Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu

Hiện nay các vấn đề về lý thuyết đối ngẫu của các dạng bài toán quy hoạch tuyến tính cho sinh viên các ngành kinh tế kỹ thuật nói chung mà nhiều giáo trình viết dưới hình thức rập khuôn, chưa chỉ rõ ràng từng dạng đối ngẫu bằng mô hình cụ thể và hơn nữa, trong quá trình dạy học, một số vấn đề hiện nay mà sinh viên hay mắc phải

Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu trang 1

Trang 1

Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu trang 2

Trang 2

Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu trang 3

Trang 3

Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu trang 4

Trang 4

Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu trang 5

Trang 5

Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu trang 6

Trang 6

Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu trang 7

Trang 7

Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu trang 8

Trang 8

Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu trang 9

Trang 9

Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang Danh Thịnh 09/01/2024 6420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu

Định lý về dấu của bài toán đối ngẫu
97
ĐỊNH LÝ VỀ DẤU CỦA BàI ToÁN ĐỐI NGẪU
Trần Văn Sự1
Tóm tắt: Mục đích của bài báo là giới thiệu một số mô hình đối ngẫu của cặp bài 
toán đỗi ngẫu (G, D) và thiết lập một số định lý về dấu của chúng.
1. Mở đầu
Hiện nay các vấn đề về lý thuyết đối ngẫu của các dạng bài toán quy hoạch tuyến 
tính cho sinh viên các ngành kinh tế kỹ thuật nói chung mà nhiều giáo trình viết dưới 
hình thức rập khuôn, chưa chỉ rõ ràng từng dạng đối ngẫu bằng mô hình cụ thể và hơn 
nữa, trong quá trình dạy học, một số vấn đề hiện nay mà sinh viên hay mắc phải là 
không tự tin trong khi chuyển đổi bài toán dạng “min” sang bài toán dạng “max” và 
ngược lại, một lỗi lớn nhất và dẫn đến một chuyển đổi sai lệch bài toán gốc sang bài 
toán đối ngẫu, đó là không xác định rõ ràng dấu của từng biến và từng ràng buộc về 
dấu của bài toán gốc và bài toán đối ngẫu tương ứng. Bài báo này theo trình tự đưa ra 
cụ thể từng mô hình đối ngẫu bằng sơ đồ đối ngẫu, định lý về dấu cho cặp bài toán gốc, 
bài toán đối ngẫu. Hi vọng bài báo này sẽ giúp sinh viên các ngành không chuyên toán 
của các trường đại học và cao đẳng sẽ nắm bắt vấn đề một cách hiệu quả, dễ dàng, sâu 
hơn, đặc biệt tự tin trong quá trình học tập.
2. Nội dung
Một bài toán Quy Hoạch tuyến tính dạng tổng quát thường mang nhiều dấu ở các 
ràng buộc biến và ràng buộc bất phương trình. Vì vậy, khi chuyển sang đối ngẫu của 
chúng sẽ mang nhiều dấu cho ràng buộc biến và ràng buộc bất phương trình. Chúng ta 
biết rằng đối ngẫu của bài toán gốc (G) là bài toán (D), và đối ngẫu của bài toán gốc 
(D) lại là bài toán (G). Vì vậy các bài toán “max” chúng ta cũng phải xác định dạng 
đối ngẫu của chúng mà trong đó các ràng buộc của chúng mang nhiều dấu, vì vậy, bài 
toán đối ngẫu “min” tương ứng cũng sẽ có nhiều dấu cho các biến và các ràng buộc 
bất đẳng thức. Chính vì vậy, việc xác định dấu chính xác cho bài toán đối ngẫu tương 
ứng cũng là một nhiệm vụ cũng có thể xem là khó khăn cho các sinh viên ngành Kinh 
tế kỹ thuật. Chính vì lẽ đó chúng ta cần phải thiết lập một quy tắc dấu tương ứng cho 
cặp bài toán (G, D). Trong bài báo này, quy tắc dấu được thiết lập dựa vào cách quay 
cùng chiều hay ngược chiều với kim đồng hồ bằng 1 góc quay 90
Bây giờ chúng ta ký hiệu các ma trận sau:
1 ThS. Khoa Toán, trường ĐH Quảng Nam
98
ĐỊNH LÝ VỀ DẤU CỦA BÀI TOÁN ĐỐI NGẪU.
với θt là ma trận gồm t hàng, 1 cột và X 
T là ma trận chuyển vị của ma trận X. 
Định nghĩa quan hệ thứ tự “ f ” như sau:
và
Xét các bài toán Quy Hoạch tuyến tính tổng quát dạng:
Ba bài toán trên được gọi theo thứ tự là bài toán gốc (G1) (G2) (G3). Bài toán đối 
ngẫu của các bài toán (Gi), i = 1, 2, 3 theo thứ tự ký hiệu bởi (Di), i = 1, 2, 3.
Các dạng bài toán đối ngẫu sẽ được định nghĩa như sau:
Định nghĩa 1.1: Bài toán đối ngẫu (D1) có dạng
Định nghĩa 1.2: Bài toán đối ngẫu (D2) có dạng
Định nghĩa 1.3: Bài toán đối ngẫu (D3) có dạng
ở đây ký hiệu " >< 0" chỉ rằng y không mang dấu.
99
TRẦN VĂN SỰ
Ký hiệu (G, D) hiểu rằng (G) là bài toán gốc và (D) là bài toán đối ngẫu của bài 
toán gốc (G). Hơn nữa, khi xem xét một cặp (G, D) ta quy ước bài toán “min” sử dụng 
biến x và bài toán “max” sử dụng biến y.
Các mô hình đối ngẫu của cặp bài toán gốc (G), đối ngẫu (D):
A. Mô hình 1: Mô hình đối ngẫu của cặp bài toán (G1, D1)
B. Mô hình 2: Mô hình đối ngẫu của cặp bài toán (G2, D2)
100
ĐỊNH LÝ VỀ DẤU CỦA BÀI TOÁN ĐỐI NGẪU.
C. Mô hình 3: Mô hình đối ngẫu của cặp bài toán 
Nhận xét 1: Đối với bài toán đối ngẫu (D1) dạng “max” khi quay tất cả các dấu 
" ≥ " của tất cả các biến ràng buộc x tại chỗ một góc 900 theo chiều ngược kim đồng 
hồ thì chúng ta được đồng loạt dấu của ràng buộc bất đẳng thức tương ứng với biến x 
là “۸\” của bài toán đối ngẫu (D1). Đối với bài toán gốc (G1) dạng “min” thì dấu của y 
cùng chiều với dấu của các ràng buộc bất đẳng thức của bài toán gốc (G1).
Nhận xét 2: Đối với bài toán đối ngẫu (D2) dạng “max” khi quay tất cả dấu " ≥ " 
của tất cả các biến ràng buộc x tại chỗ một góc 900 theo chiều ngược kim đồng hồ thì 
chúng ta được đồng loạt dấu của ràng buộc bất đẳng thức tương ứng với biến x là “۸\” 
của bài toán đối ngẫu (D2). Đối với bài toán gốc (G2) dạng “min” thì dấu của y cùng 
chiều với dấu của các ràng buộc bất đẳng thức của bài toán gốc (G2).
Nhận xét 3: Đối với bài toán đối ngẫu (D3) dạng “max” khi quay tất cả dấu 
"≥" của tất cả các biến ràng buộc x tại chỗ một góc 900 theo chiều ngược kim đồng 
hồ thì chúng ta được đồng loạt dấu của ràng buộc bất đẳng thức tương ứng với biến 
x là “۸\” của bài toán đối ngẫu (D3). Đối với bài toán gốc (G3) dạng “min” thì y 
không mang dấu.
Định lý về dấu của cặp bài toán gốc - đối ngẫu (G, D) được phát biểu dưới hình 
thức ghi nhớ như sau:
Định lý 1: Cho trước cặp bài toán đối ngẫu (G, D). Khi đó dấu của các ràng buộc 
về biến của bài toán dạng “min” nếu mang dấu thì khi quay tại chỗ và quay ngược 
chiều kim đồng hồ một góc 900 sẽ có dấu trùng với dấu của ràng buộc bất đẳng thức 
tương ứng với biến đó, trường hợp ràng buộc biến không mang dấu thì ràng buộc bất 
đẳng thức tương ứng với biến đó mang dấu “=”. 
101
TRẦN VĂN SỰ
Chứng minh:
Trong chứng minh này, chúng ta cần chú ý rằng biến x được sử dụng cho bài toán 
“min” và biến y được sử dụng cho bài toán “max”. Trong phát biểu tất cả các định lý 
thuật ngữ “khi quay tại chỗ” ta hiểu là quay dấu của tất cả các ràng buộc bất đẳng thức 
và quay dấu của tất cả các ràng buộc biến xác định x. Chúng ta dễ dàng thấy điều sau 
rằng:
Khi dấu của x là " ≥ " thì khi quay ngược kim đồng hồ một góc 90 độ sẽ có 
“۸\”. Áp dụng định nghĩa đối ngẫu cho bài toán gốc là bài toán “min”, biến ràng 
buộc xj ≥ 0, j ∈ {1,2,...,n} thì ràng buộc bất phương trình mang dấu " ≤ ", nên theo 
cách thiết lập sơ đồ đối ngẫu ở trên ràng buộc bất đẳng thức tương ứng với biến đó 
sẽ mang dấu “۸\”. Trường hợp bài toán gốc là bài toán “min”, biến ràng buộc xj ≤0, 
j ∈ {1,2,...,n} thì ràng buộc bất phương trình mang dấu " ≥ ", nên theo cách thiết lập 
 ...  Quảng Nam từ năm 2012 đến năm 2014
Đơn vị tính : triệu đồng
108
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ... 
Từ việc phân tích nội dung chi thường xuyên ở trên có thể thấy rằng hầu hết các 
nhóm chi cũng có chiều hướng tăng lên theo từng năm, thể hiện rõ nhất là nhóm chi cho 
con người cụ thể đã tăng từ 44.775 tỷ đồng năm 2012 lên 61.509 tỷ đồng năm 2014 và 
nhóm chi này chiếm trung bình khoảng 38%. Tuy nhiên nhóm chi chuyên môn nghiệp 
vụ (chiếm trung bình 58%) lại có chiều hướng giảm xuống so với tổng chi thường 
xuyên cụ thể năm 2012 nhóm chi này chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi thường xuyên 
(64%) và giảm xuống còn 55% vào năm 2014. Có thể thấy rằng với việc tăng lên của 
nhóm chi cho con người thì bệnh viện cũng phần nào nâng cao được thu nhập cho cán 
bộ công nhân viên, đồng thời kiểm soát tốt hơn nhóm chi chuyên môn nghiệp vụ, báo 
hiệu một sự khả quan trong quản lý hoạt động chi tại bệnh viện. Bên cạnh đó đối với 
nhóm chi về duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp trang máy móc thiết bị, hệ thống 
cơ sở hạ tầng vẫn chưa được bệnh viện đầu tư nhiều, chỉ chiếm gần 1% tổng chi; điều 
này chứng tỏ rằng trong công tác quản lý, bệnh viện vẫn còn thờ ơ với nhóm chi này 
bởi hầu hết TSCĐ tại đơn vị đều được sự hỗ trợ rất lớn từ NSNN nên vẫn còn thái độ 
ỷ lại, trông chờ vào nguồn kinh phí không thường xuyên do NSNN cấp.
Qua hai báo cáo về tổng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên và báo cáo chi 
thường xuyên tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam cho thấy tổng nguồn kinh phí 
tại bệnh viện qua ba năm đều lớn hơn tổng chi hoạt động; từ đó tạo ra chênh lệch từ 
hoạt động thu chi và chênh lệch này sẽ được trích lập vào các quỹ và nguồn vốn để tái 
đầu tư. Việc trích lập này chủ yếu lấy từ nguồn thu BHYT và nguồn thu hoạt động sự 
nghiệp, dịch vụ khác được thể hiện thông qua báo cáo dưới đây:
Bảng 3. Báo cáo tình hình sử dụng chênh lệch thu chi tại bệnh viện giai đoạn 
2012 – 2014
STT Năm Thu Chi
Chênh 
lệch thu 
chi
Trích lập các quỹ
Khen 
thưởng
Phúc lợi
Phát triển 
sự nghiệp
1 2012 141.878 138.624 3.254 825 1.160 1.269
2 2013 145.077 142.994 2.083 801 1.186 96
3 2014 156.948 152.176 4.772 1.123 1.643 2.006
Tổng cộng 443.903 433.794 10.109 2.749 3.989 3.371
3.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng tự chủ tài chính tại bệnh 
viện đa khoa Quảng Nam.
Qua thực trạng quản lý tài chính theo hướng tự chủ tại bệnh viện đa khoa Quảng 
Nam, có thể thấy rằng bệnh viện đã và đang thực hiện đúng tinh thần của Nghị định 43 
trong đó nguồn thu chủ yếu tại đơn vị là viện phí và BHYT. Tuy nhiên, theo lộ trình 
Đơn vị tính: triệu đồng
109
NGUYễN THỊ VY THANH
của Nghị định 85/2012/NĐ-CP thì đến năm 2018 nguồn kinh phí NSNN cấp sẽ bị xóa 
bỏ, theo đó các bệnh viện sẽ tự chủ hoàn toàn, giá thành dịch vụ khám chữa bệnh sẽ 
tính đầy đủ cả 7 yếu tố chi phí: chi phí thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế; 
chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; tiền lương, phụ cấp, 
các khoản đóng góp theo chế độ; chi phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định, 
mua sắm thay thế công cụ dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện dịch vụ kỹ thuật; khấu 
hao tài sản cố định; chi phí bộ phận gián tiếp, các chi phí hợp pháp khác để vận hành, 
bảo đảm hoạt động bình thường; chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học để ứng dụng kỹ 
thuật mới. Khi đó hoạt động quản lý tài chính của bệnh viện sẽ gần giống cách quản lý 
của các doanh nghiệp, và sẽ có sự cạnh tranh về giá cả cũng như chất lượng khám chữa 
bệnh giữa hệ thống các bệnh viện công, giữa hệ thống bệnh viện công và bệnh viện tư. 
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, nếu áp dụng Nghị định 85 sẽ có một sự cạnh tranh rất 
lớn giữa bệnh viện đa khoa Quảng Nam với các bệnh viện khác như: bệnh viện Đa khoa 
Trung ương Núi Thành Quảng Nam, bệnh viện Đa khoa Minh Thiện, bệnh viện đa khoa 
Thái Bình Dương, bệnh viện đa khoa Thăng Hoa, bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức. Vì vậy, 
bài viết sẽ đề xuất một vài giải pháp quản lý tài chính góp phần giúp bệnh viện đa khoa 
Quảng Nam hướng đến tự chủ hoàn toàn về tài chính tốt hơn, bao gồm:
Giải pháp thứ nhất: Huy động tối đa nguồn tài chính tại bệnh viện, cụ thể là: 
+ Đối với nguồn tài chính do NSNN cấp: Bệnh viện cần phát huy thế mạnh của 
đơn vị sự nghiệp được UBND tỉnh và Sở Y tế đầu tư trở thành bệnh viện đa khoa lớn 
có khả năng chữa trị tất cả các trường hợp bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng 
chuyển tuyến để tăng cường nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp trong những năm 
còn lại trước khi xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin - cho” nhằm đầu tư nâng cấp, mở rộng 
cơ sở vật chất, mua thêm máy móc thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, trong công tác lập dự 
toán cũng như quyết toán nguồn kinh phí, bệnh viện cần thực hiện theo đúng nguyên 
tắc, đúng thời gian quy định, đúng theo chức năng nhiệm vụ của mình.
+ Đối với nguồn tài chính hình thành từ viện phí và BHYT: Đây là nguồn thu chủ 
yếu của bệnh viện để bổ sung nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn và trích lập 
các quỹ. Song để “thu đúng” nguồn kinh phí này, giảm thiểu tình trạng thất thoát thì 
bệnh viện nên bố trí, sắp xếp lại việc thu viện phí sao cho bệnh nhân dù ở bất cứ phòng 
khoa nào hoặc sử dụng bất cứ dịch vụ KCB nào cũng có thể nộp lệ phí ở nơi thuận tiện 
nhất mà bộ phận kế toán vẫn quản lý được; đồng thời bệnh viện nên có thêm nhiều 
chính sách hỗ trợ miễn giảm chi phí khám chữa bệnh đối với một số trường hợp đặc 
biệt như: bệnh nhân có thẻ người nghèo, có công cách mạng... để thu hút bệnh nhân 
đến KCB tại bệnh viện. Bên cạnh đó, bệnh viện có thể tăng nguồn thu này bằng cách 
thay đổi việc thu viện phí theo mức giá chung bằng việc áp dụng mức giá cao đối với 
những bệnh nhân muốn khám theo yêu cầu như yêu cầu bác sĩ, yêu cần thời gian, yêu 
cầu các dịch vụ kèm theo... Mặc khác, bệnh viện cần thực hiện “thu đủ” viện phí KCB 
bằng cách từng bước chuyển đổi cơ chế tính giá thành dịch vụ khám chữa bệnh, dịch 
110
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ... 
vụ kỹ thuật theo hướng đặt hàng trọn gói (bao gồm tất cả chi phí trực tiếp, gián tiếp 
cộng thêm lợi nhuận mong muốn) tức là người bệnh sẽ chi trả như nhau cho một loại 
hình KCB nào đó mà không quan tâm tới quá trình sử dụng dịch vụ y tế.
+ Đối với nguồn tài chính hình thành từ các hoạt động khác: Huy động thêm 
nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân dưới hình thức góp vốn đầu tư, liên doanh liên kết, 
mua thêm trang thiết bị từ nguồn xã hội hóa mà bệnh viện đang thực hiện với các thiết 
bị huyết học và X- Quang để mở rộng và nâng cao chất lượng KCB. Bên cạnh đó, một 
kênh huy động vốn khá hiệu quả khác là bệnh viện có thể huy động vốn từ chính đội 
ngũ y sĩ, bác sĩ và nhân viên tại bệnh viện; khi đó sẽ có sự ràng buộc về trách nhiệm 
cũng như quyền lợi của người lao động giúp họ làm việc hiệu quả hơn, tăng nguồn thu 
và chất lượng KCB cho bệnh viện.
Giải pháp thứ hai: Sử dụng và quản lý nguồn tài chính có hiệu quả, cụ thể là:
+ Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ hợp lý dựa trên nguyên tắc ưu tiên chi chuyên 
môn nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn; tăng thu, tiết kiệm chi hành chính, 
tổ chức sắp xếp lại nhân sự theo chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo hiệu quả trong công 
việc. Bên cạnh đó, để thực hiện tiết kiệm chi, bệnh viện cũng nên rà soát, đánh giá lại 
tất cả hoạt động phục vụ công tác chuyên môn, nếu hoạt động nào mà bệnh viện thực 
hiện kém hiệu quả, tiêu tốn nguồn lực nhiều thì nên có biện pháp thay thế thích hợp.
+ Thực hiện việc giao khoán thu, chi về từng khoa/phòng nhưng chỉ thực hiện 
theo kế hoạch, còn toàn bộ nguồn tài chính vẫn do bệnh viện thu và quản lý. Mỗi khoa 
phòng sẽ được bệnh viện giao khoán theo mỗi mức khác nhau tùy theo chức năng 
nhiệm vụ của mình, nếu vượt khoán sẽ có chính sách khen thưởng phù hợp. Như vậy 
nếu công tác khoán thực hiện tốt sẽ giúp bệnh viện giảm sức ép quản lý theo chiều 
rộng, tập trung vào quản lý theo chiều sâu, đồng thời vẫn đảm bảo quản lý có hiệu quả 
nguồn kinh phí đặc biệt hạn chế thất thoát nguồn thu.
+ Nên hạch toán tách biệt, rõ ràng hoạt động KCB theo chức năng, nhiệm vụ và 
hoạt động KCB theo yêu cầu vì hiện nay bệnh viện chỉ mới tách biệt được phần thu, 
còn đối với chi phí thì vẫn còn lẫn lộn, nhọc nhằn, chi phí giá vốn hàng bán của dịch 
vụ KCB yêu cầu chỉ tính trên chi phí thuốc, hóa chất, dịch truyền, chi phí lương vẫn 
chưa được tính toán rõ ràng nên hầu hết bác sĩ, nhân viên phục vụ chỉ làm đúng theo 
định mức, dẫn đến nguồn kinh phí hoạt động của dịch vụ này vẫn còn thấp.
Bên cạnh đó, để thực hiện tốt công tác quản lý tài chính hướng đến tự chủ hoàn 
toàn, tất yếu cần có sự đổi mới về nhận thức cũng như quan điểm lãnh đạo của Ban 
giám đốc tại bệnh viện vốn đã quen với phương pháp quản lý truyền thống, đồng thời 
kết hợp với các giải pháp hỗ trợ sau:
+ Phát huy hơn nữa nguồn lực vốn có của bệnh viện gồm đội ngũ y bác sĩ và 
trang máy móc thiết bị. Đối với đội ngũ y bác sĩ, bệnh viện cần có chế độ đãi ngộ hợp 
111
NGUYễN THỊ VY THANH
lý, thay vì trả lương hằng tháng theo cấp bậc, hệ số như hiện nay, bệnh viện có thể trả 
lương theo tuần làm việc, trả lương dựa trên năng suất lao động và có chính sách đãi 
ngộ, thu hút đội ngũ y bác sĩ giỏi về làm việc nhằm tăng uy tín, chất lượng KCB đồng 
thời giảm thiểu tình trạng tiêu cực “làm ít, hưởng nhiều” trong nhiều bệnh viện công. 
Còn đối với trang thiết bị, bệnh viện nên khai thác và sử dụng có hiệu quả, sử dụng 
đúng mục đích, chức năng, hạn chế tình trạng mua về không sử dụng hoặc sử dụng 
không hết công suất.
+ Xây dựng bệnh viện theo hướng lấy bệnh nhân làm trung tâm, thỏa mãn nhu 
cầu KCB của bệnh nhân. Bệnh viện cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với bệnh 
nhân như thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra phỏng vấn để khảo sát mức độ hài 
lòng của bệnh nhân trong việc KCB, chất lượng dịch vụ tại bệnh viện được bệnh 
nhân đánh giá như thế nào nhằm điều chỉnh theo hướng tốt hơn. Bên cạnh đó, bệnh 
viện cũng nên mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ như : KCB theo yêu cầu, 
KCB tại nhà...
+ Nâng cao chất lượng KCB cho người bệnh thông qua hình thức liên kết với các 
bệnh viện công trong khu vực, các tổ chức y tế từ thiện, xây dựng mô hình bệnh viện 
vệ tinh với các bệnh viện tuyến trên.
+ Ứng dụng công nghệ thông tin theo định hướng ERP để quản lý toàn diện tất 
cả các chu trình từ chu trình cung ứng vật tư, chu trình khám và điều trị đến chu trình 
thanh toán viện phí để quản lý tài chính tại bệnh viện hiệu quả, nhanh chóng và cho 
kết quả chính xác.
+ Một đội ngũ kế toán nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, đặc thù hoạt động 
của bệnh viện, có tinh thần trách nhiệm cao sẽ là chìa khóa giúp bệnh viện quản lý 
và sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả. Vì vậy, bệnh viện nên tăng cường công tác 
đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kế toán bằng nhiều hình thức như: tham gia các lớp tập 
huấn để nâng cao nghiệp vụ, luôn cập nhật kiến thức mới về tài chính kế toán trong 
lĩnh vực y tế...
4. Kết luận
Ngày nay, mối quan hệ giữa người bệnh và bệnh viện là mối quan hệ giữa người 
sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ. Hơn nữa, bệnh viện công không còn tình 
trạng “độc quyền” như trước kia do sự tư nhân hóa trong lĩnh vực y tế ngày càng rộng 
và phát triển, người bệnh có rất nhiều sự chọn lựa trong việc sử dụng các dịch vụ KCB. 
Do đó, công tác quản lý tài chính bệnh viện là chìa khóa quyết định sự tụt hậu hay phát 
triển của bệnh viện, đặc biệt là trong giai đoạn bệnh viện hướng đến tự chủ hoàn toàn. 
Bên cạnh một số giải pháp quản lý tài chính theo hướng tự chủ mà bài viết nêu ra đối 
với bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam, để thực hiện tốt thì cần có sự phối hợp đồng 
bộ của các sở ban ngành có liên quan như: Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội, Sở Tài chính...
112
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỰ CHỦ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ... 
TàI LIỆU THAM KHẢo
[1] Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2015), “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán 
trong bệnh viện công”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Đà Nẵng
[2] Nguyễn Thị Lan Anh (2014),“Một số vấn đề về quản lý tài chính tại bệnh viện 
đa khoa trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học & công nghệ, số 11(125), 
75-80.
[3] Trương Bá Thanh, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2014), “Bất cập trong tự chủ tài 
chính tại các bệnh viện công – Tiếp cận dưới góc độ phân tích chi phí theo mức 
độ hoạt động”, Tạp chí Kinh tế & phát triển, 200 (II), 35-39
[4] Bộ Y tế, Ngân hàng thế giới (2011), Phân tích việc thực hiện chính sách tự chủ 
bệnh viện trên thế giới và thực tế ở Việt Nam, Hà Nội.
[5] Sở y tế tỉnh Quảng Nam (2012,2013,2014), Báo cáo tài chính bệnh viện đa 
khoa Quảng Nam năm 2012,2013,2014, Quảng Nam.
[8] Chính phủ (2012), Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 quy định về cơ 
chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các ĐVSN công lập và giá dịch vụ khám 
bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
[9] Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 quy định quyền 
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và 
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Title: FINANCIAL MANAGEMENT AUToNoMY AT QUANG NAM MULTI-
FUNCTIoN HoSPITAL - REALITY AND SoLUTIoNS.
 NGUYEN THI VY THANH
Quang Nam University
Abstract: Mechanism of financial autonomy (2006) posed many challenges 
to the operation of administrative agencies in general and public health sectors in 
particular. Quang Nam Multi-Function Hospital is the typical administrative agency 
in the medical field in Quang Nam province that implements the financial management 
under Decree 43/2006/ND-CP. By clarifying the content of financial autonomy 
mechanism as well as analyzing the real situation of financial management in Quang 
Nam Multi-Function hospital, the article will offer some necessary solutions to help 
the hospital in implementing financial management autonomy effectively under Decree 
85/2012/ND-CP.
Keywords: Mechanism of financial autonomy, Decree 43, Decree 85, public 
financial management.

File đính kèm:

  • pdfdinh_ly_ve_dau_cua_bai_toan_doi_ngau.pdf