Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019

Câu 3. (6.0 điểm)

Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:

Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.

 (Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008)

 Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên? Từ đó, đề xuất phương án hướng dẫn học sinh trả lời.

 

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 trang 1

Trang 1

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 trang 2

Trang 2

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 trang 3

Trang 3

doc 3 trang viethung 32760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019

Đề thi giáo viên dạy giỏi cấp trường THPT môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
LIÊN TRƯỜNG THPT
ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2018-2019
Đề chính thức
 Môn: NGỮ VĂN
 Thời gian: 120 phút (không thể thời gian giao đề)
Câu 1. (5,0 điểm) (Có phần đề chung cho tất cả các môn kèm theo)
Câu 2. (5.0 điểm)
	Đọc hiểu văn bản Vợ nhặt của Kim Lân có nhiều hoạt động. Anh/chị hãy thiết kế hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn văn sau theo định hướng phát triển năng lực (chỉ nêu mục tiêu, phương tiện, tiến trình dạy học của hoạt động đó).
	Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.
	Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?
	Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:
- Ừ, thôi các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng
Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn khẽ ho một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:
- Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.
Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...
- Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.
Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật:
 - Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chẳng ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hào thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá
Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.
	(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB GD, 2009, tr.28,29) 
Câu 3. (6.0 điểm)
Bàn về ngôn ngữ trong thơ, Nguyễn Đình Thi viết:
Điều kì diệu của thơ là mỗi tiếng, mỗi chữ, ngoài cái nghĩa của nó, ngoài công dụng gọi tên sự vật, bỗng tự phá tung mở rộng ra, gọi đến xung quanh nó những cảm xúc, những hình ảnh không ngờ, tỏa ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy. Sức mạnh nhất của câu thơ là ở sức gợi ấy.
 (Mấy ý nghĩ về thơ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 1, tr. 52, NXBGD, 2008)
	Anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình về ý kiến trên? Từ đó, đề xuất phương án hướng dẫn học sinh trả lời.	
Câu 4. (4.0 điểm)
	Sau khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Vội vàng của Xuân Diệu, anh/chị hãy ra một bài tập gợi ý học sinh suy nghĩ về quan niệm sống của bản thân (có kèm đáp án).
--- Hết ---
 SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
 LIÊN TRƯỜNG THPT 
HƯỚNG DẪN CHẤM THI GV DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
 NĂM HỌC 2018-2019
	YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỂM
Câu 1
5,0 
Câu 2
5,0 
1. Mục tiêu của hoạt động: hình thành, củng cố, phát triển một số kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh.
a. Về kiến thức:
 - Diễn biến tâm lí của nhân vật bà cụ Tứ khi trở về nhà và gặp cô con dâu mới: sự thấu hiểu, đồng cảm và tấm lòng nhân hậu, vị tha, bao dung của người mẹ hết lòng vì con.
- Tư tưởng nhân đạo của Kim Lân: phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn kì diệu của người lao động dù bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết để hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương, đùm bọc nhau và hi vọng vào tương lai tươi sáng...
 - Tài năng của Kim Lân: miêu tả tâm lí nhân vật bằng ngôn ngữ nửa trực tiếp giản dị, sâu lắng; lời thoại ít, ngắn, chất phác...
2,0
b. Về kĩ năng: 
- Kĩ năng phân tích nhân vật trong truyện ngắn..
- Kĩ năng đọc hiểu truyện ngắn...
- Kĩ năng khái quát phong cách nghệ thuật tác giả.
c. Về thái độ:
- Biết đồng cảm với con người trong hoàn cảnh éo le, trớ trêu; biết vun đắp nềm tin, tình yêu, khát vọng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình....
d. Năng lực hướng tới: 
- Năng lực cảm nhận thế giới nội tâm của con người.
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
- Năng lực hợp tác.
2. Phương tiện dạy học
- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 12, tập hai.
- Tranh ảnh (về nạn đói năm 1945, về tác giả)
- Các phương tiện công nghệ thông tin (nếu cần thiết).
0,5
3. Thiết kế hoạt động
 Có nhiều cách tổ chức hoạt động dạy học, miễn là đạt được mục tiêu đã nêu trên; sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương tiện, phương pháp dạy học đảm bảo theo đúng định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong thiết kế phải thể hiện sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau.
 Hình thức hoạt động của học sinh: giáo viên có thể chọn một hoặc một số hình thức (cá nhân, nhóm, cả lớp).
 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (chú ý hệ thống câu hỏi, cách giao nhiệm vụ phải bám sát mục tiêu).
 Học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên quan sát và hỗ trợ (nếu cần).
 Giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày ý kiến, thảo luận, bổ sung cho nhau.
 Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, góp ý, kết luận về hoạt động.
2,5
Câu 3
 6,0 
1. Trình bày ngắn gọn quan điểm về ý kiến
a. Giải thích ý kiến
- Điều kì diệu của thơ là ở ngôn ngữ:
 + Ngôn ngữ thơ (chữ và nghĩa trong thơ) vừa có nghĩa do bản thân câu chữ mang lại (nghĩa của nó, nghĩa gọi tên) vừa có nghĩa do câu chữ gợi ra (cảm xúc, hình ảnh, vùng ánh sáng lay động, sức gợi).
 + Khẳng định: Vai trò quan trọng của sức gợi trong ngôn ngữ thơ.
 => Bằng cách diễn đạt hình ảnh rất cụ thể và sinh động, Nguyễn Đình Thi đã nhấn mạnh và làm nổi bật một đặc trưng bản chất của thơ ca: tính hình tượng, hàm súc, biểu cảm, đa nghĩa... 
b. Đánh giá ý kiến
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi hoàn toàn đúng đắn: 
 + Ngôn ngữ là chất liệu để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Trong kho tàng ngôn ngữ chung hết sức phong phú, ngôn ngữ thơ thực sự là những lời nói cá nhân đặc sắc. Đó là những chữ thần hội tụ, cộng hưởng được nhiều cảm xúc, ý nghĩa và có sức lay động lòng người nhất
 + Ngôn ngữ thơ được tổ chức theo một hình thức đặc biệt, quái đản, lạ hóa nhằm tạo ra khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc. Thơ không chỉ nói bằng lời mà còn bằng nhạc, bằng cả những khoảng trống vô hình của các con chữ
 + Để có được điều kì diệu ấy của ngôn ngữ, nhà thơ phải khổ luyện, tích lũy và sáng tạo không ngừng. Để tiếp nhận được mạch ngầm đa nghĩa ấy của thơ, người đọc không chỉ cần sự am hiểu về kĩ thuật của thơ mà còn cần cả vốn sống, cần một độ mở nhất định trong tâm hồn	 
1,0
2,0
2. Hướng dẫn học sinh trả lời
 - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề:
 + Xác định vấn đề cần nghị luận: đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật, tính hình tượng, hàm súc, biểu cảm, đa nghĩa 
 + Xác định kiểu bài: nghị luận văn học (nghị luận về một ý kiến bàn về văn học).
 + Xác định các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh
 - Hướng dẫn học sinh tìm ý, lập dàn ý:
 + Giải thích khái quát ý kiến.
 + Trình bày quan điểm của người viêt: đánh giá ý kiến, dùng dẫn chứng để chứng minh.
 - Nhận xét, rút kinh nghiệm về cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, củng cố kiến thức lí luận về văn bản văn học.
3,0
Câu 4 
4,0 
Bài làm của thí sinh cần thực hiện đúng yêu cầu về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá.
Bài thi phải đáp ứng hai yêu cầu:
1. Ra bài tập 
- Đáp ứng những yêu cầu về tính khoa học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng, theo đúng định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Giáo viên chọn được quan điểm sống gắn với nội dung bài thơ, tránh suy diễn, khiên cưỡng. Đồng thời, triết lí sống đó phải có ý nghĩa, phù hợp với học sinh THPT.
(Ví dụ: + Từ thái độ “vội vàng” của Xuân Diệu trong bài thơ cùng tên, hãy bàn về thái độ sống của giới trẻ hiện nay..
 + Ý nghĩa của triết lí sống “vội vàng”?
 + Quan niệm sống cho bản thân qua bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu?
- Cách ra bài tập, nêu câu hỏi phải có sự đổi mới, tránh sáo mòn..
1,5
2. Đáp án
- Cần nêu rõ: 
 + Yêu cầu về kĩ năng (cấu trúc, lập luận, diễn đạt)
 + Yêu cầu về kiến thức (xác định trọng tâm, triển khai vấn đề...)
- Đảm bảo tính khoa học nhằm đánh giá đúng năng lực học sinh.
- Quan điểm, thái độ: đúng đắn, tiến bộ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật và yêu cầu của thời đại, xã hội.
- Có biểu điểm cụ thể.
2,5
..Hết

File đính kèm:

  • docde_thi_giao_vien_day_gioi_cap_truong_thpt_mon_ngu_van_nam_ho.doc