Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Ngữ văn 10 - Năm học 2020-2021
III.NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Văn học
Bài 1: Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu
+ Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả.
+ Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những đặc sắc của bài phú sông Bạch Đằng.
Bài 2. Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi
+ Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược.
+ Nhận thức được vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” với sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Ngữ văn 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Ngữ văn 10 - Năm học 2020-2021
SỞ GD & ĐT HÀ NỘI TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ NỘI DUNG ÔN TẬP KT CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN 10 I. HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI 1.Hình thức: Tự luận 2.Thời gian làm bài: 90 phút. II. CẤU TRÚC ĐỀ THI HỌC KỲ II Phần 1. Đọc hiểu (3,0 điểm) Phần 2. Làm văn (7,0 điểm) +Nghị luận xã hội (2,0 điểm) +Nghị luận văn học (5,0 điểm) III.NỘI DUNG ÔN TẬP 1. Văn học Bài 1: Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu + Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú sông Bạch Đằng qua hoài niệm về quá khứ và lòng tự hào về truyền thống dân tộc của tác giả. + Nắm được đặc điểm cơ bản của thể phú, đặc biệt là những đặc sắc của bài phú sông Bạch Đằng. Bài 2. Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi + Cảm nhận được lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc thể hiện tập trung ở tư tưởng nhân nghĩa xuyên suốt bài cáo. Thấy rõ đây là yếu tố quyết định làm nên thắng lợi trong chiến tranh chống xâm lược. + Nhận thức được vẻ đẹp của áng “thiên cổ hùng văn” với sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và chất văn chương. Bài 3. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên – Nguyễn Dữ. + Thấy được tấm gương dũng cảm, trọng công lý, chống gian tà của Ngô Tử Văn và qua đó thấy được tinh thần yêu nước của người trí thức nướcViệt. + Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn của tác giả ( kết cấu giàu kịch tính, đan xen thế giới thực và ảo) Bài 4. Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ( Trích Chinh phụ ngâm) + Cảm nhận được nỗi đau khổ của người chinh phụ phải sống trong cảnh cô đơn, chia lìa đôi lứa và hiểu được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi qua đoạn trích. +Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm qua đoạn trích. Bài 5. Trao duyên ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) + Cảm nhận được tình yêu sâu nặng và bi kịch của Thúy Kiều trong đoạn trích, qua đó thấy được những phẩm chất của Kiều. + Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật tài tình của Nguyễn Du. Bài 6. Chí khí anh hùng ( trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) + Cảm nhận vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải. + Nắm được đặc trưng nghệ thuật trong việc miêu tả nhân vật anh hùng của ND. 2.Tiếng Việt Bài 1. Những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt Nắm được những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt, có ý thức rèn luyện thói quen và năng lực sử dụng Tiếng Việt theo những yêu cầu đó. Bài 2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật + Nắm được khái niệm: ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật; các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. + Có kĩ năng phân tích, cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật, bước đầu biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật để nâng cao hiệu quả diễn đạt. Bài 3. Các phép tu từ + Củng cố và nâng cao kiến thức về các phép tu từ. + Có kĩ năng nhận diện, cảm thụ và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong tác phẩm nghệ thuật. + Bước đầu biết sử dụng các phép tu từ khi cần thiết. IV. ĐỀ MINH HỌA I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Nhớ ngày xưa anh lên đường nhập ngũ Mẹ tiễn anh ra đến tận đầu làng Gặp mọi người Mẹ cười nói hân hoan Con trai cả tôi lên đường nhập ngũ Anh đi rồi cả đêm Cha không ngủ Mẹ khóc thầm ôm gối gọi tên anh Rồi bao ngày đất nước chiến tranh Là bấy lâu Mẹ mong chờ tin tức Những lá thư anh thơm mùi giấy mực Em ê a cầm đọc trước sân nhà Rồi một ngày đất nước thắm cờ hoa Tin thắng trận lan về từng thôn xóm Mẹ ngóng anh bao đêm dài thấp thỏm Chờ thấy anh vui chiến thắng trở về Mỗi buổi đồng quẩy quang gánh qua đê Mẹ lại ngóng chờ anh nhưng không thấy Bỗng một hôm mưa giông sấm dậy Tiếng sét ngang tai, Mẹ ngất giữa cánh đồng “Thằng Thắng chết rồi bà Nến biết không? Giấy báo tử đã đưa về tận xã” Mẹ khuỵu xuống rồi ngất bên ruộng mạ Em chẳng biết làm gì chỉ biết gọi Mẹ ơi ! (“ Nhớ anh!”, Phạm Đình Quý) Câu 1. (0.5 điểm) Xác định hai phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Câu 3. (2.0 điểm) Nội dung chính của đoạn trích? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự hi sinh to lớn của các thế hệ cha ông vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Câu 2 (5.0 điểm) Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này của chung. Dù em nên vợ nên chồng, Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên. Mất người còn chút của tin, Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa. Mai sau dù có bao giờ, Đốt lò hương ấy so tơ phím này. Trông ra ngọn cỏ lá cây, Thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Hồn còn mang nặng lời thề, Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. Dạ đài cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan. (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) ---------------- Hết --------------- ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt : Tự sự , biểu cảm 0.5 2 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 0.5 3 Nội dung chính: - Niềm tự hào của Mẹ và những người thân về người con trai lên đường nhập ngũ - Nỗi đau, sự mất mát to lớn không gì bù đắp được của gia đình có con, người thân hi sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. 2.0 II LÀM VĂN 7.0 1 Viết đoạn văn: 2.0 a. Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn (khoảng 200 chữ) Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Suy nghĩ của bản thân về sự hi sinh to lớn của các thế hệ cha ông vì nền ĐLTD của Tổ quốc. 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải bày tỏ rõ ràng quan điểm và đưa ra các lí lẽ bảo vệ quan điểm một cách thuyết phục. Có thể theo hướng sau: - Hiểu được sự mất mát hi sinh to lớn của các thế hệ cha ông - Có thái độ trân trọng, biết ơn những công lao to lớn ấy - Liên hệ bản thân: Cần học tập rèn luyện để xứng đáng với sự hi sinh to lớn đó và xây dựng phát triển đất nước đẹp giàu. 1.0 d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có cách diễn đạt mới mẻ. 0.25 2 Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. - Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. 0.25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều khi rơi vào bi kịch tình yêu tan vỡ. 0.5 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; Kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích. 0.5 - Nêu hoàn cảnh, xuất xứ đoạn trích: + Tình yêu của Kim -Kiều đang mặn nồng thì gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều quyết định bán mình chuộc cha. + Đêm trước ngày đi theo Mã Giám Sinh, Kiều đã nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Sau lời trao duyên, Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân. 0,25 - Kiều trao kỉ vật tình yêu: Những kỉ vật: Chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn... Những kỉ vật thiêng liêng gắn kết giữa Kim và Kiều. 1,25 - Tâm trạng của Kiều sau khi trao kỉ vật: Sự giằng xé giữa từ bỏ và níu kéo càng làm rõ hơn nỗi đau khi mất tình yêu. - Sau khi trao kỉ vật tình yêu, Kiều tưởng tượng ra một tương lai xót xa: đó là cái chết, là một oan hồn, cầu xin người thân hãy hóa giải linh hồn đau khổ... → Tình yêu Thúy Kiều dành cho Kim Trọng mãnh liệt, đắm say, khi tình yêu không còn thì cũng coi như mình đã chết. 1,25 - Nghệ thuật của đoạn trích: Phân tích tâm lý tinh tế, kết hợp giữa độc thoại và đối thoại làm nổi bật tâm trạng của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ và những phẩm chất đáng quý của Thúy Kiều trong tình yêu. Đoạn trích cũng cho thấy sức cảm thông lạ lùng của Nguyễn Du dành cho Thúy Kiều. 0,25 d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa Tiếng Vệt. 0,25 e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 0,5
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_ky_ii_mon_ngu_van_10_nam_hoc_2.doc