Factors associated with bus subsidy in hanoi - Using data of the whole network from 2011 to 2019
During the recent years, bus subsidy in Hanoi has been increasing while a
downward trend has been seen for ridership. This leads to a suspect about the effectiveness
and efficiency of subsidy. The method of subsidy is based on kilometre. This approach
generally is not involved in the financial outcome of public transport, that is, revenue.
Therefore, subsidy based on passengers is worth considering. This study analyses factors
associated with subsidy for one kilometre and one passenger in order to make comparisons.
The advantages of this research are using longitudinal 10-year data of the whole network and
deploying ordinal logit modelling. Findings emphasize that impacts of factors on subsidy for
one kilometre and one passenger are dissimilar. One passenger-based subsidy show a more
logic in the associations with factors compared with that for one kilometre. However, subsidy
based on one passenger needs to be improved by counting correctly passengers travelling by
monthly tickets.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Factors associated with bus subsidy in hanoi - Using data of the whole network from 2011 to 2019
Transport and Communications Science Journal, Vol 72, Issue 2 (02/2021), 180-192 180 Transport and Communications Science Journal FACTORS ASSOCIATED WITH BUS SUBSIDY IN HANOI - USING DATA OF THE WHOLE NETWORK FROM 2011 TO 2019 Thanh Tung Ha*, Minh Hieu Nguyen University of Transport and Communications, No 3 Cau Giay Street, Hanoi, Vietnam ARTICLE INFO TYPE: Research Article Received: 19/10/2020 Revised: 11/12/2020 Accepted: 13/12/2020 Published online: 15/2/2021 https://doi.org/10.47869/tcsj.72.2.4 * Corresponding author Email: hathanhtung@utc.edu.vn; Tel: 0983.052.704 Abstract. During the recent years, bus subsidy in Hanoi has been increasing while a downward trend has been seen for ridership. This leads to a suspect about the effectiveness and efficiency of subsidy. The method of subsidy is based on kilometre. This approach generally is not involved in the financial outcome of public transport, that is, revenue. Therefore, subsidy based on passengers is worth considering. This study analyses factors associated with subsidy for one kilometre and one passenger in order to make comparisons. The advantages of this research are using longitudinal 10-year data of the whole network and deploying ordinal logit modelling. Findings emphasize that impacts of factors on subsidy for one kilometre and one passenger are dissimilar. One passenger-based subsidy show a more logic in the associations with factors compared with that for one kilometre. However, subsidy based on one passenger needs to be improved by counting correctly passengers travelling by monthly tickets. Keywords: Public transport, Subsidy, Hanoi, Bus, Efficiency. © 2021 University of Transport and Communications Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Tập 72, Số 2 (02/2021), 180-192 181 Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải PHÂN TÍCH YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRỢ GIÁ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI HÀ NỘI - SỬ DỤNG DỮ LIỆU TOÀN MẠNG 2011-2019 Hà Thanh Tùng*, Nguyễn Minh Hiếu Trường Đại học Giao thông vận tải, Số 3 Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam THÔNG TIN BÀI BÁO CHUYÊN MỤC: Công trình khoa học Ngày nhận bài: 19/10/2020 Ngày nhận bài sửa: 11/12/2020 Ngày chấp nhận đăng: 13/12/2020 Ngày xuất bản Online: 15/2/2021 https://doi.org/10.47869/tcsj.72.2.4 * Tác giả liên hệ Email: hathanhtung@utc.edu.vn; Tel: 0983.052.704 Tóm tắt. Trong những năm qua, trợ giá cho hoạt động vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt liên tục tăng tuy nhiên khối lượng vận chuyển có xu hướng giảm. Điều này dẫn tới những nghi ngờ về tính hiệu quả của công tác trợ giá. Phương pháp trợ giá hiện đang được áp dụng là theo km. Cách thức trợ giá này nhìn chung không gắn với kết quả tài chính của hoạt động vận tải là doanh thu. Do đó trợ giá cho hành khách có thể là 1 phương pháp khác cần xem xét. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đối với trợ giá cho 1 km và 1 hành khách để tiến hành đối chiếu và phân tích. Ưu điểm của nghiên cứu này là sử dụng hồi quy thứ tự và dữ liệu toàn mạng trong 10 năm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của các yếu tố đối với trợ giá cho 1 km và 1 hành khách là khác nhau. Trợ giá theo 1 hành khách thể hiện mối tương quan mang tính logic hơn tuy nhiên cách thức thống kê hành khách, đặc biệt hành khách sử dụng vé tháng cần phải được cải thiện. Từ khóa: Vận tải hành khách công cộng, Trợ giá, Hà Nội, Xe buýt, Hiệu quả. © 2021 Trường Đại học Giao thông vận tải 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hà Nội đã và đang phát triển hệ thống VTHKCC nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, tuy nhiên VTHKCC không phải là một hoạt động kinh doanh thuần tuý mà là một hoạt động cung cấp dịch vụ công. Trong những năm gần đây Hà Nội đã có những chính sách, giải pháp đồng bộ để xây dựng hệ thống VTHKCC và đã đạt được những thành quả nhất định [1], [2]. Trong giai đoạn 2001 - 2010, thành phố đã thành công trong việc tạo ra thói quen đi lại Transport and Communications Science Journal, Vol 72, Issue 2 (02/2021), 180-192 182 bằng phương tiện công cộng xe buýt của người dân (sản lượng tăng 28 lần, đạt mức 420 triệu lượt với 65 tuyến và 1.046 phương tiện buýt vào 2010), giai đoạn này xe buýt đã đáp ứng được nhu cầu của người dân về chất lượng dịch vụ, giá vé rẻ và an toàn. Giai đoạn 2011-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng tuyến buýt được mở mới là 5,3%/năm; trong đó có sự đa dạng hơn về các loại hình buýt: buýt BRT, buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG. Cự ly các tuyến được điều chỉnh, tần suất hoạt động đa dạng, phạm vi hoạt động của mạng lưới tuyến buýt được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng số km xe chạy đạt mức bình quân là 7,4%/năm, so với năm 2011 thì tổng km xe chạy năm 2019 đã tăng 74,4%. Doanh thu, chi phí của toàn hệ thống đều tăng với mức độ tăng trưởng bình quân qua các năm xấp xỉ nhau, khoảng 8,8%; tuy nhiên, số lượng hành khách sử dụng xe buýt giảm với tốc độ bình quân 1,1%/năm. Do VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội luôn có chi phí lớn hơn doanh thu, nên để phát triển, chính quyền hàng năm đã trợ giá cho xe buýt. Trợ giá xe buýt tại Hà Nội cho đến nay vẫn theo định hướng trợ giá cho hành khách trên cơ sở một hệ thống giá vé hấp dẫn và thông qua bù đắp chi phí vận hành được tính toán trên cơ sở một bộ định mức, đơn giá. Hà Nội đang áp dụng một số nguyên tắc cơ bản khi tính toán trợ giá cho VTHKCC như sau: (1) Tính toán trợ giá cần dựa trên cơ sở một hệ thống vé quản lý tập trung, thống nhất. (2) Giá vé hấp dẫn thường là thấp hơn giá cước. (3) Trợ giá được tính toán linh hoạt theo thực tiễn và điều kiện kinh tế, xã hội các biến động khách quan ảnh hưởng đến chi phí vận hành như: lương, giá nhiên liệu, bảo hiểm. Tuy nhiên cơ chế chính sách về trợ giá cho xe buýt chưa được cập nhật thường xuyên, quan điểm và mục tiêu trợ giá chưa đồng bộ với vai trò xe buýt. Ngoài ra, chưa có tiêu chí đánh giá hiệu quả trợ giá cho từng loại hình tuyến, từng đơn vị tham gia ... được sử dụng như các biến liên tục, kết quả thống kê mô tả được thể hiện trong Bảng 3 như sau: Transport and Communications Science Journal, Vol 72, Issue 2 (02/2021), 180-192 188 Bảng 3. Kết quả thống kê mô tả. Biến Tần số Tỷ lệ Tỷ lệ cộng dồn Năm 2011 65 8.2 8.2 2012 66 8.4 16.6 2013 66 8.4 25.0 2014 73 9.3 34.2 2015 62 7.9 42.1 2016 87 11.0 53.1 2017 111 14.1 67.2 2018 119 15.1 82.3 2019 140 17.7 100.0 Thời gian khai thác Năm đầu tiên 43 5.5 5.5 Từ năm thứ 2 trở đi 746 94.6 100.0 Trong tải phương tiện Nhỏ (≤ 40 chỗ) 80 10.1 10.1 Trung bình (41-60 chỗ) 465 58.9 69.1 Lớn (>60 chỗ) 244 30.9 100.0 Loại tuyến Nội thành 378 47.9 47.9 Nội và ngoại thành 361 45.8 93.7 Ngoại thành 50 6.3 100.0 Số lượng phương tiện bình quân trên tuyến 14.7* 6.2** Số lượng chuyến xe bình quân một năm 48,209.6* 24,519.7** Tổng số km xe chạy bình quân năm 1,148,960.0* 631,151.1** Khối lượng hành khách vé lượt bình quân 859,543.2* 832,878.9** Tổng khối lượng hành khách bình quân 4,651,375.0* 4,011,655.0** Ghi chú: * mô tả giá trị bình quân, ** mô tả độ lệch chuẩn. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả phân tích dữ liệu theo phương pháp hồi quy thứ tự đối với các yếu tố ảnh hưởng tới trợ giá theo km và trợ giá theo hành khách được trình bày trong Bảng 4 và Bảng 5. Từ kết quả phân tích, chúng ta có thể đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới trợ giá và so sánh mức độ ảnh hưởng giữa trợ giá cho 1 km và trợ giá cho 1 hành khách như sau: - So với năm 2019 thì mức trợ giá 2018 không có sự khác biệt, cả đối với hành khách hay đối với km. Mức trợ giá tính cho 1 hành khách hay 1 km năm 2015 và 2016 thấp hơn so với năm 2019, và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phản ánh rằng giai đoạn 2015 và 2016 bắt đầu có sự suy giảm về khối lượng vận chuyển tuy nhiên vẫn cao hơn đáng kể so với 2019, do đó mức trợ giá của những năm này vẫn thấp so với 2019. Giai đoạn 2012-2014 là giai đoạn liên tục mở rộng mạng lưới và đầu tư phương tiện nên chi phí có xu hướng tăng trong khi doanh thu có xu hướng giảm (vì tuyến mới chưa thu hút được hành khách), kết quả là mức trợ giá cho 1 km cao hơn so với 2019. Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Tập 72, Số 2 (02/2021), 180-192 189 Bảng 4. Kết quả các mô hình hồi quy thứ tự yếu tố ảnh hưởng tới trợ giá theo km. Biến Trợ giá theo km Hệ số Độ lệch chuẩn p Năm (Tham chiếu: 2019) 2011 -1.734* 0.418 0.000 2012 0.951* 0.378 0.012 2013 1.377* 0.346 0.000 2014 0.744* 0.328 0.024 2015 -1.376* 0.367 0.000 2016 -1.915* 0.306 0.000 2017 -0.783* 0.270 0.004 2018 -0.201 0.250 0.422 Thời gian khai thác (Tham chiếu: năm đầu tiên) Năm thứ hai trở đi -0.673 0.410 0.100 Chiều dài tuyến 0.053* 0.016 0.001 Trong tải phương tiện (Tham chiếu: nhỏ (≤ 40 chỗ)) Trung bình (41-60 chỗ) 2.192* 0.297 0.000 Lớn (> 60 chỗ) 2.524* 0.344 0.000 Số lượng phương tiện trên tuyến -0.028 0.024 0.255 Số lượng chuyến xe một năm 2.08E-06 9.29E-06 0.823 Tổng số km xe chạy 9.39E-07* 3.19E-07 0.003 Loại tuyến (Tham chiếu: nội thành) Nội - ngoại thành 0.139 0.193 0.470 Ngoại thành 0.814* 0.390 0.037 Khối lượng hành khách vé lượt -1.16E-06* 2.80E-07 0.000 Tổng khối lượng hành khách -3.05E-07* 6.59E-08 0.000 /cut1 0.373 0.626 /cut2 2.443 0.633 Log likelihood -621.455 PseudoR2 0.2733 - Đánh giá yếu tố thời gian khai thác tuyến (so sánh tham chiếu giữa tuyến hoạt động từ năm thứ 2 trở đi so với tuyến mở mới dưới 1 năm): Không có sự khác biệt về loại tuyến này đối với trợ giá cho 1 km, tuy nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới trợ giá cho 1 hành khách. Điều này phù hợp với phương pháp trợ giá hiện nay, đơn giá chi phí tính theo km xe chạy, và đối với các tuyến sau 1 năm vận hành thì sản lượng tăng làm ảnh hưởng tới trợ giá của 1 hành khách hơn là đối với trợ giá cho 1km. - Yếu tố chiều dài tuyến có ảnh hưởng tới mức trợ giá cho 1 km, tuyến càng dài thì mức trợ giá bình quân cho 1 km càng cao. Tuy nhiên chiều dài tuyến không ảnh hưởng tới mức trợ giá tính bình quân cho 1 hành khách. - Yếu tố sức chứa phương tiện có ảnh hưởng lớn đến trợ giá cho 1 km, điều này phản ảnh đúng ngay trong phương pháp tính toán trợ giá, đơn giá của tuyến được xác định theo sức chứa phương tiện, phương tiện càng lớn thì mức trợ giá cho 1 km càng lớn. Tuy nhiên đối với ảnh hưởng của sức chứa tới trợ giá cho hành khách thì ta có thể thấy xe trung bình lại không ảnh hưởng tới trợ giá cho 1 hành khách nếu tham chiếu với xe nhỏ. Sự khác biệt được nhìn thấy ở Transport and Communications Science Journal, Vol 72, Issue 2 (02/2021), 180-192 190 xe lớn và xe nhỏ với mức trợ giá cho 1 hành khách cao hơn ở xe lớn Bảng 5. Kết quả các mô hình hồi quy thứ tự yếu tố ảnh hưởng tới trợ giá theo hành khách. Biến Trợ giá theo hành khách Hệ số Độ lệch chuẩn Trị số p Năm (Tham chiếu: 2019) 2011 -1.320* 0.502 0.009 2012 -0.003 0.483 0.995 2013 1.745* 0.479 0.000 2014 0.533 0.439 0.226 2015 -1.732* 0.534 0.001 2016 -1.432* 0.379 0.000 2017 -0.391 0.345 0.258 2018 0.159 0.322 0.621 Thời gian khai thác (Tham chiếu: năm đầu tiên) Năm thứ hai trở đi -1.940* 0.620 0.002 Chiều dài tuyến -0.019 0.024 0.430 Trong tải phương tiện (Tham chiếu: nhỏ (dưới 40 chỗ)) Trung bình (40-60 chỗ) 0.581 0.339 0.086 Lớn (60-80 chỗ) 1.070* 0.398 0.007 Số lượng phương tiện trên tuyến -0.018 0.034 0.593 Số lượng chuyến xe một năm -2.71E-05 1.45E-05 0.060 Tổng số km xe chạy 9.17E-06* 7.99E-07 0.000 Loại tuyến (Tham chiếu: nội thành) Nội - ngoại thành 0.023 0.257 0.928 Ngoại thành -0.214 0.491 0.663 Khối lượng hành khách vé lượt -8.90E-07 5.27E-07 0.091 Tổng khối lượng hành khách -2.71E-06* 2.15E-07 0.000 /cut1 -5.468 0.970 /cut2 -1.194 0.919 Log likelihood -327.465 PseudoR2 0.6172 - Yếu tố số lượng phương tiện trên tuyến và số chuyến xe bình quân trong năm không tác động đến trợ giá cho 1 km cũng như cho 1 hành khách dưới góc độ thống kê. - Yếu tố đặc điểm loại hình tuyến so sánh tham chiếu với các tuyến nội thành cho chúng ta thấy có ảnh hưởng tới trợ giá cho 1 km nhưng lại không ảnh hưởng tới trợ giá cho 1 hành khách. Các tuyến ngoại thành có trợ giá cho 1 km. - Cả yếu tố sản lượng khách vé lượt và tổng lượt khách đều ảnh hưởng tới trợ giá cho 1 km, đã phản ánh từ công thức trợ giá xe buýt hiện nay của Hà Nội, nhưng khách vé lượt lại không ảnh hưởng tới trợ giá cho 1 hành khách. Điều này có thể phán ảnh tỷ lệ sản lượng vé lượt so với tổng lượt khách chiếm tỷ lệ nhỏ (bình quân các tuyến toàn mạng là khoảng 18%). Mặt khác, do đã cố định đơn giá chi phí cho 1km xe chạy trên các tuyến, do đó hành khách vé lượt sẽ ảnh hưởng đánh kể đến trợ giá cho 1km. - Tổng sản lượng khách càng tăng thì mức trợ giá tính cho 1 km hay cho 1 hành khách đều Tạp chí Khoa học Giao thông vận tải, Tập 72, Số 2 (02/2021), 180-192 191 giảm. Điều này là phù hợp với cách thức tính toán trợ giá hiện nay, mẫu số càng tăng thì trợ giá cho 1 hành khách và 1 km càng giảm, so sánh mức độ ảnh hưởng của các năm thông kê với năm 2019 thì ta có thể thấy ảnh hưởng của sản lượng hành khách với trợ giá 1km sẽ nhiều hơn mức độ ảnh hưởng tới trợ giá 1 hành khách. 5. KẾT LUẬN Bài báo trình bày kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức trợ giá cho 1 km và 1 hành khách với trường hợp nghiên cứu là thủ đô Hà Nội. Đây là 1 trong không nhiều nghiên cứu, theo hiểu biết của chúng tôi, về các nhân tố ảnh hưởng tới trợ giá có phân tích định lượng, đặc biệt sử dụng dữ liệu trong 10 năm gần đây. Có thể thấy rằng một số nhân tố tác động không đồng nhất đối với trợ giá cho 1 km và 1 hành khách, chẳng hạn như khối lượng hành khách vé lượt, thời gian khai thác. Điều này cho thấy sự khác biệt và bất cập trong cách thức tính toán, phân bổ trợ giá hiện nay. Về nguyên tắc, trợ giá phải căn cứ vào doanh thu và chi phí, do đó trợ giá theo hành khách phản ánh tốt hơn mối quan hệ này. Trong khi đó trợ giá theo km chỉ căn cứ vào kết quả của hoạt động vận tải dưới góc độ người cung ứng nhưng không phản ánh đầy đủ kết quả dưới góc độ tài chính là doanh thu. Những kết quả liên quan tới các yếu tố ảnh hưởng trợ giá cho 1 km phản ánh việc tập trung cung ứng các tuyến càng dài, chủ yếu đi ngoại thành lại được hỗ trợ về mặt tài chính nhiều hơn (xem yếu tố chiều dài tuyến, loại tuyến). Như vậy, khu vực đông đúc nội thành, cần xe buýt phục vụ nhất lại không được quan tâm bằng khu vực ngoại thành, nếu đứng trên góc độ trợ giá. Trợ giá cho hành khách cũng thể hiện những kết quả phi logic như số lượng khách vé lượt tăng nhưng gần như không ảnh hưởng tới trợ giá bình quân cho 1 hành khách. Điều này có thể được giải thích bởi việc trợ giá cho 1 hành khách về cơ bản dựa nhiều hơn trên số lượng hành khách sử dụng vé tháng. Tuy nhiên số lượng khách sử dụng vé tháng hiện nay được phân bổ thay vì thống kê chính xác. Như vậy, thống kê khách vé tháng chưa thực sự phù hợp. Với những kết quả phân tích như trên, chúng tôi thấy rằng phân bổ trợ giá theo hành khách có thể là hình thức phù hợp hơn. Tuy nhiên hình thức này chỉ có thể thực hiện được và thực hiện hiệu quả nếu thống kê về khách sử dụng vé tháng được làm tốt và chính xác. Để làm được điều này, hệ thống vé điện tử là hết sức cần thiết. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường đại học Giao thông vận tải trong đề tài mã số T2020- KT-018. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. M. H. Nguyen, Evaluating the Service Quality of the First Bus Rapid Transit Corridor in Hanoi City and Policy Implications, in Proceedings of the International Conference on Innovations for Sustainable and Responsible Mining, Cham, 108 (2021) 98-123. https://doi.org/10.1007/978-3-030-60269-7_6 [2]. M. H. Nguyen et al., Impediments to the bus rapid transit implementation in developing countries – a typical evidence from Hanoi, Int. J. Urban Sci., 4 (2019) 464-483. https://doi.org/10.1080/12265934.2019.1577747 [3]. M. A. Delucchi, The Annualized Social Cost of Motor-Vehicle Use in the U.S., 1990-1991: Summary of Theory, Data, Methods, and Results, (1997) Accessed: Oct. 18, 2020. [Online]. Available: https://escholarship.org/uc/item/43s6n28v [4]. H. J. Holzer et al., Public transit and the spatial distribution of minority employment: Evidence from a natural experiment, J. Policy Anal. Manage., 22 (2003) 415-441. https://doi.org/10.1002/pam.10139 Transport and Communications Science Journal, Vol 72, Issue 2 (02/2021), 180-192 192 [5]. S. S. Tu, Khai thác vận tải (Transport operators). Hanoi, Vietnam: Transport and Communications Publishing House, 2018. [6]. P. Nelson et al, Transit in Washington, DC: Current benefits and optimal level of provision, J. Urban Econ., 62 (2007) 231–251. https://doi.org/10.1016/j.jue.2007.02.001 [7]. M. G. Karlaftis, P. McCarthy, Operating subsidies and performance in public transit: an empirical study, Transp. Res. Part Policy Pract., 32 (1998) 359-375. https://doi.org/10.1016/S0965- 8564(98)00002-0 [8]. E. Ottoz et al., The impact of ownership on the cost of bus service provision: an example from Italy, Appl. Econ., 41 (2009) 337–349. https://doi.org/10.1080/00036840601007260 [9]. W. Roy, A. Yvrande-Billon, Ownership, Contractual Practices and Technical Efficiency: The Case of Urban Public Transport in France, J. Transp. Econ. Policy, 41 (2007) 257–282. https://www.researchgate.net/publication/23530252_Ownership_Contractual_Practices_and_Technica l_Efficiency_The_Case_of_Urban_Public_Transport_in_France [10]. C. Winston, U.S. Industry Adjustment to Economic Deregulation, J. Econ. Perspect., 12 (1998) 89-110. https://doi.org/10.1257/jep.12.3.89 [11]. Nicolas Estupinan, Andrés Gómez-Lobo, Affordability and subsidies in public urban transport : what do we mean, what can be done?, 2007. Accessed: Oct. 18, 2020. [Online]. Available: https://www.researchgate.net/publication/23550440_Affordability_and_subsidies_in_public_urban_tra nsport_what_do_we_mean_what_can_be_done [12]. J. Yang et al., Bus transit subsidy under China’s transit metropolis initiative: The case of Shenzhen, Int. J. Sustain. Transp., 14 (2020) 56–63. https://doi.org/10.1080/15568318.2018.1519088 [13]. J.-S. Hahn et al, Efficiency analysis on bus companies in Seoul city using a network DEA model,” KSCE J. Civ. Eng., 17 (2013) 1480-1488. https://doi.org/10.1007/s12205-013-0467-x [14]. M. G. Karlaftis, A DEA approach for evaluating the efficiency and effectiveness of urban transit systems, Eur. J. Oper. Res., 152 (2004) 354-364. https://doi.org/10.1016/S0377-2217(03)00029-8 [15]. C. D. Köksal, A. A. Aksu, Efficiency evaluation of A-group travel agencies with data envelopment analysis (DEA): A case study in the Antalya region, Turkey, Tour. Manag., 28 (2007) 830-834. https://doi.org/10.1016/j.tourman.2006.05.013 [16]. Nguyễn Thị Thực, Nghiên cứu hoàn thiện phương thức trợ giá cho xe buýt công cộng ở các đô thị, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Giao thông vận tải, 2006. [17]. Nguyễn Thanh Chương (2007), Nghiên cứu phương pháp đánh giá VTHKCC bằng xe buýt, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Giao thông vận tải, 2007. [18]. R. Buehler et al., Active Travel in Germany and the U.S.: Contributions of Daily Walking and Cycling to Physical Activity, Am. J. Prev. Med., 41 (2011) 241-250. https://doi.org/10.1016/j.amepre.2011.04.012 [19]. J. Pucher et al., Walking and Cycling in the United States, 2001–2009: Evidence From the National Household Travel Surveys, Am. J. Public Health, 101 (2011) S310-S317. https://doi.org/10.2105/AJPH.2010.300067 [20]. J. C. Herrera et al., Assessing corridor performance: An international and interdisciplinary perspective, Restructuring public transport through Bus Rapid Transit, J. C. Munoz and L. Paget- Seekins, Eds. Policy Press, 2016, pp. 299–316. https://www.researchgate.net/publication/308768253_Assessing_corridor_performance_An_internatio nal_and_interdisciplinary_perspective
File đính kèm:
- factors_associated_with_bus_subsidy_in_hanoi_using_data_of_t.pdf