Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

-Những câu tục ngữ nói về cách đo thời gian dự báo thời tiết quy luật nắng mưa, gió bão Mùa vụ kĩ thuật cấy trồng chăn nuôi thể hiện sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về thiên nhiên và lao động sản xuất

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 1

Trang 1

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 2

Trang 2

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 3

Trang 3

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 4

Trang 4

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 5

Trang 5

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 6

Trang 6

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 7

Trang 7

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 8

Trang 8

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 9

Trang 9

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 20 trang viethung 04/01/2022 8100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2020-2021
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7- HỌC KÌ 2
A. Phần văn bản
tt
Văn bản
Nội dung
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
-Những câu tục ngữ nói về cách đo thời gian dự báo thời tiết quy luật nắng mưa, gió bãoMùa vụ kĩ thuật cấy trồng chăn nuôi thể hiện sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về thiên nhiên và lao động sản xuất
-Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn cô đúc, kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng ứng sử và cần thiết, tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ dễ vận dụng
Không ít những câu tục ngữ về thiên nhiện và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
2
Tục ngữ về con người và xã hội
- Tục ngữ thể hiện sự tôn vinh giá trị con người như đạo lí,lẽ sống nhân văn
-Tục ngữ còn là những bài học,lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực như: đấu tranh xã hôi, quan hệ xã hội.
-Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn cô đúc, Sử dụng các phép so sáh, ẩn dụ đối, điệp ngữ, tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ dễ vận dụng
Không ít những câu tục ngữ là những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống và cách đối nhân xử thế
3
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh)- văn nghị luận.
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu. Truyền thống ấy được thể hiện trong lịch sử chống giặc ngoại xâm và trong cuộc chiến đấu ngày hôm nay. Nhiệm vụ của đảng và nhà nước là phải phát huy hơn nữa tinh thần yêu nước của toàn dân
 -Xây dựng luận điểm ngắn gọn xúc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu , chọn lọc. Từ ngữ gợi cảm. Câu văn nghị luận có hiệu quả.
- Sử dụng biện pháp liệt kê , nêu các biểu hiện lòng yêu nước của nhân dân ta.
Truyền thống yêu nước của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
4
Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng)-Văn nghị luận 
- Đức tính giản dị của Bác được thể hiện trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
-Đức tính giản dị thể hiện phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh với đời sống tinh thần phong phú, hiểu biết sâu sắc quí trọng lao động, với tư tưởng và tình cảm làm nên tầm vóc văn hóa của người.
 Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục. Lập luận theo trình tự hợp lí. 
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp,đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập và rèn luyện noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
5
Ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh)-Văn nghị luận
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, lòng thương người và muôn vật, muôn loài.
- Văn chương là hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm mới, luyện những tình cảm vốn có làm cho đời sống tình cảm con người trử nên phong phú và sâu rộng hơn nhiều.
- Đời sống của con người sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương.
- Có luận điểm rõ ràng,được luận chứng minh bạch đầy sức thuyết phục.
- Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau,khi hòa vào luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị , giàu cảm xúc.
Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương
6
Sống chết mặc bay
( Phạm Duy Tốn)- Truyện ngắn hiện đại.
- Tác phẩm làm tái hiện bức tranh hiện thực:
+ Về tình cảnh của nhân dân trong nạn lụt được miêu tả với nhiều chi tiết chân thực, nói lên tình thế căng thẳng cấp bách đe dọa cuộc sống của người dân.
+ Sự lạnh lùng vô trách nhiệm của bọn quan lại trong đó đáng chú ý nhất là quan phụ mẫu.
- Thể hiện sự đồng cảm, thương xót người dân trong thiên tai hoạn nạn do thiên tai đồng thời lên án thái độ tàn nhẫn của bọn quan lại trước tình cảnh ngàn sâu muôn thảm của nhân dân.
- Xây dựng tình huống tương phản – tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọ, rất sinh động.
- Lựa chọn ngôi kể khách quan.
- Lựa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động. 
Phê phán thói bàng quan vô trách nhiệm vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của quan phụ mẫu- đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
7
Ca Huế trên sông Hương( Hà Ánh Minh) Văn bản nhật dụng
Ca Huế một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã; một sản phẩm tinh thần đáng chân trọng cần được bảo tồn và phát triển
- Viết theo thể bút kí.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.
- Miêu tả âm thanh, cảnh vật con người sinh động.
 Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hòa đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc
Bài tập 1: Cho đoạn văn: “Đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng ghét giặc”
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Xác định kiểu văn bản?
Hãy chép lại câu văn thể hiện rõ nhất tinh thần của văn bản?
Cho biết nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng? (Thủ pháp liệt kê theo mô hình “từ- đến” sử dụng hiệu quả có tác dụng thể hiện một cách sinh động lòng yêu nước của nhân dân ta. 
Bài tập 2: Cho đoạn văn:“...Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân.” 
a. Câu văn trên trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn trên? Cho biết tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? 
c. Tại sao nói : “nghe ca Huế là thú chơi tao nhã”
Gợi ý:
a. Câu văn trích trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương”, tác giả: Hà Ánh Minh
b. - Nghệ thuật liệt kê: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân.” 
 - Tác dụng: cho thấy sự phong phú, tinh tế của những cung bậc cảm xúc thể hiện trong các làn điệu ca Huế và sự tài tình của các ca công.
c. Cần giải thích:
+Tao nhã: thanh cao và lịch sự, dễ được cảm tình, yêu mến .
+Ca huế là thú chơi tao nhã vì đó là 1 hình thức sinh hoạt văn hóa thanh cao, lị ... ng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thừơng vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”
2. Dẫn chứng: Chứng minh Bác Hồ sống giản dị như thế nào?
a) Dẫn chứng 1: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ...(Phân tích)
b) Dẫn chứng 2: Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gío thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!...(phân tích)
c) Dẫn chứng 3: Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việ và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đ1o những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!...(phân tích)
d)Dẫn chứng 4: Những câu ca ngợi lối sống vô cùng giản dị của Bác Hồ:
"Nhà Bác đơn sơ mộ góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giườing mây chiếu cói đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn
... ... ...
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lới mòn"
Trong thơ của mình, Bác cũng nhiều lần nói lên quan niệm và cách sống giản dị như thế:
" Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng ruộng ngày dài ung dung".
III/Kết bài
- Nêu nhận xét chung vấn đề: Lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ.
- Rút ra bài họic (họăc mở rộng): Kính yêu và sống theo tấm gương của Bá
Đề 13:" Mùa xuân là tết trồng cây 
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân"
Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất nước lại có thể góp phần tạo nên mùa xuân của đất nước?
1.MB:
- Dẫn dắt vấn đề: Cứ vào mùa xuân hằng năm, trên khắp mọi miền đất nước, phong trào trồng cây vào mùa xuân đã trở thành một truyền thống tót đẹp của dân tộc VN.
- Giới thiệu vấn đề cần giải thích: dẫn lời kêu gọi của Bác.
2.TB: 
a. L Đ 1: Nội dung lời khuyên của Bác ( Hiểu lời khuyên của Bác như thề nào?)
- Mùa xuân đất trời tươi đẹp, là dịp để mọi người vui chơi sau một năm làm việc vất vả. Mùa xuân cũng là mùa có khí hậu phù hợp cho cây cối phát triển, thích hợp nhất cho việc trồng cây.
- Trên cơ sở đó, Bác Hồ mong muốn mọi người vui xuân nhưng cũng cần thời gian dành cho trồng cây, làm cho ngày xuân trở thành ngày hội trồng cây trên cả nước.
- Khi việc trồng cây trở thành ngày hội đầu năm, đất nước sẽ càng giàu đẹp hơn, mùa xuân sẽ càng có ý nghĩa hơn.
b.L Đ 2: Ý nghĩa lời khuyên ( Vì sao Bác muốn việc trồng cây vào mùa xuân trở thành một ngày Tết? ) 
- Tổ chức ngày hội trồng cây vào mùa xuân vùa tranh thủ được sức LĐ khi mọi người đã hoàn thành công việc của năm cũ, chưa bước vào công việc của năm mới.
- Trồng cây vào mùa xuân cây dễ sống, dễ phát triển tạo nên sức sống mới.
- Khi trồng cây đã trở thành truyền thống, việc trồng cây sẽ giúp cho lá phổi xanh của đất nước thêm dồi dào sức sống, bầu không khí thêm trong lành, môi trường sống của con người thêm tốt đẹp.
- Trồng được nhiều cây, nhân dân ta có thêm nhiều nguyên liệu phục vụ cho đời sống.
* Tạo ra được “ Tết trồng cây”, cuộc sống của nhân dân ngày thêm tốt đẹp, đất nước ngày càng giàu mạnh, đát nước ngày càng xuân.
3. KB: 
- Để lời kêu gọi trồng cây có sức thuyết phục, BH là người gương mẫu trong việc trồng cây, chăm bón cây mà khu vườn Bác ở là một hình ảnh tiêu biểu.
- Hiểu được ý nghĩa trong lời kêu gọi của Bác, mọi người, bản thân, tích cực tham gia trồng cây và chăm sóc cây, nhất là vào dịp Tết.
Đề 14.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
 a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
 b. Thân bài:
 1 Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
 2/Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
3/Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
 4 Liên hệ bản thân:
- Là học sinh, em có thể làm gì để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp...)
 c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái quý báu của dân tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy.
Đề 15 :Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.
I/MB:
- Giới thiệu vấn đề: Thất bại là mẹ thành công
Trong cuộc sống mấy ai ko từng gặp thất bại. Có những người không thể tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã của chính bản thân mình. Để khuyên nhủ, động viên, nhắc nhở, tục ngữ có câu:"Thất bại là mẹ thành công"
II/TB:
1. Giải thích:
- Giải thich nghĩa đen:
* Trước hết, ta phải hiểu “thất bại” là gì? Thất bại chính là những lần vấp ngã, là khi công việc của ta gặp khó khăn, không có kết quả tốt như chúng ta mong đợi.
* Còn thành công thì lại trái ngược lại. Thành công có nghĩa là đạt được những kết quả mà ta mong muốn và hoàn thành công việc ấy một cách thuận lợi và tốt đẹp. 
* Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công
- Giải thích nghĩa bóng của luận điểm:
* Trong đời, ai cũng phải có đôi lần thất bại.Thực ra chẳng có ai muốn thất bại cả.
Nhưng khi đã thất bại thì thường có 2 loại người với 2 phản ứng khác nhau :
- Có người bỏ cuộc như con chim khi trúng tên thì sợ cây cung.
- Có những người lại quyết tâm làm lại.Chính khi bắt đầu làm lại người ta mới phân tích, mổ xẻ nguyên nhân của thất bại để tránh bị thất bại lần nữa.Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn
* Từ những ý nghĩa trên, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời
2. Tại sao thất bại lại là mẹ thành công?
- Sự mâu thuẫn: Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau
- Nguyên nhân:Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn
3. Tác dụng của thất bại đối với người ko có ý chí và ng` có ýchí:
* Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn
* D/c: - Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy xe đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết lái xe đạp đấy. 
- Để phát triển khái niệm những lợi ích của sự thất bại, Trường đại học Penn State đã có một khóa học cho những sinh viên sắp ra trường gọi là “Thất bại 101”. Sinh viên có thể gặp những rủi ro khi làm thí nghiệm. Và càng gặp nhiều thất bại, họ sẽ càng nhành chóng lấy được chứng chỉ loại A;
- Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong tổng số 22 học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng;
- Nhà bác học Edíson cũng đã từng thất bại hang nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện;
- Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã nói rằng: “Nhiều người mơ ước mình sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1% kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại”.
III/KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình.
Đề 16: dân gian taq có câu ”Lời nói gói vàng” đồng thời lại có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.............
+ MB:
- Lời nói là công cụ giúp con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn.
- Dân gian đã đúc kết những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như “ Lời nói goi vàng”, “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
+TB:
1. Nghĩa đen
- Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.
- Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người.
Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, tài sản quý giá của con người.
2. Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?
- Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người.
- Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.
- Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.
Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và thuyết phục.
- Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa. Người ta thường nói:
“ Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.”
- Người Việt Nam rất xem trọng lễ nghĩa, thế nên mỗi khi gặp nhau người ta thường chào hỏi nhau rất lịch sự: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”
3. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói?
- Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; “ Lời nói chẳng mất tiền mua”
- Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lai được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận trong việc phát ngôn : “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
- Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Người xưa thường dạy “ Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần” quả không sai.
Đề 17: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
 a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
 b. Thân bài:
1/Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?
- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:
+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.
+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.
2/Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.
- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
3/ Học ở đâu và học như thế nào?
- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....
- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...
4/ Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)
 c. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
- “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2020_2021.doc