Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Tỉnh ủy và
UBND tỉnh hết sức quan tâm.
Tuy nhiên, tình trạng ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em vẫn ở mức cao
và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tình trạng trẻ em làm trái pháp luật vẫn có xu hướng
gia tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, việc hoà nhập cộng đồng cho
số trẻ em này vẫn là vấn đề nan giải. Trong khi đố, hệ thống cán bộ làm công tác trẻ em từ
tỉnh đến cơ sở vừa thiếu và vừa yếu; việc thu thập thông tin, xử lý thông tin về trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt chưa được đầy đủ và kịp thời.
Chính vì lý do đó, việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt và việc xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh sẽ
giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội đối với trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt (TECHCĐB), khó khăn từ đó huy động mọi nguồn lực tham gia hỗ
trợ về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho TECHCĐB ổn định cuộc sống, hoà nhập
cộng đồng. Thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn những nguyên nhân làm gia tăng
số lượng TECHCĐB trên địa bàn tỉnh và những tác động tiêu cực của xã hội ảnh hưởng đến
hạnh phúc gia đình có trẻ em đặc biệt để ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 277 ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Chủ nhiệm đề tài: Ths. Bùi Đức Thọ Cơ quan chủ trì: Sở LĐ - TB&XH tỉnh Quảng Ngãi Năm nghiệm thu: 2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Tỉnh ủy và UBND tỉnh hết sức quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng ngược đãi, xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em vẫn ở mức cao và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tình trạng trẻ em làm trái pháp luật vẫn có xu hướng gia tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, việc hoà nhập cộng đồng cho số trẻ em này vẫn là vấn đề nan giải. Trong khi đố, hệ thống cán bộ làm công tác trẻ em từ tỉnh đến cơ sở vừa thiếu và vừa yếu; việc thu thập thông tin, xử lý thông tin về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt chưa được đầy đủ và kịp thời. Chính vì lý do đó, việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và việc xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh sẽ giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (TECHCĐB), khó khăn từ đó huy động mọi nguồn lực tham gia hỗ trợ về vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng cho TECHCĐB ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng. Thực hiện tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn những nguyên nhân làm gia tăng số lượng TECHCĐB trên địa bàn tỉnh và những tác động tiêu cực của xã hội ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình có trẻ em đặc biệt để ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. II. MỤC TIÊU Đề tài hệ thống rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TECHCĐB ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng. Trên cơ sở này đánh giá thực trạng TECHCĐB trên địa bàn trong những năm qua, từ đó đề xuất một số mô hình và các giải pháp hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1. Cơ sở lý luận về TECHCĐB 1.1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Theo luật trẻ em năm 2016, TECHCĐB là trẻ em không đủ Điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng. 1.2. Phân loại TECHCĐB - Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, trẻ em bị bỏ rơi - Trẻ em không nơi nương tựa - Trẻ em khuyết tật KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN278 - Trẻ em nhiễm HIV/AIDS - Trẻ em vi phạm pháp luật - Trẻ em nghiện ma túy - Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở - Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực - Trẻ em bi bóc lột - Trẻ em bị xâm hại tình dục - Trẻ em bị mua bán - Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải Điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo - Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc 1.3. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của TECHCĐB. Thực tế, TECHCĐB có mức độ khó khăn hơn nhiều so với trẻ em khác, biểu hiện ở các khía cạnh kinh tế, sức khỏe, điều kiện gia đình. Thứ nhất, niềm tin huỷ hoại Thứ hai, sự ứng phó với trầm cảm Thứ ba, mặc cảm có tội, tự trách mình Thứ tư, giận dữ và có ác cảm Thứ năm, hoài nghi, thiếu tin tưởng Thứ sáu, khó diễn tả cảm xúc bằng lời Thứ bảy, không nói thật Thứ tám, tâm trạng không ổn định 2. Thực trạng trẻ TECHCĐB 2.1. Về số lượng, độ tuổi và giới tính Trong giai đoạn 2010-2015 số lượng TECHCĐB có xu hướng tăng lên. Tính đến 31/12 năm 2015 toàn tỉnh Quảng Ngãi có 15,577 TECHCĐB theo 10 nhóm đối tượng của Luật BVCS&GDTE nay là Luật trẻ em, chiếm tỷ lệ 4,77 %/tổng số trẻ em (326,594 trẻ em), cao hơn so với năm 2014 là 3,89%/tổng số trẻ em (323,522 trẻ em) cao hơn là 0,88%. Nếu tính cả 4 nhóm đối tượng TECHCĐB khác (trẻ em bị buôn bán, bắt cóc; trẻ em bị ngược đãi, bạo lực; trẻ em sống trong gia đình nghèo và trẻ em bị tai nạn thương tích), tổng số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là 4.646 trẻ em, chiếm khoảng 1,42%/ tổng số trẻ em. So với mục tiêu phấn đấu giảm dần số TECHCĐB là không đạt được theo kế hoạch đề ra. 2.2. Về khu vực cư trú và dân tộc Trong giai đoạn 2010-2015 phần lớn TECHCĐB của tỉnh Quảng Ngãi có xu hướng gia tăng và tập trung nhiều ở vùng trung du và miền núi, đây là vùng có điều kiện kinh tế khó khăn với sự đa dạng thành phần dân tộc ít người như Hre, Co Xơ đăng của tỉnh. Năm 2013, tổng số TECHCĐB thuộc thành phần dân tộc ít người là chủ yếu, chiếm 73,12%, đến KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 279 năm 2015 tăng lên chiếm 74,93%/tổng số TECHCĐB. Bên cạnh đó, TECHCĐB ở vùng ven biển cũng có xu hướng tăng nhẹ, từ chiếm 10,18% trẻ em (năm 2013), tăng lên chiếm 10,45% (năm 2015). Nguyên nhân của việc tăng lên là do trong những năm qua, các hộ gia đình vùng ven biển phải gánh chịu thiên tai, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Ngược lại, nhóm TECHCĐB vùng đồng bằng lại có xu hướng giảm xuống trong cả giai đoạn, giảm xuống 2,08%. 2.3. Về tiếp cận dịch vụ xã hội, vui chơi giải trí Tiếp cận các dịch vụ xã hội, vui chơi giải trí có tác dụng tích cực đến tâm lý của nhóm TECHCĐB. Thông qua việc tiếp cận này TECHCĐB sẽ cảm thấy mình được quan tâm, chăm sóc và từ đó trẻ em sẽ có những suy nghĩ đúng đắn hơn trong việc định hướng tương lai của mình. Trong giai đoạn 2010-2015, việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội và vui chơi giải trí của nhóm TECHCĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát ở bảng 2.5 về đánh giá của cán bộ làm công tác Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em về tiếp cận các dịch vụ xã hội và vui chơi giải trí của TECHCĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2014 – 2016 cho thấy: Có 60,00% ý kiến đánh giá cho rằng trong giai đoạn 2010- 2015, nhóm TECHCĐB được tiếp cận với các dịch vụ xã hội ở mức thấp, chỉ có 25,22% ý kiến cho rằng TECHCĐB được tiếp cận các dịch vụ xã hội ở mức trung bình. 2.4. Về sức khỏe, việc làm và thu nhập a) Về sức khỏe: Kết quả khảo sát cho thấy: có 80% số TECHCĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có tình trạng sức khỏe không được tốt, đặc biệt là với nhóm trẻ em tàn tật có bệnh tật thường xuyên phải chữa trị. b) Việc làm và thu nhập: Việc làm và thu thập của nhóm TECHCĐB trong giai đoạn 2010-2015 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đang là vấn đề nổi cộm. Kết Quả khảo sát năm 2016 của chúng tôi cho thấy: Trong tổng số 1.065 trẻ em được khảo sát thì chỉ có 320 trẻ em được các cơ sở, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ, chiếm tỷ lệ 30,05%/tổng số trẻ em khảo sát. Ngược lại, có đến 69,95% số TECHCĐB/ tổng số trẻ em khảo sát đang phải kiếm sống làm thuê và phụ giúp gia đình trong tất cả các ngành nghề, trong đó có 67,38% trẻ em phải làm thuê và 32,62% trẻ em phụ giúp gia đình/tổng số trẻ em làm thuê và phụ giúp gia đình. 3. Thực trạng cơ chế, chính sách về công tác Bảo vệ, chăm sóc TECHCĐB ở tỉnh Quảng Ngãi 3.1. Công tác ban hành văn bản Trong giai đoạn 2010 - 2015 việc ban hành văn bản và cơ chế chính sách cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của Nhà nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng đã được quan tâm thường xuyên và kịp thời theo hướng tập trung vào khắc phục hậu quả bằng cách kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt cũng như tình trạng khó khăn của trẻ em. 3.2. Kết quả, hiệu quả các mô hình Bảo vệ, chăm sóc TECHCĐB 3.2.1. Mô hình thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi TECHCĐB tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013-2015: Mô hình thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi TECHCĐB tỉnh Quảng Ngãi được xây dựng và triển khai sau khi Chính phủ ban hành Quyết định số 647/QĐ - TTtg ngày 26/4/2013 về phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN280 tật nặng, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 – 2020. Dựa trên cơ sở này, ngày 03/06/2013 UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành hàng loạt công văn hướng dẫn chỉ đạo các cấp về công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh, cụ thể công văn số 1974/UBND-VX về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án chăm sóc TECHCĐB dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 – 2020. Trong đó, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Ngãi được phân công các nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện thí điểm mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi TECHCĐB tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 - 2015. 3.2.2. Mô hình phục hồi chức năng tại cộng đồng, thí điểm 2 huyện Bình Sơn và Nghĩa Hành: Mô hình phục hồi chức năng tại cộng đồng, thí điểm 2 huyện Bình Sơn và Nghĩa Hành được thực hiện bắt đầu từ năm 2002. Cho đến nay, số trẻ hưởng lợi từ dự án: (Trung tâm phục hồi chức năng Hành Thiện và Trung tâm phục hồi chức năng Bình Hòa); mỗi trung tâm có 80 trẻ em khuyết tật vận động tham gia phục hồi chức năng tại cộng đồng. 4. Đề xuất giải pháp hỗ trợ TECHCĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2018-2025 4.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em a) Đảng và nhà nước tiếp tục lãnh đạo thực hiện tốt các chính sách xã hội nói chung và các chủ trương, chính sách về trẻ em nói riêng. Rà soát để hoàn chỉnh và xây dựng mới các chính sách y tế, giáo dục, văn hóa, kinh tế liên quan tới trẻ em để có điều kiện phấn đấu đạt các mục tiêu đã đề ra. b) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền ở cơ sở - yếu tố quan trọng bậc nhất nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác BVCS&GD trẻ em ở mỗi cơ sở cũng như trong phạm vi toàn quốc. c) Trong các giải pháp liên quan đến đối tượng TECHCĐB, cần phải giải quyết tận gốc những nguyên nhân xã hội sâu xa có tác động đến trẻ em, đó là: tình trạng kinh tế gia đình khó khăn, gia đình đổ vỡ (bố mẹ ly hôn); bố mẹ đối xử thô bạo với con cái (bạo lực trẻ em); gia đình có người mắc tệ nạn xã hội; sự buông lỏng trong quản lý của chính quyền địa phương; sự thiếu quan tâm của nhà trường; sự đua đòi của một số trẻ em chưa ngoan; môi trường xã hội thiếu lành mạnh. 4.2. Giải pháp truyền thông, giáo dục, vận động xã hội a) Đẩy mạnh truyền thông, giáo dục, vận động xã hội. Thông tin - giáo dục - truyền thông có vị trí không thể thay thế trong việc điều chỉnh, nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức, thay đổi hành vi của mỗi người; hình thành tư tưởng và niềm tin vững chắc về lợi ích mang tính chiến lược của sự nghiệp BVCS&GD trẻ em đối với đất nước, xã hội và mỗi gia đình. b) Hoàn thiện môi trường pháp luật, bao gồm hệ thống pháp luật (các văn bản quy phạm pháp luật + các thiết chế thực hiện pháp luật); các thiết chế, tổ chức pháp luật và ý thức pháp luật của từng cá nhân, từng cộng đồng và toàn xã hội. Nền tảng của môi trường pháp luật là trình độ hiểu biết pháp luật, là thái độ, tâm trạng tình cảm của mỗi người dân đối với pháp luật. c) Hoàn thiện cơ chế lồng ghép, phối hợp liên ngành trong BVCS&GD trẻ em KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN 281 d) Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em, bảo đảm quyền tham gia của trẻ em 4.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em a) Ngân sách của nhà nước giữ vai trò chủ yếu cho việc thực hiện chiến lược BVCS&GD trẻ em. Cần tiến tới tăng và xác định tỷ lệ % đầu tư ngân sách nhà nước cho lĩnh vực BVCS&GD trẻ em, tỷ lệ đầu tư ngân sách cho các chính sách về CSSK, phát triển các lớp giáo dục đặc biệt và miễn học phí cho TECHCĐB trẻ em; nâng cao đời sống VHTT cho trẻ em. Ngoài ngân sách nhà nước, phải đa dạng hóa phương thức huy động nguồn lực như: vận động quốc tế, vận động các tổ chức KTXH, các nhà hảo tâm, từ thiện Cũng có thể huy động ngân sách nhà nước từ nhiều nguồn bằng cách lồng ghép các chương trình KTXH ở địa phương. b) Phát triển hệ thống Quỹ Bảo trợ trẻ em. Vận động liên ngành, phối hợp chặc chẽ với cán bộ, ban, ngành, đoàn thể và tổ chức KTXH, đặc biệt với các tổ chức Công đoàn tuyên truyền và huy động nguồn lực giúp đỡ trẻ em; vận động thông qua xây dựng dự án, kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế. Hình thành Quỹ Bảo trợ gia đình khó khăn để trợ cấp các gia đình trong điều kiện cần thiết. c) Cung cấp các trang thiết bị tối thiểu cần thiết trong BVCS&GD trẻ em, đặc biệt trong CSSK, hoạt động vui chơi, giải trí và trong giáo dục trẻ em. Chú ý nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị cấp cứu thiết yếu, phương tiện vận chuyển từ các trạm y tế xã, phường đến các bệnh viện và khoa nhi tuyến huyện và tỉnh. Củng cố và bổ sung cơ sở vật chất cũng như các đồ dùng như các đồ dùng học tập, vui chơi cho các nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm vui chơi, giải trí, nhà văn hóa cho trẻ em, đặc biệt ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 4.4. Phát triển mô hình Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TECHCĐB có hiệu quả 4.5. Nhóm giải pháp về xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 4.5.1. Phân tích thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Trong quá trình tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình về bảo vệ và chăm sóc trẻ em không phải lúc nào cũng thuận lợi, trên thực tế cũng gặp không ít khó khăn và thách thức, thậm chí có chính sách, chương trình sau một thời gian thực hiện mới nẩy sinh vấn đề, có nguy cơ không đạt được mục tiêu đề ra; vì vậy cần phải có hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tốt để phân tích, đánh giá, so sách, từ đó mới đề xuất giải pháp điều chỉnh nhằm tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra theo các chương trình, kế hoạch của các cơ quan quản lý nhà nước. 4.5.2. Phân hệ nhập liệu, quản lý và khái thác thông tin về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Phần khai thác dữ liệu gồm 4 danh mục con: Báo cáo; Thống kê danh sách; Thống kê số lượng; Biểu đồ IV. KẾT LUẬN Đa phần cuộc sống của TECHCĐB, trẻ em nghèo còn gặp nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần, các em đang rất thiếu cơ hội phát triển bình đẳng như những trẻ em bình thường khác. Hầu hết các nhóm trẻ em này chưa được tiếp cận đầy đủ 8 nhóm dịch vụ xã hội và phúc lợi xã hội dành cho trẻ em và được gọi là nghèo trẻ em đó là: (i) nghèo về dinh KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020KỶ YẾU NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN LĨNH VỰC KHOA HỌC XÃ HỘI - NHÂN VĂN282 dưỡng; (ii) nghèo về chăm sóc sức khỏe; (iii) nghèo về giáo dục; (iv) nghèo về nhà ở; (v) nghèo về nước sạch; (vi) nghèo về vệ sinh môi trường; (vii) nghèo về vui chơi giải trí và (viii) nghèo về bảo trợ xã hội (không tiếp cận được sự trợ cấp, trợ giúp của nhà nước và cộng đồng). Có nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến thực trạng về trẻ em có HCĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua như: Một là, "Công tác Chăm sóc bảo vệ trẻ em là công tác quan trọng đối với toàn xã hội. Nhưng nhiều người dân và nhiều nhà hảo tâm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa thực sự coi trọng nên dẫn đến việc lập quỹ khó khăn; Hai là, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động còn chưa phong phú, đa dạng; Ba là, Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung, đặc biệt tại các vùng nông thôn, miền núi của tỉnh nói riêng vẫn còn nhiều gia đình khó khăn, chưa có điều kiện quan tâm chăm sóc sức khoẻ, học tập, vui chơi giải trí cho con em; Bốn là, Do nguồn kinh phí của tỉnh Quảng Ngãi còn eo hẹp, đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em thiếu, kiêm nhiệm, trình độ nhận thức của người dân chưa cao ; Năm là, số điểm vui chơi và việc tổ chức các hoạt động văn hoá tinh thần cho trẻ em trên địa bàn tỉnh còn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; Sáu là, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực, bị lạm dụng sức lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có xu hướng gia tăng, tính chất ngày càng nghiêm trọng; Bảy là, tình trạng học sinh bỏ học còn khá phổ biến ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Ngãi. Điều kiện sống và cơ hội phát triển của trẻ em ở các vùng khó khăn, đặc biệt ở các huyện miền núi phía Bắc so với trẻ em ở vùng thành phố còn có khoảng cách khá xa. Nguồn lực trong xã hội dành cho sự nghiệp chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu. Để khắc phục được những tồn tại hạn chế nêu trên cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau: Một là, Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về TEHCĐB; Hai là, Nhóm giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; Ba là, Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ quản lý, kỹ năng cho nhân viên làm công tác BV,CS&GD- TEHCĐB; Bốn là, Phát triển mô hình BV, CS&GD - TEHCĐB có hiệu quả; Năm là, Hoàn thiện hệ thống chính sách, cơ chế hỗ trợ trực tiếp đời sống vật chất, tình thần sức khoẻ cho nhóm TEHCĐB
File đính kèm:
- dieu_tra_khao_sat_danh_gia_thuc_trang_va_de_xuat_cac_giai_ph.pdf