Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020

PHẦN 1. Lý thuyết

Phạm vi nội dung ôn tập: từ chương 1: Cơ chế di truyền cấp phân tử đến hết phần Sinh thái hoc̣ SGK Sinh

học lớp 12

Câu hỏi gợi ý:

1. Cấu trúc chung của gen? Phân biệt gen nhân thực với gen nhân sơ? Đặc điểm của mã di truyền?

2. Cơ chế và ý nghĩa của các quá trình: tái bản AND, phiên mã, dịch mã, điều hoà hoạt động của gen.

3. Chuyên đề “Biến dị” gồm:

- Biến dị di truyền : Đột biến: Các dạng, cơ chế và hậu quả của đột biến gen và đột biến NST.

- Biến dị không di truyền: Thường biến

4. Các quy luật di truyền: Nội dung, tỷ lệ chung, cách nhận biết từng quy luật (quy luật phân li, quy luật phân

li độc lập, quy luật tương tác gen không alen, liên kết và hoán vị gen, liên kết với giới tính, di truyền ngoài

nhân), ý nghĩa của các quy luật di truyền.

5. Phương pháp xác định nhóm gen liên kết, tần số hoán vị gen

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang viethung 03/01/2022 8240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2019-2020
1 
1 
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA 
TỔ: TỰ NHIÊN 
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II - MÔN SINH HỌC 12 
 NĂM HỌC 2019 - 2020 
PHẦN 1. Lý thuyết 
Phạm vi nội dung ôn tập: từ chương 1: Cơ chế di truyền cấp phân tử đến hết phần Sinh thái hoc̣ SGK Sinh 
học lớp 12 
Câu hỏi gợi ý: 
1. Cấu trúc chung của gen? Phân biệt gen nhân thực với gen nhân sơ? Đặc điểm của mã di truyền? 
2. Cơ chế và ý nghĩa của các quá trình: tái bản AND, phiên mã, dịch mã, điều hoà hoạt động của gen. 
3. Chuyên đề “Biến dị” gồm: 
- Biến dị di truyền : Đột biến: Các dạng, cơ chế và hậu quả của đột biến gen và đột biến NST. 
- Biến dị không di truyền: Thường biến 
4. Các quy luật di truyền: Nội dung, tỷ lệ chung, cách nhận biết từng quy luật (quy luật phân li, quy luật phân 
li độc lập, quy luật tương tác gen không alen, liên kết và hoán vị gen, liên kết với giới tính, di truyền ngoài 
nhân), ý nghĩa của các quy luật di truyền. 
5. Phương pháp xác định nhóm gen liên kết, tần số hoán vị gen. 
6. Các phép lai để xác định quy luật di truyền: Lai thuận nghịch, lai phân tích. 
7. Nguyên tắc áp dụng quy luật nhân xác suất trong giải các bài toán quy luật di truyền. 
8. Các đặc trưng di truyền của quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối. 
9. Khái niệm về tần số tương đối của các alen và tần số kiểu gen. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể tự 
phối sau n thế hệ, của quần thể giao phối ngẫu nhiên. 
10. Nội dung định luật Hardy-Weiberg , điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật. 
11. Mô tả đặc điểm một số bệnh di truyền ở người. Nêu phương pháp phòng và chữa các bệnh di truyền ở 
người. 
12. Nêu được các phương pháp ứng dụng di truyền trong chọn, tạo giống 
13. Nội dung các học thuyết tiến hóa, các bằng chứng tiến hóa 
14. Các con đường hình thành loài mới, hình thành đặc điểm thích nghi theo quan điểm Đác Uyn và quan 
điểm hiện đại 
15. Sự phát sinh phát triển của sinh vật và sự phát sinh loài người 
16. Nhân tố sinh thái ? ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật ? 
17. Quần thể và các đặc trưng cơ bản của quần thể ? Mối quan hệ giữa các loài trong quần thể ? 
18. Quần xã và hệ sinh thái ? đặc trưng và mối quan hệ trong quần xã ? 
19. Dòng năng lượng trong HST? Chuỗi thức ăn va lưới thức ăn ? 
20. Các chu trình trong HST, Sinh quyển và tài nguyên thiên nhiên/ 
PHẦN 2 – BÀI TẬP 
Học sinh ôn lại các dạng bài tập trong SGK sau các bài học và bài ôn tập chương. Tham khảo các bài tập 
trong sách bài tập sinh học lớp 12. 
Một số dạng bài tập minh hoạ: 
Dạng 1: Xác định chiều dài của gen bình thường và gen sau đột biến khi biết số lượng của từng loại Nu và 
dạng đột biến. 
Dạng 2: Xác định số NST trong các thể dị bội khi biết bộ NST 2n của loài. Xác định cơ chế hình thành các 
thể đột biến đó. 
Dạng 3: Vận dụng thành thạo bảng công thức của Menden, công thức nhân xác suất để tinh số giao tử, số 
kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình (không cần viết sơ đồ lai). 
Dạng 4: Cho biết tỷ lệ kết quả phân li kiểu hình ở đời con của các phép lai, tìm kiểu gen của bố mẹ và xác 
định quy luật di truyền chi phối. 
Dạng 5. Cho kiểu gen hoặc kiểu hình của bố mẹ trong các phép lai, biện luận và viết sơ đồ lai. 
Dạng 6: Xác định tần số tương đối của các alen, tần số KG trong quần thể tự phối, trong quần thể ngẫu phối. 
Xác định cấu trúc di truyền và trạng thái cân bằng của quần thể? 
Dạng 7. Phân tích sơ đồ phả hệ để tìm ra quy luật di truyền tật, bệnh trong sơ đồ. 
2 
2 
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HOẠ 
I. PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN 
Câu 1: Khi nói về opêron Lac ở vi khuần E. coli có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? 
(1) Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac. 
(2) Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã. 
(3) Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã. 
(4). Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc Z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần. 
 A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 
Câu 2: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? 
(1) Đột biến gen xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã. 
(2) Mọi đột biến gen đều chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của tác nhân đột biến. 
(3) Tất cả các đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. 
(4) Đột biến gen có thể xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. 
(5) Gen đột biến luôn được di truyền cho thế hệ sau. 
(6) Gen đột biến luôn được biểu hiện thành kiểuhình. 
(7) Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. 
 A. 1 B. 6 C. 5 D. 3 
Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc 
phân tử và quá trình nào sau đây? 
 (1) Phân tử ADN mạch kép (2) phân tử tARN 
 (3) Phân tử prôtêin (4) Quá trình dịch mã 
 A. (1) và (3) B. (1) và (2) C. (2) và (4) D. (3) và (4) 
Câu 4 : Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ một tế bào chứa 
cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi 
của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B 
là 
 A. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X B. mất một cặp A-T 
 C. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. D. mất một cặp G-X 
Câu 5: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực? 
 (1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tể bào chất. 
 (2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên ADN trong tế bào 
chất. 
 (3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN trong tế bào chất 
có cấu trúc kép, mạch vòng. 
 (4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất của giao tử 
luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu. 
 A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. 
Câu 6: Cho biết các côđon mã hóa một số loại axit amin như sau: 
Côđon 5’GAU3’; 5’GAX3’ 5’UAU3’; 5’UAX3’ 5’AGU3’; 5’AGX3’ 5’XAU3’; 5’XAX3’ 
Axit amin Aspactic Tirôzin Xêrin Hist ... bố theo thứ tư ̣tương tư ̣nhau. 
 D. Trong hoa đưc̣ của cây đu đủ có 10 nhi ̣, ở giữa hoa vâñ còn di tích của nhuy.̣ 
Câu 33 Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật? 
A. Dột biến và di – nhập gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gen. 
B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. D. Đột biến và chọn lọc tự nhiên. 
Câu 34: Nếu một alen đột biến ở trạng thái lặn được phát sinh trong quá trình giảm phân thì alen đó 
 A. được tổ hợp với alen trội tạo ra thể đột biến. 
 B. không bao giờ được biểu hiện ra kiểu hình. 
 C. có thể được phát tán trong quần thể nhờ quá trình giao phối. 
 D. bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể, nếu alen đó là alen gây chết. 
Câu 35: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? 
 A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá 
thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. 
 B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của 
quần thể theo hướng xác định. 
 C. Chọn lọc tự nhiên chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích 
nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi. 
 D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. 
Câu 36: Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau: 
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. 
(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa. 
(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi. 
(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể. 
10 
10 
(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm. 
Có bao nhêu thông tin nói về vai trò của đột biến gen 
 A. 2 (2) và (5) B. 3 C. 4 D. 5 
III – SINH THÁI HỌC 
Câu 1: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ? 
A. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. 
B. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. 
C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. 
D. Những con cá sống trong cùng một cái hồ. 
Câu 2: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ 
A. hội sinh. B. ký sinh. C. cộng sinh. D. cạnh tranh. 
Câu 3: Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh 
dưỡng? 
A. Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối. 
B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt cho cơ thể. 
C. Một phần năng lượng mất qua chất thải (phân, nước tiểu...). 
D. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng (lá rụng, xác lột...). 
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái? 
A. Tháp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. 
B. Các loại tháp sinh thái bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. 
C. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. 
D. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. 
Câu 5: Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là 
A. sinh vật tiêu thụ cấp II. C. sinh vật phân hủy. B. sinh vật sản xuất. D. sinh vật tiêu thụ cấp 
I. 
Câu 6. Xét các yếu tố sau đây: 
(1) Sức sinh sản và mức độ tử vong của quần thể. 
(2) Mức độ nhập cư và xuất cư của các cá thể trong quần thể . 
(3) Tác động của các nhân tố sinh thái và lượng thức ăn trong môi trường. 
(4) Sự tăng giảm lượng cá thể của kẻ thù, mức độ phát sinh bệnh tật trong quần thể. 
Có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi kích thước của quần thể : 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 7: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: 
 A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. 
 B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. 
 C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với 
hệ sinh thái tự nhiên. 
 D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho 
chúng. 
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật? 
 A. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao. 
 B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định. 
 C. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp. 
 D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự 
dưỡng. 
Câu 9: Cho các hiện tượng sau : 
(1) Cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở 
(2) cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ 
(3) Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu 
(4) Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng 
(5) Động vật nguyên sinh sống trong ruột mối. 
(6) Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ 
(7) Cua biển mang trên thân những con hải quỳ 
Có bao nhiêu mối quan hệ cộng sinh ? 
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 
11 
11 
Câu 10: So với những loài tương tư ̣sống ở vùng nhiêṭ đới ấm áp, đôṇg vâṭ hằng nhiêṭ sống ở vùng ôn đới 
(nơi có khí hâụ laṇh) thường có 
 A. tỉ số giữa diêṇ tích bề măṭ cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần làm tăng sư ̣toả nhiêṭ của cơ thể 
 B. tỉ số giữa diêṇ tích bề măṭ cơ thể với thể tích cơ thể tăng, góp phần haṇ chế sư ̣toả nhiêṭ của cơ thể 
 C. tỉ số giữa diêṇ tích bề măṭ cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần haṇ chế sư ̣toả nhiêṭ của cơ thể 
 D. tỉ số giữa diêṇ tích bề măṭ cơ thể với thể tích cơ thể giảm, góp phần làm tăng sư ̣toả nhiêṭ của cơ thể 
Câu 11: Cho chuỗi thức ăn : Cây ngô sâu ăn lá ngô nhái rắn hổ mang diều hâu. 
Xét các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về chuỗi thức ăn trên ? 
(1) Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ bậc 3 
(2) Đây là chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật sản xuất 
(3) Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang, diều hâu là các động vật ăn thịt 
(4) Nhái thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 
(5) chuỗi thức ăn có 5 mắt xích 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 12: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia ? 
 A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường 
 B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng 
 C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng 
 D. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn 
Câu 13: Trong chu trình sinh địa hoá, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng 
biến đổi nitơ ở dạng 
3NO
 thành nitơ ở dạng 
4NH
 ? 
 A. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất B. Thực vật tự dưỡng 
 C. Vi khuẩn phản nitrat hoá D. Động vật đa bào 
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật? 
A. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh. 
B. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến 
hóa. 
C. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt. 
D. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình. 
Câu 15: Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: 
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal 
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal 
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal 
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal 
Hiệu suất sinh thái giữa bật dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bật dinh dưỡng cấp 4 với bật 
dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là : 
 A.9% và 10% B. 12% và 10% C. 10% và 12% D. 10% và 9% 
Câu 16: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái 
(1) Thực vật nổi ; (2) Động vật nổi ; (3) Giun ; (4) Cỏ ; (5) Cá ăn thịt 
Các nhóm sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 của hệ sinh thái là: 
 A.(2) và (3) B. (1) và (4) 
 C. (2) và (5) D. (3) và (4) 
Câu 17: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng? 
 A. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn. 
 B. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn lớn. 
 C. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật. 
 D. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp. 
Câu 18: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được ký hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết 
loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. 
12 
12 
II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn. 
III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4. 
IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G. 
A. 2. B. 1. C. 3 D. 4. 
Câu 19: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì: 
 A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong. 
 B. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của môi trường. 
 C. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp 
nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái nhiều hơn. 
 D. trong quần thể cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể. 
Câu 20: Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc 
bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và cùng thuộc một bậc 
dinh dưỡng kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình 
này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? 
I. Quần thể M và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng. 
II. Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N 
III. Quần thể M và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau 
IV. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. 
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 
Câu 21: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau : 
 (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. 
 (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. 
 (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên 
của môi trường. 
 (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. 
 Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là 
 A. (3) và (4). B. (1) và (4). C. (1) và (2). D. (2) và (3). 
Câu 22: Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau : cào cào, thỏ và nai ăn thực 
vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh 
vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là 
 A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, thỏ, nai. 
 C. cào cào, chim sâu, báo. D. chim sâu, mèo rừng, báo. 
Câu 23: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tháp sinh thái? 
 A. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên số lượng cá thể của mỗi bậc dinh dưỡng. 
 B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. 
 C. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ 
 D. Tháp sinh khối không phải lúc nào cũng có đáy lớn đỉnh nhỏ. 
Câu 24: Sơ đồ bên mô tả một số giai đoạn của chu trình nitơ trong tự nhiên. Trong các phát biểu sau, có 
bao nhiêu phát biểu đúng? 
 (1) Giai đoạn (a) do vi khuẩn phản nitrat hóa 
thực hiện. 
(2) Giai đoạn (b) và (c) đều do vi khuẩn nitrit 
hóa thực hiện. 
(3) Nếu giai đoạn (d) xảy ra thì lượng nitơ cung 
cấp cho cây sẽ giảm. 
(4) Giai đoạn (e) do vi khuẩn cố định đạm thực 
hiện. 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái ? 
 A. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau. 
 B. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào. 
 C. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định. 
 D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. 
Câu 26: Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong hệ sinh thái là 
13 
13 
 A. sinh vật phân huỷ B. động vật ăn thịt C. động vật ăn thực vật D. sinh vật sản xuất 
Câu 27: Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học ? 
 A. Vào mùa đông ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và sống ở trạng thái giả chết 
 B. Nhím ban ngày cuộn mình nằm như bất động, ban đêm sục sạo kiếm mồi và tìm bạn. 
 C. Cây mọc trong môi trường có ánh sáng chỉ chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn 
về phía nguồn sáng. 
 D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi giá lạnh, khan hiếm thức ăn đến những nơi ấm áp, có nhiều thức 
ăn. 
Câu 28: Trong một hệ sinh thái 
 A. sự biến đổi năng lượng diễn ra theo chu trình 
 B. năng lượng của sinh vật sản xuất bao giờ cũng nhỏ hơn năng lượng của sinh vật tiêu thụ nó 
 C. sự chuyển hoá vật chất diễn ra không theo chu trình 
 D. năng lượng thất thoát qua mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn là rất lớn. 
Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật? 
 A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong. 
 B. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong. 
 C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu. 
 D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu. 
Câu 30: .Cho các hoạt động sau của con người: 
 I. Tăng cường khai thác rừng nguyên sinh. 
 II. Bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. 
 III. Xử lí chất thải công nghiệp trước khi đưa ra môi trường. 
 IV. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. 
 Trong các hoạt động trên, có bao nhiêu hoạt động góp phần duy trì đa dạng sinh học? 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2019_2.pdf