Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Địa lý - Năm học 2019-2020

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây giúp cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

của nước ta phát triển mạnh?

A. nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm và trình độ ngày càng cao.

B. dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu thị trường trong nước lớn,

C. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

D. đòi hỏi vốn đầu tư ít, trình độ không cao, quy trình sản xuất đơn giản.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố

các dân tộc ở Việt Nam?

A. Ở các đảo ven bờ không có sự phân bố của dân tộc nào.

B. Các dân tộc ít người phân bố tập trung ở trung du.

C. Các dân tộc phân bố xen kẽ nhau.

D. Dân tộc Kinh phân bố tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Địa lý - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Địa lý - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Địa lý - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Địa lý - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Địa lý - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Địa lý - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 10780
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Địa lý - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Địa lý - Năm học 2019-2020

Đề thi kiểm tra năng lực giáo viên môn Địa lý - Năm học 2019-2020
 Trang 1/5 - Mã đề thi 132 
SỞ GD-ĐT BẮC NINH 
TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1, 3 
--------------- 
ĐỀ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN 
NĂM HỌC 2019-2020 
MÔN: ĐỊA LÝ 
(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) 
ĐỀ CHÍNH THỨC 
Đề gồm có 5 trang, 40 câu 
Mã đề 132 
Họ tên thí sinh:........................................................SBD:.......................................................... 
Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây giúp cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm 
của nước ta phát triển mạnh? 
A. nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm và trình độ ngày càng cao. 
B. dân số đông, tăng nhanh nên nhu cầu thị trường trong nước lớn, 
C. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, thị trường tiêu thụ rộng lớn. 
D. đòi hỏi vốn đầu tư ít, trình độ không cao, quy trình sản xuất đơn giản. 
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự phân bố 
các dân tộc ở Việt Nam? 
A. Ở các đảo ven bờ không có sự phân bố của dân tộc nào. 
B. Các dân tộc ít người phân bố tập trung ở trung du. 
C. Các dân tộc phân bố xen kẽ nhau. 
D. Dân tộc Kinh phân bố tập trung ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 
Câu 3: Nhóm ngành công nghiệp nào sau đây chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp 
ở nước ta hiện nay? 
A. Công nghiệp nănglượng. B. Công nghiệp khai thác. 
C. Công nghiệp chế biến. D. Công nghiệp dệt - may. 
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ chịu 
ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ chủ yếu theo hướng nào? 
A. Đông Bắc. B. Đông Nam. C. Nam. D. Tây Nam. 
Câu 5: Tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu không ảnh hưởng đến 
A. phòng trừ dịch bệnh. B. kế hoạch thời vụ. 
C. đa dạng hóa cây trồng. D. hoạt động canh tác. 
Câu 6: Thế mạnh chủ yếu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam 
Trung Bộ là 
A. nguyên liệu phong phú, thị trường tiêu thụ rộng. 
B. thị trường tiêu thụ rộng., lao động tại chỗ dồi dào. 
C. lao động tại chỗ dồi dào, thu hút được vốn đầu tư. 
D. thu hút được vốn đầu tư, cơ sở kĩ thuật phát triển. 
Câu 7: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng Bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây? 
A. Đẩy nhanh công nghiệp hóa, đô thị hóa và giải quyết việc làm. 
B. Thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường. 
C. Phân bố lại dân cư và giải quyết các vấn đề tài nguyên, môi trường. 
D. Tăng cường hiện đại hóa và giải quyết thất nghiệp, thiếu việc làm. 
Câu 8: Quốc gia nào sau đây ở châu Mĩ được xếp vào nước công nghiệp mới? 
A. Hàn Quốc. B. Bra-xin. C. Đài Loan. D. Xin-ga-po. 
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, vùng có diện tích đất trồng cây lương thực, thực phẩm 
và cây hàng năm lớn nhất cả nước là 
A. Bắc Trung Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. 
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng sông Cửu Long. 
 Trang 2/5 - Mã đề thi 132 
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tháp dân 
số nước ta năm 1999 và năm 2007? 
A. Cơ cấu dân số nước ta đang chuyển từ trẻ sang già. 
B. Số người dưới độ tuổi lao động năm 1999 nhiều hơn năm 2007. 
C. Tháp dân số năm 1999 là kiểu tháp dân số ổn định. 
D. Tháp tuổi dân số năm 2007 cho thấy nước ta có cơ cấu dân số già. 
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta? 
A. Gần với các vùng giàu nguyên liệu từ nông nghiệp, thủy sản. 
B. Tiếp giáp với vùng biển có nhiều thế mạnh phát triển kinh tế. 
C. Quy mô dân số lớn, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng. 
D. Tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và giàu có. 
Câu 12: Cho bảng số liệu sau: 
DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ CÁC VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2015 
Vùng Diện tích (km2) 
Dân số 
(nghìn người) 
Trung du miền núi Bắc Bộ 95 266,8 11 803,7 
Đồng bằng sông Hồng 21 060,0 20 925,5 
Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 95 832,4 19 658,0 
Tây Nguyên 54 641,0 5 607,9 
Đông Nam Bộ 23 590,7 16 127,8 
Đồng bằng sông Cửu Long 40 576,0 17 590,4 
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017) 
Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết để thể hiện cơ cấu diện tích và dân số các vùng của nước ta năm 
2015, biểu đồ thích hợp nhất là 
A. tròn. B. cột. C. đường. D. kết hợp. 
Câu 13: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết những vùng nào dưới đây có mức độ tập trung 
công nghiệp thuộc loại cao nhất nước ta? 
A. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. 
B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. 
C. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. 
D. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. 
Câu 14: So với thế giới, dân số châu Phi có 
A. tỉ suất tử thô thấp hơn nhiều. B. tỉ suất tăng tự nhiên thấp hơn. 
C. tỉ suất sinh thô cao hơn nhiều. D. tuổi thọ trung bình cao hơn. 
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu nào dưới đây không nằm 
trong miền khí hậu phía Nam? 
A. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ. B. Vùng khí hậu Nam Bộ. 
C. Vùng khí hậu Tây Nguyên. D. Vùng khí hậu Nam Trung Bộ. 
Câu 16: Vùng Đồng bằng sông Hồng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế không phải do nguyên nhân 
nào sau? 
A. Vai trò ít quan trọng của vùng trong cả nước. 
B. Vùng có nhiều thuận lợi cho việc chuyển dịch. 
C. Cơ cấu kinh tế của vùng không còn phù hợp. 
D. Thúc đẩy kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. 
Câu 17: Mục đích chủ yếu của việc phát triển giao thông vận tải ở Duyên hải Nam Trung Bộ là 
A. thúc đẩy phát triển công nghiệp và đô thị hóa. 
B. Mở rộng giao lưu, phát triển kinh tế- xã hội. 
C. tạo thế mở cửa, thúc đẩy phân công lao động. 
D. tăng vai trò trung chuyển, phân bố lại dân cư. 
Câu 18: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi đến đặc điểm sông ngòi nước ta là 
A. tổng lượng phù sa lớn. B. tạo thành nhiều chi lưu. 
C. sông ngòi có nhiều phụ lưu. D. tốc độ dòng chảy mạnh. 
Câu 19: Căn cứ vào Atltat Việt Nam trang 4-5, nước ta là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước 
 Trang 3/5 - Mã đề thi 132 
A. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc. 
B. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc. 
C. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc. 
D. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc. 
Câu 20: Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch là do 
A. lịch sử định cư của các dân tộc mang lại. 
B. các dân tộc có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau. 
C. sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều. 
D. trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau. 
Câu 21: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp năng lượng? 
A. Gần thị trường tiêu thụ lớn. B. Nơi có khoa học kĩ thuật phát triển. 
C. Gần nguồn nguyên nhiên liệu. D. Gần các huyết mạch giao thông. 
Câu 22: Cho bảng số liệu: 
LAO ĐỘNG 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC HÀNG NĂM PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ 
NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 
( Đơn vị: Nghìn người) 
Năm Tổng số Thành thị Nông thôn 
2005 42.775 10.689 32.086 
2008 46.461 12.499 33.962 
2013 52.208 15.509 36.699 
2015 52.840 16.375 36.465 
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) 
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành thị 
và nông thôn ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 theo bảng số liệu là 
A. Cột chồng. B. Tròn. C. Miền. D. Đường. 
Câu 23: Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm không phải do nguyên nhân nào sau đây? 
A. Diện tích dành cho trồng chè, thuốc lá, dâu tằm tăng lên. 
B. Nhật Bản có xu hướng nhập khẩu lương thực. 
C. Một phần diện tích trồng lúa dành cho quần cư. 
D. Mức tiêu thụ gạo giảm, năng suất lúa tăng. 
Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết đặc điểm nào không đúng với miền Bắc 
và Đông Bắc Bắc Bộ? 
A. Có diện tích lớn hơn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. 
B. Chủ yếu có hướng núi vòng cung. 
C. Đồi núi thấp chiếm ưu thế. 
D. Chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. 
Câu 25: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 9, cho biết điểm tương đồng về khí hậu giữa Đồng Hới, Đà 
Nẵng, Nha Trang là gì? 
A. Đều có 3 tháng mùa đông. 
B. Phân bố mưa đều giữa các tháng. 
C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn. 
D. Mưa tập trung chủ yếu vào thời gian thu - đông. 
Câu 26: Đặc điểm nguồn lao động nước ta là 
A. trình độ rất cao. B. chất lượng nâng lên. 
C. số lượng không lớn. D. phân bố rất đều. 
Câu 27: Ý nào sau đây đúng với ảnh hưởng rất lớn của mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long 
đến tự nhiên? 
A. Làm cho đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn trên diện tích rộng. 
B. Gây thiếu nước ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp. 
C. Gây thiếu nước ngọt cho đời sống, sinh hoạtcủa người dân. 
D. Làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn. 
Câu 28: Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 
(Đơn vị: nghìn ha) 
 Trang 4/5 - Mã đề thi 132 
Năm 2005 2010 2012 2015 
Tổng diện tích 2.495,1 2.808,1 2.952,7 2.827,3 
Cây hàng năm 861,5 797,6 729,9 676,8 
Cây lâu năm 1.633,6 2.010,5 2.222,8 2.150,5 
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) 
Nhận xét nào sau đây đúng với diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005 – 2015? 
A. Tỉ trọng cây lâu năm có xu hướng tăng nhưng không liên tục. 
B. Tỉ trọng cây hàng năm có xu hướng tăng liên tục. 
C. Tỉ trọng cây hàng năm luôn cao hơn cây lâu năm. 
D. Tỉ trọng cây lâu năm có xu hướng tăng liên tục. 
Câu 29: Căn cứ vào Atlat trang 13-14, theo thứ tự từ Nam ra Bắc lần lượt là các vịnh biển 
A. Cam Ranh, Vân Phong, Xuân Đài, Diễn Châu, Hạ Long. 
B. Cam Ranh, Vân Phong, Diễn Châu, Xuân Đài, Hạ Long. 
C. Hạ Long, Cam Ranh, Vân Phong, Xuân Đài, Diễn Châu. 
D. Hạ Long, Diễn Châu, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh 
Câu 30: Nguyên nhân nào là quan trọng nhất để nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển? 
A. Môi trường đảo nhỏ, nhạy cảm với tác động của con người. 
B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường biển đảo. 
C. Môi trường biển là một khối thống nhất, không dễ chia cắt. 
D. Dễ cho việc đầu tư về nguốn vốn và phương tiện kĩ thuật. 
Câu 31: Cho bảng số liệu: 
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015 
(Đơn vị: nghìn ha) 
Năm 2005 2010 2012 2015 
Tổng diện tích 2.495,1 2.808,1 2.952,7 2.827,3 
Cây hàng năm 861,5 797,6 729,9 676,8 
Cây lâu năm 1.633,6 2.010,5 2.222,8 2.150,5 
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016) 
Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất để thể hiện diện tích cây công nghiệp nước ta qua các năm theo 
bảng số liệu trên? 
A. Miền. B. Tròn. C. Cột. D. Đường. 
Câu 32: Khó khăn lớn nhất trong phát triển chăn nuôi trâu, bò ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là 
A. các đồng cỏ nhỏ, chất lượng thấp. B. điều kiện khí hậu không phù hợp. 
C. thiếu các giống cho năng suất cao. D. hạn chế về thị trường tiêu thụ tại chỗ. 
Câu 33: Tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước 
ta có xu hướng tăng chủ yếu do 
A. có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ môi trường. 
B. các cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. 
C. dân cư có truyền thống sản xuất cây công nghiệp. 
D. có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển. 
Câu 34: Giải pháp nào sau đây là chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế của công nghiệp lâu năm Tây 
Nguyên? 
A. Mở rộng các hình thức sản xuất trang trại và hộ gia đình. 
B. Sử dụng giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái. 
C. Chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng sản phẩm xuất khẩu. 
D. Đa dạng hóa các loại cây trồng kết hợp bảo vệ rừng. 
Câu 35: Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp, biện pháp có ý nghĩa hàng đầu là 
A. khai hoang mở rộng diện tích. B. hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng. 
C. bảo vệ độ phì của đất. D. đẩy mạnh thâm canh. 
Câu 36: Lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm nghiệp là do 
A. các ngành này có thu nhập cao nên thu hút nhiều lao động. 
B. Đây là các ngành có cơ cấu đa dạng nên thu hút nhiều lao động. 
C. các ngành này có năng suất lao động thấp nên cần nhiều lao động. 
 Trang 5/5 - Mã đề thi 132 
D. sản xuất nông – lâm nghiệp ít gặp rủi ro nên thu hút nhiều lao động. 
Câu 37: Ý nghĩa to lớn của việc hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ là 
A. phát triển cơ cấu lãnh thổ, tăng cường cơ cấu thành phần kinh tế. 
B. đẩy mạnh phân công lao động theo lãnh thổ, phát triển các vùng. 
C. tạo cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn phát triển cơ cấu lãnh thổ. 
D. phát triển các thành phần kinh tế, gắn liền các lãnh thổ với nhau. 
Câu 38: Cho biểu đồ sau: 
CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM 
Năm 
% 
(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê 2017) 
Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tỉ trọng diện tích lúa của các mùa vụ ở 
nước ta giai đoạn 1990 – 2014? 
A. Vụ đông xuân tăng liên tục, vụ hè thu tăng chậm. 
B. Vụ hè thu tăng, vụ đông xuân tăng không ổn định. 
C. Vụ mùa tăng không ổn định, vụ đông xuân giảm. 
D. Vụ mùa giảm chậm, vụ đông xuân tăng nhanh nhất. 
Câu 39: Các dải địa hình ở nhiều đồng bằng duyên hải miền Trung lần lượt từ đông sang tây thường là 
A. Đồng bằng đã được bồi tụ; vùng thấp trũng; cồn cát, đầm phá. 
B. Cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng; đồng bằng đã được bồi tụ. 
C. Cồn cát, đầm phá; đồng bằng đã được bồi tụ; vùng thấp trũng. 
D. Đồng bằng đã được bồi tụ; cồn cát, đầm phá; vùng thấp trũng. 
Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với giá trị 
sản xuất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2007? 
A. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 3 lần. 
B. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 5 lần. 
C. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp gần 2 lần. 
D. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 4 lần. 
----------------------------------------------- 
----------- HẾT ---------- 
Data
CÂU 132 209 357 485 570 628
1 C B A D B C
2 C A C D B C
3 C A C D C B
4 B A D B B D
5 C D D B A D
6 A B D A C B
7 B C A C A A
8 B D B D D B
9 D D A C D A
10 A D D C C B
11 D B B A B A
12 A D C C B B
13 D C A B C D
14 C A C B C A
15 A C B A A B
16 A B A C D C
17 B D C D A B
18 A D A C C D
19 D B D B C C
20 D B B A D B
21 D D D B B A
22 A D A A A A
23 B C A A B C
24 A C A A A C
25 D A D D A D
26 B B C A D C
27 A B D B B C
28 D A B D D A
29 A B C D C D
30 B C C B D D
31 C C B C D B
32 D B B D C A
33 B D B C A B
34 C A C C C D
35 D C B D B C
36 C C D B D D
37 C C D B A D
38 B A A A B A
39 B A C A A C
40 C A B C D A
Đáp án môn Địa lý
Page 1

File đính kèm:

  • pdfde_thi_kiem_tra_nang_luc_giao_vien_mon_dia_ly_nam_hoc_2019_2.pdf