Đổi mới toàn diện trong đào tạo là đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng hữu dụng nhu cầu xã hội
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt ra với toàn nhân loại rất nhiều
vấn đề, lĩnh vực cần thay đổi để thích ứng. Chủ trương đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo đã và
đang được đặc biệt quan tâm. Xu thế phát triển về công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong và ngoài nước
luôn luôn đòi hỏi sự tiến bộ, cập nhật thay đổi không ngừng. Mỹ thuật truyền thông đa phương tiện là
“cánh tay nối dài” của Thiết kế đồ họa - mũi nhọn mang tính thời đại của chuyên ngành design. Do thế,
thay đổi mới toàn diện trong lĩnh vực đào tạo Design là đòi hỏi tất yếu mang tính thời đại nhằm đáp ứng
hữu dụng nhu cầu xã hội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới toàn diện trong đào tạo là đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng hữu dụng nhu cầu xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới toàn diện trong đào tạo là đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng hữu dụng nhu cầu xã hội
14 Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 57 (07/2019) 14-23 ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN TRONG ĐÀO TẠO LÀ ĐÒI HỎI TẤT YẾU NHẰM ĐÁP ỨNG HỮU DỤNG NHU CẦU XÃ HỘI INNOVATION IN COMPREHENSIVE DESIGN TRAINING IS AN INEVITABLE DEMAND TO MEET THE SOCIAL NEEDS Đỗ Lệnh Hùng Tú *1 Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 2/01/2019 Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 2/7/2019 Ngày bài báo được duyệt đăng: 25/7/2019 Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang đặt ra với toàn nhân loại rất nhiều vấn đề, lĩnh vực cần thay đổi để thích ứng. Chủ trương đổi mới toàn diện về giáo dục và đào tạo đã và đang được đặc biệt quan tâm. Xu thế phát triển về công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong và ngoài nước luôn luôn đòi hỏi sự tiến bộ, cập nhật thay đổi không ngừng. Mỹ thuật truyền thông đa phương tiện là “cánh tay nối dài” của Thiết kế đồ họa - mũi nhọn mang tính thời đại của chuyên ngành design. Do thế, thay đổi mới toàn diện trong lĩnh vực đào tạo Design là đòi hỏi tất yếu mang tính thời đại nhằm đáp ứng hữu dụng nhu cầu xã hội. Từ khóa: đổi mới, đào tạo design, đòi hỏi tất yếu, tính thời đại, nhu cầu xã hội. Abstract: The fourth industrial revolution has given mankind many problems, many areas that need to be changed to adapt. Advocates comprehensive reform of education and training has been particularly interested. The development trend of industrialization and modernization at home and abroad always requires progress, updates and constant changes. Multimedia communication fine art is the "extended arm" of Graphic Design, which is the key point of the design sector. Therefore, comprehensive innovation in Design training is an indispensable requirement for the age to meet social needs. Keywords: innovation, design training, inevitable demand, age, social needs. 1*Khoa Tạo dáng Công nghiệp, Viện Đại học Mở Hà Nội Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 15 1. Đặt vấn đề Mỹ thuật công nghiệp (hay còn được gọi là Mỹ thuật ứng dụng / Thiết kế công nghiệp, hoặc được sử dụng từ nguyên gốc theo tiếng nước ngoài là: Design). Và, với lối hiểu truyền thống: mỹ thuật công nghiệp bao gồm các chuyên ngành hẹp là: Thiết kế đồ họa, Thiết kế Nội thất, Thiết kế thời trang và Tạo dáng các sản phẩm công nghiệp. Trong suốt trên dưới 70 năm qua, trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội vẫn là “anh cả” với bề dày kinh nghiệm đào tạo chuyên sâu về mỹ thuật công nghiệp. Nhằm thu hút người học, trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội đã kịp thời thích nghi với nhu cầu đa dạng của người học, khi thực hiện chia nhỏ Mỹ thuật công nghiệp thành 13 ngành đào tạo chuyên sâu khi tuyển sinh, gồm: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Gốm, Thiết kế Sơn mài, Thiết kế Thủy tinh, Thiết kế trang sức, Thiết kế kim loại, Thiết kế Dệt, Thiết kế Thời trang, Thiết kế Nội thất, Điêu khắc, Hội họa hoành tráng, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ chơi. Song trong số sinh viên trúng tuyển và đăng ký theo học ngành Thiết kế Đồ họa vẫn luôn luôn chiếm ưu thế. Từ năm 1993, sau khi trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh được phép mở ngành đào tạo mỹ thuật công nghiệp, và với chủ trương xã hội hóa giáo dục, hàng loạt các trường công lập cũng như dân lập đều thi nhau mở ngành đào tạo Mỹ thuật công nghiệp. Cho tới hôm nay, số lượng các trường có đào tạo design ngày càng nhiều, bao gồm cả hệ thống trường đại học công lập và dân lập/tư thục. Có giai đoạn, tổng số sinh viên các ngành, các năm cùng học tại nhiều cơ sở đào tạo mỹ thuật ứng dụng lên đến hàng ngàn sinh viên, và từ trong thời điểm “cực thịnh” ấy cho đến nay, tổng số sinh viên theo học chuyên ngành Thiết kế đồ họa vẫn chiếm số đông nhất. Sơ tạm thống kê, tại Hà Nội có: Đại học Kiến trúc, Đại học Mỹ thuật, Đại học Mở, Đại học Á Châu; tại Thái Nguyên có Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền Thông Thái Nguyên; tại Huế có: Đại học Nghệ thuật; tại Đà Nẵng có: Đại học Kiến trúc, Đại học Duy Tân; tại Đồng Nai có: Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí; tại Tp Hồ Chí Minh có: Đại học Kiến trúc, Đại học Mỹ thuật Tp Hồ Chí Minh, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Văn Lang, Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU), Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (Hutech), Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Đại học Hoa Sen bên cạnh đó, Thiết kế đồ họa còn có tại nhiều trường Cao đẳng dạy nghề như: Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh, Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh Ngoài ra, thiết kế đồ họa ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đào tạo tại nhiều các trường quốc tế hoặc liên kết với nước ngoài như: Arena Multimedia, RMIT, FPT Arena, Quốc tế Kent, ADC, ADS, Trung tâm Poly Art (Đại học mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh) và đặc biệt là sự ra đời của Viện Tranh truyện và phim Hoạt hình... do nhà sản xuất – đạo diễn - Họa sĩ hoạt hình Thomas Voigt đến từ Đức, đào tạo các học viên làm phim Hoạt hình 2D, 3D, Motion Comics, TV Serires, Feature film, games... từ năm 2017. Suốt nhiều năm qua nguồn lực được đào tạo đã góp phần thúc đẩy có hiệu quả sự phát triển ngành design cả nước trong đó có khu vực phía Nam. Đặc biệt, nhiều cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài đã mang đến không khí và môi trường làm việc khá khởi sắc nhờ vận hành các chương trình đào tạo mỹ thuật bài bản, phong phú, toàn diện và thực dụng hơn bởi giáo trình quốc tế và thời gian đào tạo tập trung ngắn hơn so với các trường công lập, với cách thức đầu tư, giảng dạy và tư duy truyền thống. Với mục tiêu truyền nghề theo kiểu “chỉ tay giao việc” khá thực dụng, nhiều 16 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion cơ sở đào tạo thiết kế đồ họa đã phân nhỏ chương trình đào tạo, với thời gian gắn, chủ yếu nhấn mạnh tính năng sử dụng các phần mềm có sẵn trong quảng cáo, nhiếp ảnh - xử lý ảnh kỹ thuật số; dàn trang sách - báo - tạp chí - in ấn và xuất bản; lập trình, thiết kế web và các ứng dụng online; thiết kế games và các sản phẩm tương tác; kỹ ... ho mình một sản phẩm phù hợp nhất. Do đó, bên cạnh tính sáng tạo, công việc cũng đòi hỏi cả sự kiên trì, nhẫn nại. Nhiều người nghĩ rằng để làm được thiết kế đồ hoạ, chỉ cần thành thạo các phần mềm ứng dụng như: Photoshop, QuarkXPress, Ilustrator hay phần mềm minh hoạ Poster là đủ. Thực tế cho thấy, để giỏi và thành công với nghề này không những chỉ cần năng khiếu mỹ thuật, mà còn phải hiểu biết rộng và có một cái nhìn bao quát trong từng vấn đề, lĩnh vực nhất định. Hơn thế, công việc này còn đòi hỏi khá nhiều yếu tố liên quan, mà theo ông Nguyễn Việt Dũng – Giám đốc Công ty cổ phần Kiến trúc Không gian Mở, đó phải là: "nắm được kiến thức về marketing, khả năng tổ chức; nắm bắt sự kiện, bởi có như thế mình mới truyền tải được ý tưởng của khách hàng vào trong mỗi sản phẩm” [8]. Song, thực tế hiện nay, những người hội đủ được các yếu tố này chưa nhiều". Sinh viên tốt nghiệp dù được đào tạo khá cơ bản về chuyên môn, nhưng để đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, vẫn cần phải "nạp" thêm rất nhiều kiến thức, đặc biệt là thành thạo kỹ năng sử dụng các phần mềm “đồ hoạ động”. Năng khiếu thẩm mỹ, óc sáng tạo nghệ thuật, luôn là yếu tố quan trọng để tạo nên các sản phẩm hoàn thiện. Nhân viên thiết kế Lê Văn Tâm hiện làm việc tại Công ty TNHH Đất Việt Vàng, đã thổ lộ: "Những gì học được trên giảng đường thì chung chung, trong khi yêu cầu của các Công ty lại luôn chuyên biệt. Thậm chí, khi đi vào thực hiện từng việc cụ thể lại khá lúng túng, vì chưa đủ khả năng đưa ra các ý tưởng thuyết phục khách hàng, trong khi đây là một trong những đòi hỏi rất cần thiết của nghề thiết kế" [8]. 3. Mỹ thuật truyền thông đa phương tiện là “cánh tay nối dài” của Thiết kế đồ họa - mũi nhọn mang tính thời đại của chuyên ngành design + “Đa truyền thông”: “Là việc sử dụng nhiều hơn một phương tiện biểu đạt hoặc giao tiếp. Nói cách khác, đó là việc sử dụng một loạt các phương tiện mỹ thuật hoặc truyền thông để giao tiếp”. + “Mỹ thuật truyền thông đa phương tiện” Có thể xem như sự hòa quyện giữa mỹ thuật, công nghệ và sáng tạo. Theo từ vựng Tiếng Anh: “Media” có nghĩa là “phương tiện”, và “Multi” có nghĩa là “nhiều”. Multimedia là sản phẩm được tạo ra để “chạy” trên nhiều thiết bị đầu cuối khác nhau (đa phương tiện). Trước nay người hoạ sĩ vẽ ra một bức tranh chỉ có thể “chạy” trên giấy và chỉ một số ít người ở một địa điểm nào đó mới có cơ hội thưởng thức được tác phẩm đó. Còn ngày nay, một tác phẩm đồ hoạ máy tính (hiểu nghĩa rộng) sau khi được tạo ra có thể chạy trên máy vi tính cá nhân (PC), chạy trên máy tính bảng/ điện thoại di động (iOS, Android, Window Phone), trên tivi và được thưởng thức với tất cả mọi người có sử dụng các thiết bị khác có trang bị màn hình hiển thị đơn lẻ hoặc thông qua internet. Đó có thể là một bảng hiệu quảng cáo đẹp, một đoạn âm thanh sống động, một banner nhấp nháy trên nền một website, hoặc có thể là một đoạn flash Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 21 hay một clip intro quảng cáo cho một sản phẩm, một trò chơi trên mạng, một phim hoạt hình 3D vv Tất cả đều là sản phẩm của Multimedia. Các sản phẩm Multimedia thường là sản phẩm của đồ hoạ nên Multimedia còn được gọi là Mỹ thuật đa phương tiện. Ngoài ra, vì ngành này gắn liền với thế giới truyền thông và bản thân mỗi tác phẩm cũng mang tính truyền thông nên đôi khi người ta cũng gọi là ngành “Mỹ thuật truyền thông đa phương tiện”, hay “Mỹ thuật đa (phương tiện) truyền thông” cũng đều để chỉ chung về ngành công nghệ Multimedia. Thế giới sản phẩm của Multimedia càng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú khi công nghệ 3D đang bùng nổ khiến cho tất cả các công ty có sản phẩm hiển thị trên màn hình LCD đều bắt đầu chạy đua với một cuộc “cách mạng” mới [9]. Theo thông tin từ Văn phòng giới thiệu việc làm của Báo Lao Động cho biết, nghề thiết kế đồ hoạ luôn được trọng dụng do nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng, nhưng số ứng viên đủ tiêu chuẩn để đáp ứng thì chẳng được bao nhiêu. Mỗi năm, có khá nhiều các sinh viên tốt nghiệp ngành này từ các trường đào tạo mỹ thuật ứng dụng trong cả nước, chủ động tự mở Công ty riêng để phát huy khả năng sáng tạo và độc lập của mình. Theo dự báo của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm VN (Vinasa), trong vài năm tới Việt Nam sẽ cần khoảng 17.000 nhân viên làm về công nghệ đa phương tiện, trong đó một số lượng không nhỏ là ngành thiết kế đồ hoạ. Điều này cho thấy nếu không sớm có sự thay đổi trong khâu đào tạo thì chúng ta vẫn sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực do một lượng không nhỏ sinh viên khi ra trường chưa thể đáp ứng ngay được đòi hỏi của các nhà tuyển dụng. Khá nhiều doanh nghiệp vẫn cứ săn tìm nhân viên “thiết kế đồ hoạ động”, thành thạo trong lĩnh vực chế tác phim. Ông Trần Hà Anh - Phó Giám đốc Công ty TNHH VinaD than thở: "Công việc của chúng tôi nhiều khi bị dồn lại, các đơn đặt hàng xếp đống cũng chỉ vì thiếu nhân viên thiết kế đồ hoạ". Bà Trần Thị Ngọc Mai – Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH đồ họa Sao Mai: "Muốn theo nghề phải cần có đam mê, mới có thể làm tốt công việc mình yêu thích" [8]. Sự phát triển của ngành quảng cáo, truyền thông và giải trí kỹ thuật số làm cho khái niệm thiết kế đồ họa (graphic design) trở nên chật chội và lẫn lộn trong nhiều trường hợp. Bên cạnh việc chọn học ngành thiết kế đồ họa còn một thế giới khác rộng lớn, với nhiều kiến thức công cụ màu nhiệm hơn, nhiều cơ hội việc làm hơn. Đó là mỹ thuật đa phương tiện (multimedia design). Thiết kế đồ họa sử dụng các phần mềm xử lý ảnh, vẽ vector, dàn trang, dựa trên nền tảng mỹ thuật, sức sáng tạo của người làm thiết kế và nhu cầu cụ thể của khách hàng để tạo ra các file kỹ thuật số. Các file này sẽ dùng để in trên những mặt phẳng như sách, báo, tạp chí, các chất liệu ngoài trời (biển quảng cáo, nhãn hàng, bao bì sản phẩm, áo thun, túi xách). Nếu như thiết kế đồ hoạ là “tĩnh”, trên mặt phẳng 2D, thì mỹ thuật đa phương tiện là “động” (hình ảnh động, âm thanh, hoạt hình, đồ họa động), kết hợp nhiều môi trường thể hiện và truyền thông khác nhau (hoạt hình 3D, phim, video âm nhạc, game) và thường được cảm nhận trọn vẹn trên các thiết bị đầu cuối (màn hình máy tính, TV, thiết bị cầm tay, rạp chiếu phim, thậm chí là một buổi trình diễn thực tế trên sân khấu hoặc ngoài trời) [10 và 11]. Truyền thông phát triển mạnh đã kéo theo sự bùng nổ của ngành Mỹ thuật Đa phương tiện bởi chuyên ngành này là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin hiện đại và nghệ thuật. Hiểu một cách khái quát, thiết kế đồ hoạ chính là cơ sở nền tảng, là bước khởi 22 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion đầu để mở thế giới thiết kế mỹ thuật đa phương tiện rộng lớn. Nhưng trước khi nắm bắt mỹ thuật đa phương tiện, rất cần am hiểu và bắt đầu từ những lý thuyết căn bản về thiết kế đồ họa, bố cục, các chất liệu cơ bản về điểm, nét, hình, khoảng trắng, màu sắc, vật liệu, các nguyên tắc thiết kế đồ họa, kiến thức về thị giác hình ảnh, nghệ thuật chữ (typography)Với những ứng dụng cụ thể trong thiết kế đồ họa, trò chơi điện tử (game), các ứng dụng 3D, thiết kế web tĩnh / động, gia công các hiệu ứng kỹ xảo điện ảnh đặc biệt, phim hoạt hình, phim quảng cáo thực hiện trên máy tính dựa vào những phần mềm hỗ trợ cao cấp như: Photoshop, Illustrator, Flash, 3D Max, Maya Mỹ thuật Đa phương tiện đã thực sự trở thành sự kết hợp giữa đỉnh cao của công nghệ thông tin và nghệ thuật thiết kế ứng dụng đồ họa động với công cụ chủ yếu là chiếc máy tính. Thông qua đó, người nghệ sĩ – thiết kế sáng tạo ra những sản phẩm mà mới vài thế kỉ trước đó, hầu như chỉ có được trong trí tưởng tượng của những bộ óc siêu phàm đi trước thời gian. Tại nhiều cơ sở đào tạo quốc tế về mỹ thuật đa phương tiện, thời lượng học thiết kế đồ hoạ thường chiếm tỷ trọng 25-30% tổng thời gian học của chương trình. Học xong thiết kế đồ họa, có thể làm việc trong lĩnh vực quảng cáo, nhận diện thương hiệu, in ấn, dàn trang sách báo, xử lý ảnh với các chức danh: chuyên viên thiết kế đồ họa (graphic designer), họa sĩ minh họa (illustrator), chuyên viên xử lý ảnh (photo editor), họa sĩ trình bày (layout artists) Còn khi học tiếp để hoàn thành khóa thiết kế mỹ thuật đa phương tiện, học viên không chỉ cần nắm chắc về thiết kế đồ hoạ, mà còn có thể Thiết kế giao diện web (web designer) và thiết kế đồ họa động 2D (flash animator), trở thành chuyên gia biên tập phim và âm thanh (audio/video editor), chuyên gia biên kịch (storyboard), chuyên gia kỹ xảo điện ảnh, hậu kỳ (VFX compositor), chuyên gia sản xuất game, dựng mô hình nội ngoại thất (3D animator, 3D modeler) mở ra nhiều cảm hứng, nhiều công cụ và rất nhiều cơ hội việc làm. Khi Mỹ thuật đa phương tiện hình thành và phát triển thì sự kết hợp giữa Công nghệ thông tin và sáng tạo Nghệ thuật càng được nâng tầm hiệu quả cao hơn. Các sản phẩm đồ họa, mỹ thuật, điện ảnh, âm nhạc được thể hiện và sáng tạo bằng các công cụ máy tính hiện đại; Nhà thiết kế “đồ họa động” có cơ hội tốt làm việc tại các công ty truyền thông - quảng cáo, hãng phim, thiết kế website, các tòa soạn báo điện tử Vì thế, thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện đang trở thành nghề nghiệp rất hấp dẫn bởi thu nhập cao và phát huy tối đa được trí sáng tạo của giới trẻ; là một lĩnh vực hiện còn rất khan hiếm nhân lực và được trọng vọng, tuy nhiên muốn có chỗ đứng trong ngành này, người học cần có tố chất nhất định, trên hết là một niềm đam mê để sáng tạo không ngừng trong quá trình học tập và làm việc. Bằng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại, người học được trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, cùng những kỹ năng tương tác giữa nghệ thuật tạo hình, thiết kế đồ họa với hình ảnh động trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo sản phẩm phim quảng cáo, phim điện ảnh, báo chí điện tử, website nhằm tạo nên những sản phẩm truyền thông đạt chất lượng. Ngày nay, sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và những xu hướng mới của lĩnh vực báo chí, truyền thông. Thông điệp được truyền tải ngày càng trở nên tinh tế, sinh động với sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống ngôn ngữ đa phương tiện như: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, tương tác Đáp ứng cho sự phát triển không giới hạn này, nước ta đang có Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 23 nhu cầu rất cao về nguồn nhân lực năng động có thể làm chủ và sáng tạo với đa loại hình sản phẩm, đa kênh truyền tải và đa điều kiện tiếp nhận. Sức hấp dẫn từ những phương tiện truyền thông hiện đại, như một hệ quả tất yếu, công nghệ càng phát triển thì truyền thông càng lên ngôi. Tuy nhiên, nếu lĩnh vực công nghệ thông tin đang được đào tạo bài bản tại các cơ sở giáo dục trong cả nước với nhiều chuyên ngành khác nhau thì ở nước ta vẫn chưa có nhiều trường đại học đào tạo về truyền thông hoặc liên quan đến truyền thông. Hơn nữa, trong số đó, chương trình đào tạo của nhiều trường chủ yếu xoay quanh những phương tiện truyền thông truyền thống chứ chưa thực sự song hành với sự biến đổi không ngừng của mỹ thuật truyền thông đương đại. Khi các nhãn hàng càng nhiều, sản phẩm phục vụ đời sống càng trở nên đa dạng, nhiều tính năng hơn, thì cũng là lúc các doanh nghiệp cần được khẳng định thương hiệu trước xã hội, khách hàng hơn bao giờ hết. Lúc đó, sức mạnh vượt trội của những phương tiện truyền thông hiện đại có điều kiện phát huy tối đa tác dụng của nó. Các sản phẩm truyền thông như phim quảng cáo; phim truyền hình; video clip; phim hoạt hình 2D; phim hoạt hình 3D; hệ thống nhận diện thương hiệu cần được dàn dựng, sản xuất liên tục gắn liền với chiến lược truyền thông dài hạn của doanh nghiệp. Để làm được những điều này cần đến công lao rất lớn của những đội ngũ chuyên viên lành nghề, những nhà quản lý và những nhà thiết kế mỹ thuật Truyền thông đa phương tiện. Cơ hội nghề nghiệp này thật sự đa dạng và giàu triển vọng. Do thế, thay đổi mới toàn diện là đòi hỏi tất yếu mang tính thời đại trong lĩnh vực đào tạo Deaign nhằm đáp ứng hữu dụng nhu cầu xã hội/. Tài liệu tham khảo: 1. Vũ Tiến Dũng, “Một số giải pháp tăng cường liên kết đào tạo giữa trường đại học và doanh nghiệp”, Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2016; boi-duong/item/1836-mot-so-giai-phap-tang- cuong-lien-ket-dao-tao-giua-truong-dai-hoc-va- doanh-nghiep.html 2. https://rgb.vn/ideas/news/hoc-my-thuat-ung- dung-nganh-hot-cua-tuong-lai-gan 3. Song Phạm (2015), Chủ Nhật, 2/8/2015 09:32, Ngành mỹ thuật ứng dụng: Thiếu chiến lược đào tạo dài hơi, thuat-ung-dung-thieu-chien-luoc-dao-tao-dai- hoi-198662.html 4. Trần Văn Bình (2015), “Cái nhìn lạc quan về mỹ thuật ứng dụng hay Design Việt Nam qua 20 năm”, in chung trong Mỹ thuật ứng dụng trên đường tìm về Bản sắc Việt, Đại học Văn Lang, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, tr. 318 – 342 5. https://daihocnguyentrai.edu.vn/thoi-ky-len- ngoi-cua-thuat-ung-dung/ 6. Báo Lao Động Chủ nhật, 13 tháng 12 năm 2009, 09:40 7. Phan Cẩm Thượng (2016), “Nghệ thuật – Tinh thần của Design”, Tham luận tại Hội thảo toàn Quốc “Đổi mới đào tạo Mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam” (từ Thực tiễn đến Giải pháp), 25.06.2016, ( tr. 59 – 62). 8.https://www.arena- multimedia.vn/content/nhan-luc-nganh-thiet-ke- do-hoadat- hang-va-khan-hiem.html. 9. https://www.arena-multimedia.com.vn/gioi- thieu/multimedia-my-thuat-da-phuong-tien-la- gi.html 10. Trần Ngọc Canh (1984), “Đào tạo hoạ sĩ Design công nghiệp ở Việt Nam”, Nội san Mỹ thuật công nghiệp, trường Cao đẳng Mỹ thuật công nghiệp, số 15, tr 87 - 88. 11. https://news.zing.vn/thiet-ke-do-hoa-khac-gi- my-thuat-da-phuong-tien-post561572.html 20:00 22/07/2015. Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn (STU) Email: dolenhhungtu@gmail.com
File đính kèm:
- doi_moi_toan_dien_trong_dao_tao_la_doi_hoi_tat_yeu_nham_dap.pdf