Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021

Bài 1 Chí công vô tư

Bài 1 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 9): Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư ? Vì sao ?

a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân ;

b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình ;

c) Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc ;

 

Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 19 trang viethung 7400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021

Đề cuông ôn tập học kỳ I môn Giáo dục công dân 9 - Năm học 2020-2021
ĐỀ CUÔNG ÔN TẬP HỌC KỲ I Năm Học 2020-2021
MÔN GDCD LỚP 9
Bài 1 Chí công vô tư
Bài 1 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 9): Trong những hành vi sau đây, theo em, hành vi nào thể hiện phẩm chất chí công vô tư hoặc không chí công vô tư ? Vì sao ?
a) Mai là học sinh giỏi của lớp 9A, nhưng Mai không muốn tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân ;
b) Là lớp trưởng, Quân thường bỏ qua khuyết điểm cho những bạn chơi thân với mình ;
c) Là cán bộ lãnh đạo nhà máy, ông Lợi cho rằng chỉ nên đề bạt những người luôn ủng hộ và bảo vệ ông trong mọi việc ;
d) Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, Lan cho rằng chỉ nên bầu những bạn cỏ đủ tiêu chuẩn đã đề ra ;
đ) Để chấn chỉnh nền nếp kỉ luật trong xí nghiệp, theo ông Đĩnh cần phải xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm của cán bộ cấp dưới ;
e) Nhà bà Nga ở mặt phố, rất thuận lợi cho công việc kinh doanh, nhưng khi Nhà nước có chủ trương về giải phóng mặt bằng để mở đường, bà Nga vui vẻ chấp hành.
Lời giải:
- Hành vi thể hiện phẩm chất chí công vô tư: (d), (e)
+ Việc làm của Lan (d) thể hiện sự công bằng, không thiên vị.
+ Việc làm của bà Nga (e) là đặt lợi ích của tập thể, của cộng đồng lên trên lợi ích của cá nhân.
Những hành vi (d), (e) thể hiện chí công vô tư vì bạn Lan, bà Nga đã giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung.
- Những hành vi (a), (b), (c), (đ), thể hiện không chí công vô tư vì họ đều xuất phát từ lợi ích cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phôi mà giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng.
Bài 3 (trang 5 sgk Giáo dục công dân 9): Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau đây (im lặng, phản đối hay đồng tình) và giải thích vì sao em lại làm như vậy ?
a) Em biết ông Ba làm nhiều việc sai trái, nhưng ông Ba lại là ân nhân của gia đình em.
b) Em biết ý kiến của bạn Trung là đúng, song ý kiến đó lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối.
c) Khi đề cử đại biểu tham dự Đại hội “Cháu ngoan Bác Hồ” của thành phố, một số bạn biết Trang hoàn toàn xứng đáng, song lại không đồng ý cử Trang vì Trang hay phê bình mỗi khi các bạn đó có khuyết điểm.
Lời giải:
Em không đồng tình các việc làm trên, vì tất cả các việc làm không thể hiện sự chí công vô tư.
- Trường hợp (a): Ông Ba sai, nhưng vì nể không dám chỉ ra cái của ông Ba như vậy, mình trở thành kẻ đồng lõa dung túng với sai của ông Ba.
- Trường hợp (b), (c): Ý kiến của Trung đúng; hành vi của Trung đúng, mình phải đứng về lẽ phải, bảo vệ cho Trung và Trang, vậy mới là người thấu tình đạt lí, chí công vô tư.
Bài 1 (trang 8 sgk Giáo dục công dân 9): Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Vì sao ?
a) Người tự chủ biết tự kiểm chế những ham muốn của bản thân ;
b) Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động ;
c) Người tự chủ luôn hành động theo ý mình ;
d) Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau ;
đ) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp ;
e) Cần giữ thái độ ôn hoà, từ tốn trong giao tiếp với người khác.
Lời giải:
- Em đồng tình với những ý kiến: (a), (b), (d) (e).
Bởi vì: Những biểu hiện đó là những biểu hiện của người có tính tự chủ, thể hiện sự quan tâm, suy nghĩ chín chắn.
- Em không đồng tình với ý kiến (c) và (đ), vì người có tính tự chủ là người biết điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cho phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, không hành động một cách mù quáng theo ý thích cá nhân của mình. Nếu ý thích đó là không đúng, không hợp với điều kiện, hoàn cảnh hay chuẩn mực xã hội.
 Baì Dân chủ và kì luật
Bài 1 (trang 11 sgk Giáo dục công dân 9): Theo em, những việc làm nào sau đây có nội dung thể hiện tính dân chủ ? Vì sao ?
a) Nhà trường tổ chức cho học sinh học tập nội quy của trường ; học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy ;
b) Ông Bính - tổ trưởng tổ dân phố - quyết định mỗi gia đình nộp 5.000 đồng để làm quỹ thăm hỏi những gia đình gặp khó khăn ;
c) Nam đến trường dự sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch ;
d) Thầy chủ nhiệm giao cho Hùng điều khiển buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người đã tích cực phát biểu ý kiến ;
đ) Trong một trận đấu bóng, các cầu thủ xô xát với nhau trên sân cỏ, không tuân theo quyết định của trọng tài.
Lời giải:
- Những hoạt động thể hiện dân chủ là: (a), (c), (d).
(a) Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được thảo luận nội quy và thống nhất thực hiện, đây là một việc làm phát huy quyền dân chủ của học sinh.
(c) Nam đã thể hiện quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.
(d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp.
- Những hoạt động thiếu dân chủ: (b), ông Bính đã tự quyết định sô" tiền mỗi gia đình phải nộp mà không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình, đây là việc làm thiếu dân chủ.
- Hoạt động thể hiện thiếu tính kỉ luật là (e): Các cầu thủ không thực hiện đúng quy định kỉ luật trận đấu và tôn trọng quyết định của trọng tài.
 Bảo vệ hòa bình
Bài 1 (trang 16 sgk Giáo dục công dân 9): Em hãy cho biết, những hành vi nào sau đây biểu hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày ?
a) Biết lắng nghe người khác ;
b) Biết thừa nhận những điểm mạnh của người khác ;
c) Dùng vũ lực để giải quyết các mâu thuẫn cá nhân ;
d) Học hỏi những điều hay của người khác ;
đ) Bắt mọi người phải phục tùng mọi ý muốn của mình ;
e) Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác ;
g) Phân biệt đối xử giữa các dân tộc ;
h) Giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế;
i) Viết thư, gửi quà ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng có chiến tranh.
Lời giải:
Những hành vi (a), (b), (d), (e), (h), (i) là các biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày.
Bài 2 (trang 16 sgk Giáo dục công dân 9): Em tán thành những ý kiến nào dưới đây ? Vì sao ?
a) Mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình ;
b) Chỉ có các nước lớn, nước giàu mới ngăn chặn được chiến tranh ;
c) Bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại.
Lời giải:
Em tán thành với ý kiến ( ... o em đồng ý hoặc không đồng ý.
a) Kết hôn khi nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên ;
b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con ;
c) Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp ;
d) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính ;
đ) Kết hôn khi nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên ;
e) Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc ;
g) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con trong việc chọn bạn đời ;
h) Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm ;
i) Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con ;
k) Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính ;
l) Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc ;
m) Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.
Lời giải:
Em đồng ý với những ý kiến: (d), (đ), (g), (h), (i), (k) vì những ý kiến đó dựa trên quan điểm của một tình yêu chân chính. Trách nhiệm tình cảm của mỗi người trong gia đình và thực hiện vấn đề hôn nhân đúng pháp luật quy định.
) Những hành vi như thế nào là vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh ?
Trả lời:
Những hành vi vi phạm pháp luật của Nhà nước về kinh doanh như:
+ Kinh doanh không đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép;
+ Kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước cấm;
+ Buôn lậu, trôn thuế;
+ Sản xuất, buôn bán hàng giả...
b) Em hiểu thế nào là quyền tự do kinh doanh ?
Trả lời:
Là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tể chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
c) Theo em, tại sao Nhà nước ta lại quy định các mức thuế suất chênh lệch nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng ?
Trả lời:
- Các mức thuế chênh lệch nhau vì lí do Nhà nước ta khuyến khích sản xuất trong nước và xuất khẩu hàng hoá.
- Khuyến khích phát triển đối với những ngành, những mặt hàng cần thiết đối với đời sống nhân dân (miễn thuế hoặc mức thuế rất thấp).
- Hạn chế đối với một số ngành, một số mặt hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống nhân dân (đánh thuế rất cao).
Bài 3 (trang 47 sgk Giáo dục công dân 9): Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Hãy giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.
a) Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp ;
b) Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì ;
c) Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật;
d) Buôn bán nhỏ thì không cần phải kê khai ;
đ) Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước ;
e) Buôn bán phải theo đúng số lượng và mặt hàng đã kê khai.
Lời giải:
- Em đồng ý với ý kiến: (c), (đ), (e)
Bởi vì những ý kiến đó là thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân và nghĩa vụ đóng thuế mà pháp luật quy định.
- Em không đồng ý với ý kiến: (a), (b), (d)
Bởi vì công dân không được phép kinh doanh những mặt hàng Nhà nước cấm; dù buôn bán nhỏ cũng phải đăng kí kinh doanh theo quy định của Nhà nước.
 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bài 1 (trang 50 sgk Giáo dục công dân 9): Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng ? Vì sao ?
a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì ;
b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình ;
c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình ;
d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất ;
đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình ;
e) Trẻ em cộ quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động.
Lời giải:
Ý kiến đúng: (b), (đ), (e)
Những ý kiến trên đều đúng quy định của pháp luật về quyền trẻ em. Trẻ em ngoài việc học tập có thể làm những việc gia đình vừa sức để giúp đỡ bố mẹ.
Bài 2 (trang 50 sgk Giáo dục công dân 9): Hà, 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách sau đây ?
a) Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước ;
b) Xin làm hợp đồng tại Qáàc cơ sở sản xuất kinh doanh ;
c) Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công ;
d) Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động.
Lời giải:
Hà mới 16 tuổi, do đó Hà chỉ có thể tìm việc làm bằng hai cách:
- (b) Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh;
- (c) nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công.
Bài 3 (trang 50 sgk Giáo dục công dân 9): Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động ?
a) Quyền được thuê mướn lao động ;
b) Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề ;
c) Quyền sở hữu tài sản ;
d) Quyền được thành lập công ti, doanh nghiộp ;
đ) Quyền sử dụng đất;
e) Quyền tự do kinh doanh.
Lời giải:
Quyền lao động là các quyền: (b), (d), (e).
Bài 4 (trang 50 sgk Giáo dục công dân 9): Hãy cho biết ý kiến của em về hai quan niệm dưới đây và giải thích vì sao :
a) Lao động là hoạt động sử dụng sức lao động để tạo ra thu nhập.
b) Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động.
Lời giải:
Em đồng ý với ý kiến (b): bởi vì lao động là hoạt động có mục đích của con người nhăm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
Hành vi vi pham
Người lao động
Người sử dụng lao đòng
1) Thua trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp
2) Đi xuất khẩu lao động chưa hết thời hạn đã bỏ việc, trốn ở lại nước ngoài
3) Không trả công cho người thử việc
4) Kéo dài thời gian thử việc
5) Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc
6) Tự ý bỏ việc không báo trước
7) Nghỉ việc dài ngày không có lý do
8) Không trả đủ tiền công theo thoả thuận
9) Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết trong hơp đồng lao động
10) Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng
Lời giải:
- Đánh dấu X vào ô Người lao động ở các hành vi (2), (5), (6), (7)
- Đánh dấu X vào ô Người sử dụng lao động ở các hành vi (1), (3), (4), (8), (9), (10).
Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân
Trả lời Gợi ý Bài 15 trang 52 sgk GDCD 9
a) Em hãy nhận xét các hành vi trên và cho biết người thực hiện từng hành vi mắc lỗi gì ?
Trả lời:
- Hành vi (1): Xây nhà cao tầng, không giấy phép → Xây nhà trái phép; đổ phế thải xuống cống thoát nước.
- Hành vi (2): Đua xe, vượt đèn đỏ → Vi phạm Luật An toàn giao thông
- Hành vi (3): Tâm thần, đập phá → Mắc lỗi nhưng không vi phạm pháp luật
- Hành vi (4): Cướp giật dây chuyền, túi xách → Tội trộm, cướp.
- Hành vi (5): Vay tiền dây dưa không trả → Xâm phạm tài sản của người khác.
- Hành vi (6): Chặt cây, tỉa cành không đặt điểm báo → Vi phạm nội quy an toàn lao động.
Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân
Bài 1 (trang 55 sgk Giáo dục công dân 9): Em hãy xác định các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì (hành chính, hình sự, dân sự) hay vi phạm kỉ luật.
Hành vi
Vi phạm pháp luật hành chính
Vi phạm pháp luật hình sự
Vi phạm pháp luật dân sự
Vi phạm kỉ luật
a) Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà
b) Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã trong hợp đổng mua bán hàng hoá
c) Trộm cắp tài sản của công dân
d) Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
đ) Sử dụng tài liệu trái quy định trong giờ kiểm tra
e) Vi phạm nội quy an toàn lao động của xí nghiệp
g) Đi xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe
Lời giải:
- Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật hành chính với các hành vi (4), (7)
- Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật hình sự với hành vi (3).
- Đánh dấu X vào ô: Vi phạm pháp luật dân sự với các hành vi (1), (2).
- Đánh dấu X vào ô: Vi phạm kỉ luật với các hành vi (5), (6).
Bài 2 (trang 55 sgk Giáo dục công dân 9): Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình ? Vì sao ?
a) Một người lái xe uống rượu, không làm chủ được tay lái đã đâm vào xe máy của người đi đường ;
b) Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.
Lời giải:
Trường hợp (b) không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình; vì em bé mới 5 tuổi (chưa đến tuổi quy định pháp luật), do đó không coi là vi phạm pháp luật, nên không phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình.
Bài 3 (trang 55 sgk Giáo dục công dân 9): Do muốn có tiền tiêu xài, Nam - học sinh lớp 9 (14 tuổi), đã nhận lời chuyển một gói hàng lớn để lấy tiền. Trên đường đi đưa hàng Nam đã bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý. Các chú công an đã giữ Nam lại.
Theo em, trong các ý kiến sau đây, ý kiến nào là đúng ? Vì sao ?
a) Nam sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, vì vận chuyển ma tuý là phạm tội;
b) Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự vì ít tuổi ;
c) Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự, vì bị lừa, khi nhận chuyển gói hàng không biết có ma tuý ở trong.
Lời giải:
Trường hợp a là đúng - Nam phải chịu trách nhiệm hình sự là do Nam cố ý phạm tội rất nghiêm trọng.
Bài 4 (trang 56 sgk Giáo dục công dân 9): Tú (14 tuổi - Học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may va vào ông Ba - người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và ông Ba bị thương nặng.
Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc và trách nhiệm của Tú trong sự việc này.
Lời giải:
- Hành vi của Tú là sai trái đối với quy định của pháp luật.
- Các vi phạm pháp luật mà Tú mắc phải:
+ Đi xe máy khi chưa đủ tuổi quy định;
+ Vượt đèn đỏ → gây hậu quả: ông Ba bị thương nặng.
- Trách nhiệm của Tú trong sự việc này:
+ Tú và gia đình Tú phải xin lỗi ông Ba và có trách nhiệm bồi dưỡng, chăm sóc ông Ba;
+ Bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Bài 5 (trang 56 sgk Giáo dục công dân 9): Trong các ý kiến sau, ý kiến nào đúng ? Vì sao ?
a) Bất kì ai phạm tội cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự ;
b) Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự;
c) Những người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình ;
d) Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự ;
đ) Người dưới 18 tuổi không phải chịu trách nhiệm hành chính ;
e) Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
Lời giải:
- Ý kiến đúng: (c), (e)
- Ý kiến sai: (a), (b), (d), (đ)
Bài 6 (trang 56 sgk Giáo dục công dân 9): Theo em, vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không ? Hãy so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí.
Lời giải:
- Vi phạm đạo đức không phải là vi phạm pháp luật.
- Giống nhau:
+ Là những quan hệ xã hội và các quan hệ xã hội này được pháp luật điều chỉnh, nhằm làm cho quan hệ giữa người với người ngày càng tốt đẹp, công bằng, trật tự, kĩ cương.
+ Mọi người đều phải hiểu biết và tuân theo các quy tắc, quy định mà đạo đức và pháp luật đưa ra.
- Khác nhau:
+ Trách nhiệm đạo đức:
Bằng tác động của dư luận - xã hội tự giác thực hiện;
Lương tâm cắn rứt
+ Trách nhiệm pháp lí:
Bắt buộc thực hiện;
Phương pháp cưỡng chế của Nhà nước.
Bài 17
Bài 1 (trang 65 sgk Giáo dục công dân 9): Những hành vi, việc làm nào dưới đây là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? Vì sao ?
a) Đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi quy định ;
b) Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ ;
c) Vận động bạn bè, người thân thực hiện nghĩa vụ quân sự ;
d) Dân phòng tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư ;
đ) Tham gia luyện tập quân sự ở cơ quan, trường học ;
e) Xây dựng nhà máy quốc phòng ;
g) Tự ý chụp ảnh ở các khu vực quân sự ;
h) Gặp gỡ ẹác chiến sĩ quân đội, các cựu chiến binh nhân dịp 22 - 12 ;
i) Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi có nguy hại đến an ninh quốc gia.
Lời giải:
Những hành vi, việc làm: (a), (c), (d), (đ), (e), (h), (i) là những hành vi, việc làm thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Vì những hành vi, việc làm đó thực hiện đúng những nội dung được nêu trong Hiến pháp, Luật Nghĩa vụ quân sự, Bộ luật Hình sự, liên quan đến nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
Bài 2 (trang 65 sgk Giáo dục công dân 9): Hãy nêu những việc em và các bạn có thể làm để thực hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
Lời giải:
- Tích cực rèn luyện sức khoẻ, tham gia luyện tập quân sự;
- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự, trị an ở nơi cư trú và trong trường học;
- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương;
- Tuyên truyền, phát hiện những âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực phản động thù địch.
Bài 2 (trang 65 sgk Giáo dục công dân 9): Hãy nêu những việc em và các bạn có thể làm để thực hiện trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc.
Lời giải:
- Tích cực rèn luyện sức khoẻ, tham gia luyện tập quân sự;
- Tham gia các hoạt động bảo vệ trật tự, trị an ở nơi cư trú và trong trường học;
- Tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa ở địa phương;
- Tuyên truyền, phát hiện những âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực phản động thù địch.
Bài 6 (trang 68 sgk Giáo dục công dân 9): Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật ? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó.
Lời giải:
- Những biểu hiện chưa tốt về đạo đức:
+ Còn che dấu khuyết điểm của bạn.
+ Còn trao đổi khi làm bài kiểm tra, nhắc bài cho bạn khi cô giáo kiểm tra miệng...
+ Còn trốn học.
- Những biểu hiện chưa tốt về pháp luật:
+ Đi xe đạp hàng ba, đi xe còn lạng lách đánh võng, chở ba người...
+ Chưa đội mũ bảo hiểm đúng quy định khi ngồi sau xe máy;
+ Chưa đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
- Biện pháp khắc phục:
+ Tự kiểm điểm một cách nghiêm túc những sai phạm về đạo đức như che dấu khuyết điểm của bạn, trao đổi khi làm bài...
+ Phải thẳng thắn, chân tình góp ý kiến khi bạn mắc khuyết điểm;
+ Học và nắm vững Luật An toàn giao thông để không vi phạm.
- Nếu là Thanh và Hà, em sẽ kiên quyết từ chối không nhận gói hàng của người phụ nữ, bởi em biết đó là một gói hàng chứa những điều phạm pháp, nên công an mới rượt đuổi và người phụ nữ cố tình giấu đi.
- Người phụ nữ làm một việc xấu xa, buôn bán đồ quốc cấm vi phạm pháp luật, cần bị pháp luật xử lí.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_9_nam_hoc_202.docx