Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

I. Thơ hiện đại (học sinh xem lại trong đề cương ôn tập giữa kì)

II. Truyện

1. Tác giả

- Lê Minh Khuê sinh năm 1949

- Quê quán: Tĩnh Gia – Thanh Hóa

- Sự nghiệp sáng tác:

 + Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia vào lực lượng Thanh niên xung phong chống Mĩ.

 + Vào năm 1967, tác giả có những bài báo đầu tiên và năm 1969 bà bắt đầu viết văn.

 + Ngoài việc viết văn bà còn từng làm phóng viên cho nhiều báo đài.

 + Một số tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ, Màu xanh man trá, Tôi đã không quên.Bi kịch nhỏ, Cuộc chơi

- Phong cách sáng tác: Bà viết truyện ngắn với một ngòi bút giàu nữ tính, miêu tả tinh tế, đặc sắc.

 

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 11 trang viethung 9500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2020-2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2020-2021
I. Thơ hiện đại (học sinh xem lại trong đề cương ôn tập giữa kì)
II. Truyện
1. Tác giả
- Lê Minh Khuê sinh năm 1949
- Quê quán: Tĩnh Gia – Thanh Hóa
- Sự nghiệp sáng tác:
   + Năm 1965, Lê Minh Khuê tham gia vào lực lượng Thanh niên xung phong chống Mĩ.
   + Vào năm 1967, tác giả có những bài báo đầu tiên và năm 1969 bà bắt đầu viết văn.
   + Ngoài việc viết văn bà còn từng làm phóng viên cho nhiều báo đài.
   + Một số tác phẩm chính: Cao điểm mùa hạ, Màu xanh man trá, Tôi đã không quên.Bi kịch nhỏ, Cuộc chơi
- Phong cách sáng tác: Bà viết truyện ngắn với một ngòi bút giàu nữ tính, miêu tả tinh tế, đặc sắc.
2. Tác phẩm
a) Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
b) Giá trị nội dung:
- Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan dũng cảm giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.
* Hoàn cảnh sống và chiến đấu:
- Các cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm – nơi tập chung nhiều bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt.
- Họ uống nước suối đựng trong ca hoặc bi đông, tắm ở suối, dụng cụ giải trí duy nhất là một cây đài bán dẫn nhỏ để nghe nhạc và tin tức.
- Công việc đặc biết nguy hiểm: chạy trên cao điểm cả ngày, phơi mình giữa vùng trọng điểm, sau mỗi trận bom phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, khi cần thì phải phá bom.
⇒ Hoàn cảnh sống vô cùng nguy hiểm, luôn căng thẳng, cái chết luôn rình rập đòi hỏi sự bình tĩnh, tự tin và dũng cảm.
* Điểm chung của các cô gái:
- Họ có phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong.
- Họ có lí tưởng sống cao đẹp: họ sẵn sàng hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh hạnh phúc cá nhân để nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
- Kiên cường dũng cảm đối mặt với mưa bom bão đạn:
   + Nơi các cô làm việc quả là một thử thách, không sợ hi sinh.
   + Bị thương nhưng vẫn sẵn sàng bám trụ chia lửa cùng đồng đội.
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc: Khối lượng công việc lớn nhưng các cô thường cố gắng hoàn thành tốt mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ.
- Họ còn có tình đồng chí, đồng đội gắn bó đầy yêu thương: Khi Nho bị thương, chị Thao lo cho Nho, Phương Định rửa cho Nho bằng nước đun sôi, tiêm cho Nho, chăm sóc Nho như một cô y tá thành thạo.
⇒ Chính tình đồng đội ấy giúp các cô động viên nhau hoàn thành nhiệm vụ.
* Điểm riêng của mỗi người:
- Nhân vật Nho:
   + Nho là em út, tính trẻ con, thích ăn kẹo, có dáng vẻ nhỏ nhắn, cứ mỗi lần đi trinh sát về lại đi tắm khiến Phương Định liên tưởng Nho như một que kem mát mẻ.
   + Nhưng khi bị thương lại luôn là một cô gái rắn rỏi và bản lĩnh.
- Nhân vật Thao:
   + Chị Thao là chị cả nhưng lại thích làm duyên: Lông mày tỉa nhỏ như cái tăm, áo lót cái nào cũng thêu chỉ màu. Chị rất chăm chép bài hát mặc dù không hát trôi chảy bài nào.
   + Trong công việc luôn dũng cảm quyết đoán nhưng lại rất sợ máu và sợ vắt.
⇒ Trong cô có sự kết hợp giữa cái nhút nhát, mềm yếu và cái bản lĩnh quyết đoán đến vô cùng.
- Nhân vật Phương Định:
   + Định là một cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng hay sống với kỉ niệm của thiếu nữ ở thành phố nơi cô sống.
   + Phương Định còn rất dũng cảm trong một lần phá bom, cô bản lĩnh hơn khi nghĩ rằng có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình.
+ Cô không sợ chết mà chỉ sợ đường không thông không hoàn thành nhiệm vụ.
⇒ Các cô đều có những nét tính cách đẹp đẽ và đáng yêu, là những con người sinh động từ cuộc sống thực bước vào tác phẩm một cách tự nhiên.
c) Giá trị nghệ thuật
- Truyện ngắn có cách kể chuyện tự nhiên: ngôi kể thứ nhất – Phương Định kể chuyện làm tăng tính chân thực, ngôn ngữ truyện sinh động, trẻ trung, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua hành động, lời nói, suy nghĩ xuất sắc.
III. Dạng đề tổng hợp
Đề 1: Cho đoạn thơ sau: 
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cái nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của tác giả nào? Em hãy giới thiệu và nét về tác giả của bài thơ có chứa đoạn thơ đó.
Câu 2: Trong câu thơ: 
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
Các từ “rừng, hoa, con đường” theo em được hiểu theo những nghĩa nào? 
Câu 3: Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?
Gợi ý:
Câu 1: 
- Tên khai sinh Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm1948; quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
- Nhập ngũ năm 1968 phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hoá - Thông tin Cao Bằng. Từ năm 1993 ông là chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
- Tác phẩm đã xuất bản: Người Hoa núi (kịch bản sân khấu, 1982); Tiếng hát tháng giêng (thơ, 1986); Lửa hồng một góc (thơ, in chung, 1987); Lời chúc (thơ, 1991); Đàn then (thơ, 1996)
Câu 2: Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa: 
- Nghĩa đen: Chỉ sự vật 
- Nghĩa ẩn dụ: chỉ quê hương 
 Câu 3 Nhà thơ muốn nói với con về những nét đẹp của người đồng mình, của quê hương, đó cũng chính là cái nôi nuôi nuôi dưỡng con trưởng thành : 
+ Họ là những con người khéo léo trong lao động, có tâm hồn yêu cái đẹp, có cuộc sống lao động cần cù tươi vui, lạc quan, gắn bó quấn quýt.
+ Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống.
ĐỀ 2
Phần I: Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
	 “Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu”
Câu 1: Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
Câu 2: Giải thích từ: chùng chình, dềnh dàng.
Câu 3: Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:
	“Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những chuyển biến nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự chuyển biến này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.”
	Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp- Phân tích- Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10-12 câu, trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết thế và thành phần phụ chú.(Gạch chân và chú thích), (4điểm)
Phần II(4 điểm): 
 Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn.
1. Đoạn văn trên diễn tả tâm trạng của ai? Trong hoàn cảnh nào? 
2. Cách đặt câu trong đoạn văn có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn tả nội dung của đoạn văn.
3. Em hãy giới thiệu về tổ trinh sát mặt đường trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” (Bài viết khoảng nửa trang giấy thi).
Gợi ý:
Phần I:
Câu 1: Chép hoàn chỉnh 8 câu thơ:
Câu 2: Giải thích từ: 
	- Chùng chình: có ý chậm lại 
	- Dềnh dàng: chậm chạp
Câu 3: Viết đoạn văn: 
* Hình thức: 
- Đúng kết cấu T- P- H, đủ số câu
- Sử dụng đúng; hợp lí:
+ Phép liên kết thế
+ Thành phần tình thái
* Nội dung: Cảm nhận tinh tế cảnh vật thiên nhiên:
- Tín hiệu sang thu từ ngọn gió se nhẹ, khô và hơi lạnh mang theo hương ổi chín, qua hình ảnh “Sương chùng chình”, sương giăng mắc nơi ngõ nhỏ (nhân hóa) trong tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc xốn xang.
- Dòng sông trôi thanh thản, lững lờ.
- Những cánh chim bắt đầu vội vã bay đi tránh rét.
- Hình ảnh đám mây mùa hạ “Vắt nửa mình sang thu”
- Tâm hồn nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú, tinh tế
Phần II:
Câu 1:
	Đoạn văn diễn tả tâm trạng Phương Định ở trong hang trực điện thoại, còn ngoài cao điểm, cuộc chiến đấu giữa các chiến sĩ cao xạ với máy bay Mĩ đang diễn ra ác liệt.
Câu 2: 
- Đoạn văn có cách đặt câu rất lạ:
+ Câu đặc biệt: Lại một trận bom.
+ Những câu đơn ngắn.
+ Những câu đơn được tách ra từ một câu: Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi.
- Tác dụng: Cách đặt câu có tác dụng diễn tả được sự dồn dập, căng thẳng của trận đánh cũng như tâm trạng hồi hộp của nhân vật. (0,5 điểm)
Câu 3: 
* Nội dung: 	
- Giới thiệu được công việc của tổ trinh sát.
- Giới thiệu địa điểm sống, chiến đấu của họ.
- Giới thiêu các thành viên trong tổ trinh sát
* Hình Thức:
- Đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
- Viết đúng hình thức văn thuyết minh: Giới thiệu nhóm nhân vật trong tác phẩm.
Đề 3
Những tín hiệu báo thu về được một nhà thơ cảm nhận trong khổ thơ sau:
 Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se
 Sương chùng chình qua ngõ
 Hình như thu đã về.
Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ấy?
 Câu 2: Chỉ ra thành phần tình thái và biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Gợi ý:
Câu 1:
- Đoạn thơ trích trong tác phẩm “Sang thu”- của nhà thơ Hữu Thỉnh.
- Hoàn cảnh sáng tác: cuối năm 1977 in lần đầu trên báo văn nghệ. Sau đó in nhiều lần trong các tập thơ. Trong tập thơ “ Từ chiến hào đến thành phố” xuất bản năm 1991.
Câu 2:
- Thành phần tình thái: “hình như”
- Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình”
Câu 3: Trình bày cảm nhận về đoạn thơ – đ ảm bảo các ý sau:
Cảm nhận tín hiệu thu về ở không gian rất gần và hẹp:
- Cảm nhận về khứu giác và xúc giác
+ Hương ổi, cái se lạnh cảu gió lan tỏa trong không gian nơi vườn thôn xóm ngõ.
+ “phả” hương thơm như sánh lại luồn vào gió
Gợi hình dung cụ thể hương ổi chín, gợi sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương
- Cảm nhận bằng thị giác:
+ “chùng chình” nghệ thuật nhân hóa: sương thu cố ý chậm lại, quấn quýt bên xóm ngõ đường làng
- Cảm xúc:
+ “bỗng”: Cảm giác bất ngờ.
+ “hình như”: Cảm giác mơ hồ mong manh chưa rõ ràng
Sự giao thoa của tạo vật, cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ.
Đề 4
 “Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ”.
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê).
1. Những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện?
2. Các câu trên viết đầy đủ phải là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quả dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ” Nhưng tác giả lại bỏ từ “phá”. Vậy, tác dụng của cách đặt câu như trong tác phẩm là gì?
3. Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên, họ là những con người dũng cảm tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng nửa trang giấy thi) để nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.
Gợi ý
1. Những câu văn trên viết về việc các cô gái trong tổ trinh sát phân công nhau phá bom nổ chậm. 
2. - Tác dụng: Cách đặt câu như vậy sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn: 
+ Thể hiện được tốc độ khẩn trương của công việc cũng như sự chủ động của các cô gái trước thử thách. 
+ Đồng thời, sự hiểm nguy đối với họ cũng rõ ràng hơn: giữa mỗi cô gái và những quả bom họ phá khoảng cách thật mong manh; Do đó, sự can đảm của họ cũng hiện lên thật lớn lao.
3. - Đoạn văn đảm bảo các ý:
+ Giải thích khái niệm lòng dũng cảm: Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý trong nhân cách, đạo đức con người. Lòng dũng cám là sự quả cảm, kiên cường, ý chỉ nghị lực cao đương đầu với các hoàn cảnh và tình huổng không thuận lợi trong cuộc sống..). 
+ Biêu hiện của lòng đũng cảm (Lòng dũng cảm cũng như lòng yêu nước, thể hiện đặc biệt rõ ràng, nổi bật khi chiến đấu với kẻ thù của dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc. Trong cuộc sống thường ngày, lòng dũng cảm thể hiện qua hành động và ý chí, vuợt qua tình huống khó khăn, hiểm nghèo. Lòng dũng cảm cũng cỏ thể là nghị lực cao vượt qua các cám dỗ, thói xấu gặp phải trong đời sống thường , và nhiều khi là để chiến thắng chính bản thân mình).
+ Bàn luận về vai trò của lòng dũng cảm. 
Người có lòng dũng cảm luôn khẳng định năng lực và phẩm chất của mình, coi đó là nguồn sức mạnh chân chính, có ý nghĩa quyêt định giúp con người vững vàng, lạc quan và thành cóng trong cuộc sông. Do đó lòng dũng cảm là đức tính quý báu.
Lòng dũng cảm là đức tính phài đuợc nuôi dưỡng rèn luyện bằng ý chí, nghị lực vượt qua các tình huống, hoàn cảnh khó khăn, bão táp gặp phải trong cuộc sống, học tập và rèn luyện ciạo đức của tuổi trẻ.
Lòng đũng cảm bộc lộ khi đối diện với cái xấu, cái tiêu cực.
- Bài học về nhận thức và hành động.
Lòng dũng cảm là đức tính rất cần thiết trong cuộc sống hiện nay. Xã hội cần những người dũng cảm để giúp đất nước phát triển và đức tính này cần phải được rèn luyện, nuôi dưỡng thường xuyên.
+ Khi gặp phải những khó khăn, thử thách trong học tập, công tác và đời sống con người phải có ý chí cao để vượt lên, đạt kểt quả và thành công,
+ Khi phải đối đầu với cái xấu, cái tiêu cực hoặc kẻ thủ của dân tộc, phải nêu cao lòng dùng cảm để đấu tranh giành thắng lợi.
Đề 5
Cho đoạn văn sau:
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào, do ai sáng tác? Nêu hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? 
Câu 2: Điều gì đã được kể trong đoạn truyện? Em có nhận xét gì về cách đặt câu của đoạn truyện và tác dụng của cách đặt câu ấy? 
Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp với nội dung: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhận vật xưng “tôi” trong tác phẩm có chứa đoạn trích trên đây, trong đoạn có sử dụng một câu ghép chính phụ và phép nối để liên kết câu (Gạch chân dưới câu ghép chính phụ và từ dùng để nối mà em đã viết) 
Gợi ý:
Câu 1:
- Đoạn văn được trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” .
- Của nhà văn Lê Minh Khuê.
- Truyện là một trong những tác phẩm đầu tay của nữ nhà văn Lê Minh Khuê được viết năm 1971, khi tác giả đang là một phóng viên hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt, được in lần đầu trong “Tác phẩm mới” 
Câu 2:
- Đoạn truyện tả tâm trạng của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm.
- Trong đoạn trích cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: có những câu ngắn, câu tách ra từ một đoạn câu hoàn chỉnh như: Đất rắnNhanh lên một tí!...Một dấu hiệu chẳng lành.Hoặc là mặt trời nung nóng
- Cách đặt câu như vậy tạo được nhịp nhanh cho đoạn truyện, phù hợp với tâm trạng hồi hộp, lo lắngcủa nhân vật và diễn biến nhanh chóng của hành động.
Câu 3: Viết đoạn văn:
- Hình thức :
+ Đúng mô hình đoạn tổng hợp – phân tích – tổng hợp.
+ Số câu có thể từ 11 → 13. Diễn đạt lưu loát, biết cách dùng từ, đặt câu, liên kết câu. 
+ Có câu ghép chính phụ và phép nối (mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Nếu HS không gạch chân dưới câu ghép chính phụ và phép nối không cho điểm. ).
- Nội dung : Trình bày được cảm nhận về nhân vật một cách tự nhiên, chân thành và sâu sắc.
+ Sống và chiến đấu trong hoàn cảnh chiến tranh cam go, ác liệt.
+ Có vẻ ngoài khá ưa nhìn: cái cổ cao như đài hoa loa kèn; có đôi mắt nhìn sao mà xa xăm
+ Có vẻ đẹp tâm hồn trong sáng: nhạy cảm, mơ mộng, nội tâm phong phú sâu sắc, thương yêu đồng chí đồng đội. 
+ Có phẩm chất anh hùng: Xem thường gian khổ, hiểm nguy nơi chiến trường; bình tĩnh, gan dạ khi phá bom; giàu ý chí, quyết tâm hoàn thành công việc. (0,75 điểm).
→ Qua cách viết của tác giả, nhân vật Phương Định hiện lên chân thực, tự nhiên, bình dị rất đời thường vì thế cũng rất gần gũi. Phương Định là hình
ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ của dân tộc ta.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2020_202.docx