Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Lịch sử - Năm học 2019-2020

Câu 1: “Pháo đài bất khả xâm phạm” là niềm tự hào của Pháp-Mỹ khi nói về:

A. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. B. căn cứ điểm Luông Phabang và Xênô.

C. trung tâm lòng chảo Mường Thanh. D. căn cứ điểm đồi A1, Him Lam và Độc Lập.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp

lí và thực tiễn?

A. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm dân tộc đó phải được tự

do, dân tộc đó phải được độc lập.

B. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do là thành viên của Liên bang Đông

Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

C. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập.

D. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ

vững quyền tự do, độc lập ấy.

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Lịch sử - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 06/01/2022 6060
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Lịch sử - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Lịch sử - Năm học 2019-2020

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Lịch sử - Năm học 2019-2020
 Trang 1/4 - Mã đề thi 132 
SỞ GD-ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1, 3 
--------------- 
ĐỀ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN 
NĂM HỌC 2019-2020 
MÔN: LỊCH SỬ 
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
Đề gồm có 4 trang, 40 câu 
Mã đề 132 
Họ tên thí sinh:........................................................SBD:.......................................................... 
Câu 1: “Pháo đài bất khả xâm phạm” là niềm tự hào của Pháp-Mỹ khi nói về: 
A. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. B. căn cứ điểm Luông Phabang và Xênô. 
C. trung tâm lòng chảo Mường Thanh. D. căn cứ điểm đồi A1, Him Lam và Độc Lập. 
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta trên phương diện pháp 
lí và thực tiễn? 
A. Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 nămdân tộc đó phải được tự 
do, dân tộc đó phải được độc lập. 
B. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do là thành viên của Liên bang Đông 
Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. 
C. Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. 
D. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ 
vững quyền tự do, độc lập ấy. 
Câu 3: Điểm tương đồng và cũng là quyết định quan trọng nhất của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng tháng 11/1939 và tháng 5/1941 là: 
A. thay đổi hình thức mặt trận dân tộc thống nhất để giải quyết nhiệm vụ dân tộc. 
B. thành lập Chính phủ Dân chủ Cộng hòa thay cho chính quyền Xô viết. 
C. đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, các nhiệm vụ khác tạm thời gác lại. 
D. tạm gác khẩu hiệu “cách mạng ruộng đất”, tập trung vào giải phóng dân tộc. 
Câu 4: Hình thức và phương pháp của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì? 
A. Là một cuộc cách mạng hòa bình có kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang. 
B. Khởi nghĩa từ nông thôn tiến vào thành thị, đấu tranh vũ trang là chủ yếu. 
C. Khởi nghĩa từ đô thị rồi lan ra các vùng nông thôn, đấu tranh chính trị là chủ yếu. 
D. Là một cuộc cách mạng bạo lực có kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang. 
Câu 5: Tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là: 
A. Quân đội quốc gia Việt Nam. 
B. Việt Nam Cứu quốc quân 
C. Việt Nam Giải phóng quân 
D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. 
Câu 6: Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế? 
A. Hình thành trật tự thế giới đơn cực do Mĩ chi phối 
B. Tạo nên khuôn khổ của trật tự thế giới mới. 
C. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực-hai phe 
D. Dẫn đến sự đối lập về mục tiêu giữa Liên Xô và Mĩ. 
Câu 7: Nội dung đường lối đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là: 
A. thay đổi toàn bộ mục tiêu chiến lược. 
B. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới chính trị. 
C. đổi mới lần lượt trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa. 
D. thay đổi toàn diện, đồng bộ, trọng tâm là đổi mới kinh tế. 
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không thuộc chính sách về văn hóa – xã hội của chính quyền Xô Viết 
Nghệ - Tĩnh? 
A. Trật tự trị an được giữ vững 
 Trang 2/4 - Mã đề thi 132 
B. Phát động phong trào bình dân học vụ 
C. Xóa bỏ các tệ nạn trong xã hội 
D. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân. 
Câu 9: Nội dung nào dưới đây được coi là thời cơ lịch sử do xu thế toàn cầu hóa đem lại cho các quốc gia 
trên thế giới? 
A. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính, thương mại khu vực. 
B. Các nguồn vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài. 
C. Sự phát triển nhanh chóng của những quan hệ thương mại quốc tế. 
D. Quá trình giao thoa, tiếp nhận văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới. 
Câu 10: Ý nào đúng nhất về chı́ nh sách đối ngoaị của Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai? 
A. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người. 
B. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ. 
C. Hòa bình, trung lâp ̣
D. Hòa bình, tích cực ủng hô phong trào ̣cách mạng thế giới. 
Câu 11: Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp 1954 của nhân dân Việt Nam giành thắng 
lợi hoàn toàn? 
A. Chiến thắng Điện Biên Phủ. B. Ký Hiệp định Giơnevơ. 
C. Quân Pháp rút quân khỏi Việt Nam. D. Hiệp thương thống nhất hai miền. 
Câu 12: Đặc điểm nổi bật ở nước Nga trước khi diễn ra cách mạng tháng Mười (1917) là gì? 
A. Hai chính quyền song song tồn tại B. Chính quyền phong kiến cai trị. 
C. Chế độ quân chủ lập hiến tồn tại. D. Các Xô Viết tạm thời nắm quyền. 
Câu 13: Điểm khác biệt căn bản về nội dung của Hiệp định Pari 1972 về chấm dứt chiến tranh, lập lại 
hòa bình ở Việt Nam với Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là: 
A. Hiệp định Pari không cho phép quân đội nước ngoài ở lại miền Nam Việt Nam. 
B. Hiệp định Pari yêu cầu các bên tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. 
C. Hiệp định Pari quy định các bên trao trả tù bình, dân thường bị bắt trong chiến tranh. 
D. Hiệp định Pari yêu cầu các bên cam kết không được dính líu quân sự vào Việt Nam. 
Câu 14: Thắng lợi quan trọng trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1957) là: 
A. đã đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến. 
B. giải phóng nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến. 
C. khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực. 
D. đưa nông dân lên địa vị làm chủ ở nông thôn. 
Câu 15: Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng cách mạng trong những năm 1936-1939 
là do: 
A. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. 
B. Mặt trận Nhân dân Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa 
C. tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. 
D. mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt. 
Câu 16: Nổi bật nhất về tình hình ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là: 
A. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. 
B. quân Pháp đã rút khỏi miền Bắc. 
C. miền Bắc được hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội. 
D. hai miền không thể tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. 
Câu 17: Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang 
giai đoạn mới, vì: 
A. từ sau chiến dịch, quân dân miền Nam đồng loạt tiến công và nổi dậy ở các tỉnh đồng bằng và đô thị 
giành thắng lợi. 
B. đã tạo điều kiện thuận lợi cho Bộ Chính trị mở Chiến dịch Huế-Đà Nẵng. 
C. quân dân ta chuyển từ Tiến công chiến lược ở Tây Nguyên sang Tổng tiến công chiến lược trên 
toàn miền Nam. 
D. đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh trở lại. 
Câu 18: Chỗ dựa của “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam là: 
A. “Ấp chiến lược” và quân đội tay sai. B. “Ấp chiến lược”. 
 Trang 3/4 - Mã đề thi 132 
C. Lực lượng quân đội tay sai. D. Hệ thống cố vấn Mĩ. 
Câu 19: Lực lượng nắm quyền lãnh đạo trong Việt Nam Quốc dân đảng là 
A. tầng lớp Đại địa chủ. B. Tư sản dân tộc. 
C. Binh lính người Việt. D. Trí thức Tiểu Tư sản. 
Câu 20: Điểm chung trong Kế hoạch Rơve năm 1949, Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và Kế 
hoạch Nava năm 1953 là: 
A. tiếp tục thống trị lâu dài Việt Nam. B. kết thúc chiến tranh trong danh dự. 
C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh. D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh. 
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển? 
A. Áp dung Khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng 
B. Tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển như chiến tranh ở Triều Tiên, Việt Nam 
C. Lợi dụng chiến tranh làm giàu. 
D. Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú 
Câu 22: Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là “Châu Á thức tỉnh”? 
A. Vì châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế. 
B. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập. 
C. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. 
D. Vì nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến. 
Câu 23: Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc là nội dung 
của văn kiện: 
A. “Bản án chế độ thực dân Pháp”. B. “Đường Kách mệnh”. 
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên. D. Luận cương chính trị. 
Câu 24: So với các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” quy mô của chiến lược “Việt 
Nam hóa chiến tranh” thay đổi như thế nào? 
A. Lôi kéo nhiều nước tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam. 
B. Vẫn chỉ dừng lại ở chiến trường chính miền Nam Việt Nam. 
C. Mở rộng chiến tranh ra toàn chiến trường Đông Dương. 
D. Mở rộng chiến tranh ra cả miền Bắc. 
Câu 25: Trong số các nước sau, nước nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á? 
A. Trung Quốc, Nhật Bản B. Hàn quốc, Đài Loan. 
C. Triều Tiên, Nhật Bản. D. Nêpan, Ápganixtan. 
Câu 26: Khi quân Pháp nổ súng và chiếm Thuận An, thái độ của triều đình Huế như thế nào? 
A. Cầu cứu nhà Thanh B. Hoảng hốt xin đình chiến 
C. Kêu gọi nhân dân cả nước chống Pháp. D. Lập tức điều quân đội tới để giành lại. 
Câu 27: Giai đoạn kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì vào thời gian nào? 
A. Từ sau chiến tranh đến năm 1950. B. Từ năm 1960 đến năm 1973 
C. Trong những năm 1950 D. Từ năm 1973 đến nay. 
Câu 28: Tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là nhận định về những khó khăn của đất nước ta trong thời kỳ: 
A. 1945-1946. B. 1946-1954. C. 1939-1945. D. 1919-1930. 
Câu 29: Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định động lực cách 
mạng là: 
A. công nhân, nông dân 
B. công nhân, nông dân, trí thức. 
C. nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 
D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. 
Câu 30: Điểm giống nhau trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (tháng 1 – 1930) với Luận cương chính trị 
(tháng 10 – 1930) của Đảng là xác định 
A. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam phải là đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai. 
B. Lực lượng tham gia cách mạng gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. 
C. Cách mạng Việt Nam phải làm cách mạng tư sản dân quyền, tiến lên xã hội cộng sản. 
D. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đuổi đế quốc, giải phóng dân tộc 
Câu 31: Tiêu biểu cho phong trào Đồng khởi là cuộc nổi dậy ở: 
A. Trà Bồng B. Bến Tre. C. Bác Ái. D. Ấp Bắc. 
 Trang 4/4 - Mã đề thi 132 
Câu 32: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi được xếp vào cuộc đấu 
tranh giải phóng dân tộc? 
A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân. 
B. Chế độ phân biệt chủng tộc do thực dân xây dựng và nuôi dưỡng. 
C. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là con đẻ của chủ nghĩa thực dân. 
D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa thực dân. 
Câu 33: Cuộc khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế 
kỉ XX là: 
A. Khởi nghĩa Hương Khê B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 
C. Khởi nghĩa Ba Đình. D. Khởi nghĩa Yên Thế. 
Câu 34: Mặt hạn chế trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học – công nghệ là 
A. làm thay đổi cơ cấu dân cư, cách thức lao động. 
B. hình thành một thị trường với xu thế toàn cầu hóa. 
C. chế tạo ra những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt lớn. 
D. làm thay đổi lối sống, xói mòn truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc. 
Câu 35: Thắng lợi quân sự của quân và dân ta đã tác động trực tiếp đến việc triệu tập Hội nghị Pari về 
Việt Nam là: 
A. chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972). 
B. cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. 
C. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và thắng lợi của quân dân miền Bắc đánh bại 
chiến tranh phá hoại lần hai của Mĩ (1968). 
D. Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 và Tiến công chiến lược năm 1972. 
Câu 36: Năm 1936, ở Việt Nam các ủy ban hành động được thành lập nhằm mục đích gì? 
A. Để lập ra các hội hữu ái thay cho Công hội đỏ, nông hội đỏ. 
B. Chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền. 
C. Biểu dương lực lượng khi đón phái viên của chính phủ Pháp. 
D. Thu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương Đại hội. 
Câu 37: Việc thực dân Anh đưa ra phương án Maobattơn đã chứng tỏ 
A. thực dân Anh đã chấm dứt việc cai trị và bóc lột Ấn Độ. 
B. thực dân Anh muốn thay đổi phương án cai trị để xoa dịu mâu thuẫn dân tộc. 
C. cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn. 
D. thực dân Anh đã nhượng bộ trong quá trình cai trị ở Ấn Độ 
Câu 38: Xu thế hòa hoãn trên thế giới bắt đầu vào khoảng thời gian nào? 
A. Từ nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX. 
B. Từ nửa đầu những năm 80 của thế kỉ XX. 
C. Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX. 
D. Từ năm 1990, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. 
Câu 39: Ý nghĩa lớn nhất về sự ra đời của ba tổ chức cộng sản đối với việc thành lập Đảng cộng sản Việt 
Nam là gì? 
A. Thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam. 
B. Dẫn đến sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân. 
C. Là sự xâm nhập chủ nghĩa Mác – Lê nin vào phong trào công nhân. 
D. Là bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 
Câu 40: Yếu tố nào sau đây quyết định cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam là cuộc cách mạng vô 
sản điển hình? 
A. Lực lượng tham gia là toàn thể dân tộc Việt Nam, nhưng liên minh công – nông là chính. 
B. Phương pháp đấu tranh có sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. 
C. Hình thái của cuộc cách mạng là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa. 
D. Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản, kết hợp phát huy nội lực với ngoại lực. 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 
Câu hỏi 132 209 357 485 570 628
1 A A A D B A
2 D D C A B C
3 C B C B A A
4 A A D B B C
5 D B A A B B
6 D C C B D C
7 D A D C C D
8 B D C B A B
9 B A B D C B
10 D A B B C D
11 B C D B B A
12 A A C A C D
13 A B C D D B
14 C C B C D C
15 C B C D C D
16 A D A C B D
17 C B C D D B
18 B B A A D B
19 B B B A D B
20 C D A D B C
21 B A D A C D
22 C D D C A D
23 D D D A A C
24 C C C D D B
25 D D A B B A
26 B B B D D D
27 B B B C A D
28 A D D D C D
29 A C D C D C
30 C A C D C B
31 B C C C C D
32 A D A B D A
33 D C D B A B
34 C C B C D C
35 C B A D C A
36 D D B C A A
37 B C B A B A
38 A C D B C C
39 D A D C B C
40 D D B C A C
Mã đề thi
Lịch sử

File đính kèm:

  • pdfde_thi_kiem_tra_nang_luc_giao_vien_mon_lich_su_nam_hoc_2019.pdf