuyền, trên bến 
và kết nối với các sản phẩm du lịch khác, góp 
phần nâng cao chất lượng sống cho mọi người 
dân. 
Việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bến 
thuỷ và luồng tuyến một cách khoa học, đúng kỹ 
thuật, phù hợp với điều kiện thuỷ văn, thuỷ triều 
của tự nhiên, cùng với việc bảo dưỡng, duy tu, 
chăm sóc tốt trong suốt quá trình sử dụng, thì 
chắc chắn chúng ta đã góp công trong việc bảo vệ 
môi trường. Hoạt động trong môi trường sông 
nước với tâm thức quý trọng và gần gủi với thiên 
nhiên. 
Đầu tư xây dựng một hệ thống hạ tầng 
phục vụ kinh doanh mà đồng thuận với tự nhiên, 
đồng thuận với lòng người, thì hệ thống ấy sẽ 
luôn có ích cho cộng đồng, từ đó dĩ nhiên là sẽ 
mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư. 
Chúng ta thực hiện Dự án sông nước với 
tiêu chí là tạo ra một hệ thống hạ tầng luồng 
tuyến, bến thuỷ chỉnh chu, bền vững và hiện đại, 
song song phải thân thiện với môi trường, đồng 
thuận với thiên nhiên, đồng thuận với lòng dân 
thành phố. 
Với sự hiểu biết, tầm nhìn và năng động, 
lãnh đạo Đảng, Chính quyền thành phố Hồ Chí 
Minh đã định hướng phát triển bền vững về việc 
xây dựng hạ tầng luồng tuyến, bến thuỷ, phát 
triển giao thông thủy và du lịch đường sông trên 
địa bàn thành phố. Đây là tiền đề và là chổ dựa 
cho các doanh nghiệp chuyên ngành mạnh dạn 
đầu tư lớn với tất cả lòng nhiệt thành chung sức 
xây dựng thành phố, đồng thời phát triển doanh 
nghiệp, đóng góp ngân sách quốc gia. 
Buýt sông Sài Gòn đang chuẩn bị cập vào bến Bình An (Quận 2) để đón trả khách 
284
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Hiện nay trên trục sông Sài Gòn nói riêng 
và trên toàn mạng lưới giao thông thủy Thành 
phố nói chung, hoạt động vận tải thủy diễn ra khá 
nhộn nhịp. Các đơn vị đầu tư xây dựng phát triển 
các khu phức hợp có cảnh quang ven sông, du 
lịch đường sông, dịch vụ vận chuyển đường 
sông, taxi đường sông đang mở rộng thị 
trường và nhắm tới nhiều đối tượng khách hàng 
khác nhau. Tuy nhiên, để hoạt động khai thác 
vận tải hành khách bằng đường thủy đảm bảo các 
tiêu chí về quản lý, vận hành khai thác theo quy 
định của nhà nước, giữ gìn cảnh quan “trên bến, 
dưới thuyền”, cần thiết phải xây dựng cơ sở hạ 
tầng thiết yếu phát triển loại hình này. 
Phát triển giao thông thủy dựa trên lợi thế 
của mạng lưới sông nước, xây dựng hệ thống 
luồng tuyến, Nhà ga, Bến thủy sẽ phục vụ hiệu 
quả nhu cầu đi lại của người dân Thành phố; 
góp phần phát triển lĩnh vực vận tải hành khách 
bằng đường thủy nội địa trên địa bàn Thành phố, 
hỗ trợ cho hệ thống giao thông đường bộ vốn đã 
quá tải; phát triển du lịch đường thủy; hạn chế 
tình trạng ách tắc giao thông và ô nhiễm môi 
trường tại nội đô Thành phố; thúc đẩy tăng 
trưởng môi trường du lịch của TP. Hồ Chí Minh. 
Du lịch sông nước trở thành lựa chọn 
chiến lược tạo lợi thế sở hữu riêng có của TP. Hồ 
Chí Minh. Việc đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ 
tầng Nhà ga, Bến thủy ngoài việc chia sẻ giao 
thông đường bộ, còn làm mới, đột phá tăng 
trưởng du lịch, góp phần nâng cao chất lượng sản 
phẩm dịch vụ du lịch, tăng thêm nhiều sản phảm 
dịch vụ hấp dẫn, từ đó tăng thời gian lưu trú, chi 
tiêu, mua sắm, ăn uống...của khách du lịch tại 
TP.Hồ Chí Minh. 
Taxi đường sông (Saigon Watertaxi) đang phục vụ nhóm khách du lịch nước ngoài du ngoạn trên 
sông Sài Gòn nhằm phát triển du lịch đường thủy. 
1) Hệ thống luồng tuyến: 
285
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Thành phố Hồ Chí Minh ngày ngày 
nghiêng mình soi bóng vào dòng sông Sài Gòn 
rộng lớn và các kênh rạch hiền hoà, xinh đẹp, có 
giá trị lịch sử và luôn bao dung, lượt là trãi quanh 
thành phố. Sông nước sẽ chuyển mình giúp thành 
phố càng có thêm giá trị, mọi người dân thành 
phố càng có thêm chất lượng sống. 
Dựa vào điều kiện tự nhiên mà chúng ta xây 
dựng hệ thống các luồng tuyến lộ trình kết nối 
các TRUNG TÂM (Nhà Ga, Bến thủy) với nhau, 
hình thành các TUYẾN ĐƯỜNG THỦY đi về 
các hướng phục vụ cho việc phát triển giao thông 
thuỷ và du lịch, dịch vụ đường thuỷ. 
Dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học về 
thuỷ văn, thuỷ triều mà chúng ta đầu tư xây dựng 
các hạng mục hạ tầng liên quan hoặc hỗ trợ trực 
tiếp cho luồng tuyến như: tỉnh không của cầu, đê 
bao, bờ bảo vệ luồng, nạo vét lòng sông, xây đập 
ngăn triều, đặt phao đèn báo dẫn luồng, biển báo 
hiệu  nhằm đạt được các tiêu chí như: đủ mớn 
nước cho các loại tàu, an toàn đường thuỷ, bảo 
vệ môi trường 
Thiết lập hệ thống luồng tuyến, Nhà ga, 
Bến thủy và tạo hợp lý về mặt kỹ thuật, tăng tính 
hiệu quả, tạo giá trị cảnh quang, chúng ta cần đầu 
tư chiều sâu vào các Nhà ga, Bến Thủy trọng 
điểm. Tất cả các Bến trọng điểm trở thành điểm 
đến của người dân, khách du lịch vui chơi giá trí 
mua sắm ẩm thực... là đầu mối tập trung một 
lượng người rất đông di chuyển đến các khu đô 
thị, khu du lịch sông nước, biển đảo trong nước 
và quốc tế. 
2) Hệ thống Nhà ga, Bến thuỷ: 
Chúng ta sẽ khảo sát các khu vực nhằm 
thu thập thông tin và hiểu rõ điều kiện của các 
Nhà ga, Bến thủy, nắm rõ cơ hội và thách thức 
trong công tác bố trí các Nhà ga, Bến thủy. Công 
tác khảo sát sẽ được tiến hành cùng với việc thu 
thập hình ảnh thực tế và kiểm tra tất cả thông tin 
có liên quan đến dự án. Sau khi nghiên cứu các 
thông tin, chúng tôi sẽ xác định về các vấn đề, và 
thông số phát triển của từng khu vực. 
Công tác xây dựng phương án bố trí và 
thông số phát triển cho Nhà ga, Bến thủy, chúng 
ta sẽ kiểm tra các yêu cầu lưu thông xung quanh 
Nhà ga, Bến thủy – khả năng kết nối mô hình 
vận tải đa phương thức, yêu cầu đỗ xe, số lượng 
khách bộ hành cho cả mục đích tải và không tải 
của buýt đường sông, v.v. Chúng ta cũng sẽ 
nghiên cứu các tiêu chuẩn, các quy chuẩn, các 
tiêu chí và yêu cầu về quy mô và cách bố trí của 
các Nhà ga, Bến thủy. Chúng tôi sẽ tham khảo 
các điển cứu dự án hệ thống vận tải đường sông 
và các thiết kế Nhà ga, Bến thủy tương tự, từ đó 
sẽ xem xét các yêu cầu thiết kế thực tế cũng như 
khả năng kết hợp mục đích sử dụng đất và dịch 
vụ bổ sung vào thiết kế của Nhà ga, Bến thủy. 
Vẻ đẹp ga tàu thủy Bạch Đằng Saigon Waterbus 
một trong những ga tàu thủy thuộc hệ thống nhà 
Ga của tuyến buýt đường sông số 01 (Ảnh Thư 
Huỳnh). 
Các Nhà ga, Bến thủy sẽ trở thành biểu tượng 
chung cho hệ thống tuyến đường sông khi 
phương án thiết kế độc đáo và mang tính biểu 
tượng. Phương án mặt bằng Nhà ga, Bến thủy 
được chọn thể hiện lối ra vào và các vấn đề về 
lưu thông, cùng với các hình phối cảnh và mặt 
bằng quy hoạch, cơ hội mà hệ thống mang lại 
cũng như cơ hội có thể phát triển kết hợp với hệ 
thống vận đường thủy.. 
Hệ thống hạ tầng đường sông sẽ góp phần nâng 
tầm thiết kế của hệ thống đường sông trong đô 
thị Thành phố Hồ Chí Minh và cải thiện cảnh 
quan đô thị ven sông. Các Nhà ga, Bến thủy, 
đóng vai trò như những ô cửa sổ kết nối đô thị và 
các con sông, tạo nên sự kết nối hài hòa về tính 
thẩm mỹ và phù hợp với định hướng phát triển 
thành phố ven sông của Thành phố Hồ Chí Minh. 
Mỗi tuyến lộ trình, chúng ta sẽ phải cần khoảng 
hơn 10 bến thuỷ đơn/đa chức năng. Các bến thuỷ 
đơn/đa chức năng là then chốt để hình thành hệ 
thống, là yếu tố quan trọng nhất trong việc phát 
triển các dịch vụ vận chuyển, du lịch, cảnh 
quang, thưởng ngoạn và cung ứng hậu cần 
chuyên ngành  cho việc quản lý vận hành kinh 
doanh phát triển Dự án sông nước. 
286
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Việc thành bại về mặt hiệu quả kinh doanh của một Dự án sông nước; 
Việc có đạt được tiêu chí bền vững, văn minh, hiện đại, có góp phần tạo cảnh quang đẹp cho 
thành phố hay không là nằm ở việc quy hoạch đầu tư xây dựng hệ thống bến thuỷ có hợp lý, có 
chỉnh chu, có thân thiện với môi trường hay không. 
a) Đối tượng sử dụng không gian: 
 Là điểm dừng của những người sử dụng các tuyến giao thông công cộng đi qua 
điểm này: Giao thông đường sông; xe điện mặt đất, BRT, Metro. 
 Là điểm đến của những người sử dụng tour du lịch sông nước. 
 Là điểm đến của những người sử dụng các dịch vụ khác trên tuyến sông. 
 Là điểm đến của cư dân khu vực lân cận sử dụng chức năng công viên. 
 Là điểm đến của khách du lịch đường sông, đường biển và khách du lịch khác ở 
trong và ngoài nước. 
 Là điểm trung chuyển của những đối tượng sử dụng không gian như là lobby của 
các nhà hành, khách sạn, khu đô thị trên đảo sử dụng phương tiện giao thông 
thuỷ. 
b) Chức năng tổng thể: 
Chức năng nhà ga: 
 Là một điểm cập bến của tàu trên tuyến đường sông (Đây là điểm cập bến quan 
trọng trong tuyến đường sông). 
 Là một điểm bến tuyến xe điện mặt đất. 
 Là một điểm bến tuyến BRT (gần đó). 
 Kết nối bến Metro (gần đó). 
 Là điểm tập kết các phương tiện giao thông cá nhân để chung chuyển sử dụng các 
phương tiện giao thông công cộng. 
 Không gian sảnh đón, chờ của khách. 
 Không gian làm việc cho bộ phận điều hành, quản lý. 
Chức năng văn hoá: 
 Không gian trưng bày triển lãm (liên quan đến văn hoá sông nước của đô thị Sài 
Gòn). 
 Không gian bảo tàng (liên quan đến văn hoá sông nước của đô thị Sài Gòn). 
 Không gian biểu diễn: biểu diễn trong nhà, ngoài trời (liên quan đến văn hoá sông 
nước của đô thị Sài Gòn). 
Chức năng dịch vụ: 
 Dịch vụ ẩm thực (giới thiệu ẩm thực địa phương) 
 Dịch vụ thương mại (giới thiệu các sản vật địa phương) 
 Dịch vụ vui chơi giải trí (nếu có); 
 Dịch vụ đô thị và các dịch vụ hỗ trợ; 
 Dịch vụ là sảnh mặt đất (đất liền) kết nối đến các nhà hàng, khách sạn, các khu đô 
thị, khu du lịch trên các vùng đảo sông nước khác; Reception đón trả khách 
transit đi đến các vùng cảnh quang sông nước hoặc đi đến các tàu nghỉ dưỡng lớn 
đang neo đậu cách xa. 
 Dịch vụ Marina - bến du thuyền; 
Chức năng kỹ thuật: 
 Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đảm bảo vận hành công trình. như nhà chờ; cầu 
dẫn, phao nổi cập tàu; cung cấp hậu cần, điện nước, nhiên liệu, thực phẩm cho 
tàu; neo đậu tàu thuyền kinh doanh, neo đậu tập kết; đón trả hành khách; dịch vụ 
neo đậu tàu; trung tâm điều khiển vận hành; khu bảo dưỡng sửa chữa; trung tâm 
cứu hộ cứu nạn; trung tâm thông tin, điều phối, huấn luyện, lưu chứa, văn phòng 
điều hành; nhà vệ sinh công cộng, bãi đậu xe, dịch vụ công cộng. 
287
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
Chức năng công viên: 
 Quảng trường, vườn hoa, đường dạo (nghỉ tĩnh). 
 Các điểm landmark ngắm toàn cảnh thành phố. 
 Một số hạng mục vui chơi, giải trí (trẻ con). 
 Một số hạng mục thương mại dịch vụ nhỏ thuộc công viên. 
Chức năng văn hoá lịch sử: 
 Nhấn mạnh khai thác yếu tố sông nước tự nhiên. 
 Khai thác yếu tố lịch sử gắn liền hiện trạng 
Hiện tại tuyến buýt đường sông số 01 đã xây dựng 5/12 bến thủy trọng điểm đi vào hoạt động để phát 
triển hệ thống giao thông đường thủy ở thành phố Hồ Chí Minh. 
288
Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp
để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025
3) Mô hình các loại tàu thuyền: 
 Thuyền buýt sông; 
 Taxi đường sông; 
 Thuyền vận chuyển du lịch; 
 Thuyền nghỉ dưỡng; 
 Thuyền giải trí; Thuyền câu cá; Thuyền thể thao; 
 Khách sạn nổi; 
 Thuyền phục vụ ăn uống, thưởng ngoạn, sự kiện; 
 Thuyền phục vụ chuyên đề; Thuyền tổ chức biểu diền; 
 Thuyền dịch vụ hậu cần; 
 Thuyền cung ứng kỹ thuật 
Các tiêu chí mà chúng tôi cam kết tuân 
thủ: 
Về Kỹ thuật, chúng tôi cam kết sự an 
toàn; Chúng tôi luôn tính toán tương 
thích với điều kiện thời tiết, khí hậu nắng 
nóng, mưa nhiều của miền nam; 
Về Văn hoá, chúng tôi hướng đến văn 
hóa cộng đồng, hướng theo giá trị Sài 
Gòn 300 năm “trên bến dưới thuyền”. 
Chúng tôi luôn lắng nghe và cầu thị sự 
góp ý về văn hóa, về thẩm mỹ  và xem 
đó là then chốt cho quá trình nhận diện 
thương hiệu; 
Về môi trường, chúng tôi cam kết hoà 
họp với thiên nhiên, hòa hợp với lòng 
người; Chúng tôi luôn ý thức đóng góp 
vào cảnh quang đô thị và bảo vệ môi 
trường; 
289

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_cua_ven_doi_bo_song_kenh_noi_thanh_va_cua_mo_ket_noi.pdf