Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020

Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên

Cho đoạn văn:

 “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phach phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”

 ( Ngữ Văn 6- tập 2)

a. Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Tác phẩm trích từ chương mấy của truyện nào? Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì?

=> Đoạn trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên.

-Tác giả: Tô Hoài.

-Trích từ chương I truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.

- Phương thức biểu đạt: miêu tả.

 

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 13 trang viethung 05/01/2022 6100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – Năm học 2019-2020
Môn : Ngữ Văn 6 
PHẦN I. VĂN BẢN
Câu 1: Bài học đường đời đầu tiên
Cho đoạn văn:
	“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phach phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
 ( Ngữ Văn 6- tập 2)
Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Tác phẩm trích từ chương mấy của truyện nào? Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì?
=> Đoạn trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên. 
-Tác giả: Tô Hoài. 
-Trích từ chương I truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Phương thức biểu đạt: miêu tả.
Đoạn trích kể theo lời nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
=> Đoạn trích kể theo nhân vật Dế Mèn, theo ngôi thứ nhật xưng tôi.
Nội dung đoạn trích: miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
Ý nghĩa( nội dung): Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ sẽ làm hại người khác khiến ta ân hận suốt đời.
Chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích trên? Ghi lại những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó?
Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng trình bày cảm nhận của em về ngoại hình của dế Mèn.
Câu 2: Sông nước Cà Mau
Cho đoạn văn:
“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận...”
 ( Ngữ Văn 6- tập 2)
Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Tác phẩm trích từ chương mấy của truyện nào? Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì?
=> Trích từ văn bản Sông nước Cà Mau, tác giả Đoàn Giỏi, tác phẩm từ chương XVIII của truyện Đất rừng phương Nam. Phương thức biểu đạt miêu tả.
Đoạn trích kể theo lời nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
=> Đoạn trích kể theo lời kể nhân vật bé An. Ngôi thứ nhất người kể xưng chúng tôi.
Nội dung đoạn trích: miêu tả dòng sông Năm Căn.
Ý nghĩa( nội dung): Sông nước Cà Mau là một đoạn trích dộc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. 
Chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích trên? Ghi lại những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó?
Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng trình bày cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau.
Câu 3: Bức tranh của em gái tôi
Cho đoạn văn:
“Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi".”
 ( Ngữ Văn 6- tập 2)
Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Tác phẩm được in trong tập truyện nào? Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì? Văn bản thuộc thể loại gì?
=> Trích trong văn bản Bức tranh của em gái tôi, tác giả Tạ Duy Anh, in trong tập truyện Con dế ma, phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, văn bản thể loại truyện ngắn.
Đoạn trích kể theo lời nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
=> Kể theo lời nhân vật người anh, ngôi thứ nhất người kể xưng tôi.
Nội dung đoạn trích: tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh của em gái.
Ý nghĩa( nội dung): Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.
Diễn biến tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh của em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng trình bày tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái.
Câu 4: Vượt Thác
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”
(Ngữ Văn 6- tập 2)
Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Tác phẩm trích từ chương mấy của truyện nào? Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì?
TL: Bài Vượt thác, tác giả Võ Quảng, trích từ chương XI của truyện Quê nội, phương thức biểu đạt miêu tả, tự sự. 
Đoạn trích kể theo lời nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
TL: Truyện kể theo lời hai nhân vật chính Cục và Cù Lao, kể theo ngôi thứ nhất xưng chúng tôi.
Nội dung đoạn trích: miêu tả dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. 
Ý nghĩa( nội dung): Vượt thác là bài ca về thiên nhiên, đất nuớc quê hương, về lao động; từ đó kín đáo nói lên tình yêu đất nuớc, dân tộc của nhà văn.
Chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích trên? Ghi lại những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó?
Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng trình bày cảm nhận của em về hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.
Câu 5: Đêm nay Bác không ngủ
Cho đoạn thơ :
 “Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.”
Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? 
=> Bài Đêm nay Bác không ngủ, tác giả Minh Huệ.
Bài thơ được viết theo thể loại gì?
=> Thể thơ 5 chữ ( ngũ ngôn)
Ý nghĩa( nội dung): Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác 
Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòng trình bày cảm nhận của em về Bác.
PHẦN II. TIẾNG VIỆT
Stt
Tên bài
 Khái niệm
 Các kiểu tu từ
 Ví dụ ... ẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho em những nét chữ đầu tiên, dìu dắt em bước đầu trên đường đời.
 Với gia đình, mẹ luôn quan tâm, chia sẻ vui buồn với mọi người. Khi con ốm, mẹ là bác sĩ. Khi con học, mẹ là cô giáo. Nhiều lúc, con mắc lỗi không những mẹ không quát nạt, mẹ chỉ dạy bảo nhẹ nhàng để em dần hiểu ra. Khi đi làm mẹ thường mặc trang phục giản dị, lịch sự nhưng vẫn toát lên vẻ sang trọng vốn có, khi ở nhà mẹ mặc đồ bộ giản dị và phù hợp với lứa tuổi của mẹ. Dù gia đình không giàu sang nhưng mẹ vẫn tạo điều kiện cho em bằng bè bằng bạn.
 Mẹ luôn cư xử tốt bụng và thân thiện với mọi người xung quanh. Có lúc mẹ rất hiền nhưng khi em làm sai điểu gì thì mẹ rất nghiêm khắc. Em còn nhớ có lần khi em bị điểm kém môn toán, mẹ đã không la em mà chỉ nhìn em, nét mặt mẹ thoáng buồn. Giá như mẹ la em thì em còn đỡ áy náy, nhưng mẹ lại an ủi em và khuyên em cố gắng học tập tốt lên. Kể từ lúc đó em đã cố gắng học tập thật tốt để mẹ không phải buồn lòng vì em thêm lần nào nữa.
 Em ước gì, thời gian quay lại để em không bao giờ mắc sai lầm, để nỗi buồn không còn hiện trên đôi mắt mẹ yêu. Em ước gì, thời gian ngừng lại để mẹ không bao giờ già đi, em luôn bé bỏng trong vòng tay đầy tình yêu của mẹ. Em thương mẹ em nhiều lắm. Em sẽ cố gắng học thật tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, không phụ lòng mong muốn của mẹ và để mẹ vui lòng.
Đề: Tả về người thân ( người cha).
Bài làm
 “Con có cha như nhà có nóc”.
(Tục ngữ Việt Nam)
 Câu nói đó cho thấy vị trí và vai trò quan trọng của người cha trong gia đình. Đối với em, hình ảnh của ba luôn in đậm trong tâm trí và em rất yêu thương ba.
 Ba em đã ngoài bốn mươi tuổi. Ba là một chiến sĩ công an. Điều đó khiển em rất tự hào và hãnh diện. Ba thường phải đi trực và làm nhiệm vụ. Ba có khuôn mặt chữ điền, ánh mắt nghiêm nghị. Những hôm trời nóng, ba đi làm về, gương mặt đỏ ứng lên, mồ hôi lấm tấm trên mặt và ướt cả một mảng lưng áo. Em hiểu rằng ba phải đứng gác dưới nắng gắt nên càng thương ba hơn. Nước da ba rám nắng, khỏe mạnh. Những buổi tối không phải đi làm, ba lại ngồi suy tư với những tài liệu của cơ quan. Lúc ấy, gương mặt ba đăm chiêu suy nghĩ, đôi mắt sáng ngời, đôi chân mày rậm rạp cứ nheo lại. Mái tóc ba đã lấm tấm những sợi bạc. Em biết rằng ba phải lo công việc ở cơ quan vốn gian nan và khó khăn, đặc biệt là hết sức nguy hiểm nhưng lúc nào ba cũng cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Mỗi khi đi làm, ba thường mặc quân phục và đội chiếc mũ công an trông rất oai nghiêm. Những lúc đêm khuya, có điện thoại gọi tới, vì nhiệm vụ là ba lại choàng dậy và vội vã lên đường bất kể thời tiết ra sao. 
 Ba em không chỉ là người chiến sĩ dũng cảm ở cơ quan mà còn là người giữ bình yên cho khu phố và cũng là người trụ cột trong gia đình. Tuy bận bịu ở cơ quan nhưng ba vẫn không quên chăm lo những công việc trong gia đình và hết lòng yêu thương con cái. Ba luôn kiểm tra, kèm cặp việc học hành của chị em em. Ba cũng rất nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Tuy nhiên, nhiều lúc, ba lại rất vui tính và hài hước. Thỉnh thoảng, ba lại kể chuyện cười cho chị em em nghe khiến hai chị em phá lên cười như nắc nẻ. Đối với bà con hàng xóm, có việc gì là ba luôn sẵn lòng giúp đỡ. Mọi người đều kính nể và yêu quý ba.
 Em rất yêu qúy ba và rất tự hào vì ba là người chiến sĩ công an vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Ba là điểm tựa vững chắc cho gia đình em, giống như câu hát:”Ba sẽ làm cánh chim, cho con bay thật xa”. Em sẽ cố gắng học thật tốt để ba vui lòng.
Đề: Tả về người thân ( người ông).
Bài làm
 Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng khắc sâu trong trái tim tôi.
 Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả. Gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp. Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.
 Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là díp cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
 Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.
 Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu, Công ông tưới bón, chăm chút, băt sâu, tạo nên vườn cây này. Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ỏng tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
 Tôi yêu quý yà kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa. Tôi sẽ cố gắng học thật tốt và đạt được nhiều kết quả cao để ông vui lòng.
Đề: Tả về người thân ( người bà).
Bài làm
 Tuổi thơ chúng ta nhiều bạn trẻ hầu như lớn lên trong vòng tay của ông, bà. Và em cũng vậy, ngoài tình yêu thương của bố mẹ dành cho em, em còn được sống trong tình yêu thương từ người bà của em. Đó là một thứ tình cảm khăng khít, yêu thương mà em luôn khắc sâu trong tim mình.
 Bà em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng bà vẫn rất khỏe. Tóc bà đã có nhiều sợi bạc, với làn da bánh mật do đã trải qua bao sóng gió cuộc đời nhưng lại làm nổi bật lên khuân mặt hiền hậu của bà. Cũng có lúc bà rất nghiêm khắc. Đó là những lần em mắc lỗi, bà đã nhắc nhở em, nhưng bà lại chỉ cho em thấy cái sai của mình và hậu quả nó sẽ gây ra để em thêm hiểu biết và chăm ngoan hơn. 
 Hàng ngày, cứ vào sáng sớm bà lại cùng các ông, bà trong hội đồng niên đi tập thể dục buổi sáng. Vì vậy mà tuy tuổi đã cao  nhưng bà em có một thân hình cân đối. Bà bảo việc tập thể dục không chỉ là sở thích của bà, nó giúp bà thư giãn và giúp bà khỏe hơn. Vì thế mà bà thường khuyên các con cháu nên chăm chỉ thể dục hàng ngày để giữ gìn sức khỏe. Bà rất hay vào bếp nấu nướng. Thỉnh thoảng bà nấu những món ngon bà lại đem chia cho hàng xóm cùng thưởng thức. Biết em lười ăn rau nên bà thường kết hợp một số món có kèm rau, rất hấp dẫn để em có thể ăn rau cho đủ vitamin. Những món ăn đó không chỉ giàu dinh dưỡng và vitamin mà nó còn rất đậm đà tình thương từ bàn tay người bà của em. Mỗi tối, cả gia đình chuẩn bị đi ngủ, bà lại cẩn thận đi kiểm tra các cửa xem đã khóa chưa rồi mới đi ngủ.
 Em nhớ nhất lần em đi học về đến nhà, trời bỗng tối sần lại, em dường như không đứng vững nữa. Bà chạy lại hỏi em làm sao, bà sờ chán em, thấy nóng, bà đỡ em vào giường và gọi điện cho bố mẹ em, nhưng bố mẹ đang đi công tác xa không thể về nhà ngay được. Bà đã lấy khăn đắp lên trán để giảm nhiệt độ cho em. Em đã thiếp đi một lúc. Trong thời gian ấy, bà đã nhanh tay đi bắc một nồi cháo. Bà gọi em dậy và đút cho em từng thìa một. Bà cẩn thận bóc vỏ từng trái nho để em ăn cho mát. Hôm đó, bà không được nghỉ ngơi chút nào. Suốt cả đêm bà ngồi bên em, chăm sóc cho em. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy bà đang nắm chặt tay em, nhìn đôi mắt bà thật mệt mỏi. Em thấy thương bà vô cùng. Và nhận rõ vai trò của việc thể dục thường xuyên mà bà luôn nhắc nhở. Giá mà em thường xuyên tập thể dục thì chắc hôm nay em không bị ốm và bà đã không phải thức thâu đêm bên cạnh em.
 Em thêm hiểu bà hơn, hình ảnh người bà của em thật thân thương in đậm mãi trong trái tim em. Em đã tự hứa với bản thân sẽ sống thật ngoan, học thật giỏi, đạt nhiều điểm tốt để bà vui lòng. Em thầm ước rằng bà luôn sống vui, sống khỏe để mãi mãi bên em đến khi bà trăm tuổi.
Đề: Tả quang cảnh sân trường vào giờ ra chơi.
Bài làm
 Cả lớp đang say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài thì một tiếng trống giòn giã vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Chúng em gấp sách vở rồi vội vàng ào ra sân trường trong niềm vui và háo hức. Ai cũng mong chờ giờ ra chơi đến để có thể giải tỏa những căng thẳng sau một giờ học kéo dài. 
 Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa. Sân trường chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới. Trên sân trường diễn ra rất nhiều các trò chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh. Dưới gốc bàng râm mát, một nhóm bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cảnh tượng trông hết sức thú vị khi các bạn cứ đi đi lại lại vòng quang gốc cây. Bạn bị bịt mắt đưa tay dò dẫm khắp nơi, những chú dê khác thì nín thở đứng yên một, thi thoảng vang lên một tiếng cười khúc khích.
 Ở bãi cỏ xanh rộng là một tốp bạn nam đang chơi trò đá bóng. Ở góc khác, một số bạn nữ đang chơi chuyền, bàn tay của các bạn phải thật nhịp nhàng và khéo léo để nhặt que chuyền thật nhanh mà quả bóng không bị rơi xuống đất. Trông các bạn như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy. Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. 
 Ở ghế đá, mấy bạn nhàn nhã hơn đang ngồi đọc sách hoặc say sưa thảo luận về một bài toán khó, thỉnh thoảng các bạn lại cười rộ lên vì phát hiện ra điều gì đó thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi thật phong phú, đa dạng, ai cũng tham gia vào trò chơi một cách đầy hăng hái, say mê. 
 Tiếng trống lại vang lên một lần nữa. Mọi cuộc vui đành kết thúc trong niềm tiếc nuối. Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.
Đề: Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần
Bài làm
 Cứ mỗi sáng thứ 2 đầu tuần, em lại háo hức mong chờ được đến trường để tham dự buổi lễ chào cờ. Đối với em, buổi lễ chào cờ có một ý nghĩa rất đặc biệt, nó mang lại cho em cảm giác thiêng liêng khó tả.
 Như đã thành thói quen, thứ 2 nào em cũng đến trường sớm hơn thường lệ để chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Buổi sáng ngày hôm nay thật đẹp. Bầu trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay hững hờ. Ông mặt trời tỏa ánh nắng ấm áp khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khôi và tươi mới. Không khí trong lành, mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng bừng, rộn rã. 
 Lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hôm nay càng rực rỡ hơn. Cả sân trường chìm trong màu áo trắng học trò. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho Đội viên. Tiếng trống trường được đánh liền một hồi, các bạn học sinh dừng lại tất cả các hoạt động của mình, chẳng ai bảo ai xếp hàng thật ngay ngắn, đôi mắt ngước nhìn lên phía trên.
 Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của bạn tổng phụ trách vang lên: “Nghiêm! Chào cờ! Chào”. Tất cả học sinh và thầy cô giáo đặt bàn tay búp măng lên đầu, ánh mắt nhìn theo lá quốc kì. Một bầu không khí trang trọng, thiêng liêng bao phủ lên toàn bộ ngôi trường. Chào cờ xong, mọi người đồng thanh hát Quốc ca. Ai cũng cố gắng hát to và dõng dạc nhất có thể. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vàng son của dân tộc Việt Nam, nhắc nhở chúng em phải kính trọng và biết ơn tới thế hệ đi trước, những người đã ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập, tự do .
 Sau bài hát quốc ca là đến bài hát đội ca. Bài hát có giai điệu tươi vui làm chúng em không khỏi phấn khởi và tự nhắc mình phải học tập thật tốt để xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. Cuối cùng, bạn tổng phụ trách lên nhận xét tình hình học tập và thực hiện nề nếp của cả trường trong tuần vừa rồi, khen ngợi những lớp thực hiện tốt, đồng thời phê bình và nhắc nhở một số cá nhân, tập thể về những khuyết điểm còn tồn tại.
 Dù giờ chào cờ đã kết thúc nhưng hình ảnh của nó vẫn in đậm trong tâm trí em. Giờ chào cờ không chỉ là một tiết học lí thú mà còn tô đậm tình yêu đối với mái trường, với quê hương, đất nước trong lòng mỗi người học sinh.
 CHÚC CÁC EM HỌC BÀI THẬT TỐT! 
KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Hoàng Yến	Huỳnh Ngọc Diễm

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2019_2020.docx