Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 1. Hiện nay mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh nguyên nhân là do

A. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.

B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng với tốc độ cao

C. Quy mô dân số hiện nay lớn và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao

D. Hiệu quả của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chưa cao.

 

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 88 trang viethung 04/01/2022 7760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kỳ 2 môn Địa lý Lớp 12- Năm học 2020-2021
BÀI 16. ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ VÀ PHÂN BỐ DÂN CƯ NƯỚC TA
Đông dân, nhiều thành phần dân tộc
Dân số còn tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ
Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Năm 2006 dân số là 84,156 triệu người, thứ 3 ĐNA, thứ 8 Châu Á và 13 trên thế giới.
→ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, bên cạnh đó gây trở ngại trong phát triển KT, giải quyết việc làm, chất lượng cuộc sống.
- Có 3,2 triệu người Việt ở nước ngoài, đang đóng góp cho sự pt đất nước.
- Có 54 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh (86,2%)
→ đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, đa dạng văn hoáTuy nhiên, mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp
- Do thực hiện tốt chính sách DSKHHGĐ, nên tốc độ gia tăng DS có giảm nhưng mỗi năm DS vẫn tăng hơn 1 triệu người.
→Gia tăng DS đã tạo nên sức ép lớn cho pt KT-XH: 
 + Giảm tốc độ tăng trưởng KT, thất nghiệp
 + Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
 + Chất lượng đời sống của người dân chậm cải thiện.
- Dân số trẻ, đang có xu hướng già đi.
→ Lực lượng lao động dồi dào, trẻ nên năng động, sáng tạo, bên cạnh đó khó khăn trong giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Mật độ dân số cả nước: 245 người/km2 (2006)
- Phân bố không đều giữa đồng bằng – trung du, miền núi:
+ Đồng bằng: 1/4 DT nhưng chiếm 3/4 dân số
+ Miền núi: 3/4 DT - chiếm 1/4 dân số
- Phân bố không đều giữa nông thôn-thành thị
Tỉ trọng dân TT tăng lên (năm 2005, tỉ lệ dân thành thị 26,9 %) trong khi tỉ trọng dân cư NT giảm (năm 2005, tỉ lệ dân nông thôn 73,1 %). Tuy nhiên, dân cư chủ yếu sống ở nông thôn.
- Nguyên nhân: - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ.
- Hậu quả: Gây khó khăn cho việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
 Câu 1. Hiện nay mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh nguyên nhân là do
A. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng với tốc độ cao 
C. Quy mô dân số hiện nay lớn và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao
D. Hiệu quả của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chưa cao.
Câu 2. Nhận định đúng nhất về tỉ lệ tăng dân số nước ta hiện nay:
A. Vẫn còn rất cao.	B. Giảm rất nhanh.
C. Giảm chậm và đi dần vào thể ổn định.	D. Tăng, giảm thất thường.
Câu 3. Dân cư nước ta phân bố không đều đã ảnh hưởng xấu đến:
Việc phát triển giáo dục và y tế.
Khai thác tài nguyên và sử dụng nguồn lao động.
Vấn đề giải quyết việc làm.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Câu 4. Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số đến chất lượng cuộc sống là 
A. ô nhiễm môi trường	B. cạn kiệt tài nguyên
C. giảm GDP bình quân đầu người.	D. giảm tốc độ phát triển kinh tế
 Câu 5.Cho bảng số liệu: 
 DIỆN TÍCH VÀ DÂN SỐ MỘT SỐ VÙNG CỦA NƯỚC TA NĂM 2017
Diện tích( km2)
Dân số ( nghìn người)
Đồng bằng sông Hồng
15082.0
20099.0
Tây Nguyên
54508.3
5778.5
Căn cứ bảng số liệu cho biết nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh mật độ dân số Đồng bằng sông Hồng so với Tây Nguyên? Mật độ dân số = Dân số / Diện tích( người/ km2) 
A. Đồng bằng sông Hồng có mật độ cao(1333 người/ km2 ), Tây Nguyên chỉ 89 người/ km2
B. Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng cao gấp 13 lần so với Tây Nguyên 
C. Mật độ dân số đồng bằng sông Hồng cao hơn Tây Nguyên 5.8 lần
D. Tây Nguyên có mật độ dân số gần bằng Đồng bằng sông Hồng
Câu 6 Tỉ lệ dân số thành thị có xu hướng ngày càng tăng chủ yếu là do: 
A. tác động của nền kinh tế thị trường B. tác động của xu thế toàn cầu hóa
C. tác tác động của quá trình đô thị hóa D. tác tác động của quá trình CNH-HĐH 
Câu 7 Tỉ lệ dân số thành thị có xu hướng ngày càng tăng nhưng còn chậm chủ yếu do: 
A. cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quá trình đô thị hóa diễn ra chậm 
B. sự di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị
C. quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh
D. tác động của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Câu 8. Sức ép dân số lên ĐBSH không biểu hiện ở:
A. GDP/ người và bình quân lương thực / người đều thấp B. Việc làm là vấn đề nan giải C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm D. Bình quân diện tích đất nông nghiệp/ người thấp
Câu 9. Để giải quyết tốt vấn đề lương thực ở đồng bằng sông Hồng, cần phải
A. đẩy mạnh thâm canh, thay đổi cơ cấu mùa vụ B. không ngừng mở rộng diện tích C. mở rộng giao lưu với các vùng lân cận D. nhập lương thực từ bên ngoài
Câu 10. Ý nào sau đây không còn chính xác với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay?
A. Tỉ số giới tính khi sinh mất cân đối: Nam nhiều hơn nữ
B. dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi
C. Cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ngày càng nhanh 
D. Dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, có xu hướng giảm về tỉ trọng
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhâṇ xét nào dưới đây là không đúng với sự phân bố dân cư ở nước ta? 
A. Dân số nông thôn luôn cao gấp nhiều lần dân số thành thi.̣ 
B. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có số lượng ngày càng giảm.
C. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng. 
D. Dân số thành thị chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng ngày càng tăng
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết nhận định nào không đúng về đặc điểm dân số của nước ta ? 
A. Tỉ lệ dân số thành thi ngày càng giảm B. Phân bố dân cư không đều.
C. Dân số tăng nhanh. D. Tỉ lệ dân số nông thôn ngày càng giảm
MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHÁC :
1. Nguyên nhân chính dẫn đến sự phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và miền núi là do:
 Sự khác biệt lớn về điều kiện tự nhiên giữa 2 khu vực
2. Nguyên nhân làm cho ĐBSH là vùng đông dân nhất cả nước:
 - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất
 - Trình độ phát triển kinh tế( vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước, thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng thâm canh lúa nước lâu đời nên cần nhiều lao động)
 - Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
 - Chuyển cư( nhập cư từ vùng khác, nhất là Hà Nội, Hải Phòng.. 
 - Có nhiều đô thị lớn(Hà Nội, Hải Phòng)và cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt nhất nhì cả nước 
3. Vấ ... 1,85
Dạng biểu đồ thích hợp nhất so sánh sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long với cả nước là
A.Biểu đồ tròn.	B.Biểu đồ đường.
C.Biểu đồ miền.	D.Biểu đồ cột.
Câu 34: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM
Vùng
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng lúa (nghìn tấn)
2005
2014
2005
2014
 Đồng bằng sông Hồng
1 186,1
1 122,7
6 398,4
7 175,2
 Đồng bằng sông Cửu Long
3 826,3
4 249,5
19 298,5
25 475,0
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.
B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.
BÀI 42. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH, QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
1. Nước ta có vùng biển rộng lớn:
- Diện tích trên 1 triệu km2
- Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vung tiếp giáp lãnh hải, vùng chủ quyền kinh tế biển, vùng thềm lục địa.
2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển:
- Thuộc vùng biển nước ta có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ
- Nước ta có 12 huyện đảo
- Ý nghĩa của các đảo, quần đảo trong chiến lược phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng
+ Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản; ngành công nghiệp chế biến hải sản, GTVT biển, du lịch
+ Giải quyết việc làm, nần cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo
+ Khẳng định chủ quyền các đảo đó thuộc chủ quyền huyện đảo nào của nước ta
3. Phát triển tổng hợp kinh tế biển:
a) Điều kiện thuận lợi và giải pháp để phát triển tổng hợp kinh tế biển
(thông tin phản hồi phiếu học tập)
b) Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển:
- Hoạt động KT biển rất đa dạng và phong phú, giữa các ngành KT biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ trong khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả KT cao
- Môi trường biển không thể chia cắt được, vì vậy khi một vùn biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại rất lớn
- Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người, nếu khai thác mà không chú ý bảo vệ môi trường có thể biến thành hoang đảo.
- Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa: 
- Tăng cường đối thoại với các nươc láng giềng sẽ là nhân tố phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta
- Mỗi công dân VN đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của VN.
1. Tại sao nói: Sự phát triển kinh tế - xã hội các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như tương lai.
- Các huyện đảo là nơi nghề cá và đánh bắt thuỷ sản phát triển, tập trung đông ngư dân, cũng là những căn cứ bảo vệ trật tự, an ninh trên các vùng biển và bờ biển của nước ta.
- Các huyện đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
2. Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn ?
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
- Đảo và quần đảo là lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.
- Để phát triển KT-HX
- Bảo vệ an ninh vùng biển.
3.Chứng minh nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển.
	- Nguồn lợi sinh vật: phong phú, giàu thành phần loài, nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm
	- Tài nguyên khoáng, dầu mỏ và khí tự nhiên: nguồn muối vô tận, sa khoáng oxit ti tan, cát trắng, các mỏ dầu và khí ở thềm lục địa.
	- Điều kiện pt GTVT biển: nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế; có nhiều vịnh kín gió, cửa sông thuận lợi xd cảng.
	- Điều kiện pt du lịch biển – đảo: nhiều bãi tắm rộng,phong cảnh đẹp, nhiều đảo và quần đảo phục vụ pt du lịch và an dưỡng.
4. Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa.
	- Biển Đông là biển chung của nhiều nước láng giềngvì vậy, tăng cường hợp tác với các nước có liên quan sẽ tạo ra sự pt ổn định trong khu vực.
	- Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta.
	- giữ vững chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
5. Tại sao phải khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản, du lịch biểnChỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển là không chia cắt được. Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho các vùng xung quanh.
- Môi trường đảo do diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.
6. Các huyện đảo của nước ta (12 huyện đảo): Vân Đồn, Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Kiên Hải, Phú Quốc (Kiên Giang).
NHÓM 6: Các trường Nguyễn Trãi, Liên Chiểu, Thái Phiên, Phạm Phú Thứ, Hiển Nhân
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - ĐỊA 12
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. (NB). Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là
	A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Duyên hải miền Trung.
	C. Đồng bằng sông cửu Long.	D. Đông Nam Bộ.
Câu 2. (NB). Công cuộc Đổi mới ở nước ta được tiến hành đầu tiên từ lĩnh vực nào? 
A. Công nghiệp.	B. Xây dựng.	 C. Nông nghiệp.	 	D. Dịch vụ. 
Câu 3. (NB). Phần lớn diện tích trồng chè ở Tây Nguyên tập trung tại tỉnh
A. Kon Tum.	B. Gia Lai.	C. Đắk Lắk. 	D. Lâm Đồng.
Câu 4. (NB). Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất của nước ta tập trung trên hệ thống 
A. Sông Đồng Nai.	 B. Sông Hồng.	C. Sông Thái Bình.	D. Sông Mã.
Câu 5. (NB). Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Hải Dương.	B. Tuyên Quang.	C. Thái Nguyên.	D. Hà Giang.
Câu 6. (NB). Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng nổi bật nhất trong phát triển hoạt động kinh tế nào sau đây?
A. Kinh tế biển. B. Sản xuất lương thực.	C. Thủy điện.	 D. Khai thác khoáng sản.
Câu 7. (NB). Đông Nam Bộ hiện nay đứng đầu cả nước về 
A. phát triển khai thác dầu và khí.	B. trữ năng thủy điện ở các sông. 
C. trồng các loại cây lương thực.	D. chăn nuôi gia cầm và thủy sản. 
Câu 8. (NB). Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Đất phù sa ngọt. 	B. Đất phèn.	C. Đất mặn.	D. Đất xám.
Câu 9: (NB). Căn cứ vào Atlat Ðịa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào dưới đây có quy mô dân số lớn nhất? 
A. Thanh Hóa.	B. Quy Nhơn. C. Nha Trang.	D. Ðà Nẵng.
Câu 10. (NB). Căn cứ vào Atlat Ðịa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào dưới dây có quy mô trên 100 000 tỉ đồng?
A. Hải Phòng	B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Hạ Long.	D. Biên Hòa.
Câu 11. (NB). Căn cứ vào Atlat Ðịa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết vùng nào sau đây trồng nhiều cây cà phê nhất nuớc ta ? 
 	A. Ðông Nam Bộ.	B. Tây Nguyên.
 	C. Bắc Trung Bộ.	D. Trung du miền núi Bắc Bộ. 
Câu 12. (NB). Căn cứ vào Atlat Ðịa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản luợng thủy sản khai thác cao nhất Ðồng bằng sông Cửu Long ?
A. Bạc Liêu.	B. Kiên Giang.	C. Sóc Trăng.	D. Cà Mau. 
Câu 13. (NB). Căn cứ vào Atlat Ðịa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết trung tâm công nghiệp Ðà Nẵng bao gồm những ngành công nghiệp nào?
A. Cơ khí, dệt may, hóa chất - phân bón, điện tử, đóng tàu.
B. Cơ khí, dệt may, hóa chất - phân bón, điện tử, chế biến nông sản.
C. Cơ khí, dệt may, hóa chất - phân bón, điện tử, luyện kim màu.
D. Cơ khí, dệt may, hóa chất - phân bón, điện tử, sản xuất ô tô.
Câu 14: (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết các nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000 MW? 
A. Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau.	B. Trà Nóc, Phả Lại, Phú Mỹ. 
C. Phả Lại, Phú Mỹ, Trà Nóc. 	D. Bà Rịa, Phả Lại, Uông Bí.
Câu 15: (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia?
 	A. Lao Bảo, Hoa Lư.	B. Cha Lo, Xa Mát. 
C. Vĩnh Xương, Mộc Bài. 	D. Mộc Bài, Lao Bảo.
Câu 16: (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết tuyến đường ô tô nào nối liền vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên? 
A. Quốc lộ 14 và 20.	B. Quốc lộ 13 và 14.
C. Quốc lộ 1 và 14.	D. Quốc lộ 1 và 13.
Câu 17: (TH). Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm nguồn lao động của nước ta?
	A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh.	
	B. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
	C. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu.
	D. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
Câu 18. (TH).Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta là 
A. tăng cường hội nhập vào nền kinh tế của khu vực. 
B. thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế. 
C. khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. 
D. sử dụng hợp lí nguồn lao động dồi dào trong nước. 
Câu 19. (TH). Yếu tố tự nhiên nào sau đây là quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành đánh bắt thủy sản ở nước ta ?
A. Chế độ thủy văn. 	B. Điều kiện khí hậu.	
C. Địa hình đáy biển.	D. Nguồn lợi thủy sản.
Câu 20.(TH). Phát biểu nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho sản xuất điện trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
A. Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.	B. Mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
C. Tác động mạnh mẽ đến các ngành khác.	D. Vai trò chủ lực trong xuất khẩu hàng hoá.
Câu 21.(TH). Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng là
A. tập trung cho các ngành công nghiệp hiện đại.
B. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.
C. tập trung cho các ngành có vốn đầu tư nước ngoài.
D. đẩy mạnh khai thác khí đốt, than nâu.
Câu 22. (TH). Khó khăn nào sau đây là chủ yếu làm cho cơ cấu công nghiệp của Bắc Trung Bộ chưa được hoàn chỉnh?
A. Nguyên liệu, nhiên liệu còn thiếu.	B. Vốn và kĩ thuật còn nhiều hạn chế.
C. Lao động ít và thiếu kinh nghiệm.	D. Thị trường nhỏ và còn biến động.
Câu 23. (TH). Tây Nguyên hiện nay phát triển mạnh 
A. sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản.	B. khai thác gỗ tròn, trồng cây dược liệu.
C. thủy điện, cây công nghiệp nhiệt đới.	D. khai thác các khoáng sản, sản xuất ô tô.
Câu 24: (TH). Hướng chủ yếu trong khai thác sinh vật biển ở nước ta hiện nay là 
A. sử dụng công cụ truyền thống.	B. đẩy mạnh đánh bắt xa bờ. 
C. tập trung tiêu dùng trong nước.	D. tập trung đánh bắt ven bờ. 
Câu 25. (TH). Cho vào bảng số liệu:
SẢN LƯỢNG THAN SẠCH, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2018.
Năm
Than sạch (triệu tấn)
Dầu thô (triệu tấn)
Điện (tỉ kWh)
2010
44,8
15,0
91,7
2012
42,1
16,3
115,4
2016
39,5
17,2
175,7
​2018
42,0
19,0
209,2
 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2018, Nhà xuất bản Thống kê, 2019)
 Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng than sạch, dầu thô và điện của nước ta năm 2018 so với 2010?
A. Than sạch tăng nhiều nhất. 	B. Dầu thô tăng liên tục.
C. Điện tăng liên tục. 	D. Điện tăng nhanh nhất.
Câu 26. (TH). Cho biểu đồ: 
CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA PHÂN THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2016 (%)
Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu diện tích lúa phân theo vùng của nước ta, giai đoạn 2010 - 2016?
A. Đồng bằng sông Hồng tăng, Đồng bằng sông Cửu Long giảm.
B. Đồng bằng sông Hồng giảm, các vùng khác tăng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long giảm, các vùng khác tăng.
D. Đồng bằng sông Cửu Long tăng, Đồng bằng sông Hồng giảm.
Câu 27. (TH). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiêp̣ sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Sóc Trăng.	B. Mỹ Tho.	C. Vũng Tàu.	D. Tân An.
Câu 28. (TH). Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, cho biết Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ở Tây Nguyên?
A. Lâm Viên.	B. Di Linh.	 C. Mơ Nông. D. Kon Tum.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm). Cho bảng sau:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH LÚA THEO MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA NĂM 2019
(Đơn vị: %)
Tổng số
Đông Xuân
Hè thu
Mùa
100
41,8
36,6
21,6
Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu diện tích lúa theo mùa vụ của nước ta năm 2019?
Câu 2. (1,0 điểm). Phân tích sức ép của dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng?
Câu 3. (1,0 điểm). So sánh sự khác nhau về đất trồng và khí hậu trong phát triển cây công nghiệp lâu năm giữa vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ?
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN
Câu 1. (1,0 điểm). Vẽ biểu đồ
- Vẽ một biểu đồ tròn.
- Yêu cầu: Vẽ đúng dạng, chính xác, có đủ tên biểu đồ, chú giải, số liệu (1 điểm).
- Nếu thiếu các ý trên trừ 0,25 điểm.
Câu 2. (1,0 điểm). Sức ép dân số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Hồng:
 	- Dân số tăng nhanh trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển, đã gây sức ép lớn và kìm hãm sự phát triển kinh tế của vùng. (0,25 điểm).
	- Sức ép về việc làm, nhất là ở khu vực thành thị. (0,25 điểm).
	- Nảy sinh nhiều vấn đề khác như tệ nạn xã hội, gây sức ép về giải quyểt nhà ở, y tế, giáo dục, chi phí phúc lợi xã hội... (0,25 điểm).
	- Sức ép về tài nguyên, môi trường: cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. (0,25 điểm).
Câu 3. (1,0 điểm). So sánh sự khác nhau về đất trồng và khí hậu trong phát triển cây công nghiệp lâu năm giữa vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ?
- Đất trồng: 
+ Tây Nguyên: đất đỏ ba dan, diện tích khá lớn, đất có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng phân bố trên những mặt bằng rộng. (0,25 điểm).
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: đất feralit trên đá phiến và đá vôi. (0,25 điểm).
- Khí hậu: 
+ Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, phân thành hai mùa mưa và khô rõ rệt. (0,25 điểm).
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh lại có sự phân hóa theo độ cao địa hình. (0,25 điểm).

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_2_mon_dia_ly_lop_12_nam_hoc_2020_2021.docx