Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

I/ Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu.

1/ Phạm vi:

Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):

Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)

Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).

Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý,. Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).

 

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 59 trang viethung 10080
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020

Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 12 - Năm học 2019-2020
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 12 – HỌC KÌ II; NH2019-2020
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
I/ Phạm vi và yêu cầu của phần đọc – hiểu.
1/ Phạm vi:
Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý,... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).
2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu
Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,...
Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.
II/ Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản
1/ Kiến thức về từ:
Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt...
Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái...
2/ Kiến thức về câu:
Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,...
3/ Kiến thức về các biện pháp tu từ:
Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,...
Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,...
Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,...
4/ Kiến thức về văn bản:
Các loại văn bản.
Các phương thức biểu đạt.
III. Phong cách chức năng ngôn ngữ:
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
   - Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinhhoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàncảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ,tình cảm.đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
    - Đặc trưng:  
  + Giao tiếp mang tư cách cá nhân.
  + Nhằm trao đổi tưtưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.
  - Nhận biết:
+ Gồmcác dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ.
+  Ngônngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, địa phương.
2 . Phong cách ngôn ngữ khoa học:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học.
  + Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.
- Đặc trưng
   + Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của nhữngngười làm khoa học.
   + Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập.
   + Có 3 đặc trưng cơ bản: Thể hiện ở cácphương tiện ngôn ngữ như từ ngữ, câu, đọan văn,văn bản:
                      a/ Tính khái quát, trừu tượng.
                      b/ Tính lítrí, lô gíc.
                      c/ Tínhkhách quan, phi cá thể.
3 .Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
 -   Khái niệm: Là loại phong cách ngôn ngữđược dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich).
-  Đặc trưng: Tính thẩm mĩ, tính đa nghĩa và thể hiện dấu ấn riêng của tác giả. 
4 .Phong cách ngôn ngữ chính luận:
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ đượcdùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ vớinhững vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chínhtrị, xã hội.
 - Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáodục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng:
 + Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõràng, không mơ hồ, úp mở.
Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câunhiều ý.
 + Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ýnhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch.
 + Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôicuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
(Lấy dẫn chứng trong “Về luân lý xã hội ở nước ta” và “Xin lập khoa luật” )
5 .Phong cách ngôn ngữ hành chính:
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính.
- Là giao tiếp giữa nhà nướcvới nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
- Đặc trưng: Phongcách ngôn ngữ hành chính có 2 chức năng:
+ Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờhành chính thông thường.
  Ví dụ: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng,
+ Chức năng sai khiến: bộc lộ rõtrong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới,của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
6 . Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn):
 - Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thongbáo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dưluận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
  + Là phong cách được dùngtrong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự: (thông tấn có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Một số thể loại văn bản báo chí:
    + Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin- Thời gian- Địa điểm-Sự kiện- Diễn biến-Kết quả.
    + Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầyđủ, sinh động, hấp dẫn.
    + Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.
IV. Phương thức biểu đạt:
1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc,  ... - Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông thuộc sáng thời thời kì sau 1975 là truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa
- Nêu vấn đề cần nghị luận.
3.2. Thân bài:
a. Khái quát truyện:
- Chiếc thuyền ngoài xa (1983) rút ra từ tập truyện ngắn cùng tên (in 1987). Đây là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu mang đậm phong cách tự sự - triết lí của nhà văn.
- Với ngôn từ dung dị, đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của người nghệ sĩ đó về nghệ thuật - cuộc đời.
b. Cảm nhận ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa và khung cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài:
- Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” được nhà văn khắc hoạ rất ấn tượng: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu trời sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Hình ảnh đó mang một “vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích” – vẻ đẹp của “một bức tranh bằng mực Tàu của một danh hoạ thời cổ”. Tất cả vẻ đẹp đó đã được nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta thu vào một tấm ảnh mà nó “được treo ở rất nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật”.
- Hình ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” giờ đã hoá thân thành một tác phẩm nghệ thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả những vẻ đẹp về màu sắc, đường nét, bố cục và khi thưởng thức bức ảnh đó, những người sành nghệ thuật thể có cái cảm giác “trở nên bối rối”, cảm thấy “trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và “khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn” như cảm giác mà “tôi” đã từng có.
- Khung cảnh bạo lực gia đình: Đó là những con nguời, những cuộc đời, những số phận đầy trớ trêu, nghịch lý đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống quay quắt bên trong chiếc thuyền ấy. Một người vợ nhẫn nhục cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn cuồng nộ của anh chồng với “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy (với trên dưới mười con người) cần có ông ta chèo chống lúc phong ba; Một đứa con trai yêu mẹ đến nỗi định giết cả bố mình Cái sự thật bên trong ấy chỉ được người thợ chụp ảnh nhận ra khi “chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng”, tức là ở một khoảng cách gần, rất gần!
- Ý nghĩa đối lập giữa chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực gia đình: Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thế giới khác hẳn: Chiếc – thuyền – ngoài – xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc thuyền khi đến gần lại làm vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con người.
- Hình tượng “Chiếc thuyền ngoài xa” đích thực là một ẩn dụ nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật. Con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật, nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời.
* Về nghệ thuật: 
- Ngôn ngữ người kể chuyện: Thể hiện qua nhân vật Phùng, sự hóa thân của tác giả. Chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống, lời kể trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.
- Tình huống truyện: tình huống nhận thức
c. Liên hệ với sự đối lập của cảnh phố huyện nghèo với chuyến tàu đêm trong truyện Hai đứa trẻ (Thạch Lam) để nhận xét sự gặp gỡ về giá trị hiện thực từ các biểu tượng nghệ thuật trên.
- Về hình ảnh phố huyện nghèo: Bao trùm lấy câu chuyện là cuộc sống xơ xác, tiêu điều của một phố huyện nghèo. Những số phận của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối cứ từ từ hiện ra trước mắt. Chị Tí ban ngày mò cua bắt ốc, tối đến mới dọn hàng nước chè tươi, thắp một ngọn đèn dầu leo lét. Gánh phở của bác Siêu tỏa mùi thơm nhưng tiếc thay đó lại là thức qúa xa xỉ, nhiều tiền ở cái phố huyện nhỏ này mà có lẽ Liên và An chẳng bao giờ dám nghĩ tới. Cuộc sống lặp lại đơn điệu, nhàm chán nhưng họ vẫn suy nghĩ và mong đợi như mọi ngày chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Ước mơ càng mơ hồ, tình cảm của họ càng tội nghiệp vì không biết số phận mình sẽ ra sao. Nhìn cuộc sống quẩn quanh, bế tắc Liên không khỏi cảm thấy buồn chán.
- Về hình ảnh chuyến tàu đêm:
+ Con tàu mang đến một thế giới khác: Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện. Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện. Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi, trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện;
+ Với hai đứa trẻ, đợi tàu là đợi những mơ tưởng. Với Liên, trong ký ức và hiện tại “Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”. Thế giới ấy khác hẳn đối với cuộc đời của Liên, của dân nghèo phố huyện, khắc hẳn vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.
+ Ngòi bút của Thạch Lam tả ít mà gợi nhiều, nhỏ nhẹ, làm xúc động người đọc trước những số phận, những cảnh đời vui ít buồn nhiều, âm thầm, lặng lẽ và đầy bóng tối. Có mơ ước nhỏ nhoi, bình dị trước một cái gì vừa thuộc về quá vãng, vừa hướng tới tương lai.
c. Nhận xét sự gặp gỡ về giá trị hiện thực từ các biểu tượng nghệ thuật:
- Hình ảnh chuyến tàu đêm trong truyện Hai đứa trẻ và biểu tượng Chiếc thuyền ngoài xa đều là những hình ảnh có thực trong cuộc sống. Hình ảnh đó đã được các nhà văn lựa chọn để đưa vào tác phẩm với nhiều tầng nghĩa sâu sắc. Họ gặp gỡ nhau trong việc phản ánh hiện thực đời sống. Với Thạch Lam, hiện thực đó là một phố huyện nghèo nàn, buồn tẻ và đơn điệu, cùng với cuộc sống của cả một lớp người, sống không có hi vọng vào ngày mai, nếu có chăng là nhìn thấy thoáng qua sự ồn ào, vẻ sang trọng của người khác.
- Khi đoàn tàu đã đi xa, phố huyện “chỉ còn đêm khuya, tiếng trống cầm canh và tiếng chó cắn”, chỉ còn “vợ chồng bác xẩm ngủ gục manh chiếu tự bao giờ”, và “hình ảnh thế giới quanh mình, mờ mờ đi trong đôi mắt” của Liên. Với Nguyễn Minh Châu, hiện thực đó là cuộc sống bấp bênh, cơ cực vì khổ quá mà sinh ra bạo hành gia đình của người dân hàng chài. Hình ảnh người đàn bà bước ra từ tấm ảnh sau mỗi lần nhân vật Phùng nhìn lâu hơn là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của con người thời hậu chiến mà nhà văn phải có trách nhiệm phát hiện và phản ánh bằng cái nhìn đa chiều, đa diện.
- Sự gặp gỡ trong giá trị hiện thực từ các biểu tượng nghệ thuật của 2 nhà văn ở 2 thời kì lịch sử khác nhau đã làm sáng tỏ một trong quy luật của văn học, đó là văn học gắn liền với hiện thực. Đồng thời, các nhà văn muốn người đọc lưu tâm là cần phải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cảm nhận hết cái gai góc, phức tạp của cuộc đời này, đúng như Nguyễn Minh Châu đã nói “con người thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự”.
 3.3. Kết bài:
Kết luận về nội dung, nghệ thuật của 2 hình ảnh đa nghĩa trong 2 truyện. Cảm nghĩ của bản thân về giá trị hiện thực của văn học.
4. Sáng tạo                    
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu                        
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA 2019
Đề
I.ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Biết nói gì trước biển em ơi
Trước cái xa xanh thanh khiết không lời 
Cái hào hiệp ngang tàng của gió 
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ 
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời 
Cái giản đơn sâu sắc như đời 
Chân trời kia biển mãi gọi người đi 
Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Nhưng muôn đời vẫn những cánh buồm căng
Bay trên biển như bồ câu trên đất
Biển dư sức và người không biết mệt
Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa
Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi
(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Văn học, 1985, tr.391)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Anh/ Chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng
Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:
Cái hào hiệp ngang tàng của gió 
Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ 
Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời 
Cái giản đơn sâu sắc như đời 
Câu 4. Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
II. LÀM VĂN(7.0 điểm)
 Câu 1(2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thư­ờng nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Như­ng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Đáp án:
Phần I: Đọc hiểu
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do. (0,5 điểm)
Câu 2: Nội dung của các dòng thơ: (0,75 điểm)
Thể hiện sự vất vả, hi sinh của con người
Bộc lộ niềm thương cảm của tác giả
Câu 3: Hiệu quả của phép điệp: (0,75 điểm)
- Nhấn mạnh vẻ đẹp phong phú của biển cả 
- Tạo giọng điệu hào hứng, say mê
Câu 4: Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân. Cần lý giải thuyết phục, hợp lý.
HS trình bày được: (1,0 điểm)
Hành trình theo đuổi khát vọng trong đoạn trích là hành trình gian khó, nhiều thử thách, thể hiện ý chí mạnh mẻ của con người được tiếp nối qua các thế hệ.
Suy nghĩ của bản thân.
Phần II: Làm văn
Câu 1: 
1. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 200 từ: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.(0,25 điểm)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. (0,25 điểm)
3. Triển khai vấn đề nghị luận:
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau: (1,0 điểm)
Ý chí thôi thúc con người quyết tâm vượt qua mọi thử thách, nuôi dưỡng khát vọng, nỗ lực hành động để thành công và đóng góp tích cực cho cộng đồng.
4. Chính tả, ngữ pháp:Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.(0,25 điểm)
5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. (0,25 điểm)
Câu 2:
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. (0,25 điểm)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình tượng sông Hương và cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (0,5 điểm)
3. Nội dung
* Giới thiệu khái quát: về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và vị trí đoạn trích. (0,5 điểm)
* Cảm nhận hình tượng sông Hương - Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn trích. (2,0 điểm)
- Hình tượng sông Hương có vẻ đẹp phong phú:
+ Sông Hương khi chảy giữa lòng Trường Sơn mang vẻ đẹp hoang dại, mảnh liệt, đầy cá tính: bản trường ca của rừng già vừa rầm rộ, mãnh liệt vừa dịu dàng và say đắm; cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng
+ Sông Hương khi ra khỏi rừng già mang một vẻ đẹp đằm thắm, sâu lắng của người mẹ: sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở.
Hình tượng Sông Hương được thể hiện bằng một ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ; lối hành văn hướng nội, mê đắm, tài hoa; nghệ thuật so sánh, nhân hóa tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.
* Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (1,0 điểm)
- Tác giả nhìn sông Hương không chỉ như một dòng chảy tự nhiên mà con như một con người với vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm, đầy nữ tính; không chỉ khám phá hành trình đầy biến hóa mà còn khẳng định vai trò sinh thành văn hóa Huế của dòng sông. 
- Cách nhìn độc đáo, mang tính phát hiện về dòng sông cho thấy vốn hiểu biết uyên bác, tình yêu quê hương sâu nặng, phong cách viết kí đậm chất trí tuệ và trữ tính của nhà văn.
4. Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm): Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
5. Sáng tạo (0,5 điểm): Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
ĐỀ MINH HỌA VÀ ĐÁP ÁN NGỮ VĂN THPT QUỐC GIA 2020
 CHÚC CÁC EM HỌC TỐT!

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_12_nam_hoc_2019_2020.doc