Đề thi lý thuyết hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường Mầm non
PHẦN I: PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
H ãy chọn các câu trả lời sau đây bằng cách khoanh tròn vào a (b, c, d) đúng nhất:
Câu 1. Theo đồng chí, các nội dung để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm:
a) Phẩm chất tư tưởng, chính trị; kỹ năng chuyên môn; kỹ năng sư phạm
b) Phẩm chất tư tưởng, chính trị; nâng cao tay nghề; phẩm chất đạo đức lối sống.
c) Nâng cao tay nghề; đảm bảo ngày giờ công; rèn luyện sức khỏe.
d) Phẩm chất đạo đức; ý thức tổ chức; trình độ tay nghề.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lý thuyết hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi lý thuyết hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường Mầm non
PHÒNG GD & ĐT HƯƠNG SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON SƠN GIANG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Sơn Giang, ngày tháng 10 năm 20 ĐỀ THI LÝ THUYẾT HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao nhận đề) Họ và tên người dự thi.. Ngày, tháng, năm sinh: Trình độ chuyên môn:... PHẦN I: PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (5 điểm) H ãy chọn các câu trả lời sau đây bằng cách khoanh tròn vào a (b, c, d) đúng nhất: Câu 1. Theo đồng chí, các nội dung để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm: Phẩm chất tư tưởng, chính trị; kỹ năng chuyên môn; kỹ năng sư phạm Phẩm chất tư tưởng, chính trị; nâng cao tay nghề; phẩm chất đạo đức lối sống. Nâng cao tay nghề; đảm bảo ngày giờ công; rèn luyện sức khỏe. Phẩm chất đạo đức; ý thức tổ chức; trình độ tay nghề. Câu 2. Bộ chuẩn phát triển trẻ em là gì? Tiêu chuẩn phát triển của trẻ cần phải đạt ở từng độ tuổi Là những mong đợi về những gì trẻ nên biết và có thể làm được dưới tác động của giáo dục. Là những yêu cầu về những gì trẻ cần phải biết có thể làm được dưới sự hướng dẫn của giáo dục. Cả a, b, c đều đúng. Câu 3. Mục đích ban hành Bộ chuẩn phát triển trẻ em là gì? Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuần bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1 Là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em Tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình Câu c sai? Câu 4. Tổ chức cho trẻ hoạt động góc thiên nhiên nhằm phát triển: a) GD tình cảm yêu thiên nhiên và sự hứng thú tìm tòi các hiện tượng khoa học trong thiên nhiên và mối liên quan giữa chúng. Giáo dục ý thức lao động. b) Bồi dưỡng kỹ năng suy nghĩ và năng lực hoạt động trí tuệ. c) Bồi dưỡng khả năng hứng thú và phát triển ngôn ngữ. Câu 5. Sắp xếp góc hoạt động như thế nào là phù hợp? a) Cần bảo đảm an toàn cho trẻ b) Bày biện dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi phải làm sao cho trẻ dễ lấy, dễ cất, dễ thao tác. Đồ dùng cần sinh động, nhưng không quá nhiều gây cảm giác hỗn độn và trẻ mất tập trung chú ý. c) Cả a và b đều phù hợp. Câu 6. Nội dung giáo dục tuổi mẫu giáo lĩnh vực phát triển thể chất phần giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ gồm có các nội dung nào? a) Làm quen cách đánh răng lau mặt. Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt. Tập rửa tay bằng xà phòng. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ b) Làm quen cách đánh răng lau mặt. Thể hiện bằng lời nói về nhu cầu ăn ngủ vệ sinh. Tập rửa tay bằng xà phòng. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ c) Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ. Tập làm một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt, giữ gìn sức khỏe và an toàn. d) Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất. Tập rửa tay bằng xà phòng. Nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khoẻ Câu 7. Để sử dụng dinh dưỡng hợp lý chúng ta cần thực hiện bao nhiêu nguyên tắc? a) 8 nguyên tắc b) 10 nguyên tắc c) 12 nguyên tắc d) cả 3 câu trên đầu sai Câu 8. Danh mục đồ dùng dạy học theo thông tư 02/2010/TT-BGD&ĐT dùng cho giáo dục mầm non bao gồm cho mấy nhóm lớp. a) 4 nhóm lớp b) 5 nhóm lớp c) 6 nhóm lớp Câu 9. Chương trình giáo dục mầm non mới bàn hành kèm theo Thông tư số: a) 17/ 2009/TT/BGD&ĐT ngày 25/7/2009 b) 09/ 2009/TT/BGD &ĐT ngày 7/5/2009 c) 32/ 2010/TT/BGD&ĐT ngày 2/12/2010 Câu 10. Trình tự lập kế hoạch theo chủ đề gồm các bước nào sau đây? a) Mạng nội dung-> Mục tiêu_> Mạng hoạt động-> kế hoạch tuần-> kế hoạch ngày b) Mục tiêu-> mạng nội dung- kế hoạch tuần -> Kế hoạch ngày Mục tiêu-> Mạng nội dung-> Mạng hoạt động – > kế hoạch tuần (Chủ đề nhánh ) – Kế hoạch ngày Câu 11. Mục đích thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi nhằm để làm gì? Bảo đảm hầu hết trẻ em 5 tuổi trong cả nước đều được đến lớp,. Chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, tiếng Việt và tâm lý sẳn sàng đi học. Bảo đảm chất lượng cho trẻ em vào lớp 1. Cả a, b,c đều đúng. Câu 12. Hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc theo Chương trình GDMN mới nếu hoạt động Dạy hát thì nội dung kết hợp? Vận động theo nhạc, nghe nhạc – nghe hát Nghe hát- Nghe nhạc – Trò chơi âm nhạc Nghe nhạc- sinh hoạt văn nghệ d) Cả a và b đều đúng Câu 13. Mã số MN 56 1001 là mã số của tên thiết bị nào? Đồ dùng cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Thiết bị dạy học, đồ chơi và học liệu cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi Sách tài liệu băng đĩa Câu 14. Tại sao phải thực hiện chế độ chế biến món ăn riêng cho từng độ tuổi: a) Vì trẻ chưa mọc răng đủ b) Vì yêu cầu năng lượng của từng độ tuổi khác nhau c) Để phù hợp với khả năng tiêu hoá của trẻ ở từng độ tuổi d) Vì lượng ăn của trẻ không đồng đều Câu 15. Lập kế hoạch năm học có mấy nội dung? a) Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học. Các chuyên đề trọng tâm trong năm học. Chỉ tiêu cụ thể. Biện pháp. Dự kiến các chủ đề trong năm học b) Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học. Các chuyên đề trọng tâm trong năm học. Biện pháp. Dự kiến các chủ đề trong năm học c) Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học. Các chuyên đề trọng tâm trong năm học. Chỉ tiêu cụ thể. Biện pháp. d) Tình hình lớp, thuận lợi khó khăn trong năm học. Mục tiêu giáo dục (5 mặt phát triển). Các chuyên đề trọng tâm trong năm học. Chỉ tiêu cụ thể. Biện pháp. Dự kiến các chủ đề trong năm học Câu 16. Những lỗi thường gặp khi cân, theo dõi sự tăng trưởng bằng biểu đồ: a) Không kiểm tra cân; b) Trẻ mặc quá nhiều quần áo; Không kiểm tra cân c) Trẻ mặc quá nhiều quần áo; đi dày dép, giãy giụa hiếu động khi cân đo; Không kiểm tra cân; đọc sai kết quả, cân khi trẻ mới ăn no. Câu 17. Các nội dung đánh giá trẻ gồm? Tình trạng sức khoẻ của trẻ; Thái độ, trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ; kiến thức và kỹ năng của trẻ. Tình trạng tiếp thu của trẻ; tình hình học tập trong ngày; kết quả thực hiện các hoạt động do cô tổ chức. Các chủ đề trẻ được tham gia; tình hình sức khoẻ; kiến thức và kỹ năng của trẻ. Câu b và c sai. Câu 18. Tổ chức một bữa ăn cân đối chúng ta cần dựa vào các nguyên tắc sau: a) Bữa ăn phải đa dạng, thay đổi hỗn hợp nhiều loại thực phẩm, cân đối giữa lượng thức ăn vào và năng lượng tiêu hao, điều độ theo yêu cầu dinh dưỡng. b) Nhiều chất đạm và chất béo c) Ăn nhiều rau quả và thịt cá. d) Cả 3 câu trên đều đúng đ) a,b đều đúng Câu 19. Làm thế nào để trẻ ăn hết suất trong mỗi bữa ăn? a) Món ăn chế biến ngon, hợp khẩu vị của trẻ, phù hợp với từng độ tuổi, phù hợp theo mùa b) Khẩu phần ăn đảm bảo tính cân đối, món ăn trình bày đẹp c) Trẻ được hứng thú, động viên hợp lý trong bữa ăn d) Tất cả câu trên đều đúng Câu 20. Chế độ đảm bảo an toàn cho trẻ gồm những gì? a) Phòng ngộ độc, phòng tránh hóc sặc, phòng tai nạn gây chấn thương, phòng điện giật, cháy nhà, phòng bỏng, đề phòng chết đuối, thất lạc. b) Phòng ngộ độc, phòng tránh hóc sặc, phòng tai nạn gây chấn thương, đề phòng chết đuối, thất lạc. c) Phòng ngộ độc, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng tránh hóc sặc, phòng điện giật, cháy nhà, phòng bỏng, đề phòng chết đuối, thất lạc. II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. Khi lập kế hoạch theo chủ điểm cần lưu ý những vấn đề gì? Bạn hãy trình bày trình tự xây dựng kế hoạch theo chủ điểm? (2 điểm) Câu 2. Tình huống: Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để thỏa mãn nhu cầu chơi của bé Hoa ? (2 điểm) Câu 3. Đ/C hãy nêu các hoạt động trong ngày cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non? (1 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ THI I. Phần thi trắc nghiệm Câu 1: a Câu 2: b Câu 3: a Câu 4: a Câu 5: c Câu 6: c Câu 7: a Câu 8: c Câu 9: a Câu 10: c Câu 11: d Câu 12: d Câu 13: a Câu 14: c Câu 15: d Câu 16: c Câu 17: d Câu 18: a Câu 19: d Câu 20: a II. Phần thi tự luận Câu 1. Khi lập kế hoạch theo chủ điểm chúng ta cần lưu ý một số điểm sau: (2 điểm ) - Tên chủ điểm phải gần gũi quen thuộc với trẻ (0,2 điểm) - Nội dung của chủ điểm phải đảm bảo từ gần đến xa, từ dễ đến khó phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của trẻ (0,2 điểm) - Đa dạng hóa các hoạt động giáo dục nhằm khuyến khích trẻ tích cực tìm hiểu, khám phá, thực hành, trải nghiệm, trao đổi, chia sẽ, trò chuyện với nhau (0,2 điểm) - Đảm bảo các bước theo trình tự lập kế hoạch nhằm đảm bảo đầy đủ nội dung Giáo dục theo chủ điểm phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của địa phương. (0,2 điểm) - Kế hoạch rõ ràng, đầy đủ các nội dung và hoạt động phù hợp với chủ điểm đã chọn. Các nội dung và hoạt động phải đáp ứng được yêu cầu của chủ điểm đề ra. (0,2 điểm) * Sau khi chọn chủ điểm cho trẻ tìm hiểu, khám phá chúng ta tiến hành xây dựng kế hoạch theo trình tự như sau: (1 điểm) - Xác định yêu cầu của chủ điểm: Nêu cụ thể, rõ ràng những kiến thức, kỹ năng Và thái độ mà trẻ có thể học được qua chủ điểm. (0,3 điểm) - Lập mạng nội dung: Liệt kê các nội dung liên quan tới chủ điểm phù hợp với nhu cầu, trình độ của trẻ. (0,3 điểm) - Xây dựng kế hoạch theo tuần: Phân phối các nội dung và hoạt động giáo dục trẻ vào bản kế hoạch các tuần sao cho nội dung và hoạt động trong chủ điểm đó có thể thực hiện được hết. (0,4 điểm) Câu 2. Cách giải quyết: (1,5 điểm) - Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bệnh và rủ bé Hoa đi cùng. (0,5 điểm) - Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác sĩ Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì? Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ, chào bác sĩ và ra về cô nhắc bệnh nhân Hoa vào khám. (0,5 điểm) - Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai mẹ bệnh nhân để thực hiện ý tưởng chơi “mẹ bệnh nhân”. (0,5 điểm) Câu 3. Đ/C nêu các nội dung tổ chức hoạt động trong ngày cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non? (1,5 điểm). * Gồm có các nội dung hoạt động trong ngày như sau. - Đón trẻ, hoạt động tự chọn, thể dục sáng, trò chuyện, điểm danh - Hoạt động chung cả lớp (tiết học). - Hoạt động theo nhóm ở các góc (HĐG) - Hoạt động ngoài trời - Vệ sinh - ăn trưa - Ngủ trưa - Vệ sinh - ăn quà chiều - Chơi hoạt động theo ý thích - Vệ sinh, trả trẻ
File đính kèm:
- de_thi_ly_thuyet_hoi_thi_giao_vien_day_gioi_cap_truong_mam_n.doc