Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021

PHẦN I: BÀI 10: Quan niệm về đạo đức.

1. Quan niệm về đạo đức

a. Khái niệm :

Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực XH mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

b. Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người

 

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 16 trang viethung 04/01/2022 6420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập kiểm tra cuối kỳ II môn Giáo dục công dân 10 - Năm học 2020-2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI KỲ II – MÔN GDCD 10
(NĂM HỌC: 2020 – 2021)
Chủ đề : Công dân với một số phạm trù đạo đức cơ bản của đạo đức học
PHẦN I: BÀI 10: Quan niệm về đạo đức.
1. Quan niệm về đạo đức
a. Khái niệm : 
Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực XH mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người 
Phương thức điều chỉnh hành vi
Nội dung
Đạo đức
Thực hiện các chuẩn mực đạo đức XH 1 cách tự giác, nếu không sẽ bị XH lên án hoặc lương tâm cắn rứt.
Pháp luật
Thực hiện các quy tắc xử sự do nhà nước quy định, mang tính cưỡng chế (bắt buộc chung), nếu không thực hiện sẽ bị xử lí bằng sức mạnh của nhà nước.
2.Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
a. Với cá nhân.
- Góp phần hoàn thiện nhân cách ; Giáo dục lòng nhân ái, vị tha.
- Giúp con người có ý thức và năng lực, sống có ích.
b. Với gia đình.
- Là nền tảng tạo nên sự ổn định, vững chắc của gia đình.
- Là nhân tố xây dựng gia đình hạnh phúc.
c. với xã hội.
- XH sẽ phát triển hơn nếu các cá nhân thực hiện đúng các quy tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội và ngược lại.
PHẦN II: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học
a. Nghĩa vụ.
- Khái niệm: là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với nhu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. (HS lấy VD)
- Bài học: 
+ Cá nhân phải biết đặt nhu cầu và lợi ích của XH lên trên, trong trường hợp cần thiết phải biết hi sinh quyền lợi của mình vì lợi ích chung.
+ XH có trách nhiệm bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.
* Trách nhiệm của học sinh THPT
(HS tự liên hệ)
b. Lương tâm.
- Khái niệm: là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và XH.(HS lấy VD)
 - Hai trạng thái của lương tâm: thanh thản, cắn rứt.
* Làm thế nào để trở thành người có lương tâm.
- Thường xuyên rèn luyện tư tưởng đạo đức theo quan điểm tiến bộ, cách mạng và tự giác thực hiện các hành vi đạo đức hàng ngày để biến ý thức đạo đức thành thói quen đạo đức.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bản thân một cách tự nguyện, phấn đấu trở thành công dân có ích cho XH.
- Bồi dưỡng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng, bao dung và nhân ái.
c. Nhân phẩm và danh dự.
- Nhân phẩm. là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được, nói cách khác- đó là giá trị làm người của mỗi con người. (HS lấy VD)
- Biểu hiện của người có nhân phẩm:
+ Có lương tâm trong sáng, nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ và chuẩn mực đạo đức tiến bộ.
ð XH đánh giá cao người có nhân phẩm.
- Danh dự. là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận XH đối với một người dựa trên giá trị tinh thần, đạo đức của người đó (HS lấy VD)
ð danh dự là nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận; Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần của mỗi người.
- Lòng tự trọng: là ý thức và tình cảm của mỗi cá nhân tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự của chính mình, khác với lòng tự ái (lòng tự ái là luôn đề cao cái tôi và phản ứng thiếu sáng suốt và dễ rơi vào sai lầm).
d. Hạnh phúc.
- Hạnh phúc là: cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.(HS lấy VD)
- Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc XH (Đọc thêm)
Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình.
1. Tình yêu
a. Tình yêu là gì?.
- Tình yêu là sự rung cảm quyến luyến gữa hai người khác giới .Sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện hiến dân cho nhau cuộc sống của mình 
- Tình yêu chân chính : 
Là tình yêu trong sáng, lành mạnh , phù hợp với yêu cầu quan niệm đạo đức tiến bộ xã hội
+ Biểu hiện: tình cảm chân thực, quyến luyến, cuốn hút, quan tâm lẫn nhau,chân tình tin cậy từ hai phía, khơng vụ lợi, có lòng vị tha thông cảm 
- Một số điều nên tránh trong tình yêu :
- yêu quá sớm .( Trước 17 tuổi )
- Yêu một lúc nhiều người, vụ lợi.
- Có quan hệ tình dục trước hôn nhân .
2 Hôn nhân- gia đình
a. Khái niệm.
- Hôn nhân là quan hệ vợ chồng sau khi đã đăng ký kết hôn được pháp luật thừa nhận.
b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay
- Tự nguyện và tiến bộ; 
- Hônhân một vợ một chồng , vợ chồng bình đẳng 
3. Gia đình
a. Khái niệm
- Gia đình : là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi 2 mối quan hệ cơ bản là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
b Chức năng gia đình 
- Duy trì nòi giống. 
- Tổ chưc đời sống gia đình.
- Nuôi dưỡng giáo dục.
- Kinh tế .
c Mối quan hệ gia đìnhvà trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. (Đọc thêm)
BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
a. Cộng đồng là gì: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
- Chăm lo cuộc sống của cá nhân.
- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.
- Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.
2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng động
a. Nhân nghĩa
- Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo điều phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam.
- Biểu hiện nhân nghĩa:
   + Nhân ái thương yêu giúp đỡ nhau
   + Nhường nhịn đùm bọc nhau
   + Vị tha bao dung độ lượng
- Ý nghĩa nhân nghĩa:
   + Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp
   + Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn.
   + Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Rèn luyện lòng nhân nghĩa:
   + Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ
   + Quan tâm giúp đỡ mọi người
   + Cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha
   + Tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa.
b. Hòa nhập
- Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người, không gây mâu t ... c con cái trở thành những công dân có ích cho xã hội, là thể hiện chức năng cơ bản nào sau đây của gia đình?
A. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái.	B. Hạn chế thu nhập cá nhân. 
C. Kiềm chế hợp tác quốc tế.	D. Tăng cường phân chia giai cấp.
Câu 26. Vợ chồng đã li hôn muốn kết hôn lại với nhau thì 
A. không phải đăng kí kết hôn.
C. phải đăng kí kết hôn.
B. phải tổ chức đám cưới lại.
D. phải được sự đồng ý của các con.
Câu 27. Việc cưới xin giữa những người vị thành niên chưa đến tuổi kết hôn được gọi là 
A. yêu đương quá sớm.
C. hủ tục.
B. quan hệ tình dục trước hôn nhân.
D. tảo hôn.
Câu 28. Cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống được gọi là 
A. dòng họ.	
B. thị tộc.
C. gia đình.	
D. gia tộc.
Câu 29. Trong gia đình, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với các cháu, giữa anh, chị, em ruột với nhau được gọi là
A. quan hệ họ hàng.
C. quan hệ huyết thống.
B. quan hệ hôn nhân.
D. quan hệ gần gũi.
BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
Câu 1: Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối 
 A. trong sinh hoạt xã hội.	B. để sùng bái cá nhân.	
 C. triệt tiêu sự công bằng.	D. nhằm điều chỉnh thị trường.
Câu 2 . Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Cộng đồng.    	 	 B. Tập thể.	C. Dân cư.      	D. Làng xóm.
Câu 3. Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu cộng đồng được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc 
A tập trung dân chủ.
C. bình đẳng, tự do, bác ái.
B. dân chủ đại diện.
D. công bằng, dân chủ, kỉ luật.
Câu 4. Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy đinh, những nguyên tắc
A. Của cuộc sống. 	B. Của cộng đồng.	C. Của đất nước.	D. Của thời đại.
Câu 5. Theo C. Mác, xét trong tính hiện thực thì bản chất con người là tổng hoà những 
A. quan hệ xã hội.
C. hoạt động xã hội.
B. tổ chức xã hội.
D. lĩnh vực hoạt động.
Câu 6. Lòng thương người và đối xử với người khác theo lẽ phải là biểu hiện của 
A. nhân ái.
B. khoan dung.
C. tình nghĩa.
D. nhân nghĩa.
Câu 7. Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên
A. Hoàn thiện hơn.	B. Tốt đẹp hơn	C. May mắn hơn. 	 D. Tự do hơn.
Câu 8. Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn xưa cho đến ngày nay và ngày càng được
A. Ủng hộ. B. Duy trì, phát triển	C. Bảo vệ. D. Tuyên truyền sâu rộng.
Câu 9. Quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, trước hết là những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, làng xóm láng giềng là biểu hiện của
A. Tình cảm.      	B. Nhân nghĩa.	C. Chu đáo.      	D. Hợp tác
Câu 10. Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng?
A. Lòng thương người.
B. Nhân nghĩa.
C. Biết ơn.
D. Nhân đạo.
Câu 11. Kính trọng và biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, với dân tộc là biểu hiện của
A. Biết ơn.      	B. Nhân nghĩa.	C. Tôn kính.      	D. Truyền thống.
Câu 12. Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?
A. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
B. Nhân ái, thương yêu con người.
C. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân.
D. Sẵn sàng giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn.
Câu 13.Nhường nhịn, giúp đỡ người khác lúc sa cơ lỡ bước là việc làm thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây của công dân với cộng đồng?
A. Trách nhiệm.      	B. Nhân nghĩa.	C. Thương người      D. Thân ái.
Câu 14. Giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ sẽ góp phần thúc đẩy cộng đồng :
A. phát triển lành mạnh.
C. phát triển ổn định.
B. phát triển nhanh chóng.
D. phát triển liên tục.
Câu 15. Sống gần gũi, chan hoà, không xa lánh mọi người, không gây mâu thuẫn, bất hoà với người khác, có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là biểu hiện của việc
A. sống hoà nhập. 
C. sống vì mọi người.
B. sống có ích.
D. sống lành mạnh.
Câu 16. Người sống không hoà nhập với cộng đồng sẽ có một cuộc sống 	
A. nghèo khổ, vất vả.
C. đơn độc, buồn tẻ.
B. độc thân, bất hạnh
d. đau khổ, phiền muộn.
Câu 17. Biểu hiện nào dưới đây là người sống hòa nhập?
A. Sống tự do trong xã hội.
B. Sống gần gũ, chan hòa với mọi người.
C. Sống theo sở thích cá nhân.
D. Sống phù hợp với thời đại.
Câu 18. Những chuẩn mực đạo dức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng?
A. Yêu nước, yêu tập thể.
B. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác.
C. Rộng lượng, chân thành.
D. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn.
Câu 19. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là 
A. liên minh.
B. đồng minh.
C. liên kết.
D. hợp tác.
Câu 20. Hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào dưới đây?
A. Tự giác, tự lực, tự chủ.
B. Tự nguyện, bình đẳng.
C. Cần cù, sang tạo.
D. Nhiệt tình, chân thành.
Câu 21. Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác trong học sinh?
A. Bàn bạc với nhau về việc gây chia rẽ trong lớp học.
B. Cùng nhau thảo luận bài tập nhóm.
C. Hai người hát chung một bài.
D. Hai người mắng một người.
Câu 22. Dân tộc Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” . sau những trận lũ lụt ở miền Trung, nhân dân khắp nơi trong cả nước lại quyên góp ủng hộ, chia sẻ khó khăn cho nhân dân vùng lũ lụt. việc làm nào là biểu hiện phẩm chất nào của công dân trong cộng đồng?
A. Đoàn kết.     	 B. Nhân nghĩa.	C. Hợp tác.     	 D. Chia sẻ.
Câu 23. Khi cô giáo giao bài tập thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm B cùng nhau thảo luận tích cực để làm bài tập. Hành vi, việc làm của nhóm B là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh trong học tập?
A. Tận tâm.      	B. Tự giác.	C. Hợp tác.  	    D. Tự lực cánh sinh.
Câu 24. Nhờ có thảo luận, trao đổi và cùng thực hiện kế hoạch theo hợp đồng mà nhiều công trình kiến trúc giữa các địa phương được hoàn thành đúng thời hạn và có chất lượng. Hoạt động chung này thể hiện yêu cầu nào dưới đây trong lao động?
A. Tận tâm.      B. Hợp tác.	C. Thiện chí   	   D. Nhiệt tình.
Câu 25: Trong lớp 12A Trường THPT K, Bạn T học giỏi Văn, Bạn N học giỏi Toán, hai bạn thường xuyên trao đổi giúp đỡ nhau trong học tập để trở thành người đều giỏi Văn và Toán. Điều này thể hiện
A. tinh thần hợp tác.
B. Tinh thần hòa nhập
C. tinh thần nhân nghĩa.
D. yêu thương con người.
Câu 26: Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi, song dù ở đâu Bác cũng được nhân dân địa phương từ người già đến trẻ em yêu mến, gần gũi, tin cậy . như một người thân trong gia đình. Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây?
A. Nhân nghĩa.
B. Hòa nhập.
C. Nhân ái.
D. Hợp tác
BÀI 14: CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Câu 1: Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc, là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Lòng yêu nước.	B. Quá trình hội nhập. 
C. Sự hợp tác.	D. Trách nhiệm pháp lí.
Câu 2. Tình cảm nào dưới đây là biểu hiện của lòng yêu nước?
A. Yêu quê hương đất nước.
B. Yêu công việc đang làm.
C. Yêu thích ngoại ngữ.
D. Yêu thích tham quan, du lịch.
Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây không nói về lòng yêu nước?
A. Yêu gia đình, người thân.
B. Yêu nơi mình sinh ra và lớn lên.
C. Tích cực lao động giúp đỡ gia đình.
D. Yêu xóm làng, yêu quê hương mình.
Câu 4. Biểu hiện nào dưới đây là một trong những nội dung của lòng yêu nước?
A. Tình cảm gắn bó với thiên nhiên.
B. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
C. Yêu quý các di sản văn hóa.
D. Yêu quý lao động.
Câu 5: Mỗi người Việt Nam yêu nước đều chăm chỉ hết mình để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc là biểu hiện nào sau đây của lòng yêu nước?
A. Cần cù, sáng tạo trong lao động.	
B. Kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. 
C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng. 
D. Đoàn kết, chống giặc giữ nước.
Câu 6: Mỗi người dân Việt Nam yêu nước luôn hướng về cội nguồn, tổ tiên là biểu hiện nào sau đây của lòng yêu nước?
A. Tình cảm gắn bó với quê hương.	B. Xây dựng văn hóa dân gian. 
C. Duy trì hủ tục địa phương.	D. Chống lại sự kì thị tôn giáo.
Câu 7. Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất
A. Của dân tộc Việt Nam.
B. Của người lao động.
C. Của mọi người sống trên đất nước Việt Nam.
D. Của mọi doanh nghiệp.
Câu 8. Lòng yêu của dân tộc Việt Nam không bao gồm nội dung nào dưới đây?
A. Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
B. Đề cao dân tộc mình hơn dân tộc khác.
C. Lòng tự hào dân tộc chính đáng.
D. Cần cù và sáng tạo trong lao động.
Câu 9. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của:
A. Tất cả các cơ quan, ban ngành. 	B. Toàn dân.
C. Học sinh.	D. Đoàn viên, thanh niên.
Câu 10. Xóa đói, giảm nghèo là trách nhiệm của:
A. Nhà nước.	B. Các tổ chức kinh tế, xã hội.
C. Mọi công dân.	D. Mọi gia đình.
Câu 11. Những hành vi nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
A. Tham gia luyện tập quân sự ở các cơ quan, trường học.
B. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nếp sống văn hóa.
C. Trốn tránh trách nhiệm chung của cộng đồng.
D. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi không có hệ thống xử lý chất thải.
Câu 12. "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta...". Câu nói này là của ai?
A. Nguyễn Trãi.	B. Lý Thường Kiệt.
C. Hồ Chủ Tịch.	D. Mạc Đĩnh Chi.
Câu 13. Lòng yêu nước được thể hiện ở nội dung nào?
Câu 14. Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh?
A. Bảo vệ quê hương
B. Xây dựng Tổ quốc
C. Giữ gìn quê hương.
D. Làm giàu cho quê hương.
Câu 15. chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn, vì đất nước là biểu hiện trách nhiệm của học sinh đối với việc
A. Bảo vệ Tổ quốc.
B. Thực hiện nghĩa vụ học tập.
C. Xây dựng Tổ quốc.
D. Thực hiện quyền học tập.
Câu 16: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở khu dân cư là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Xây dựng Tổ quốc.	B. Nâng cao mọi nguồn thu nhập.
C. Sùng bái cá nhân.	D. Triệt tiêu tệ nạn xã hội.
Câu 17. Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Làm tốt nghĩa vụ quân sự.
B. Bảo vệ Tổ quốc.
C. Giữ gìn quê hương.
D. Công dân với Tổ quốc.
Câu 18. Người xa quê hương, đất nước nhưng luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ quốc là người có
A. Tình cảm dân tộc.
B. Tình cảm quê hương, đất nước.
C. Lòng yêu nước.
D. Tấm lòng tốt đẹp.
Câu 19. Học sinh lớp 10A Trường Trung học phổ thông H tích cực tham gia hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” các gia đình thương binh liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng, là thực hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Chăm lo cho xã hội.
B. Với những người đi trước.
C. Bảo vệ Tổ quốc.
D. Xây dựng đất nước.
Câu 20. Là học sinh lớp 10, H rất chăm chỉ học hành nên năm nào cũng đạt Học sinh Giỏi. H mơ ước sau này làm được nhiều việc có ích cho đất nước. Hành vi, việc làm của H là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Học tập.
B. Xây dựng Tổ quốc.
C. Bảo vệ Tổ quốc.
D. Tự hào dân tộc.
Câu 21. Mặc dù đất nước hòa bình, nhưng các chú bộ đội ở quần đảo Trường Sa vẫn ngày đêm canh giữ biển đảo đất nước. Việc làm này là thể hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Giữ gìn biển đảo.
B. Canh gác nơi đảo xa.
C. Bảo vệ Tổ quốc.
D. Nêu cao cảnh giác.
Câu 22. Tham gia hoạt động bảo vệ an ninh ở địa phương là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân?
A. Bảo vệ Tổ quốc.
B. Xây dựng tổ quốc.
C. Phát huy truyền thống dân tộc.
D. Bảo vệ quê hương.
Câu 23. Nguồn gốc của dân tộc Việt Nam được chỉ ra trong truyện nào sau đây ?
A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
C. Sự tích trầu cau.
B. Bánh chưng, bánh giầy.
D. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Câu 24. Tinh thần kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm của ông cha ta được thể hiện trong câu chuyện nào sau đây ?
A. Tiên Dung và Chử Đồng Tử.
C. Thánh Gióng.
B. Trọng Thuỷ, Mị Châu.
D. Mai An Tiêm.
Câu 25. Câu chuyện nào sau đây nhắc nhở chúng ta phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác để bảo vệ đất nước trước những âm mưu đen tối của kẻ thù ?
A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
C. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
B. Trọng Thuỷ, Mị Châu.
D. Tiên Dung và Chử Đồng Tử.
Câu 26. Người Việt Nam chúng ta thường sử dụng khái niệm nào sau đây để chỉ những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với mình ?
A. Đồng loại.
B. Đồng chủng.
C. Đồng chí.
D. Đồng bào.
Câu 27. Lễ hội phản ánh truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà chỉ dân tộc Việt Nam mới có đó là :
A. Lễ hội Gióng.
C. Lễ hội Lồng tồng.
B. Lễ hội Óc Om Bóc.
D. Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Câu 28. Bác Hồ đã nói với các chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong : “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” ở đâu và vào thời gian nào ?
A. Đền Hùng, ngày 19 – 9 – 1954.
C. Hà Nội, ngày 19 – 12 – 1946.
B. Đền Hùng, ngày 19 – 9 – 1946.
D. Hà Nội, ngày 2 – 9 – 1945.
Câu 29. Đối với mỗi công dân thì nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phải được thực hiện 
A. khi Tổ quốc thực sự lâm nguy. 
C. khi Tổ quốc bị xâm lăng.
B. khi nổ ra chiến tranh.
D. cả trong thời bình và thời chiến.
Câu 30. Quyết tâm chống giặc giữ nước của ông cha ta được thể hiện trong sự kiện (được coi như Hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam) nào sau đây ?
A. Hội nghị Bình Than.
C. Hội thề Lũng Nhai.
B. Hội nghị Diên Hồng.
D. Hội thề Đông Quan.
Câu 31. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ đơn thuần là ngăn ngừa, chống lại kẻ thù mà còn phải : 
A. chủ động tấn công kẻ thù.
C. cảnh giác, đề phòng kẻ thù.
B. xây dựng đất nước vững mạnh.
D. tuyên truyền, lôi kéo nhân dân.
Câu 32. Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh/thành phố nào của nước ta ?
A. Quảng Ngãi.
C. Quảng Nam.
B. Thừa Thiên – Huế.
D. Đà Nẵng.
Câu 33. Huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh/thành phố nào của nước ta ?
A. Khánh Hoà.
C. Bà Rịa – Vũng Tàu.
B. Bình Định.
D. Quảng Ngãi/.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_cuoi_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_10.docx